[Funland] Điện hạt nhân tại VN?

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Điện hạt nhân mà Đức từ bỏ thì vẫn là loại thế hệ 2 mà thôi , Pháp mua lại của Đức được bởi do sự phản đối của đảng xanh trong quốc hội Đức về an toàn năng lượng !!!
( Đảng gì mà đồng ý chấp nhận cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng ở nước khác , kể cả giết người được quyền công dân bình thường ở đức )
Pháp mua xong mang ra sát biên giới Đưc = Pháp để lắp đặt và nếu có gì xảy ra thì Đức cũng đi ma cao theo
Nga đã ra đến thế hệ 4 loại cực kỳ an toàn
công nghệ nước nhẹ nén , và công nghệ nước nặng ly tâm đã đạt đỉnh cao với máy ly tâm rất nhỏ
công nghệ đốt thanh nhiên liệu ít nhất và tạo năng lượng lớn nhất ( chỉ khoảng 0,7 kg / thanh plutonium tái tạo năng lượng )cho khoảng 1 năm với khoảng 100 triệu dân như ta và các nhà máy chưa sử dụng quá nhiều năng lượng
Cá nhân tôi ủng hộ hạt nhân Nga
Đức định bỏ hẳn năng lượng hạt nhân, vì họ không tự chủ được nguyên liệu đầu vào, và tăng cường nhập khí đốt về.
Về các thế hệ lò, thì lò thế hệ 3 (Generator III reactor) đã được xây đầu tiên ở Nhật. Sau đó Nga là nước đầu tiên trên thế giới xây và đưa vào hoạt động lò phản ứng hạt nhân thế hệ III+ là VVER-1200/392M ở nhà máy hạt nhân tại Novovoronezh. Cái lò phản ứng hạt nhân mà Nga xây cho Trung Quốc ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô cũng là lò phản ứng hạt nhân thế hệ III hay III+ (tùy vào unit)
Cái nhà máy này của TQ, lò phản ứng và turbo-generators là thuần túy của Nga, phòng điều khiển thì Nga hợp tác với Siemens xây. Có 1 điều khá thú vị là TQ lại quyết định dùng hệ điều hành máy tính Astra Linux của Nga trong các máy tính của phòng điều khiển, chứ không chịu dùng hệ điều hành phương Tây, cái này là do phía TQ quyết chứ không phải Nga có thể ép. Ngay từ hồi đó TQ đã đề phòng phương tây rồi

Sau đó thì Pháp cũng xây các lò thế hệ III+ là dạng lò EPR ở nước mình, và Anh, Phần Lan, TQ
Lò thế hệ 4 thì các nước khác đa phần là đang xây hoặc chỉ dừng ở dạng prototype, Nga có 1 cái đã xây BN-800 và đang xây dở cái BN-1200, chả rõ cái BN-600 có nên gọi là thế hệ 4 không? Mấy cái BN này đều làm mát nhanh bằng Natri lỏng
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,898
Động cơ
1,281 Mã lực
Công suất của Akademik Lomonosov là 70-300MW. Cái đầu tiên thì phải lâu chứ. Và tác dụng của nó không chỉ là phát điện đâu. Nhưng như tôi đã nói, mỗi loại hình năng lượng có 1 ý nghĩa riêng, không nên so sánh quả cam với quả táo.

Và việc lưa chọn công nghệ cho 1 quốc gia không đơn giản là mấy cái môi trường, sạch bẩn này nọ. Để làm rõ, trước tiên hãy cùng điểm lại 1 số loại hình năng lượng trên thế giới:

1) Nhiệt điện Than
2) Nhiệt điện khí
3) Điện hạt nhân (nhà máy cố định đất liền hoặc di động trên biển)
4) Thuỷ điện
5) Điện mặt trời, gió

