[Funland] Điện hạt nhân tại VN?

Canon_D70

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702295
Ngày cấp bằng
30/9/19
Số km
324
Động cơ
98,214 Mã lực
Cái này cụ viết văn thì hợp.
Dân kỹ thuật bọn em đọc chỉ cười khẩy. Em thật.
Mấy anh 3 môn 9đ mà đưa vấn đề kỹ thuật lên báo rất hiếm khi em đọc. Các ông có hiểu chó j đâu. Khác j bài tấu của quan lại khi xưa, thích cái nào thì nâng lên, ghét thì dìm xuống.
Cụ dân kỹ thuật gì thế ? tào lao như cụ cũng đòi lên đây xàm ư ? cụ chưa đủ trình bàn với em về kỹ thuật đâu , khẳng định cụ thế
Tàu nô là có thật các cụ ạ ,
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
Cụ dân kỹ thuật gì thế ? tào lao như cụ cũng đòi lên đây xàm ư ? cụ chưa đủ trình bàn với em về kỹ thuật đâu , khẳng định cụ thế
Tàu nô là có thật các cụ ạ ,
Dạ em là kỹ sư ngành hệ thống điện đại học Bách Khoa Hà Nội ak.
Có gì cụ chỉ giáo, đừng khẳng định hơn em vội.
Lời nói ra ko rút lại được đâu, coi chừng tự chuốc xấu hổ vào người đấy.
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
Vâng em đọc bái cụ thấy cụ toàn ôm chân ong tung của là biết rồi
Đánh giá đúng thực lực, ko thể gọi là ôm chân. Đã là kỹ thuật ngta chỉ quan tâm tới con số thực tế, ko ai đọc mấy dạng bài tấu văn. Nghe mấy ông nhà văn thì thuỷ điện còn tác động xấu tới môi trường gây ra lũ lụt cơ. Chắc ko xây giờ các ông ấy vẫn đốt nến viết sớ quá.

TQ đang số 1 về sản xuất pin mặt trời và công nghệ làm thủy điện. Ko thể ghét mà hạ thấp nó xuống được.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,996
Động cơ
591,104 Mã lực
800 tấn với nhà máy điện thì quá thường cụ ạ :D
Cái trụ gió 2MW này nặng tất cả tầm hơn 300 tấn: thân trụ 250 tấn, turbine hơn 30 tấn, 3 cánh là 7x3= 21 tấn
Em hỏi cụ tý, sao người ta không làm 5 cánh, 7 cánh để tăng công suất lên. Đằng nào cũng mất 1 công làm trụ!
 

Canon_D70

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702295
Ngày cấp bằng
30/9/19
Số km
324
Động cơ
98,214 Mã lực
Thừa nhận với cụ có nhiều cái Trung Quốc làm rất tốt
Nhưng về thực tế thì trước sau gì Việt nam cũng sẽ cần đến điện hạt nhân
Cụ phân tích cho em thủng cái xem điện hạt nhân nó thua kém thằng đốt khói đen xì như nhiệt điện Vĩnh tân ở cái chỗ nào !
 

Linh Xa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738039
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
203
Động cơ
66,156 Mã lực
Tuổi
51
800 tấn với nhà máy điện thì quá thường cụ ạ :D
Cái trụ gió 2MW này nặng tất cả tầm hơn 300 tấn: thân trụ 250 tấn, turbine hơn 30 tấn, 3 cánh là 7x3= 21 tấn
800 đây hình như mới chỉ là 3 cái accu thời phải :)
 

