[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

daudoc

Xe buýt
Biển số
OF-80067
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
878
Động cơ
424,400 Mã lực
ko xem được ảnh cụ ơi !
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Việc đánh B52 của Không quân ta
Không kể tương quan lực lượng quá chênh lệch, trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm, Không quân ta còn gặp nhiều khó khăn to lớn khác:

Đối với MIG bay đêm, phương tiện duy nhất để tìm thấy kẻ thù là ra-đa. Thế nhưng trên mỗi chiếc B52 có tới hàng chục máy gây nhiễu tự dộng, với hệ thống tần số choán hết dãy tần số của các đài ra-đa dẫn đường cũng như ra-đa ngắm bắn của phi công ta.

Để đối phó với MIG tiến công từ phía sau, ở phần đuôi mỗi B52 đều có lắp một khẩu súng máy 12,7 ly luôn luôn sẵn sàng nhả đạn. Lại còn 6 hỏa tiễn "nhử mồi" Gờ-rin Quây (Green Quai) rất lợi hại. Nếu tên lửa K13, loại tìm nhiệt, của ta phóng vào B52 mà gặp hỏa tiễn nhử mồi, thì đường đạn sẽ bay chệch sang luồng nhiệt thu hút của nó.

Để triệt tiêu mọi hoạt động của không quân đối phương, như phần trên đã nói, không quân Mỹ đã tổ chức một lực lượng lớn máy bay tiêm kích F4, hình thành một "bức rào cản di động" bảo vệ đội hình bay của B52. Ngoài ra, trước khi B52 đến Hà Nội khoảng 30 phút, những chiếc F111A bay rất thấp đã đến ném bom phá hủy hai đầu đường băng của các sân bay, khiến cho máy bay ta không còn đường cất cánh. Tiếp theo là những chiếc F4 khác đến lượn vòng khống chế vùng trời trên sân bay để sẵn sàng bắn rơi bất kỳ chiếc MIG nào cất cánh bay lên.

Có lẽ vào lúc này, những con "diều hâu" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang nhớ lại những giờ phút huy hoàng của Không quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hồi cuối thế chiến thứ hai, khi hàng trăm pháo đài bay B29 và rất nhiều máy bay chiến thuật, bằng những đợt bom dữ dội, đã dập tắt mọi khả năng cất cánh của hàng ngàn máy bay tiêm kích Nhật Hoàng.

Ngày 19 và 20 tháng 12 năm 1972, các hãng thông tin và báo chí Mỹ tung tin: "MIG của Bắc Việt đã bị hoàn toàn tê liệt". Về phía ta, một câu hỏi được đặt ra từ trước: "ở vào điều kiện không quân Mỹ hầu như chiếm lĩnh bầu trời, ra-đa ta bị nhiễu nặng, trong không gian mênh mông tối đen mù mịt, MIG của ta làm sao cất cánh bay lên, làm thế nào chọc thủng được cái "vỏ thép" dày đặc của lũ F4, làm sao tìm được B52, tiếp cận được nó để nổ súng chính xác?"

Câu trả lời là: bằng những cố gắng phi thường, không quân ta đã vượt qua tất cả, để cuối cùng MIG vẫn tồn tại, vẫn cất cánh chiến đấu và lập công xuất sắc.

Đầu tiên phải nói về cách đánh: trước kia, do chưa có điều kiện "tiếp xúc" với B52, chưa hiểu được thủ đoạn chiến thuật của chúng, cho nên không quân ta chưa có được cách đánh phù hợp. Khoảng đầu năm 1971, theo chỉ thị của Phó tư lệnh Quân chủng phụ trách Không quân Nguyễn Văn Tiên, Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện và Phó tư lệnh Binh chủng Trần Mạnh (Chú thích: Đồng chí Trần Mạnh, cán bộ chỉ huy xuất sắc của Không quân nhân dân Việt Nam, là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, rồi Tư lệnh Binh đoàn 919 (khỏng quân vận tải) rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 1979.), một đoàn nghiên cứu cách đánh B52 gồm các sĩ quan tham mưu tác chiến, quân báo, dẫn đường và một số phi công có kinh nghiệm, do Phó trung đoàn trường Trung đoàn CH21 Nguyễn Nhật Chiêu (Chú thích: Đồng chí Nguyễn Nhật Chiêu được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12 năm 1973.) chỉ huy lên đường vào Quảng Bình. Từ các điểm cao trên đỉnh Trường Sơn, các anh quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng tai, mọi hoạt động của lũ pháo đài bay và của những chiếc F105 hộ tống. Các anh tìm hiểu quy luật hoạt động của địch, nghiên cứu khả năng khống chế của ra-đa và tên lửa của Mỹ từ trên các chiến hạm lởn vởn ngoài biển Đông.

