[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Từ chiến dịch LINEBACKER II đến bàn đàm phán PARIS

87 chiếc pháo đài bay Boeing B- 52 Stratofortress từ căn cứ không quân Andersen (Guam) cùng 42 chiếc B-52 từ căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan U-Tapao gần Sattihip (Thái Lan) đã kéo vào bầu trời Hà Nội đêm 18.12.1972, mở đầu chiến dịch oanh kích kinh hoàng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trận chiến 12 ngày đêm khốc liệt nhất chiến tranh Việt Nam - “Điện Biên Phủ trên không" - bắt đầu. Ngay trong trận đầu tiên, chiếc B-52 số 8201 đã bị hai hoả tiễn SAM bắn rơi và ba trong sáu phi công phi hành đoàn nhảy dù bị bắt. Chiến dịch “Linebacker II”, mà quân đội Mỹ gọi là "món quà Giáng sinh" cho Hà Nội, được thiết kế để có thể làm thay đổi thế trận xuống dốc và cục diện bất lợi của Mỹ tại chiến trường Việt Nam, sau loạt thất bại trên mặt trận ngoại giao - cuối cùng cũng không cứu nổi sự nghiệp chính trị của Tổng thống Nixon và chính “Điện Biên Phủ trên không” đã mở màn cho việc sập tiệm của một cuộc chiến dài hơi kéo dài qua bốn đời tổng thống Mỹ. Thử nhìn lại nguyên nhân chính đưa đến sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" và kết quả của nó...

Đàm phán

Từ tháng 5.1968, cuộc chiến Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận : mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Ngày 13.5.1968, phái đoàn đàm phán Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH) gặp nhau lần đầu tiên tại Pháp, mở đầu cuộc thương lượng marathon kéo dài hơn bốn năm. Từ Hà Nội, chỉ thị được gửi đến phái đoàn với nội dung : 1/ Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện; 2/ VNDCCH ngưng tấn cộng các khu phi quân sự; 3/ VNDCCH đồng ý cuộc họp bốn bên về giải pháp chính trị cho tình hình Nam Việt Nam nhưng chính quyền Sài Gòn phải công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Suốt từ 1968 đến đầu 1972, hàng loạt cuộc gặp gỡ đã diễn ra, nhưng hai bên - với Bộ trưởng Xuân Thuỷ cùng cố vấn Lê Đức Thọ đại diện VNDCCH và ông William Averell Harriman (sau đó là Henry Kissinger) đại diện chính phủ Mỹ - đều bất đồng. Thời gian này, chính phủ Nixon bắt đầu thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh (“Vietnamization” - do Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird đặt). Tháng 6.1969, trong khi Nguyễn Văn Thiệu gặp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại đảo Midway để bàn chương trình Việt Nam hoá chiến tranh (kế hoạch rút quân từng bước của quân đội Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam) thì tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, MTDTGP cùng nhiều tổ chức yêu nước cũng tổ chức bầu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLT) do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và Hội đồng cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Sự ra đời của CPCMLT - như một đối tác chính trị chính thức đại diện Nam Việt Nam - đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris...

Từ đầu năm 1970, cuộc chiến ngoại giao xảy ra chủ yếu giữa hai đối thủ : Henry Kissinger và Lê Đức Thọ (hai người gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc họp vào ngày 21.2.1970 tại Pháp). Đầu năm 1972 , khi cuộc đấu trí căng thăng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pháp chưa ngã ngũ, Chính phủ VNDCCH đánh giá : “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhiệm vụ quân sứ cần kíp là đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị, binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền nam..., đánh bại chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ...”. Ngày 30.3.1972, bộ đội tổ chức tấn công qui mô vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Một tuần sau, ngày 6.4.1972, Mỹ không kích ác liệt (chiến dịch Linebacker I). Mùa hè đỏ lửa 1972 bắt đầu. Ngày 2.5.1972, trong khi tiếng súng chưa ngưng tại Việt Nam, ở Paris, cuộc họp giữa Kissinger và các đồng chí Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ được tái lập. Ngày 18.10.1972, Kissinger sang Sài Gòn, đưa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bản dự thảo kế hoạch hoà bình. Nguyễn Văn Thiệu bất mãn, cho rằng mình bị xử ép vì Mỹ chỉ tìm tiếng nói từ phía Hà Nội chứ không phải Sài Gòn. Trong hồi ký Our endless war, Trần Văn Đôn (Tổng tư lệnh ngụy quân kiêm Tổng trưởng quốc phòng) kể rằng Thiệu chỉ đồng ý với dự thảo hiệp định hoà bình với bốn điều kiện : 1/Không có chính phủ liên hiệp; 2/ Quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam; 3/ Tôn trọng tính trung lập của khu phi quân sự; 4/ Giải quyết những bất đồng chính trị còn lại giữa hai miền mà không có sự can thiệp nước ngoài.