Linh Xa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738039
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
203
Động cơ
66,156 Mã lực
Tuổi
51
Thừa nhận với cụ có nhiều cái Trung Quốc làm rất tốt
Nhưng về thực tế thì trước sau gì Việt nam cũng sẽ cần đến điện hạt nhân
Cụ phân tích cho em thủng cái xem điện hạt nhân nó thua kém thằng đốt khói đen xì như nhiệt điện Vĩnh tân ở cái chỗ nào !
Điện hạt nhân còn ưu việt hơn cả đám điện mặt giời, điện gió đàng điếm và đỏng đảnh í chớ !!!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,002
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em hỏi cụ tý, sao người ta không làm 5 cánh, 7 cánh để tăng công suất lên. Đằng nào cũng mất 1 công làm trụ!
Nó có 2 lý do chính cụ ợ:

- Lý do chuyên môn: Với 3 cánh thì lực gió sẽ cân bằng nhất, không gây sức ép lệch lên rotor, giảm gẫy đổ và chi phí làm thân cột.

- Lý do tài chính: 3 cánh thì tiết kiêm hơn 5-7 cánh, cộng thêm giảm chi phí làm thân cột (lý do 1) thì 3 cánh là phương án tài chính tối ưu.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,979
Động cơ
315,861 Mã lực
Nó có 2 lý do chính cụ ợ:

- Lý do chuyên môn: Với 3 cánh thì lực gió sẽ cân bằng nhất, không gây sức ép lệch lên rotor, giảm gẫy đổ và chi phí làm thân cột.

- Lý do tài chính: 3 cánh thì tiết kiêm hơn 5-7 cánh, cộng thêm giảm chi phí làm thân cột (lý do 1) thì 3 cánh là phương án tài chính tối ưu.
Lý do chính tối ưu giá thành/công suất là chuẩn.
Lý do kỹ thuật: các cánh quạt này gọi là cánh "biến bước" tức là góc nghiêng đón gió của cánh thay đổi được để ổn định tốc độ tương ứng với các tốc độ gió thổi khác nhau. Cơ cấu này lắp ở gốc cánh qua một cơ số các loại động cơ và bánh răng để hiệu chỉnh....vì vậy làm 3 cánh thôi cho đỡ lằng nhằng :D
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Điện hạt nhân còn ưu việt hơn cả đám điện mặt giời, điện gió đàng điếm và đỏng đảnh í chớ !!!
Khu khác em không nói chứ riêng Ninh Thuận, Bình Thuận thì năng lượng tái tạo là cực hiệu quả đấy cụ.
+ 1MW điện mặt trời tại khu vực này đầu tư hết tầm 13-14 tỉ cho ra sản lượng khoảng 1.5 triệu kwh/năm.
+ 1MW điện gió trên bờ đầu tư 32-35 tỉ cho ra sản lương khoảng 3 triệu kwh/năm.
+ 1MW điện hạt nhân đầu tư tầm 120-130 tỉ, cho ra sản lượng tầm 7 triệu kwh/năm.

Nút thắt ở hiện nay là lưới truyền tải thì 500kv mạch 3 sắp xong.

Vấn đề đau đầu của công tác điều độ với điện mặt trời là việc mất công suất diện rộng khi có mưa giông thì đấy lại là lúc điện gió phát full công suất để bù lại. Ngược lại những lúc lặng gió thì thường là nắng to :)
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Lý do chính tối ưu giá thành/công suất là chuẩn.
Lý do kỹ thuật: các cánh quạt này gọi là cánh "biến bước" tức là góc nghiêng đón gió của cánh thay đổi được để ổn định tốc độ tương ứng với các tốc độ gió thổi khác nhau. Cơ cấu này lắp ở gốc cánh qua một cơ số các loại động cơ và bánh răng để hiệu chỉnh....vì vậy làm 3 cánh thôi cho đỡ lằng nhằng :D
Lúc mà gió quá 20m/s thì cánh nó cũng tự cụp lại, turbine chuyển sang hộp số phụ để khóa lại nên 3 cánh đỡ lằng nhằng hơn :D
Mà mấy cái quạt công nghiệp em cũng thấy chỉ có 3 cánh bé thôi
 