Bây giờ hãy đánh giá từng loại
a) "Sạch" hay "bảo vệ môi trường", để trong ngoặc kép vì thực ra nó là 1 chiêu bài marketing kinh tế và chính trị vì người ta có thể hiểu điều này theo nhiều cách khác nhau, tùy theo tiêu chí
Hiện nay thì không xả khí CO2 làm nóng khí quyển được coi là "sạch"
Theo tiêu chí này thì năng lượng 4) sạch nhất, sau đó là 2) rồi 5) và 3) và 1) là bẩn nhất

b) Hiệu quả kinh tế, cụ thể là hiệu quả sản xuất trên 1KW, tiêu chí giá thành
Năng lượng 1) hiệu quả nhất, rẻ nhất
Năng lượng 5) là tệ nhất, giá thành cao, ít hiệu quả kinh tế

c) Độ nguy hiểm, độ khó khăn, phức tạp về công nghệ
Năng lượng 3), tức công nghệ hạt nhân là khó khăn nhất. Bất kể là phản ứng phân hạch bây giờ, hay là sau này thực hiện phản ứng nhiệt hạch dưới dạng plasma
Tuy nhiên, có điều phản ứng nhiệt hạch thì khó hơn phân hạch, nhưng lại không nguy hiểm bằng.

Có thể thấy, cả 5 loại hình trên đều có ưu và nhược điểm, và các cường quốc, tuỳ theo họ sử dụng cái gì, mạnh về cái gì, mà đường lối chính sách của họ sẽ đi theo hướng đó, cổ vũ theo hướng đó.
Bây giờ hãy xem xét, một quốc gia nên chọn loại hình năng lượng nào? Câu trả lời, đó là phải chọn cái nào đảm bảo an ninh năng lượng tốt nhất cho mình. An ninh năng lượng có tầm quan trọng không kém gì an ninh lương thực.
An ninh năng lượng gắn liền với an ninh kinh tế, với sự tồn tại của cả nền kinh tế quốc gia. Thế nào là "an ninh năng lượng", đó là phải chọn cái nào đảm bảo cho mình có tính tự chủ cao nhất, nghĩa là ít phụ thuộc vào bên ngoài nhất, và nếu phải phụ thuộc vào 1 bên ngoài nào đó, thì bên đó phải đủ đảm bảo sự tin cậy.
Và sự tin cậy đó phải được chứng minh, luận giải, đánh giá bằng các yếu tố lý trí (đồng quyền lợi, ràng buộc, etc. chứ không phải bằng các chiêu thức PR trên media hay bằng cảm tính).
Sự phụ thuộc bên ngoài chủ yếu gồm 2 thứ:
1 - Phụ thuộc công nghệ
2 - Phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào


Cái 1 thì VN đành phải chấp nhận, nhưng cái thứ 2 phải tránh tối đa. Chúng ta có thể chấp nhận nhập khẩu công nghệ, nhưng không thể để nguyên liệu bị lệ thuộc lớn vào bên ngoài, nhất là yếu tố bên ngoài là không ổn định.
Phụ thuộc cái thứ 2 tức là đem an ninh năng lượng đặt vào tay bên ngoài, cũng có nghĩa là chính trị, an ninh chủ quyền quốc gia bị mất, đây là điều không một cường quốc nào (phương tây, Nga, TQ, etc.) chịu chấp nhận, nhưng họ lại luôn muốn các nước khác làm vậy.
Với nước đang phát triển như VN còn phải tránh cái bẫy ngoại tệ. Đã phải nhập khẩu công nghê, đồ bảo dưỡng bằng ngoại tệ. Nếu phải thường xuyên nhập khẩu nhiên liệu bằng ngoại tệ nữa thì có mà chết.
Vì năng lượng bán ra lại chỉ là nội tệ, không thể dùng để chi trả cho nhập khẩu nguyên liệu. Như vậy VN sẽ có nguy cơ sa vào cái bẫy nợ, nếu phải vay nợ ngoại tệ để mua nguyên liệu.
VN hiện nay tuy xuất siêu và thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng lại nhập siêu với TQ, mà TQ lại vẫn chưa ký hiệp định swap tráo đổi tiền tệ trực tiếp với VN không thông qua dollar (như TQ đã làm với Hàn, Nhật, Anh, Nga, etc.), không lẽ lại tiếp tục vay nợ dollar tiếp để nhập nguyên liệu xài thường xuyên?