Tại sao bế tắc?

Với chính quyền Sài Gòn, sự rút lui quân đội miền Bắc khỏi miền Nam là yếu tố quan trọng mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này có thể thấy rõ trong báo cáo của Bùi Diễm (đại sứ VNCH tại Mỹ từ 1962-1972) : “Tôi vẫn còn nhớ những gì tổng thống Thiệu nói, khi tôi gặp ông ấy vài tuần trước khi ký hiệp định Paris : Hãy đến gấp Washington và Paris và ráng cố hết sức. Đặt vấn đề quân đội miền Bắc rút khỏi lãnh thổ chúng ta vào lúc này có lẽ quá muộn nhưng còn cơ hội thì chúng ta cứ thử. Nếu không thể đạt được những đòi hỏi cơ bản cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ gặp rắc rối về lâu dài...”. Cùng lúc, chính quyền Thiệu nhận ra rằng chính sách Việt Nam hoá chiến tranh là đòn thoái bộ trong danh dự của Mỹ. Ngày 24.10.1972, Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội , chỉ trích và bác bỏ Văn bản thoả thuận 20.10.1972; trong khi đó, bên Mỹ, khi trở về Washington, Kissinger loan báo với giới báo chí : "Hoà bình đang trong tầm tay"...

Văn bản thoả thuận 20. 10. 1972 nói gì? Có thể điểm lại vài điểm chính : 1/ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định này, Mỹ phải hoàn thành việc rút quân, bao gồm nhân viên quân đội và cố vấn quân sự; cùng lúc, hủy mọi căn cứ quân sự Mỹ trên đất Việt Nam. 2/ Việc thống nhất hai miền Nam-Bắc sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và đặc biệt không có sự can thiệp nước ngoài; trong khi chờ đợi, miền Nam và miền Bắc không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự. 3/ Chính phủ VNDCCH, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH cử đại diện thành lập ban liên hợp quân sự bốn bên để giám sát việc thực hiện ngừng bắn cũng như việc rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam... Tháng 11.1972, Thiệu cử đặc phái viên Nguyễn Phú Đức sang Mỹ, gõ cửa Nhà trắng, thuyết phục Washington tìm cách “câu giờ” tiến trình đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Tiếp đó, Nguyễn Văn Thiệu đưa tướng Alexander Haig bức giác thư yêu cầu Washington giúp sửa 69 điểm trong Văn bản thoả thuận... (Theo Các cuộc thương lượng L ê Đức Thọ - Kissinger, vài tài liệu khác ghi "96 điểm"). Tuy nhiên, dù muốn cứu Thiệu, Nixon cũng không còn cách vì chính ông cũng đang chết đuối trong chính trường Mỹ. Trong bốn năm cuối cùng ở cương vị tổng thông, Nixon đã làm mất thêm 20.553 lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam, đối mặt làn sóng phản chiến bạo động nhất trước giờ và uy tín bị suy yếu bởi ảnh hưởng từ xìcăngđan “Bộ tài liệu Lầu năm góc” (toàn bộ kế hoạch chi tiết về cuộc chiến Việt Nam mà viên chức Lầu năm góc Daniel Ellsberg bí mật cung cấp cho tờ NewYork Times đăng tải vào tháng 6.1971)...

Trong hồi ký, Tổng thống Nixon thú nhận rằng việc Quốc hội tước quyền hành động quân sự khiến ông chỉ có thể hù VNDCCH bằng miệng, nhưng Hà Nội lại biết rõ điều này. Cuối năm 1972, các cuộc đàm phán nhằm thống nhất những bất đồng còn lại tiếp tục bế tắc, trong khi Chính phủ VNDCCH lợi dụng mùa tranh cử tổng thống Mỹ để gây áp lực Washington - như lời kể trong quyển Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ -Kissinger. Khi Kissinger đưa kiến nghị sửa đổi gồm 69 điểm của Nguyễn Văn Thiệu cho Lê Đức Thọ, phía VNDCCH bác bỏ. Ngày 13.12.1972, khi quan điểm tiếp tục bất đồng và chính quyền Sài Gòn cương quyết không ngồi vào bàn thương lượng, hai bên Henry Kissinger- Lê Đức Thọ tạm ngưng làm việc Hôm sau, Tổng thống Nixon gửi tối hậu thư, yêu cầu Hà Nội tái đàm phán trong vòng 72 giờ. Hà Nội từ chối. Ngày 15.12.1972, Lê Đức Thọ lên đường về nước, tạt qua Bắc Kinh và Moscow. Ngày 18.12.1972, khi Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về tới nhà ở phố Nguyễn Cảnh Chân, chiến dịch "Linebacker II" bắt đầu...

