Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt Nam và hướng sự chú ý của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh của quân đội Liên Xô gồm 250 nghìn người, với sự hỗ trợ không quân đã được điều đến khu vực gần Mãn Châu ở biên giới Xô-Trung. Đồng thời, lãnh đạo Liên Xô đã gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự. Các cố vấn quân sự Liên Xô không chỉ nắm tình hình thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Văn Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà còn ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ đã rơi (vào - FDDinh bổ xung) trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn không tránh được tổn thất. Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra, đã được phía Việt Nam thông qua. Theo lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam. Tướng Obaturov cũng đã gửi các lãnh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và trang thiết bị bằng đường hàng không. Việt Nam đã được viện trợ tên lửa "Grad", trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, tình báo và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.