Một phương án dùng MIG 21 đánh B52 được vạch ra và được Quân chủng chấp thuận, với yêu cầu về giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt. Sau khi cất cánh phải bay thật thấp để tránh ra-đa từ các tàu chiến phát hiện. Các trạm ra-đa của ta phải thực hiện những quy ước về mật hiệu cất cánh và dẫn đường thật chặt chẽ, phải tổ chức nghi binh cho khôn khéo. . .
Trong lần xuất kích đêm 4 tháng 10 năm 1971 , phi công Đinh Tôn (Chú thích: Đồng chí Đinh Tôn, một trong những phi công tài giỏi nhất của không quân ta, chiến đấu rất dũng cảm, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12 năm 1973.) đã phát hiện được B52, nhưng do ở thế bất lợi nên được lệnh phải quay về. Đến đêm 20 tháng 11 năm 1971, phi công Vũ Đình Rạng lại được giao nhiệm vụ tìm đánh B52. Anh cất cánh từ một sân bay ở Nghệ An. Được sự dẫn đường của ra-đa và Sở chỉ huy mặt đất, anh bay thấp dọc Trường Sơn vào khu vực B52 đang hoạt động. Còn cách dịch 50 ki-lô-mét, anh vút lên cao tiếp cận mục tiêu. Rạng đã nhìn thấy 3 chiếc B52 với những hàng đèn trên lưng, bên cánh, trên đuôi. Vào đến khoảng cách 2000 mét, anh chọn chiếc đi đấu và ấn nút phóng tên lửa.

Chiếc B52 bốc cháy, bay về hướng tây và đáp khẩn cấp xuống một sân bay ở Thái Lan. Gần đây theo tiết lộ của một cựu thiếu tá phi công Mỹ, Ralp Welterhalm, thì chiếc B52 này hôm ấy không thể về được căn cứ U-ta-pao, mà phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay chiến thuật Na-khon Pha-nom. Nó đã bị phế bỏ ngay sau đó vì bị thương quá nặng.

Khiếp sợ trước sự tấn công uy hiếp của MIG21, suốt một tuần lễ sau đó, không một chiếc B52 nào dám bén mảng đến vùng trời "cửa khẩu" Trường Sơn (Chú thích: Cụm "Cửa khẩu" Trường Sơn (cửa ngõ thông sang nước bạn Lào) gồm các con đường 12, 20, 10, 16 xuất phát từ Quảng Bình, vắt qua đỉnh Trường Sơn đi sang phía tây và đường 18 bắt đầu từ ki-lô-mét 43 đường 10.). Hàng ngàn xe vận chuyển của ta tranh thủ vượt cung, tăng chuyến, đưa hàng vào mặt trận phía Nam ngoài mức kế hoạch. Song, điều quan trọng hơn là qua trận đánh của Vũ Đình Rạng, không quân ta đã xác định được cách đánh B52 và khẳng định: MIG 21 của ta có thể bắn được B52 Mỹ.

Không quân ta đã khắc phục khó khăn cụ thể khác
- Có khi máy phát điện sân bay bị đánh hỏng, hệ thống đèn đường băng tắt. Ngay lập tức, anh chị em dân quân cùng bộ đội trực chiến cầm đuốc (Chú thích: Đuốc làm bằng ống nứa, ống nhôm, đựng giẻ tẩm dầu, thắp lên rất sáng. Mỗi người cầm đuốc có một hầm cá nhân bên cạnh.) lao ra, bất chấp hiểm nguy, đứng thay vị trí những ngọn đèn để làm chuẩn cho máy bay ta thấy đường hạ cánh.