(còn tiếp)
Em đề nghị cụ lập riêng 1 thớt bàn về vẫn đề "An ninh năng lượng Việt Nam" để cung cấp thông tin chi tiết và cho nhiều người đọc.
Hàm lượng thông tin của cụ trong còm này rất cao, có giá trị. Nhưng để ở đây giống như hoa nhài cắm ...bùn.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,401
Động cơ
21,586 Mã lực
Theo dự kiến thì riêng Trung Nam đã làm 10GW điện gió với điện mặt trời trong 10 năm tới. Không hiểu các cụ ở đây lưu luyến điện hạt nhân làm gì :)

:)) :)) :)) :))
Em lấy VD thế này nha
Đức ngoài than chiếm 30% tổng công suất các nguồn khác cụ thể :
Điện khí: 29,6 GW
Điện hạt nhân: 9,5 GW
Thủy điện: 5,5 GW (trong đó có 31 nhà máy pumped storage)
Điện sinh khối: 7,7 GW
Cộng: 52,3 GW, tức là 65% phụ tải.
Điện gió và mặt trời: 100 GW
=> tổng công suất lắp đặt không kể điện than đã vượt phụ tải đỉnh 200%. Thêm điện Than vào là thành 300%

Phụ tải của họ không tăng, giống như tất cả các nước đã phát triển khác.Và trên hết, giá điện bán lẻ của họ là 29,5 cent Eur/kWh, tương đương 7720 VND/kWh. Thì nó chuyển đổi là chuyện nhỏ....

Còn VN thiếu điện trầm trọng...không ra tăng các nguồn phát chủ động thì lấy gì mà SX. Giá điện thì rẻ.
Thêm nữa mấy cái nhà máy điện Mặt Trời hay Gió mà không có nhà máy thuỷ điện tích năng thì cũng vứt...

=> Nhà giàu họ sẵn sàng húp tương không có nghĩa là nhà nghèo đòi húp Ballantines. cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,898
Động cơ
1,281 Mã lực
Việc khóc thì cứ khóc chứ vẫn làm thì vẫn làm ầm ầm mà cụ. Bên Cam với Lào đấu thầu mặt trời thấp nhất 3.78 cent, gió 6.7 cent thôi nên mấy cđt ở VN vẫn lãi đậm :)
Bọn làm điện mặt trời ở VN ăn lãi đậm. Lãi của họ thực chất là ăn cắp của nhiệt điện và thủy điện bằng biện pháp hành chính. Khốn nạn cái dân An Nam, làm thủy điện lớn hơn cả Đông Nam Á cộng lại, đã hết khấu hao đáng lẽ dân được mua điện giá rẻ của thủy điện thì lại phải mua đắt. Tiền không vào túi thủy điện mà vào túi bọn điện mặt trời. Ăn cướp tinh vi, chỉ cần cho đám 9 điểm 3 môn kêu gào "bảo vệ môi trường" , " thiếu điện" là nhóm lợi ích giang tay xẻo thịt của thủy điện, nhiệt điện.
Đáng lẽ lợi nhuận của thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình....phải được nộp về ngân sách để mang ngân sách đó tái đầu tư, giờ thì nhóm lợi ích ép giá thủy điện nhưng lại mua điện giá cao của điện mặt trời. Coi như lấy lợi nhuận của thủy điện để trả cho điện mặt trời. Công bằng ở đâu?
 