Canon_D70

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702295
Ngày cấp bằng
30/9/19
Số km
324
Động cơ
98,214 Mã lực
Khu khác em không nói chứ riêng Ninh Thuận, Bình Thuận thì năng lượng tái tạo là cực hiệu quả đấy cụ.
+ 1MW điện mặt trời tại khu vực này đầu tư hết tầm 13-14 tỉ cho ra sản lượng khoảng 1.5 triệu kwh/năm.
+ 1MW điện gió trên bờ đầu tư 32-35 tỉ cho ra sản lương khoảng 3 triệu kwh/năm.
+ 1MW điện hạt nhân đầu tư tầm 120-130 tỉ, cho ra sản lượng tầm 7 triệu kwh/năm.

Nút thắt ở hiện nay là lưới truyền tải thì 500kv mạch 3 sắp xong.

Vấn đề đau đầu của công tác điều độ với điện mặt trời là việc mất công suất diện rộng khi có mưa giông thì đấy lại là lúc điện gió phát full công suất để bù lại. Ngược lại những lúc lặng gió thì thường là nắng to :)
Chuẩn cụ !
Năng lượng tái tạo không sử dụng nhiều tài nguyên , ( độ rộng đất đai cần có ) và cũng cung cấp 1 nguồn điện sạch dồi dào , khu vực miền Trung Nam bộ thì nhiệt đọ 30 - 40 độ c quanh năm Nắng nhiều , hiện nay khu vực Bình thuận đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư sx điện năng lượng mặt trời ,1 số chưa hòa lưới quốc gia được vì lưới truyền tải chưa xong và chưa rõ ràng về giá , Điện gió thì lâu rồi và đã được hòa lưới ổn định ,
còn hạt nhân thì kỹ sư Nga đã khảo sát xong hết cả và có cả bản thiết kế rồi , ....mắc ở mỗi nhà nước chưa gật mà thôi
nói thì vậy nhưng Điện hạt nhân cũng ko đơn giản bởi đội ngũ công nhân kỹ thuật cần đào tạo và cái chính là vốn đầu tư ko nhỏ
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Tiếp theo bài trước:

Để minh họa, chúng ta hãy xem thử 2 cường quốc thế giới xem họ thực hiện chính sách năng lượng thế nào?