- Máy bay trinh sát của địch "chà đi xát lại" dò tìm vị trí máy bay ta, thì ta tổ chức ngụy trang MIG thật kín đáo. Có lúc chúng ta còn dùng máy bay lên thẳng loại lớn, ban ngày "cẩu" MIG đi giấu nơi xa, tối đến trả MIG về lại sân bay để sẵn sàng chiến đấu.

- Máy bay tiêm kích F4 bảo vệ B52 rất đông, tầng tầng lớp lớp, thì các phi công ta đột nhập từ phía sau hoặc từ bên sườn rồi bất ngờ tăng tốc thọc sâu, vượt qua đầu bọn F4, đuổi kịp B52 mà tấn công.

- Bị địch phóng tên lửa thì bằng những động tác khôn khéo điêu luyện, các anh kịp thời lần lượt né tránh.

Cuối cùng bằng tinh thần quả cảm và tài trí tuyệt vời các phi công ta đã bắn rơi được B52 Mỹ, như Phạm Tuân đêm 27 và Vũ Xuân Thiều đêm 28 tháng 12 năm 1972.

Riêng trường hợp Vũ Xuân Thiều, cất cánh từ một sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, đến vùng trời Sơn La, khó khăn lắm anh mới lọt qua được hàng rào máy bay tiêm kích F4 để đến gần một tốp B52, từ phía sau. Chiếc đi đầu đã lọt vào đường ngắm. Căn cứ những chiếc đèn trên thân B52, anh đã xác định được cự ly bắn, nhưng để chắc ăn, Thiều quyết định phóng tên lửa K13 ở khoảng cách thật gần. Câu nói cuối cùng của Thiều gọi về Sở chỉ huy: "Thăng Long! Thăng Long! Tôi đã bắn cả 2 quả tên lửa. B52 chỉ bị thương nhẹ. Xin phép được tiêu diệt". Rồi cùng với chiếc MIG thân yêu mang số hiệu 5.124, Vũ Xuân Thiều lao thẳng vào chiếc pháo dài bay Mỹ . . . Và anh đã hy sinh (Chú thích: Phạm Tuân và liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).

Trong 12 ngày đêm với 24 lần xuất kích, các chiến sĩ lái MIG đã diệt 7 máy bay địch, trong đó có 2 pháo đài bay B52.
Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Tác giả : Lưu Trọng Lân, nguyên là Phó trưởng phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
- Máy bay trinh sát của địch "chà đi xát lại" dò tìm vị trí máy bay ta, thì ta tổ chức ngụy trang MIG thật kín đáo. Có lúc chúng ta còn dùng máy bay lên thẳng loại lớn, ban ngày "cẩu" MIG đi giấu nơi xa, tối đến trả MIG về lại sân bay để sẵn sàng chiến đấu.
Chính xác là dùng Mi-6 để cẩu đi giấu rồi tối lại đưa về
 