uoat_LX

Xe điện
Biển số
OF-48886
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
2,235
Động cơ
478,304 Mã lực
Hơ hơ ,trong em có 2 con người , một thằng hô : xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Ninh Thuận !!! .Thằng thứ 2 hô : phổi đán ,phổi đán,phổi đán !!!
Em nói với 2 thằng : tao thích thằng phổi đán
Vì ông cccp to như thế ,kinh nghiệm bao năm như thế mà còn nổ cái bùm 1lò , đám mây hạt nhân lơ lửng trên bao nhiêu nước ,bay sang tận nước Anh xa xôi , thì cái đất VN mấy km2 ý nghĩa gì .Vì mơi thấy liban tuyên bố thảm họa đất nước , mà vụ nổ mới có tí ti chưa nhằm nhò gì chernobyl . Vì em thấy sự tàn khốc của bom nguyên tử và lò puhn gây ra cho Nga & japan. Vì em muốn vài trăm năm sau con cháu Việt còn tung tăng đến trường .
Vì Ninh Thuận và nhiều nơi trên đất nước ,thậm chí là nhà em ,đã có điện từ năng lượng tái tạo , còn nhiều ý kiến chưa thuận ,nhưng em yêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,187
Động cơ
317,842 Mã lực
Hơ hơ ,trong em có 2 con người , một thằng hô : xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Ninh Thuận !!! .Thằng thứ 2 hô : phổi đán ,phổi đán,phổi đán !!!
Em nói với 2 thằng : tao thích thằng phổi đán
Vì ông cccp to như thế ,kinh nghiệm bao năm như thế mà còn nổ cái bùm 1lò , đám mây hạt nhân lơ lửng trên bao nhiêu nước ,bay sang tận nước Anh xa xôi , thì cái đất VN mấy km2 ý nghĩa gì .Vì mơi thấy liban tuyên bố thảm họa đất nước , mà vụ nổ mới có tí ti chưa nhằm nhò gì chernobyl . Vì em thấy sự tàn khốc của bom nguyên tử và lò puhn gây ra cho Nga & japan. Vì em muốn vài trăm năm sau con cháu Việt còn tung tăng đến trường .
Vì Ninh Thuận và nhiều nơi trên đất nước ,thậm chí là nhà em ,đã có điện từ năng lượng tái tạo , còn nhiều ý kiến chưa thuận ,nhưng em yêu.
Tai nạn là có xác xuất, đến phân bón còn thổi bay nửa thành phố của Liban, có cần hạt nhân đâu cụ. Chẳng nhẽ vì thế không dùng phân bón?!
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,401
Động cơ
21,586 Mã lực
Bọn làm điện mặt trời ở VN ăn lãi đậm. Lãi của họ thực chất là ăn cắp của nhiệt điện và thủy điện bằng biện pháp hành chính. Khốn nạn cái dân An Nam, làm thủy điện lớn hơn cả Đông Nam Á cộng lại, đã hết khấu hao đáng lẽ dân được mua điện giá rẻ của thủy điện thì lại phải mua đắt. Tiền không vào túi thủy điện mà vào túi bọn điện mặt trời. Ăn cướp tinh vi, chỉ cần cho đám 9 điểm 3 môn kêu gào "bảo vệ môi trường" , " thiếu điện" là nhóm lợi ích giang tay xẻo thịt của thủy điện, nhiệt điện.
Đáng lẽ lợi nhuận của thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình....phải được nộp về ngân sách để mang ngân sách đó tái đầu tư, giờ thì nhóm lợi ích ép giá thủy điện nhưng lại mua điện giá cao của điện mặt trời. Coi như lấy lợi nhuận của thủy điện để trả cho điện mặt trời. Công bằng ở đâu?
Trên hóa đơn hay hợp đồng điện lực mà có phần lựa chọn để người dân tích vào sử dụng nguồn điện nào để tính giá và cấp điện thì chắc chả ai lựa gió với mặt trời đâu. =))=))=))=))o:-)
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
Bọn làm điện mặt trời ở VN ăn lãi đậm. Lãi của họ thực chất là ăn cắp của nhiệt điện và thủy điện bằng biện pháp hành chính. Khốn nạn cái dân An Nam, làm thủy điện lớn hơn cả Đông Nam Á cộng lại, đã hết khấu hao đáng lẽ dân được mua điện giá rẻ của thủy điện thì lại phải mua đắt. Tiền không vào túi thủy điện mà vào túi bọn điện mặt trời. Ăn cướp tinh vi, chỉ cần cho đám 9 điểm 3 môn kêu gào "bảo vệ môi trường" , " thiếu điện" là nhóm lợi ích giang tay xẻo thịt của thủy điện, nhiệt điện.
Đáng lẽ lợi nhuận của thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình....phải được nộp về ngân sách để mang ngân sách đó tái đầu tư, giờ thì nhóm lợi ích ép giá thủy điện nhưng lại mua điện giá cao của điện mặt trời. Coi như lấy lợi nhuận của thủy điện để trả cho điện mặt trời. Công bằng ở đâu?
Sơn La năm 2019 nộp ngân sách 1866 tỉ đồng cụ ạ, trên sản lượng 9.2 tỉ kwh, nghĩa là mỗi kwh nộp khoảng hơn 200đ. Các nhà máy thủy điện giờ là CP hoặc tư nhân và thị trường phát điện là chào giá cạnh tranh nên nếu thiếu điện thì họ sẽ chào giá cao chứ không có chuyện hết khấu hao thì bán rẻ đâu cụ. Em cũng chả thấy ngành hàng nào mà hết khấu hao thì nhà sx lại bán sản phẩm giá rẻ thì Cầu vẫn vượt cung :D