Trận chiến cuối cùng của sự nghiệp Nixon

Theo trung tướng Lê Văn Tri (nguyên Tư lệnh quân chủng phòng không - không quân), kế hoạch đánh B-52 được phác thảo từ tháng 2.1972 và hoàn thành vào tháng 5.1972. Như vậy, một trận chiến như "Điện Biên Phủ trên không" đã nằm trong thế chủ động trước. Trước năm 1972, miền Bắc có hệ thống phòng không với các chiến đấu cơ MIG cùng 26 vị trí tên lửa đất đối - không SA-2 Guideline - theo sử gia quân sự Mỹ Waiter J. Boyne. Đêm đầu tiên, Mỹ tung 129 chiếc B-52, hơn 200 tên lửa SAM được bắn trong đêm này và ba chiếc B-52 bị trúng. Cũng trong đêm đầu tiên, xạ thủ Samuel Turner trên chiếc B-52 Brown 03 bị một MiG-21 bắn gục (vụ tử nạn đầu tiên trong lịch sử B-52). Những phi công Mỹ bị bắt trong trận đầu tiên đã được đăng ảnh trên hai tuần báo Time và Newsweek vào vài tuần sau. Đêm thứ hai kết thúc với hai chiếc B-52 bị hỏng và đêm thứ ba trở thành bi kịch, khi bốn B-52G và hai B-52D bị bắn cháy. Một trong những phi công bị bắt - trung tá Keith Heggen - chết vào 10 ngày sau do vết thương nặng từ vụ cháy máy bay.

Vào Giáng sinh, Nixon ra lệnh 36 giờ ngừng bắn và trận “Điện Biên Phủ trên không” đợt hai tiếp tục được tiến hành với cường độ kinh hoàng hơn, bởi sự tham gia của 120 chiếc B-52. Chỉ trong đêm này, B- 52 đã thả 9.932 quả bom. Ngày 27.12, phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21 từ sân bay Yên Bái bắn rơi một B-52 tại Mộc Châu (Sơn La). Cuối cùng, ngày 30.12.1972, chiến dịch “Linebacker II” kết thúc. Chiếc B-52 cuối cùng hạ cánh xuống căn cứ Guam vào trưa cùng ngày. Trong chiến dịch “Linebacker II”, B-52 thực hiện 729 chuyến bay (trong số 741 chuyến bay dự kiến), thả 15.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam (một tài liệu khác của Mỹ ghi "hơn 36.000 tấn bom") . Hà Nội đáp trả với khoảng 1.240 tên lửa SAM. Theo Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945- 1975, riêng tại Hà Nội, số nạn nhân thiệt mạng là 2.380 người ; 1.355 người bị thương ; 7 trong 9 ga xe lửa bị phá hủy ; 4 trong 5 cầu ; 4 trong 5 bến phà ; 1/3 nhà máy; 5 bệnh viện; Đài tiếng nói Việt Nam và phố cổ Khâm Thiên cũng như nhiều tài sản - di tích văn hoá khác bị hư hỏng nặng... Theo thiếu tướng Trần Văn Giang, nguyên chính ủy sư đoàn phòng không Hà Nội, số máy bay Mỹ bị bắn cháy trên bầu trời Việt Nam trong 12 ngày đêm kinh hoàng tháng 12.1972 là 81chiếc, trong đó có 34 B-52 và 47 máy bay chiến thuật, 47 phi công bị bắt sống. Theo sử gia quân sự Mỹ Walter J.Boyne, số máy bay B-52 bị bắn rơi là 15 chiếc, cùng 13 máy bay chiến thuật và có tổng cộng 92 phi công B-52 bị bắn rơi (59 người bị bắt sống, số còn lại chết hoặc mất tích). Số phi công bị bắn rơi từ các máy bay Mỹ khác là 29 người, với 17 người bị bắt sống và phần còn lại chết hoặc mất tích...