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
303
Động cơ
392,126 Mã lực
làm cái ảnh cho đàng hoàng chứ ét tông
nhìn cái ảnh của bác chúng ta thấy nhiều điều quá, cái cọc treo vỏ quả bom quá tương phản với em Mi-6 cõng em Mig, càng nghĩ càng thấy các cụ nhà mình chiến đấu giỏi. Em sướng nhất là đi đâu khi nói giới thiệu mình là người VN bọn châu âu chúng nó đều tỏ ra thán phục và bảo chiễn sĩ VN là số 1. Lớp hậu sinh được thơm lây các bác ạ
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Chiến thắng này phải trả giá đắt thật. Ông già em là lính tên lửa. Đợt 12 ngày đêm đã tham gia chiến đấu. Thấy cụ kể là hy sinh nhiều lắm. Mà cũng may là chiến dịch có 12 ngày vì sau đấy mình hết sạch tên lửa rồi. Bọn Mỹ nó kéo dài thêm cỡ 5 -7 ngày nữa thì chả biết làm thế nào vì pháo phòng không bắn ko tới B52
Chuyện hết sạch tên lửa thì không chính xác Kụ ợ, nhưng có thời điểm ở 1 số trận địa ta chỉ còn vài quả phải bắn tác bụp phát một lý do là chưa kịp vận chuyể đến!
Trong chiến dịch này Đại tương cũng quan tâm đến việc Mẽo mất bao nhiêu B52 thì phải ngừng chiến dịch?Bên Tham mưu cũng tính ra được con số % là bao nhiêu đấy (eim không nhớ), và sau chiến dịch tổng kết thì số B52 rơi cũng suýt soát con số dư báo, chứng tỏ ta đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng. Chiến thắng ĐBP trên không không thể phủ nhận công lao to lớn của LX và các nước XHCN anh em nhưng chính BD ta đã tìm ra cách đánh tyệt vời để hạ B52, vì trên lý thuyết với cơ chế gậy nhiễu như thế thì không dò được mục tiêu B52.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Chiến thắng này phải trả giá đắt thật. Ông già em là lính tên lửa. Đợt 12 ngày đêm đã tham gia chiến đấu. Thấy cụ kể là hy sinh nhiều lắm. Mà cũng may là chiến dịch có 12 ngày vì sau đấy mình hết sạch tên lửa rồi. Bọn Mỹ nó kéo dài thêm cỡ 5 -7 ngày nữa thì chả biết làm thế nào vì pháo phòng không bắn ko tới B52
Em từng ngồi nói chuyện với 1 tay là chính ủy của 1 trung đoàn tên lửa bảo vệ Hanoi đợt oánh tháng Chạp 1972.
Đúng chuyện thiếu đạn là có thật. Khoảng ngày 21-22-23 có tiểu đoàn đánh đến trắng bệ. Hết sạch đạn.
Có cái đợt hưu chiến Tết Noel cho giặc lái, ta tận dụng kéo tối đa đạn tên lửa từ quân khu 4 ra. Do đó đánh đợt sau, các đơn vị được bắn xả láng.
Còn chuyện pháo 100ly không với tới cao độ bay ném bom của B52 10 km thì cũng chẳng đúng nốt.
Trong đợt đánh tháng Chạp đấy cũng vài B52 rơi được ghi công cho pháo phòng không Hải phòng và Thái nguyên thì phải.

Ở đây có cụ nào được nghe tiếng bom B52 hông???
Em ở Hanoi cho tới sáng sớm ngày 20 mới về chỗ sơ tán. Qua đò Phù đổng nhìn về phia Đức giang thấy cột khói kho xăng bị đánh cháy bốc đen xì
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
nhìn cái ảnh của bác chúng ta thấy nhiều điều quá, cái cọc treo vỏ quả bom quá tương phản với em Mi-6 cõng em Mig, càng nghĩ càng thấy các cụ nhà mình chiến đấu giỏi. Em sướng nhất là đi đâu khi nói giới thiệu mình là người VN bọn châu âu chúng nó đều tỏ ra thán phục và bảo chiễn sĩ VN là số 1. Lớp hậu sinh được thơm lây các bác ạ
Cái kẻng kia em đồ là cái vỏ chai khí nén, Oxy hay Acetylene gì đó chớ chẳng phải cái vỏ bom. Các cụ thử zoom to ảnh ra mờ xem.
Ngày xưa, dạo 72, cả quả bom thật mới rơi trong đêm còn nguyên cả cánh, cả kíp, đang chờ công binh đến phá, em đã từng dòm huống chi là cái vỏ gang không thuốc, không kíp. Cái giề tử tế thì em chẳng có bít chớ cái này thì em đâu có lạ :)
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Cái kẻng kia em đồ là cái vỏ chai khí nén, Oxy hay Acetylene gì đó chớ chẳng phải cái vỏ bom. Các cụ thử zoom to ảnh ra mờ xem.
Ngày xưa, dạo 72, cả quả bom thật mới rơi trong đêm còn nguyên cả cánh, cả kíp, đang chờ công binh đến phá, em đã từng dòm huống chi là cái vỏ gang không thuốc, không kíp. Cái giề tử tế thì em chẳng có bít chớ cái này thì em đâu có lạ :)
Vỏ bom dư thế này, vẫn còn nhiều mà. Lúc nào bác rảnh, em chở bác chạy 10 phút, từ Nguyễn Chí Thanh ra Từ Liêm xem vỏ như vậy, vẫn còn ở 1 làng của Từ Liêm. Bom nguyên cánh, kíp mà bác dòm thấy ngày xưa (khi tụi em còn chưa sinh ra), chả biết thế nào, nhưng cứ đưa vào Quảng Trị, sẽ ra ngô ra khoai hết. Chắc bác chưa vào Quảng Trị và chưa xem nhiều phim ảnh, nhể?..
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cái kẻng kia em đồ là cái vỏ chai khí nén, Oxy hay Acetylene gì đó chớ chẳng phải cái vỏ bom. Các cụ thử zoom to ảnh ra mờ xem.
Ngày xưa, dạo 72, cả quả bom thật mới rơi trong đêm còn nguyên cả cánh, cả kíp, đang chờ công binh đến phá, em đã từng dòm huống chi là cái vỏ gang không thuốc, không kíp. Cái giề tử tế thì em chẳng có bít chớ cái này thì em đâu có lạ :)
Nó là cái vỏ bom bi ( bom mẹ) em chưa thấy ai dùng chai ô xi hay Acetylene làm kẻng bao giờ.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Nó là cái vỏ bom bi ( bom mẹ) em chưa thấy ai dùng chai ô xi hay Acetylene làm kẻng bao giờ.
Có đấy ạ.
Cái chai khí nén ấy cắt ngang ra, treo lên, gõ kêu to hơn chuông chùa đới.
Ngày còn bé, cách nhà em gần trăm mét có 2 ông thợ bị người ta giao cho cái việc là cắt đôi 1 cái chai sắt như vậy. chẳng biết bên trong còn khí. Bùm 1 cái, 2 ông kia đi gặp các cụ Các Mác, Lê nin liền.
Cụ nào lớn tuổi tí, trước ở gần kho gạo 60 Ngô Thì Nhậm chắc biết chuyện này :P
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nó là cái vỏ bom bi ( bom mẹ) em chưa thấy ai dùng chai ô xi hay Acetylene làm kẻng bao giờ.
Thưa cụ, đó là cái vỏ chai ô xy đấy ạ. Thời đó dùng kẻng bằng bom, bằng chai ô-xy, bằng la-răng ô-tô, thập chí là tà vẹt sắt.... Nói chung cái gì bằng sắt và kêu vang là bà con kiêng đi làm kẻng hết.