Giá FIT của gió năm nay và mặt trời năm ngoái tốt do lúc ra chính sách thì suất đầu tư cao hơn giờ nhiều nhưng đây là giá cố định còn giá nhiệt điện/thủy điện tăng đều hàng năm nên chỉ 5 năm nữa giá của NLTT sẽ thấp hơn.

Năm nay mặt trời có cơ chế đấu giá rồi, gió hết năm sau cũng đấu giá, giá do thị trường quyết định

 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
:)) :)) :)) :))
Em lấy VD thế này nha
Đức ngoài than chiếm 30% tổng công suất các nguồn khác cụ thể :
Điện khí: 29,6 GW
Điện hạt nhân: 9,5 GW
Thủy điện: 5,5 GW (trong đó có 31 nhà máy pumped storage)
Điện sinh khối: 7,7 GW
Cộng: 52,3 GW, tức là 65% phụ tải.
Điện gió và mặt trời: 100 GW
=> tổng công suất lắp đặt không kể điện than đã vượt phụ tải đỉnh 200%. Thêm điện Than vào là thành 300%

Phụ tải của họ không tăng, giống như tất cả các nước đã phát triển khác.Và trên hết, giá điện bán lẻ của họ là 29,5 cent Eur/kWh, tương đương 7720 VND/kWh. Thì nó chuyển đổi là chuyện nhỏ....

Còn VN thiếu điện trầm trọng...không ra tăng các nguồn phát chủ động thì lấy gì mà SX. Giá điện thì rẻ.
Thêm nữa mấy cái nhà máy điện Mặt Trời hay Gió mà không có nhà máy thuỷ điện tích năng thì cũng vứt...

=> Nhà giàu họ sẵn sàng húp tương không có nghĩa là nhà nghèo đòi húp Ballantines. cụ ạ
Đức họ đầu tư NLTT lúc suất đầu tư cao gấp 3-4 lần bây giờ cụ ơi. Còn vụ thủy điện tích năng thì chỉ cần chênh lệch giá điện cao điểm/thấp điểm hấp dẫn thêm tí nữa là tư nhân họ làm ầm ầm ngay.

Mà thật sự là tư nhân họ đầu tư hiệu quả hơn evn nhiều, như năm ngoái evn đầu tư nhà máy solar 50M hết 1300 tỉ nhưng tư nhân họ làm có 800 tỉ thôi
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,898
Động cơ
1,281 Mã lực
Sơn La năm 2019 nộp ngân sách 1866 tỉ đồng cụ ạ, trên sản lượng 9.2 tỉ kwh, nghĩa là mỗi kwh nộp khoảng hơn 200đ. Các nhà máy thủy điện giờ là CP hoặc tư nhân và thị trường phát điện là chào giá cạnh tranh nên nếu thiếu điện thì họ sẽ chào giá cao chứ không có chuyện hết khấu hao thì bán rẻ đâu cụ. Em cũng chả thấy ngành hàng nào mà hết khấu hao thì nhà sx lại bán sản phẩm giá rẻ thì Cầu vẫn vượt cung :D

Giá FIT của gió năm nay và mặt trời năm ngoái tốt do lúc ra chính sách thì suất đầu tư cao hơn giờ nhiều nhưng đây là giá cố định còn giá nhiệt điện/thủy điện tăng đều hàng năm nên chỉ 5 năm nữa giá của NLTT sẽ thấp hơn.