***​

Giá trị lịch sử của "Điện Biên Phủ trên không" như thế nào? Washington nói rằng chiến dịch "Linebacker II" là “chiến thắng”, một chiến thắng kinh điển của chiến thuật dùng quân sự gây áp lực ngoại giao. Hà Nội chấp nhận tái đàm phán, nhưng để đánh giá chiến thắng thuộc phe nào thì chỉ cần xem kết quả chung cuộc từ hiệp định Paris 27.1.1973. Hiệp định này gần như không khác mấy bản dự thảo tháng 10.1972 và như vậy bên thật sự thắng lại chính là Chính phủ VNDCCH vả kẻ thua nặng nhất là chính quyền Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào Hiệp định Paris 27.1.1973, dù trong thâm tâm bất mãn tột độ. Tại sao Thiệu chịu ký? 11 ngày trước khi các bên ngồi quanh chiếc bàn tròn tại Paris để ký Hiệp định 27.1.1973, ngày 16.1.1973, Nixon phái tướng Alexander Haig sang Sài Gòn thuyết phục Thiệu (chính xác hơn là gây sức ép). Bùi Diễm đã thuật lại vài chi tiết từ cuộc gặp này (dẫn lại từ www.ehistory.com) : Quyết định cuối cùng của Sài Gòn trong việc ký Hiệp định chỉ ra đời sau loạt thông điệp đau đớn giữa hai tổng thông Nixon và Thiệu mà trong vài thông điệp Tổng thống Nixon đã dùng thứ ngôn ngữ ngoại giao cứng rắn nhất, ít thấy trong hoạt động ngoại giao, chẳng hạn nếu Thiệu ngoan cố không ký vào Hiệp định, viện trợ của Mỹ sẽ "cắt hoàn toàn...và nếu ông (Thiệu) từ chối không tham gia với chúng tôi, Chính phủ VNCH sẽ gánh toàn bộ trách nhiệm các hậu quả... Nếu ông không đưa câu trả lời tích cực vào trước 12 giờ trưa theo giờ Washington, vào ngày 21.1.1973, tôi sẽ cho phép tiến sĩ Kissinger tham gia tiến trình ký Hiệp định mà không cần có mặt chính phủ ông”.

Đúng là Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác và chấp nhận nhiều điều kiện khó chịu, kể cả nhìn nhận sự tồn tại hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam!


------------------------------------------------------------------
Tài liệu:

- Nhớ về trận "Điện Biên Phủ trên không, nhiều tác giả, NXB TP.HCM, 2002.
- Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ- Kissinger, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, NXB Công an Nhân dân, 2002.
- Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945 - 1975, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện sử học, NXB Giáo dục, 2002.
- Paris Agreements of 1973. North Vietnamese and PRG expectations, www.ehistory.com
- Vietnamization - American assessment, www.ehistory.com
- Linebacker Days, http://members.aol.com/dpoole 1272/home/lbdays.htm
- Linebacker II, Walter J. Boyne (cựu đại tá không quân, nguyên giám đốc Viện bảo tàng không gian - hàng không quốc gia Hoa Kỳ, sử gia quân sự), Air Force Magazine, Vol. 801 No. 11
- How Nixon plotted to prolong Vietnam, Martin Kettle, The Guardian 12.8.2000
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Diễn tập sở chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân và các sư đoàn phòng không phía Bắc tới nay vẫn còn dùng các chiến lệ này làm tình huống.

Hướng tấn công Tây Nam tương ứng với đường bay R-473 sử dụng các tốp B-52 và F-111 chế áp phòng không


 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chiến lệ đêm 26/12/1972, không quân chiến lược Mỹ đánh theo cả hai hướng Tây Nam (R-473) và Đông Nam (R-1)


 

buonduale

Xe điện
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,454
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trong cuộc chiến 12 ngày đêm ta đã sử dụng 1240 tên lửa sam và hàng triệu viên đạn phòng không chỉ tieu diệt được 81 máy bay trong đó có 35 b52. Nhưng Mỹ chỉ công nhận có 15 b52 và 13 máy bay chiến thuật .Vậy ta đã sử dụng ko hiệu quả tên lửa các cụ phân tích cho em hiểu với do trình độ yếu kém hay vũ khí của Nga ko thật sự hiệu quả
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Trong cuộc chiến 12 ngày đêm ta đã sử dụng 1240 tên lửa sam và hàng triệu viên đạn phòng không chỉ tieu diệt được 81 máy bay trong đó có 35 b52. Nhưng Mỹ chỉ công nhận có 15 b52 và 13 máy bay chiến thuật .Vậy ta đã sử dụng ko hiệu quả tên lửa các cụ phân tích cho em hiểu với do trình độ yếu kém hay vũ khí của Nga ko thật sự hiệu quả
VN là nước duy nhất tiêu diệt được B52, theo cụ có hiệu quả ko?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Trong cuộc chiến 12 ngày đêm ta đã sử dụng 1240 tên lửa sam và hàng triệu viên đạn phòng không chỉ tieu diệt được 81 máy bay trong đó có 35 b52. Nhưng Mỹ chỉ công nhận có 15 b52 và 13 máy bay chiến thuật .Vậy ta đã sử dụng ko hiệu quả tên lửa các cụ phân tích cho em hiểu với do trình độ yếu kém hay vũ khí của Nga ko thật sự hiệu quả
Theo Hoa Kỳ, sau 12 ngày đêm thì lượng đạn tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sắp cạn kiệt, có những ý kiến cho rằng nếu hoa Kỳ kiên trì thêm vài ngày thì có thể đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên theo số liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong toàn chiến dịch họ đã phóng 334 đạn tên lửa SA-2, bằng 60% dự trữ số đạn tốt của Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời cũng phục hồi được hơn 300 tên lửa cũ để tái sử dụng. Cùng với đó là 2.036 viên đạn pháo 100mm, 15.669 viên đạn 57mm, 19.454 viên đạn 37mm, 1.147 viên đạn 14.5mm, chiếm 66% lượng dự trữ của Hà Nội và Hải Phòng. Như vậy nếu tiếp tục duy trì cường độ này, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn có đủ đạn dược để chiến đấu thêm 20 ngày nữa. Chưa kể 2 hệ thống tên lửa SA-3 mới có năng lực cao hơn SA-2 cùng 100 tên lửa được dự kiến sẽ đưa vào chiến đấu vào đầu tháng 1 năm 1973. Trên thực tế, khi các cuộc không kích của Hoa Kỳ tiếp diễn tại Khu 4 trong tháng 1 năm 1973, các đơn vị tên lửa của Việt Nam vẫn đủ sức tiếp tục chiến đấu, bắn rơi và bắn hỏng thêm 4 chiếc B-52. (wiki :D)

