Dịch tài liệu mật tặng Ofers

Moo Moo

Xe buýt
Biển số
OF-450844
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
585
Động cơ
210,750 Mã lực
Tuổi
47
Cảm ơn cụ chủ, em vừa download xong. Xem ra là rất thú vị.
 

Gez

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-88862
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
3,039
Động cơ
430,840 Mã lực
Cụ doctor76 em nghi là bạn em :)).... Cụ đi xe oto màu đỏ :))
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
5,431
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em sẽ có bài dịch của AN NAM SỬ KÝ của LÊ TẮC, một người Việt sống đúng thời ấy, hầu cụ, Lê Tắc tuy phản
bội tổ quốc theo quân Nguyên, nhưng lại có tác phẩm Sử rất hay.
Hẹn cụ thớt khác.
Theo tư duy mới bây giờ là không phản bội tổ quốc cụ nhé
 

Khùng.

Xe tăng
Biển số
OF-405931
Ngày cấp bằng
21/2/16
Số km
1,060
Động cơ
232,970 Mã lực
Tuổi
107
Cám ơn tâm huyết của cụ chủ rất nhiều.
 

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
7,939
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
Hay quá,em kê ghế đợi đọc tiếp.
 

Lé Xai

Xe tăng
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
1,814
Động cơ
347,019 Mã lực
Chúng ta là những người chiến thắng.

Nếu nói theo Napoleon

Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng.

Em nhìn về lịch sử không phải để phân thắng bại chỉ để rút kinh nghiệm đối nhân xử thế trong tương lai.

Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng không có bạn bè vĩnh cửu chỉ có lợi ích là mãi mãi.

Tài liệu này nó giúp ích phát triển quan hệ Việt - Mỹ hay làm rạn nứt ạ :D

Sau đó chúng ta xét lợi ích có hay không
nếu không em coi như không cần biết.

Em giấu nó đi để tránh mất mặt 1 người trong thời đại này mình coi Họ - Nước Mỹ là bạn là đồng minh .
Thưa cụ, thứ nhất là Mỹ nó ko sợ mất mặt. Nó ko phải dân phương Đông coi nặng mặt mũi, hay đeo mặt nạ lẩn tránh xấu hổ. Thứ hai là nó công khai luôn nhé cụ

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-giai-mat-tai-lieu-ve-chien-tranh-o-viet-nam-2197509.html
 

Lé Xai

Xe tăng
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
1,814
Động cơ
347,019 Mã lực
Thứ ba, 14/6/2011 | 09:43 GMT+7
Mỹ giải mật tài liệu về chiến tranh ở Việt Nam
7.000 trang tài liệu về sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam vừa được giới chức nước này công bố hôm qua.

Tổng thống Lyndon Johnson phát biểu trước binh lính tại miền nam Việt Nam năm 1967. Ảnh: AP.

Tập tài liệu có tên Quan hệ Mỹ-Việt Nam giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện,được công bố 40 năm sau khi nó bị rò rỉ. Tài liệu này do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara yêu cầu soạn thảo năm 1967 nhằm ghi lại lịch sử cuộc chiến ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu - còn có tên là Pentagon Papers - được báo The New York Times đăng tải trên trang nhất năm 1971. Nó cho thấy chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson bí mật cho leo thang xung đột ở Việt Nam và nói dối về hành động của họ trước quốc hội.

Pentagon Papers do Daniel Ellsberg, lúc đó là một nhà phân tích quân sự làm việc cho Lầu Năm Góc, cung cấp cho New York Times. Nó được cho là một yếu tố khiến ông Johnson quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo do công chúng phản ứng ngày càng quyết liệt với cuộc chiến.

Tổng thống Richard Nixon từng ngăn cản việc xuất bản tài liệu này, dẫn tới một phán quyết của tòa án, mở đường cho tự do báo chí. Dù văn bản vẫn được coi là tài liệu mật, phần lớn nội dung của nó đã được đăng tải trong suốt 40 năm qua.

Động thái công bố tập tài liệu này khiến nhiều người suy đoán liệu còn gì có thể khám phá về cuộc chiến đã chia rẽ cả nước Mỹ. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao giới chức Mỹ mất thời gian quá lâu để công bố một trong những bí mật được giữ kém nhất lịch sử, BBC nhận định.