1) Đức.
Dự định từ bỏ dần dần năng lương hạt nhân (hiện chiếm 20%), tức là năng lượng 3) ở trên với mục tiêu tăng dần gió và mặt trời, tức là năng lượng 5)
Tuy thế, từ xưa cho đến nay, nguồn cung cấp năng lượng điện chính ở Đức vẫn là năng lượng 1), tức là than đá, hard coal, thậm chí cả lignite coal - than bùn nâu, hàm lượng than rất ít và bẩn nhất theo tiêu chí a) trở lên.
Ngoài ra, Đức tìm cách tăng dần 2) để thay thế dần cho 1), bằng cách tăng cường nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga, mua LNG từ cả Nga và Mỹ và các nguồn khác.
Lý do:
- Đức có than, tự chủ được nguồn nguyên liệu đảm bảo an ninh kinh tế. Ngoài ra, than hiệu quả kinh tế nhất => đem lại hiệu quả cho sản xuất Đức
- Tại sao Đức tìm cách thay thế dần 1) bằng 2)? Vì nguồn khí đốt từ Liên Xô trước đây và Nga hiện nay cho Đức và EU nói chung là ổn định, an toàn. Lý do sẽ giải thích sau
- Năng lượng 2) cũng vẫn hiệu quả kinh tế. Việc dùng 2) cũng giúp hợp lý hóa cái chiêu bài nhiên liệu "sạch" (theo tiêu chí a) ở trên) mà Đức giương lên, để ép các nước khác phải dùng nguyên liệu "sạch"
- Tại sao Đức bỏ năng lượng 3) hạt nhân, với cớ môi trường. Đơn giản là vì Đức không làm chủ được nguồn nhiên liệu
Trong stack công nghệ của năng lượng hạt nhân gồm 3 thứ:
+ chế tạo hay làm giảu nguyên liệu hạt nhân,
+ lò thực hiện phản ứng phân hạch (tức nhà máy điện hạt nhân) với nhiên liệu làm giàu được đưa vào,
+ công nghệ xử lý tái chế, và công nghệ xử lý tái chế
thì Đức chỉ có được cái thứ 2. Đức phải nhập nhiên liệu hạt nhân làm giàu từ bên ngoài để dùng cho nhà máy điện hạt nhân, và dĩ nhiên cũng không được và không thể giữ lại nhiên liệu Uranium sau đó để làm giàu lên tiếp đến 90% nhằm sử dụng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì thế mà Đức lấy chiêu bài môi trường để từ bỏ
- Đức muốn phất triển năng lượng gió, dạng 5) vì nó giúp cho Đức thoát lệ thuộc nguyên liệu, nhưng vấn đề là điện gió ở Đức, dù ngày càng tăng, nhưng lại không ổn định, không trữ được.
Vì thế điện than đá, than nâu vẫn là năng lượng chủ lực dù nó ô nhiễm hơn, và nếu có giảm nó, thì Đức càng tăng cường nhập khí đốt từ Nga
Liên Xô và Nga trước đây đều là nguồn cung đáng tin cậy (tôi sẽ giải thích sau), rủi ro chỉ là các nước trung gian như Ukraine (với đường ống từ thời Liên Xô), và Ba Lan (với đường ống Yamal europe cũng được xây từ thời Liên Xô)
vì thế Đức mới muốn xây các dòng North Stream để quan hệ trực tiếp với Nga, cũng nhập khí LNG từ Nga và nhiều nguồn khác, và chống cự với việc phải nhập khối lượng lớn LNG từ Mỹ.
Nếu nhập khí đốt đắt đỏ từ Mỹ, thì hàng hóa Đức đắt lên, mất sức cạnh tranh so với hàng Mỹ ngay, và còn có nguy cơ bị Mỹ thít cổ về kinh tế và khống chế chặt hơn về chính trị

2) Pháp.
Kể từ cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, Pháp chuyển sang tăng cường năng lượng 3) điện hạt nhân, với tuyên bố: "không thể trở thành con tin cho chính sách cấm vận năng lượng"
Điểm khác biệt: Pháp làm chủ hoàn toàn stack công nghệ hạt nhân gồm 3 cái mà tôi đã nói ở trên
- chế tạo hay làm giảu nguyên liệu hạt nhân,
- lò thực hiện phản ứng phân hạch (tức nhà máy điện hạt nhân) với nhiên liệu làm giàu được đưa vào
- công nghệ xử lý tái chế

Bổ sung chút để hiểu rõ hơn:
Pháp, Nga, Mỹ là 3 nước duy nhất làm chủ được cả 3 công nghệ này trong stack hạt nhân, các nước phát triển khác như Đức thì đều chỉ có công nghệ thứ 2, tức là nhà máy điện hạt nhân mà thôi.
Các nước đang phát triển và thậm chí nhiều nước phát triển khác cũng chỉ mua được cái thứ 2 tức nhà máy điện hạt nhân, chứ cũng không được chuyển giao công nghệ.
Hàn, Nhật, được Mỹ chuyển giao cho 2 công nghệ đầu tiên, nhưng cũng không có cái thứ 3, và Nhật vẫn thuê Pháp xử lý tái chế cho mình.
Ngoài ra, Hàn Nhật cũng không dám làm giàu nhiên liệu cho bất kỳ nước nào mà Mỹ không đồng ý. Vì thế quyền lực thực tế của ngành hạt nhân nằm trong tay 3 ông lớn: Pháp, Mỹ, Nga.
Vì nếu đã có cái số 2, nhà máy hạt nhân thì phải có nhiên liệu đầu vào rồi. Công nghệ 1) và 3) rất nhạy cảm về chính trị, khó khăn-vất vả về công nghệ, tốn kém về kinh tế.
Iran vì thuổng được cái công nghệ số 1) mà bây giờ vẫn đang bị bao vây (bây giờ còn thêm lý do về tên lửa đạn đạo nữa).
Các cường quốc có thể chấp nhận 1 nước có cái công nghệ số 2) nhưng không đời nào chấp nhận 1 nước nào khác có công nghệ số 1) và 3)