1240 quả tên lửa là con số quá khủng trung bình đêm bắn lên trời 100 quả tên lửa :D. Hà nội chỉ có vài trung đoàn tên lửa và 1 tiểu đoàn kỹ thuật nên kô thể đốt được ngần đấy tên lửa chưa kể 1 triệu đạn phòng không. Pháo phòng kô băng đạn nó kô nhiều như băng tiểu liên đâu
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
NÓi chung con số từ hai phía thường lệch nhau lắm .. chốt lại là kết quả thoai .. Mẽo bị bắn nhiều nên sợ & chán đành phải quay lại bàn đàm phán .. vậỵ nói chung là ta thắng òi ...
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Mỹ phải ngừng Linebacker 2 ngoài yếu tố bị thiệt hại nặng nề về số máy bay bị rơi (đặc biệt là B52), số giặc lái bị chết và bị bắt làm tù binh còn có lý do chủ quan từ chính trong lòng nước Mỹ, làn sóng phản đối ném bom hủy diệt HN, dư luận quốc tế lên án, nhất là tinh thần chiến đấu đội ngũ phi công bị suy sụp, họ cũng bị ám ảnh bởi tội ác mà bàn tay sạch sẽ của họ gây lên, phần lớn các phi công Mỹ xuất thân từ các gia đình giàu có, danh giá.. gia đình họ có ảnh hưởng nhất định đến chính trường Mỹ và tất nhiên họ cũng không muốn con cái họ bị chết hoặc bị bắt làm tù binh. Còn 1 điều nữa trong số các tù binh phi công Mỹ đã có những người tình nguyện (ta nói thế) làm lá chắn sống để bảo vệ HN, họ được đưa tới những mục tiêu quan trọng như Cầu LB, NM Điện.... khi máy bay Mỹ sắp vào oanh tạc, thông tin này được phát trên sóng Radio kèm theo lời kêu gọi của họ và tất nhiên KQ Mỹ không thể giết đồng đội họ = chính bom đạn của họ.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
làm gì có vụ lá chắn sống bằng Ng Mỹ
bác lại nghe đứa nào tuyên truyền nhảm rồi
Hồi đó ta giấu cái bọn ấy ở Hilton phục vụ nó như bố tướng còn chả xong vác ra làm lá chắn sống để cả dân tộc VN ra La Hay đứung ợ
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
làm gì có vụ lá chắn sống bằng Ng Mỹ
bác lại nghe đứa nào tuyên truyền nhảm rồi
Hồi đó ta giấu cái bọn ấy ở Hilton phục vụ nó như bố tướng còn chả xong vác ra làm lá chắn sống để cả dân tộc VN ra La Hay đứung ợ
Vào năm 82 eim đọc trên Văn nghệ QĐ có nói về vụ này Kụ ợ, tất nhiên là do các phi công Mỹ có tinh thần giác ngộ cao và tình nguyện. Chả có nhẽ mấy bố bên VNQD lại hư cấu à?
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
bạn toàn tuyên truyền sai rồi lại chởi bậy
mệt bạn quá Lịch sử cả Hải quân lẫn không quân Vn đều đưa ra là tầu HIGBEE bị đánh hỏng phải kéo đến Philippin để sửa chứ không hề nói bị đánh đắm .
Bạn có điêu thfi điêu vừa vừa cho bạn khác điêu với
Cái hồi em đọc các thông tin này in trên giấy đen xì có khi cụ còn chưa đẻ đâu ạ.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
xóa ccccccccccccccccccccccccccccc
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Còn 1 điều nữa trong số các tù binh phi công Mỹ đã có những người tình nguyện (ta nói thế) làm lá chắn sống để bảo vệ HN, họ được đưa tới những mục tiêu quan trọng như Cầu LB, NM Điện.... khi máy bay Mỹ sắp vào oanh tạc, thông tin này được phát trên sóng Radio kèm theo lời kêu gọi của họ và tất nhiên KQ Mỹ không thể giết đồng đội họ = chính bom đạn của họ.
Thời xưa có chuyện tíu lâm. Thầy u dưới quê lên thăm con ở Hà Nội, nhắn lên trước là "ngày giờ xyz gì đó, mày ra bờ Hồ đón thầy u nhé"
Bây giờ lại nghe được tíu lâm hiện đại, VN đem pilot Mẽo ra làm lá chắn ở cầu Long Biên (trói bao nhiêu thằng cho kín chiều dài cầu LB nhẩy?) :)) :)) :))