Cụ nói đấy là vỏ bom bi mẹ cũng sai luôn. Vỏ bom bi mẹ khi thả bom con ra thì nó tách làm đôi chứ làm gì còn nguyên quả như vậy.
Bà con lượm vỏ bom bi mẹ (bằng sắt pha gang) thường cắm đứng một dãy để làm hàng rào hay để nằm dài làm máng nước, máng cho lợn ăn rất tiện.
Riêng vỏ bom xuyên mẹ, do làm bằng đuy-ra nên lượm được cái nào là bà con đem đi đúc nồi hết.. :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
chứ vỏ bình oxy nó dư lài chứ
[/QUOTE]

Để maI cháo vào cái lò mổ sở cháo.
Cháo chụp hình mấy cái hình chai Oxy với cả CO2 hịn về bốt lên hầu các cụ xem nó có giống cái kẻng kia hông nha.
Cái hình của cụ Pín đưa là cái giống bình a ma toi thường bán ở chợ Phương mai.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cụ Vịt làm như cháu chưa xem cái bình ấy bao h ý
cái bom O2 ở viện saint paul thì có khác bình ở Viện Mắt :))
đùa chứ cháu thấy nó giống Bom nổ thfi nói thế cụ thấy giống bom thở thì cụ noí thế sa đà vào làm quái giề :))
bình cháu đưa là bình loại pro hợp kim nhôm của Mẽo đấy hẻm phải bình Tq mỏng dính bán phương mai đâu
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
làm tý ảnh B-52 nhá
chán ông pain mang tiếng lập thớt chả có cái ảnh nào cả

Bãi đỗ của B-52 tại Guam


các thứ vũ khí và khí tài mà B-52 có thể mang vác được



Bãi xác B-52 chờ hủy ở sa mạc Mojave Mỹ



1 thằng B-52 nằm chờ chết



Khi còn sống thì nó oai hùng dư lài


1 Thằng B-52D ném bom trong thời kỳ 65-67

 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Giặc lái B52 "quý tộc lắm", toàn con Thống đốc Bang, Nghị sỹ Quốc Hội, giờ bay nhiều, khinh bọn phi công Cường kích - tiêm kích bay bảo vệ B52 như mẻ, nhưng cuối cùng tất cả vào Hilton hết :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top