Cục lưu trữ liên bang Mỹ hôm qua chính thức thông báo tài liệu nói trên không còn được coi là mật nữa. Công chúng có thể tự do tham khảo nó trong tháng tới tại thư viện tổng thống Richard Nixon ở bang California.
( nguồn vnexpress.net )


Em cũng muốn đọc nhưng tiếng Anh hạn chế, xin cảm ơn cụ chủ ạ
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
5,309
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Chúng ta là những người chiến thắng.

Nếu nói theo Napoleon

Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng.

Em nhìn về lịch sử không phải để phân thắng bại chỉ để rút kinh nghiệm đối nhân xử thế trong tương lai.

Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng không có bạn bè vĩnh cửu chỉ có lợi ích là mãi mãi.

Tài liệu này nó giúp ích phát triển quan hệ Việt - Mỹ hay làm rạn nứt ạ :D

Sau đó chúng ta xét lợi ích có hay không
nếu không em coi như không cần biết.

Em giấu nó đi để tránh mất mặt 1 người trong thời đại này mình coi Họ - Nước Mỹ là bạn là đồng minh .
Em quote lại để nói rõ thế này.

Chiến tranh là sự sai lầm lớn nhất của loài người.
Em học để ngồi trên bàn đàm phán để tránh các cuộc chiến không học để tàn sát lẫn nhau.

Một học thuyết nào đó có thể cho rằng ( Chiến tranh là sự loại bỏ dân số trên TG ) một cách có chủ đích.

Nhưng kẻ thủ của Tôi - Anh là Ai ?
Với quốc gia Anh : Anh là một người lính sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc
Với gia đình Anh : Anh là một người con - một người chồng - một người cha - sẵn sàng ra đi bảo vệ quê hương và gia đình mình
Với nhân dân của Anh: Anh là một người anh hùng./.

Và Tôi cũng thế với quê hương - gia đình - nhân dân của Tôi.


Chúng ta là người hùng và cũng là kẻ thù trong mắt và quan điểm của người khác.

Tại sao chúng ta cùng quan điểm , cùng lý tưởng , cùng yêu quê hương, chúng ta không phải là BẠN của nhau, tôn trọng nhau, chung sống hòa bình.

Nếu những tia nắng của ánh mặt trời kia không phải là màu đỏ rực mà là màu xanh có lẽ thế giới này sẽ yên bình hơn chăng ?


Tránh mọi cuộc chiến - đàm không đánh là cách mà chúng ta phải học.
Cụ có tài liệu nào hay về việc đó cho em xin.

Chứ không phải thái độ bới móc quá khứ - bằng thủ đoạn để làm mất mặt đối phương.
 

dexom

Xe ngựa
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
29,240
Động cơ
1,000,575 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Tài liệu cho thấy, Hồ Chí Minh đã nhiều lần cố gắng kêu gọi Mỹ giúp đỡ Việt Nam. Thật là cơ hội đáng tiếc:



" Tuy nhiên, thành lập Hiệp Ước 06 tháng 3 thừa nhận một sự thất bại cho Hồ Chí Minh, bởi vì chính sách của ông đã được hướng về việc quốc tế hóa Đông Dương. Hồ ( Chí MInh) nhiều lần mở ngõ cho Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và Trung Quốc, Liên Xô, và Vương quốc Anh 36 / Những lá thư của ông ta trình bày những lời kêu gọi hùng hồn để Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến chương Liên Hợp Quốc, và lý do nhân đạo. Thư cuối cùng được chuyển tiếp đến Mỹ trước Hiệp Ước 06 tháng 3 1946, được tóm tắt trong điện tín sau đây từ một nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội, nhận được ở Washington ngày 27 tháng 2 năm 1946:




“Hồ Chí Minh đưa cho tôi 2 lá thư gửi cho Tổng Thống Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Anh các bản sao y mẫu mà tôi nhấn mạnh là đã được chuyển tiếp cho các chính phủ có tên ở đây. Trong 2 lá thư Hồ Chí Minh yêu cầu [sic] Mỹ là một [trong những thành viên] Liên Hiệp Quốc hỗ
trợ ý tưởng một Việt Nam độc lập hình thức theo như Philippines [sic] để cứu xét trường hợp của Việt Nam, và thực hiện các bước cần thiết để duy trì hòa bình thế giới đang bị đe doạ bởi những nỗ lực Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương. Ông khẳng định rằng Việt Nam sẽ chiến đấu cho đến khi Liên Hiệp Quốc can thiệp để hỗ trợ của Việt Nam độc lập. Kiến nghị được gửi tới các nước quan trọng của Liên Hợp Quốc bao gồm:

Xem xét lai các mối quan hệ Pháp với Nhật, ở chỗ Đông Dương thuộc Pháp bị cáo buộc hỗ trợ Nhật:
Tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 [sic] nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Việt Minh:
Tóm tắt thông tin về cuộc chinh phục Nam Kỳ của Pháp bắt đầu 23 Tháng Chín 1945 và vẫn chưa đầy đủ
Sơ lược về thành tựu của Chính phủ Việt Nam ở Bắc Kỳ bao gồm các cuộc bầu cử phổ biến, bãi bỏ các loại thuế không đáng có, mở rộng giáo dục và việc nối lại càng nhiều càng tốt các hoạt động kinh tế bình thường
Yêu cầu 4 cường quốc: (1) can thiệp và ngăn chặn cuộc chiến tranh ở Đông Dương để làm trung gian giải quyết một thỏa hiệp công bằng và (2) đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hiệp Quốc. Kiến nghị kết thúc với tuyên bố rằng Việt Nam yêu cầu được độc lập hoàn toàn trong thực tế và, tạm thời trong khi chờ đợi Liên Hiệp Quốc có quyết định, Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp. Thư và kiến nghị sẽ được chuyển đến Bộ trong thời gian sớm nhất.” 37/
Ồ thì ra là thế!
Iêm nại cứ tưởng là Cụ không chơi không thân không nhờ vả gì tụi Đế cuốc... :|
 

Babylearn2hack

Xe buýt
Biển số
OF-134890
Ngày cấp bằng
17/3/12
Số km
504
Động cơ
374,431 Mã lực
Nơi ở
Ngôi nhà nhỏ bên dòng sông
Cụ có file PDF ko? e muốn đọc bản tiếng Anh để nâng cao trình độ ngại ngữ tý :D
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
5,309
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Thưa cụ, thứ nhất là Mỹ nó ko sợ mất mặt. Nó ko phải dân phương Đông coi nặng mặt mũi, hay đeo mặt nạ lẩn tránh xấu hổ. Thứ hai là nó công khai luôn nhé cụ

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-giai-mat-tai-lieu-ve-chien-tranh-o-viet-nam-2197509.html
Cụ nhầm rồi.
Hôm qua em tìm đọc lại bài viết của Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, lâu lâu em lại đọc lại.
Mình phải học Ông Cụ nhiều lắm .
Cái gì cũng phải đặt sự Hòa Hiếu lên trên đầu.

Em copy về các Cụ - Mợ cứ tự đọc và ngẫm nghĩ.


Cựu Ngoại trưởng Việt Nam bàn chuyện ứng xử với nước lớn
11 Tháng 5 2010 lúc 12:27
Với Trung Quốc, phải hữu nghị với họ. Hữu nghị thực lòng, hợp tác thực lòng. Những vấn đề còn khác biệt phải tìm cách làm việc với họ. Phải khôn khéo, rất khôn khéo - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nói.

Phải hữu nghị, rất hữu nghị với Trung Quốc


Đỉnh cao của nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện trong ứng xử với các nước lớn. Việt Nam là một nước nhỏ giữa các cường quốc với các mâu thuẫn và lợi ích chồng chéo, đan xen nhau. Bác Hồ đã xử lý rất khôn khéo các mối quan hệ này, cân bằng quan hệ, tận dụng những điểm đồng, giảm thiểu khác biệt với các nước lớn ra sao, thưa ông?

Đúng là Việt Nam anh dũng thật nhưng mình chỉ là nước nhỏ. Bây giờ Việt Nam đã là nước trung bình, hơn 80 triệu dân, nhưng bên cạnh các nước lớn thì mình là nước nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu, tiềm lực quân sự rất yếu. Và Việt Nam chỉ muốn hòa bình, độc lập dân tộc.

Cụ Hồ ứng xử với nước lớn phải nói tuyệt vời: đối với Liên Xô, với Mỹ, với Pháp, với Trung Quốc, những mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, với nhiều động thái rất hay.