Mà 12 ngày đêm, cụ có biết cầu LB , nhà máy điện Yên Phụ bị đánh mấy trận? Cầu LB bị gẫy mấy đoạn kg? Từ phía bắc (hàng biên giới) về, HP lên phải đi bằng đường nào, đi vào giờ nào kg?

(té ra địch tuyên truyền vẫn hay hơn mình. Nói là tin ngay =)) =)))

Đây mới là lời kêu gọi của pilot Mẽo bị nhốt ở Hilton Hà Nội.
Thời đấy mấy chú pilot Mẽo ở Hilton Hà Nội hay hát bài này (nhại dân ca Mẽo) em nhớ lại chữ được chữ mất. Để xem ai làm lá chắn sống cho ai nhé:

Lời 1:
Một buổi sáng tôi lái chiếc F4H bắn phá sông Hồng
Đạn phòng không từ bốn phía bắn tôi rơi
Lính Bắc Việt không tham tiền, chạy xôra bắt tôi
Lên xe bò về Hilton sống cô đơn....

Lời 2:
........... (quên mất)
Mỗi buổi sáng, một cốc sữa, 2 bánh gatô
Có chiếu hoa, có chăn màn. Ngày 2 bữa cơm no
Ôi cuộc đời, tù phi công sướng như tiên.

(p/s em kg mò ra tên bài hát gốc bằng tiếng Anh nhưng nó là bài dân ca quen thuộc của Mẽo đấy)

Bọn em thời đấy mà thấy bộ đội giải phi công Mẽo mà sơ xẩy (kg che cho thằng pilot) thì thế nào cũng có ông vơ vội vài cục đá để ném cho nó vài phát (*** m ị a, nó vừa thả bom phá nhà cửa của mình, giết bà con họ hàng nhà mình; mình kg điên mới là lạ). Thế nên tụi đó, khi xuống được dưới đất chỉ mong gặp được bộ đội, dân quân chứ gặp dân thì thế nào cũng no đòn. Lúc bị áp giải trên đường về trại, trên xe cũng phải 2 , 3 chú bộ đội vây quanh thì mới mong không bị ăn "củ đậu bay".


Cái hồi em đọc các thông tin này in trên giấy đen xì có khi cụ còn chưa đẻ đâu ạ.
Thế thời đấy cụ xengheo có biết bài hát trên không hay mới chỉ biết đọc....?
 
Chỉnh sửa cuối:

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Em nhớ câu chuyện chị Jande Fonda đến Hà Nội rồi nhẩy lên tháp pháo phòng không nhảy múa, hát hò luyên thuyên với bộ đội phòng không ta :)) - đại khái là theo phe phản chiến ở Mỹ. Chả hiểu sau đó mụ đấy lại quay lại chửi bới cái gì đấy nên cánh truyền thông ta không nói đến mụ này nữa chứ không thì lại là người bạn lớn của nhân dân VN rồi. :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thêm tý tư liệu về tù binh Hilton Hà Nội


Vietbao, Thứ bảy, 22 Tháng mười hai 2007, 00:41 GMT+7

Phim tài liệu Tù binh ở Hà Nội - Hilton: Chiến tranh Việt Nam từ góc nhìn của một người Pháp


Bộ phim tài liệu Tù binh ở Hà Nội - Hilton của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel đã được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền, và sẽ phát sóng lúc 21 giờ 10 ngày 26.12 trên VTV1.