Năm nay mặt trời có cơ chế đấu giá rồi, gió hết năm sau cũng đấu giá, giá do thị trường quyết định

Tại sao giá mua điện mặt trời là 9.38 cent/kWh còn giá mua điện thủy điện là 4,8 cent/kWh ? Đều là điện cả mà. Trong khi điện mặt trời chất lượng thấp, phải có thằng bù tải đề phòng sụt công suất (thằng chạy rông bù tải này đáng lẽ phải tính chi phí cho nhà đầu tư điện mặt trời, đằng này còn bắt EVN cân đối A0, thành ra, giá điện mặt trời thương phẩm còn bị đội lên cao hơn nữa) thì thằng điện thủy điện là chất lượng cao. So sánh thì kiểu như gốm Minh Long so với gốm đất nung làng nghề vậy đó. Vậy mà nhà nước mua điện xấu giá cao, điện đẹp giá thấp rồi trộn lẫn bán cho dân với giá trung bình. Nhìn kỹ rõ ràng là ăn cắp của thủy điện cho điện mặt trời rồi.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
Trên hóa đơn hay hợp đồng điện lực mà có phần lựa chọn để người dân tích vào sử dụng nguồn điện nào để tính giá và cấp điện thì chắc chả ai lựa gió với mặt trời đâu. =))=))=))=))o:-)
5 năm nữa em cho cụ chọn lại :D

 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,187
Động cơ
317,842 Mã lực
5 năm nữa em cho cụ chọn lại :D

Trên tổng thể quy hoạch thì NNTL được khống chế ở tỉ lệ nhất định để đảm bảo ổn định lưới điện. Chăng ai giao cho NLTT xứ mệnh "cầm trịch" lưới điện đâu cụ.
Cái cụ thây sôi động bây giờ cũng chỉ là ban đầu thôi, chưa đủ tỷ lệ quy định đâu, vì vậy cụ thấy phát triển ầm ầm thôi. Vài năm nữa thì vấn đề sẽ khác đấy.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
Tại sao giá mua điện mặt trời là 9.38 cent/kWh còn giá mua điện thủy điện là 4,8 cent/kWh ? Đều là điện cả mà. Trong khi điện mặt trời chất lượng thấp, phải có thằng bù tải đề phòng sụt công suất (thằng chạy rông bù tải này đáng lẽ phải tính chi phí cho nhà đầu tư điện mặt trời, đằng này còn bắt EVN cân đối A0, thành ra, giá điện mặt trời thương phẩm còn bị đội lên cao hơn nữa) thì thằng điện thủy điện là chất lượng cao. So sánh thì kiểu như gốm Minh Long so với gốm đất nung làng nghề vậy đó. Vậy mà nhà nước mua điện xấu giá cao, điện đẹp giá thấp rồi trộn lẫn bán cho dân với giá trung bình. Nhìn kỹ rõ ràng là ăn cắp của thủy điện cho điện mặt trời rồi.
Giá 9.35cent được quyết định ở thời điểm suất đầu tư còn rất cao cụ ạ, nếu ko phải giá đó thì ko ai đầu tư, và nó là giá cố định nên xét dài hạn thì evn chả thiệt đâu cụ. Sau 30/6/2019 giá còn 7.6 cent và giờ thì đấu giá.