Với Trung Quốc, Cụ hết sức tranh thủ. Cụ Hồ đối với Trung Quốc vô cùng tình nghĩa. Cụ biết những tham vọng, ý đồ của Trung Quốc, nhưng theo cách không phải để phê phán, chê trách người ta mà để tìm cách làm thế nào khiến người ta không đụng chạm, làm thiệt hại đến lợi ích của mình.



Cụ rất coi trọng Trung Quốc, kính trọng các lãnh đạo Trung Quốc, làm cho họ hài lòng, từ động thái rất nhỏ như cử chỉ với ông Đại sứ, với những thành viên trong đoàn Trung Quốc sang thăm cũng như khi Cụ sang thăm Trung Quốc, gặp Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, những tướng lĩnh đã giúp Việt Nam trong thời kì chống Pháp... Cụ đối xử thật lòng. Đó là ngoại giao tâm công của Cụ, lấy cái tâm của mình làm cho họ gần gũi với mình.

Sau này, mình để cho quan hệ Việt - Trung trục trặc là mình có lỗi với ông cụ. Mình đã không theo Cụ, nhất biên đảo, ủng hộ Liên Xô. Đáng lẽ theo đúng đường lối của Hồ Chí Minh là mình phải hữu nghị, rất hữu nghị với Trung Quốc.

Tuy họ có ý đồ về biên giới, lãnh thổ, nhưng mình phải có phương pháp để ứng xử.

Giai đoạn mâu thuẫn Xô - Trung căng thẳng, ai cũng muốn lôi kéo Hồ Chí Minh về phía mình, nhưng Cụ luôn giữ một thái độ ôn hòa. Tuy nhiên, đó không phải cân bằng ba phải. Cụ thấy lúc này là phải đoàn kết, luôn cố níu hai "ông lớn" lại với nhau, dù không thể được. Trong thời kì đó, Cụ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ đoàn kết trong các *************.

Với Mỹ, từ năm 1945-1946, thời kì đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cụ cũng đã viết thư cho Tổng thống Mỹ, nêu mong muốn quan hệ với Mỹ.

Với Pháp, Cụ Hồ là người uyên bác về Pháp, hiểu người Pháp, văn hóa Pháp và rất muốn hữu nghị với Pháp. Nhưng đáng tiếc, như đã nói, tầm nhìn của Pháp hẹp quá, họ xem thường Việt Nam và tin sẽ thắng lớn. Nếu họ thuận theo Hiệp định sơ bộ 1946, họ được nhiều, không mất, không bị tổn thương vì thất bại ở Việt Nam, giảm sút ảnh hưởng ở Đông Nam Á...

Có thể nói, đối với với các nước lớn, Cụ biết lắm: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến hóa. Ai cũng quý mến, trân trọng Cụ.

Cụ thực lòng, chứ không phải theo kiểu ngoại giao mà người ta hiểu trong bụng mình giả dối. Cụ Hồ thực tâm muốn hữu nghị, thực tâm hữu nghị.

Trong việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, câu chuyện cụ thể nào mà ông ấn tượng nhất về ngoại giao Hồ Chí Minh, thưa ông?

Rõ nhất là thời kì xung đột Xô - Trung. Trong Đảng, trong nhân dân ta lúc ấy nhiều người thích quan điểm của Trung Quốc. Chín bài xã luận của Trung Quốc đập lại chủ nghĩa xét lại của Khruschev được đọc trên đài phát thanh cho dân. Tại Bờ Hồ khi ấy kín đặc người nghe phát thanh. Dư luận chung như thế. Nhưng Cụ Hồ không bao giờ làm mất sự ủng hộ và cảm tình của Liên Xô với Việt Nam.

Bác giữ quan hệ cực kì tốt. Trung Quốc hài lòng vì chống xét lại là hợp với Trung Quốc. Với Liên Xô, họ không trách được, vì Hồ Chí Minh giữ cân bằng, hài hòa và một thái độ phải chăng, cái phải chăng không phải ba phải, trung dung.

Ngày nay, Việt Nam đã là bạn, là đối tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó láng giềng và nước lớn là những ưu tiên và cũng tập trung nhiều vấn đề phức tạp. Hợp tác nhiều hơn và cạnh tranh cũng lớn hơn, thường xuyên hơn. Trong quan hệ với các nước lớn và khu vực hiện nay, theo ông, chúng ta phải học Bác như thế nào để giữ và bảo vệ cho được lợi ích dân tộc?