Dài 60 phút, đan xen giữa hồi tưởng và thực tại, phim kể về những vị khách không mời của Hà Nội - những phi công Mỹ, những người đã ném bom làm chết rất nhiều thường dân thủ đô vào mùa đông năm 1972. Thế nhưng khi bị bắt giam ở Hỏa Lò (thường gọi là "khách sạn Hilton"), họ vẫn được phía Việt Nam đối xử tốt. Khẩu phần ăn của những người lính Mỹ như đại úy Bean, trung tá John Harry Yole còn hơn cả khẩu phần của người dân Việt Nam hồi ấy. Họ vẫn được chơi bóng, được đánh đàn, vui chơi và ca hát trong khi đồng đội của họ, quân lực Mỹ, vẫn điên cuồng rải bom trên bầu trời Hà Nội. Chiến tranh kết thúc. 16 năm sau, đại úy Bean, khi đã trở thành kỹ sư máy tính, vẫn còn ám ảnh: "Thật khó khăn khi phải làm nhiệm vụ ném bom một đất nước. Cũng thật khó khăn khi phải đối mặt với những người mà mình vừa ném bom vào người thân của họ. Ban đầu, mục tiêu của chúng tôi chỉ là đánh phá các địa điểm quân sự, nhưng thật khó lòng để nói rằng không có thường dân nào bị chết... Lúc đó, chúng tôi đã gần như không biết gì về nguyên nhân cuộc chiến, cũng như về chính sách của đất nước chúng tôi. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên. Chúng tôi thực sự không biết gì". Còn trung tá John Harry Yole, một tù binh Mỹ năm 1972, thì không giấu nổi sự kinh hoàng: "Đêm 26.12.1972, dưới hầm trú ẩn của quân đội Việt Nam, tôi đã bịt chặt hai tai để không phải nghe tiếng nổ của bom B52. Tôi tự hỏi cuộc đời mình không biết sẽ thế nào. Thế mà trước đó, chính tôi đã bay trên những căn nhà này, đã ném bom xuống. Không biết đêm nay tôi có chết vì bom của chính đồng đội mình hay không".
Đạo diễn Daniel Roussel đã trao đổi với báo giới trong buổi họp báo giới thiệu phim.
* Phóng viên (PV) Thanh Niên: Một người Pháp, làm phim về chiến tranh Việt Nam, và lại muốn chiếu ở Việt Nam, vậy mục đích của ông là gì khi công chiếu những thước phim này?
- Thật ra, tôi làm phim này chủ yếu hướng tới đối tượng công chúng Mỹ và thế giới phương Tây. Nhân vật trung tâm trong phim là các tù binh Mỹ và kết thúc phim là cảnh bức tường ở Washington có khắc tên 58.000 binh lính Mỹ tử trận. Phim cũng đã được chiếu ở Mỹ và một số nước phương Tây. Vì vậy, tôi nghĩ bây giờ là lúc nên chiếu cho người Việt Nam xem.
* PV Thanh Niên: Trong những thước phim của ông có phải tất cả là sự thật ?
- Phim là sự thật 100%, kể cả những thước phim tài liệu tôi sử dụng của Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ đó (1967 - 1973). Tất cả mọi chi tiết đều là thật. Tôi luôn cố gắng giữ thái độ khách quan. Nếu tôi là phóng viên Việt Nam thì tôi sẽ không hỏi ông Nguyễn Văn Phương (phụ trách tù binh ở Hỏa Lò) là các ông có tra tấn tù binh Mỹ không. Nhưng vì tôi đứng ở góc độ người nước ngoài nên tôi có thể hỏi thẳng phía Việt Nam những câu mà người trong cuộc không hỏi. Ví dụ, tôi đã hỏi phía Việt Nam rằng Việt Nam có giấu tù binh Mỹ hay không, và hỏi trung tá John Harry Yole khi ông này đã về Mỹ, đã có con cái, và đang sống hạnh phúc, rằng: "Bây giờ, khi các con cháu của ông đang vui chơi thế này, nếu ai đó ném bom xuống đầu chúng thì phản ứng của ông ra sao?". Tất nhiên, tôi không chịu trách nhiệm về câu trả lời, nhưng trách nhiệm của tôi là phải đặt ra những câu hỏi tốt nhất để có thể tiếp cận gần nhất với sự thật.
* PV Thanh Niên: Ông tiếp cận với 2 nhân vật là đại úy Bean và trung tá John Harry Yole để họ phát biểu cảm nghĩ sau 16 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Hai phi công ấy có thể đại diện cho những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam ?
- Sự thực là tôi chỉ muốn đi tìm sự thật và công bố sự thật. Về hai người lính Mỹ, tôi không thể khẳng định là họ có thể đại diện hay không đại diện cho những người lính Mỹ. Nhưng khi làm phim, tôi chỉ tìm được hai người này, và họ đã chịu nói trước ống kính những điều mà họ nghĩ chứ không phải những gì tôi gợi ý.
* PV Tuổi Trẻ: Cảnh hai tù binh Mỹ chạy xuống hầm trú ẩn khi nghe còi báo động có máy bay B52 và cảnh tù binh Mỹ vui chơi trong trại giam có phải là cảnh dàn dựng có chủ ý để tuyên truyền không? Đó có phải là hình ảnh được quay tại chỗ không?
- Theo tôi, cũng có một số hình ảnh tuyên truyền, vì lúc đó đang là chiến tranh. Ví dụ, trong tư liệu tôi mua lại của Điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam có cảnh một tù binh Mỹ bị cô dân quân áp giải trên cầu Long Biên, rồi bị cô gái ấn đầu xuống để nhìn những đổ nát do Mỹ gây ra thì đó là hình ảnh có chủ ý rõ ràng. Nhưng trong sự tuyên truyền ấy cũng có sự thật là cảnh đổ nát do chiến tranh gây ra. Bạn hỏi "có phải là hình ảnh được quay tại chỗ" không thì tôi nghĩ đó là những hình ảnh thật, được quay vào đúng lúc ấy. Cảnh hai tù binh Mỹ đã nhảy xuống hầm là có thật, nhưng lúc ấy có máy bay B52 của Mỹ hay không thì tôi không biết, ngoại trừ nỗi sợ hãi của họ. Qua những hình ảnh đó, tôi chỉ muốn nói là những cường quốc lớn cũng có những nỗi sợ hãi. Như vậy tức là tôi cũng có chủ ý tuyên truyền (cười).
* PV Thanh Niên: Mức độ hài lòng của ông với bộ phim này? Nếu được làm lại thì ông sẽ thay đổi thế nào?
- Tôi rất hài lòng về Tù binh ở Hà Nội - Hilton. Bây giờ, vào thời điểm này, năm 2007, nhưng nếu được làm lại thì tôi vẫn sẽ làm như năm 1991.