Thủy điện giờ đang 4.8 cent nhưng em cá với cụ là 10 năm nữa nó sẽ là 8-10 cent đấy
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
6,008
Động cơ
523,094 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Tai nạn là có xác xuất, đến phân bón còn thổi bay nửa thành phố của Liban, có cần hạt nhân đâu cụ. Chẳng nhẽ vì thế không dùng phân bón?!
Nổ phân bón xong vẫn sống cạnh đó được, chứ mà nổ nhà máy điện hạt nhân thì chắc phải sơ tán cả mấy tỉnh tầm 100 năm mới quay lại sống được, hậu quả 5 đời không hết cái phóng xạ
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
Trên tổng thể quy hoạch thì NNTL được khống chế ở tỉ lệ nhất định để đảm bảo ổn định lưới điện. Chăng ai giao cho NLTT xứ mệnh "cầm trịch" lưới điện đâu cụ.
Cái cụ thây sôi động bây giờ cũng chỉ là ban đầu thôi, chưa đủ tỷ lệ quy định đâu, vì vậy cụ thấy phát triển ầm ầm thôi. Vài năm nữa thì vấn đề sẽ khác đấy.
Vâng, em có nói NLTT cầm chịch đâu, điện khí đang xin làm ầm ầm mà cụ. Chỉ có cái NLTT nó ko hề đắt đỏ như các cụ đang nghĩ
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
657
Động cơ
321,395 Mã lực
Tại sao giá mua điện mặt trời là 9.38 cent/kWh còn giá mua điện thủy điện là 4,8 cent/kWh ? Đều là điện cả mà. Trong khi điện mặt trời chất lượng thấp, phải có thằng bù tải đề phòng sụt công suất (thằng chạy rông bù tải này đáng lẽ phải tính chi phí cho nhà đầu tư điện mặt trời, đằng này còn bắt EVN cân đối A0, thành ra, giá điện mặt trời thương phẩm còn bị đội lên cao hơn nữa) thì thằng điện thủy điện là chất lượng cao. So sánh thì kiểu như gốm Minh Long so với gốm đất nung làng nghề vậy đó. Vậy mà nhà nước mua điện xấu giá cao, điện đẹp giá thấp rồi trộn lẫn bán cho dân với giá trung bình. Nhìn kỹ rõ ràng là ăn cắp của thủy điện cho điện mặt trời rồi.
Vụ chất lượng điện năng thì cụ nhầm đấy, khả năng hút/phát Q của điện mặt trời cực tốt, đáp ứng cực nhanh nên có thể thời gian tới điện mặt trời sẽ có cơ chế bán Q hoặc được trả phí ổn định điện áp tần số
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,187
Động cơ
317,842 Mã lực
Nổ phân bón xong vẫn sống cạnh đó được, chứ mà nổ nhà máy điện hạt nhân thì chắc phải sơ tán cả mấy tỉnh tầm 100 năm mới quay lại sống được, hậu quả 5 đời không hết cái phóng xạ
Fukushima chỉ phạm vi gần nhà máy bị cấm thôi cụ ei :D
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,898
Động cơ
1,281 Mã lực
Giá 9.35cent được quyết định ở thời điểm suất đầu tư còn rất cao cụ ạ, nếu ko phải giá đó thì ko ai đầu tư, và nó là giá cố định nên xét dài hạn thì evn chả thiệt đâu cụ. Sau 30/6/2019 giá còn 7.6 cent và giờ thì đấu giá.

Thủy điện giờ đang 4.8 cent nhưng em cá với cụ là 10 năm nữa nó sẽ là 8-10 cent đấy
"Suất đầu tư cao" là 1 khái niệm rất vớ vẩn của chủ đầu tư trong nhóm lợi ích. Cugf thời điểm đầu tư thì các nước trên thế giới đều bán điện mặt trời giá chỉ bằng 1/3-2/3 VN, mặc dù suất đầu tư của các nước đó còn cao hơn VN nhiều (do nhân công và tiền thuê đất cao hơn VN nhiều).
Cái vế từ 4,8 -> 10 trong tương lai là cụ tự nghĩ ra à?
Vụ chất lượng điện năng thì cụ nhầm đấy, khả năng hút/phát Q của điện mặt trời cực tốt, đáp ứng cực nhanh nên có thể thời gian tới điện mặt trời sẽ có cơ chế bán Q hoặc được trả phí ổn định điện áp tần số
Chất lượng điện mặt trời tốt sao lại phải có cái công văn này? Cụ định "đổi trắng thay đen" à?
 

Linh Xa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738039
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
203
Động cơ
66,156 Mã lực
Tuổi
51
Chúng ta có được làm giàu Urani không?
Chúng ta có được quản lý Urani đã làm giàu ko?
Chúng ta có được xử lý chất thải ko?

Khói đen sì nhưng cả thế giới bán, hàng nhà mình cũng sẵn. Urani đã làm giàu cụ mua ở đâu? Giả sử nó dở chứng tăng giá hoặc ko bán cho thì cụ tính sao?
Nạp lò 1 lần dùng hàng chục năm chẳng ngon lành hơn nhập gaz về đốt hay dựa vào ông giời đỏng đảnh lắm ru ???
Nhiệt điện thì ổn định khỏi bàn chứ thủy điện thì cũng phập phù lắm. Còn mặt trời nếu đi cùng gió thì ko tệ đâu cụ :)
Người làm Năng lượng nói không có giống cụ đâu :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top