Học cụ Hồ trước hết là bài học về hòa hiếu. Bảo vệ độc lập chủ quyền là việc mình luôn phải làm. Bảo vệ như thế nhưng mình luôn phải nghĩ tới chữ hòa hiếu.


Trong ASEAN cũng vậy. Đôi khi Việt Nam và các nước có va chạm lợi ích, mình phải bảo vệ lợi ích của mình, nhưng cũng phải giữ được đoàn kết, hợp tác trong ASEAN. Đó là cái quan trọng.

Với các nước lớn, đừng làm mất lòng họ. Bác Hồ không bao giờ làm mất lòng các nước lớn. Mình phải tranh thủ, biết cái yếu của mình. Xưa kia cha ông cầu phong bên ngoài, bên trong vẫn giữ cái độc lập, tự chủ của mình.

Đừng làm cho nước lớn phật ý bởi những điều không đáng. Những gì buộc phải làm thì mình làm, còn cái gì không đáng thì mình nên điều chỉnh liều lượng. Ví dụ, quá khứ chiến tranh không cần khới lại nhiều nữa, nên bớt đi. Đó là vết sẹo, đụng vào lại đau, lại xót...


Với các nước lớn, mình phải coi trọng, vì họ hay để ý lắm. Nước nào cũng để ý chuyện mình có làm gì cho họ mất mặt, cho họ bực mình, khó chịu, nghi ngờ. Mình phải hết sức tìm cách tránh.

Biển đảo, chủ quyền: đấu tranh bảo vệ bằng mọi hình thức



Song song với câu chuyện hợp tác, hòa hiếu, thì việc đấu tranh để giữ cho được lợi ích chính đáng của dân tộc mình cũng là yêu cầu. Ứng xử như thế nào trong đấu tranh mà vẫn giữ được hòa hiếu?


Đó là điều cần học Hồ Chí Minh. Mình vẫn giữ được lợi ích của mình, bảo vệ công dân của mình mà vẫn không làm ảnh hưởng đến quan hệ chung, ảnh hưởng đến hữu nghị, hợp tác chung.

Những vấn đề lớn đụng đến biên giới, lãnh thổ, hải đảo, thềm lục địa... mình phải kiên quyết đấu tranh, không thể không được.

Trong thế giới này, càng hội nhập thì đấu tranh lại càng tăng. Nhưng cũng cần hợp tác. Và vì thế, càng cần nghiên cứu, học tập Hồ Chí Minh.

Mình nói học tập đạo đức Hồ Chí Minh nhiều, nhưng thực chất thì còn học ít lắm.

Cụ thể, trong bối cảnh hiện nay, theo ông, với Trung Quốc, với Mỹ, ASEAN, ta nên ứng xử như thế nào?

Với Trung Quốc, phải hữu nghị với họ, bằng mọi cách. Hữu nghị thực lòng. Hợp tác thực lòng.

Những vấn đề về chủ quyền, biển đảo thuộc về lợi ích quốc gia tối thượng thì mình phải quyết liệt, không để mất được. Quyết liệt nghĩa là mình phải làm bằng mọi hình thức.

Mặt khác, phải hết sức hữu nghị, đừng nói những gì xúc phạm để đến mức không nhìn nhau nữa, không bắt tay lại được với nhau, hoặc dẫn tới mức thù địch như trước đây thì nguy hiểm.

Cách tốt nhất là tìm cách làm việc, bàn bạc với họ. Và phải tránh đừng để xảy ra đổ máu. Họ là nước lớn, dễ là người gây chuyện, còn mình là nước bé, Việt Nam không bao giờ gây sự. Chiến tranh thì dân khổ. Vì thế, mình phải khôn khéo, rất khôn khéo.


Đây là việc nhức đầu nhất, nói thì dễ nhưng làm không dễ.



Với Mỹ
, 35 năm chiến tranh đã qua, bây giờ rõ ràng mình phải quan niệm, Việt Nam là nước nhỏ, không phải là đối thủ của Mỹ. Việt Nam chỉ là mắt xích trong quá trình tranh giành giữa hai phe. Người Mỹ đã sai lầm khi đánh sang Việt Nam dẫn tới thất bại.

Cũng như với Trung Quốc, mình đừng làm gì mất mặt Mỹ. Dù sao đó cũng là vết thương của người Mỹ. Cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam cho biết họ ân hận lắm vì đã tham chiến.