Y Nguyên
Việt Báo


Đạo diễn Daniel Roussel từng là phóng viên báo Nhân đạo (Pháp) thường trú tại Việt Nam năm 1980-1986. Daniel đã làm nhiều phim tài liệu về Việt Nam như Cuộc chiến giữa hổ và voi với nhân vật chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp, Những người lính mất tích kể về những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, và Tù binh ở Hà Nội - Hilton... Daniel đang ấp ủ dự định làm phim về những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh chống Mỹ và một phim khác về những người lính quay phim của điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh.
 
Chỉnh sửa cuối:

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Thế thời đấy cụ xengheo có biết bài hát trên không hay mới chỉ biết đọc....?
Hồi đấy em biết hát bài này thôi cụ ơi:

Ngồi trên chiéc F4H bay về phía Bắc Việt
Bị dân quân dùng súng máy bắn rơi ngay
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi phố đông

Em chỉ còn nhớ mang máng thế thôi
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em nhớ câu chuyện chị Jande Fonda đến Hà Nội rồi nhẩy lên tháp pháo phòng không nhảy múa, hát hò luyên thuyên với bộ đội phòng không ta :)) - đại khái là theo phe phản chiến ở Mỹ. Chả hiểu sau đó mụ đấy lại quay lại chửi bới cái gì đấy nên cánh truyền thông ta không nói đến mụ này nữa chứ không thì lại là người bạn lớn của nhân dân VN rồi. :))
Bà ấy bênh VN vì lúc đó Mẽo xâm lược VN và bà ấy quay lại chửi VN khi VN "xâm lược" CPC . Sự nhìn nhận của mỗi người mỗi khác. Đó là lẽ thường tình.

P/s vừa thấy hôm vừa rồi cụ Hunxen trả lời phỏng vấn VTV về việc VN khánh thành khu di tích: "địa điểm thành lập Đoàn 125 - tiền thân lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước CPC - quân đội CPC hiện nay" :))
(Đoàn 125 thành lập ngày 12/05/1978, gồm 125 lính người CPC, do ông Hunxen chỉ huy. Địa điểm: Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai)
 
Chỉnh sửa cuối:

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
175
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Thời đấy mấy chú pilot Mẽo ở Hilton Hà Nội hay hát bài này (nhại dân ca Mẽo) em nhớ lại chữ được chữ mất. Để xem ai làm lá chắn sống cho ai nhé:

Lời 1:
Một buổi sáng tôi lái chiếc F4H bắn phá sông Hồng
Đạn phòng không từ bốn phía bắn tôi rơi
Lính Bắc Việt không tham tiền, chạy xôra bắt tôi
Lên xe bò về Hilton sống cô đơn....

Lời 2:
........... (quên mất)
Mỗi buổi sáng, một cốc sữa, 2 bánh gatô
Có chiếu hoa, có chăn màn. Ngày 2 bữa cơm no
Ôi cuộc đời, tù phi công sướng như tiên.

(p/s em kg mò ra tên bài hát gốc bằng tiếng Anh nhưng nó là bài dân ca quen thuộc của Mẽo đấy)
Hí,bài này là ''Red River Valley'' - Thung Lũng Sông Hồng...mấy anh trí thức nhà ta ngày xưa cũng thâm ra phết :))

[video=youtube;fOFVrDAnrGc]http://www.youtube.com/watch?v=fOFVrDAnrGc[/video]
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hí,bài này là ''Red River Valley'' - Thung Lũng Sông Hồng...mấy anh trí thức nhà ta ngày xưa cũng thâm ra phết :))
Cám ơn cụ.

Đúng bài này đấy. Kg biết nó là dân ca hay nhạc mới, lời Việt truyền miệng nên cũng có nhiều "dị bản"... nhưng nội dung đại loại là như vậy. :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top