Quay lại Pháp.
Pháp phát triển điện hạt nhân, vì Pháp làm chủ được toàn bộ công nghệ trong stack, và nguyên liệu thô Pháp lấy từ Mali để đem về làm giàu. Mali một nước thuộc địa cũ hiện vẫn trong tầm kiểm soát của Pháp.
Chác các bác còn nhớ, cách đây vài năm, khi mà có khủng hoảng ở đó, chính quyền Mali bị phiến quân đe dọa, Pháp đã đưa quân tấn công ngay, thậm chí còn chưa đưa vấn đề lên hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (HDBA LHQ), trong khi chiêu bài chính trị của Pháp trước nay là trước khi dùng vũ lực đều cần phải thông qua HDBA LHQ, giống như Pháp đã làm khi cản trở Mỹ đánh Iraq lần 2 hay khi đánh Lybia (dù chỉ là núp dưới dạng lệnh cấm bay).
Pháp đã đưa ra quyết định đánh Mali còn nhanh hơn cả Mỹ quyết định đánh Iraq. Sau khi tiến hành những đợt không kích đầu tiên, Pháp mới đi sang nói chuyện với Mỹ, và đưa vấn đề lên HDBA LHQ.
Vì Mali nằm trong vùng quyền lợi cốt lõi của Pháp, và Pháp sẽ đánh ngay, đây là cơ chế ra quyết định đã được "tự động hóa" của nhà nước Pháp, bất kể chính quyền nào.
Như dư luận Pháp vẫn nói, tổng thống François Holland đã đưa 1 quyết định (đánh Mali) mà bất kỳ 1 tổng thống nào của nền cộng hòa Pháp cũng đưa ra.

Và hạt nhân cũng là công cụ để Pháp chế tạo đầu đạn hạt nhân, dùng cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của mình, cũng làm cả bom nguyên tử. Một công đôi việc.
70% điện ở Pháp là điện hạt nhân. Cũng vì vậy, Pháp cũng tham gia vào phong trào "bảo vệ môi trường", đặc biệt chống nhiệt điện, để kích thích các nước khác dùng điện hạt nhân, điều mà Pháp có thế mạnh.
Cũng chính vì lobby hạt nhân mà các loại năng lượng mới kiểu như gió, mặt trời phát triển chậm hơn.

(còn tiếp)
viết quá nhiều về Pháp nhưng cụ là không nhắc đến Areva
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Cụ có vẻ là người am hiểu sâu về công nghệ. Theo cụ thì đến bao giờ thì Thế giới sẽ có Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên theo công nghệ tổng hợp hạt nhân ?
Theo em biết hiện dự án ITER tại Pháp đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Và theo cụ thì Việt Nam có cơ hội để đón đầu công nghệ hạt nhân mới này, để đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân kiểu tổng hợp hạt nhân ở Việt Nam hay không ?
chưa giai đoạn cuối đâu cụ - Construction is foreseen to start in the 2030s, and operation in the 2040s.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
30min, tương đương 35mwh
Xả hết dung lượng trong 30 phút thì pin nhanh tèo lắm cụ, ít ai thiết kế để xả nhanh như thế.

Trạm pin lớn nhất thế giới hiện tại là của tesla lắp đặt tại úc, dung lượng 129MWh và có thể xả tối đa 100MW
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top