Lúc này không phải là lúc mình đặt vấn đề tội lỗi, hay trách nhiệm chiến tranh. Những vấn đề như chất độc da cam, bồi thường chiến tranh, phải để lại sau. Họ chưa thể nào làm bây giờ. Phải hiểu cái thế của nước lớn. Nhưng đây là món nợ lương tâm mà không một chế độ, một nước nào có thể lãng quên được. Nước Nhật cũng phải 50 năm sau... Mình nuôi vấn đề này nhưng không nóng vội.

Với Mỹ, phải tranh thủ kinh tế, khoa học kĩ thuật của họ, tranh thủ nhiều mặt.


Với Nga, mình cũng phải tranh thủ, nhưng cũng cần hiểu họ không quan tâm nhiều tới khu vực này. Họ lo chính là Trung Á, SNG, mảng với các nước lớn khác.

Với châu Âu, mình phải làm tốt hơn vấn đề dân chủ, nhân quyền, điều các nước quan tâm. Vấn đề ở cách mình làm thôi, chứ trên thế giới này, chẳng nước nào dân chủ hơn ai. Như Mỹ, sau sự kiện 11/9, họ an ninh tăng cường; Bộ trưởng Ngoại giao đi họp còn khám từ đôi giày trở đi. Lợi ích của họ, họ phải lo giữ. Vấn đề an ninh của mình mình phải lo, không thể bỏ được. Nhưng phải công khai. Cái gì tránh được thì hết sức tránh.

Nhìn chung, lúc này, thế của nước mình thuận lắm, mà càng như vậy càng phải học Bác Hồ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,697
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ồ thì ra là thế!
Iêm nại cứ tưởng là Cụ không chơi không thân không nhờ vả gì tụi Đế cuốc... :|
Không cụ ạ, thậm chí ông Cụ đã nhiều lần cố thuyết phục Mỹ giúp đỡ Vn, nhưng đáng tiếc là Tổng tống F.D. Roosevelt lại hơi chần chừ, sau này H.Truman lên thay, thì H.Truman đã thay đổi thái độ.
Với Pháp, Cụ cũng đã cố hòa hoãn, đã chấp nhận Vn là một nước Độc lập trong Liên Hiệp Pháp, nhưng Pháp đã bỏ mất cơ hội.
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
5,309
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Em hoanh nghênh Cụ chủ thread dịch tài liệu cho mọi người.
Em chỉ muốn nói về quan điểm của bản thân em/

Em luôn tin rằng một quốc gia muốn phát triển dân trí của quốc gia đó phải phát triển.
Không thể có việc trong gia đình - Bố Mẹ muốn đoàn kết với hàng xóm - thêm bạn bớt thù .
Con cái lại đi phanh phui những việc quá khứ làm mất mặt Họ.

Người có tri thức thực sự sẽ biết nhún nhường không làm mất mặt người mình sẽ kết bạn, đặc biệt không bới sâu thù oán.
Cái gì quên được thì mình quên đi.

Phải hiểu và đánh giá đúng mqh trong từng thời điểm để có cách ứng xử tốt nhất có lợi cho VN.
 

dexom

Xe ngựa
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
29,240
Động cơ
1,000,575 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Không cụ ạ, thậm chí ông Cụ đã nhiều lần cố thuyết phục Mỹ giúp đỡ Vn, nhưng đáng tiếc là Tổng tống F.D. Roosevelt lại hơi chần chừ, sau này H.Truman lên thay, thì H.Truman đã thay đổi thái độ.
Với Pháp, Cụ cũng đã cố hòa hoãn, đã chấp nhận Vn là một nước Độc lập trong Liên Hiệp Pháp, nhưng Pháp đã bỏ mất cơ hội.
Nếu mà Vn độc lập trong Liên hiệp Pháp (các nước nói tiếng Pháp!??) thì bây giờ dân mình có khi đã sướng cụ nhỉ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,697
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nếu mà Vn độc lập trong Liên hiệp Pháp (các nước nói tiếng Pháp!??) thì bây giờ dân mình có khi đã sướng cụ nhỉ?
Vâng, ông Cụ có tầm nhìn đấy, đáng tiếc là các nước lớn lại bỏ qua nhiều cơ hội. Thế mới thấy vận mệnh nước ta long đong.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
6,879
Động cơ
943,369 Mã lực
Cám ơn cụ Đốc tờ. E tải về rảnh đọc dần.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top