Thông tin về lực lượng Mỹ tham chiến trong chiến dịch 12 ngày đêm:
- Gần 1/2 số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ: 193/400 chiếc. Thực tế xuất kích: 633 lần chiếc.
- Gần 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn bộ nước Mỹ: 1.077/3.041 chiếc. Thức tế xuất kích: 3.920 lần chiếc.
- 1/4 số tàu sân bay: 6/24 chiếc. Đi kèm là nhiều loại tàu khác: chỉ huy-dẫn đường, khu trục, tên lửa, radar, hộ vệ, cấp cứu, sửa chữa... của Hạm đội 7.
Số liệu trên chưa tính tới 50 máy máy bay tiếp dầu trên không và một lượng lớn các máy bay phục vụ khác như: gây nhiễu điện tử, trinh sát có và không người lái, chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...
Chỉ tính riêng Không quân chiến thuật thì trong Linebacker II Mỹ đã huy động số máy bay bằng tổng lực lượng không quân của Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc) là 2 nước có không quân mạnh nhất Nato hồi đó.
Số máy bay chiến lược, chiến thuật được Mỹ sử dụng vào cuộc tập kích chiến lược này đều là những loại hiện đại nhất thời đó. Phần lớn đã được cải tiến, hoàn hảo hơn nhiều so với thời kỳ 1965-1968:
- Máy bay ném bom chiến lược: B52 D/G.
- Máy bay chiến thuật: F-111A, F-4D/E/J (thay cho F-4C, F-8), F-105G (thay cho F-105F), A-4E, A-6A, A-7 (thay cho A-4).
- Máy bay gây nhiễu điện tử: EA-6A, EB-66B/C/D/E, EC-121.
- Máy bay tiếp dầu trên không: KC-135.
- Máy bay trinh sát có người lái tầng thấp: RF-4C, RA-5C.
- Máy bay trinh sát không người lái tầng thấp: 147SB/SC/SK, 147SRE (bay đêm).
- Máy bay trinh sát có người lái tầng cao: SR71.
- Máy bay trinh sát không người lái tầng cao: BQM34A.
Căn cứ xuất phát:
- Máy bay B52 cất cánh từ Anderson trên đảo Guam và Utapao Thái Lan.
- Máy bay chiến thuật cất cánh từ 6 sân bay ở Thái Lan: Udon, Ubon, Takhli, Korat, Nakhon Phanom, Nam Phong (Nậm Phong) và từ 6 tàu sân bay: Enterprise, America, Ranger, Kitty Hawk, Oriskany, Saratoga đậu rải trên một khu vực rộng gọi là Station Yankee (Trạm Yân-ki) ở biển Đông, từ Đông Thanh Hóa đến Đông Đà Nẵng.
Mgoài ra, tất cả các căn cứ hậu cần, kỹ thuật của QĐ Mỹ tại Đông Nam Á như Clark, Subic tại Philippin, Okinaoa tại Nhật Bản đều được sử dụng để phục vụ cho trận đại oanh kích này.
Để chỉ huy chung 2 căn cứ Anderson và Utapao, Lầu Năm góc đã cấp tốc thành lập một Bộ chỉ huy lâm thời, do tướng John Vogt làm Tư lệnh, đóng ở Utapao.
Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam của tác giả Lưu Trọng Lân - nguyên Phó Phòng Tác huấn/ Bộ Tham mưu/Quân chủng PK-KQ.
http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm
http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf