[Funland] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tàu chiến Pháp trên sông Sài Gòn, ảnh do Emile Gsell chụp năm 1866

8446371231_3a5741aa2a_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, 1867, ảnh của John Thomson

14768228946_044acdb50d_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, 1866, ảnh của Emile Gsell , cùng góc chụp với John Thomson
8446368825_5c9c81a31c_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, 1866, . Bên trái là rạch Bến Nghé , phía xa góc 11h là nhà thờ đầu tiên của Sài Gòn


8447450138_37c87da835_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tranh vẽ năm 1863 - Lễ khánh thành ngôi nhà thờ xây dựng đầu tiên tại Sài Gòn (khu đường Nguyễn Huệ sau này), dân Hoa Kiều rất nhiều

7213295214_0b7663f751_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đồng mồ mả 1867
Cánh đồng mả là tên người Pháp gọi toàn bộ khu vực đất cao của Sài Gòn -Chợ Lớn mà từ cả mấy trăm năm dân cư ở đây đã dùng làm nơi chôn cất , chạy dài suốt từ phía Sài Gòn vào trong Chợ Lớn, nơi đây còn có khu Mả Ngụy hay mả Biền Tru, là mộ của 1.800 người trong thành Sài Gòn bị Minh Mạng chém chết sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt


14790903235_095956825d_o.jpg


 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tàu chiến Pháp trên sông Sài Gòn, 1866

8447443062_4774b818bb_o.jpg
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Hay quá. Cảm ơn cụ doctor76
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,728
Động cơ
515,841 Mã lực
Đánh dấu bài hay,.. rảnh e đọc, tks cụ chủ
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,355
Động cơ
334,284 Mã lực
An-nam mình cũng được gọi là đế-quốc rồi.
Mà những tên người để dấu sao **** là sao hả thớt?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
An-nam mình cũng được gọi là đế-quốc rồi.
Mà những tên người để dấu sao **** là sao hả thớt?
Cái đó là do diễn đánh tránh phạm húy chứ không phải bản dịch cụ ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VII

Thám hiểm Mỹ Tho -Kế hoạch tấn công- Thành An Nam bị bao vây trên đất liền và từ mặt sông Cambodge- Chương trình hành quân vẫn được duy trì mặc dù dịch tả, sốt rét, kiết lỵ, chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo; tàu di chuyển khó khăn, cọc cừ đóng dài cả dặm; thành đồn trang bị hỏa lực rất mạnh và địch biết sử dụng thành thạo- Sau khi thành Mỹ Tho bị đánh chiếm, mùa mưa bắt đầu ác liệt-Các cuộc hành quân phải hoãn lại.

Các lực lượng hải quân, công binh, pháo binh, tổng hành dinh thay phiên nhau thăm dò sông Cambodge từng giờ một và đồng thời thám thính vùng ven biên Mỹ Tho.

Có hai con rạch nối liền sông Vàm Cỏ Tây và thành phố Mỹ Tho. Một trong hai con rạch đổ thẳng vào sông Cambodge, đó là kênh Bưu điện, kênh này trong các báo cáo thời ấy mang tên An Nam là Rạch Vũng Gù (tức Sông Bảo Định, là thủy lộ nối liền rạch Vũng Gù với rạch Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, sông này chỉ là một con mương đào (hào), đến năm 1819 được vua Gia Long cho nạo vét và nó trở thành con kênh đào đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Thời Pháp thuộc, sông Bảo Định lại là con kênh đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới để nâng cấp dòng chảy). Con rạch thứ hai là kênh Thương mại (nguyên văn Arroyo Commercial). Kênh Thương mại chảy vòng xa hơn kênh Bưu điện nhưng cũng đổ vào sông Cambodge, cách Mỹ Tho chừng 8 dặm về phía thượng lưu, tức thuộc vùng hậu tuyến thành Mỹ Tho. Kênh Thương mại nối dài với con kênh huyết mạch là kinh Tàu Hủ tạo ra đường lưu thông buôn bán nối liền các vùng phì nhiêu thuộc tỉnh Mỹ Tho và Sài Gòn. Nếu dùng làm đường chiến lược để đánh Mỹ Tho thì kênh Thương mại thuận lợi hơn kênh Bưu điện. Kênh Thương mại không giống với kênh Bưu điện vì kênh Bưu điện khi gần đến thành Mỹ Tho thì trở nên hẹp và hướng thẳng vào thành, các pháo hạm nhỏ trở nên quá lộ liễu khi tiến gần đến thành địch. Tốt nhất là đặt vài tàu nhỏ trên kênh Thương mại để chặn đường rút lui của địch trong khi ta dùng kênh Bưu điện để tấn công. Kênh Thương mại không có đập chắn cũng không cắm chông, cũng không quân đồn trú ; nhưng kênh lại cạn, cỏ nhiều rất vướng, các phương tiện vận tải đường thủy của ta không sử dụng kênh này được.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rốt lại chỉ còn kênh Bưu điện. Quân địch làm đập chắn và phòng thủ rất chặt chẽ kênh này, vì biết đây là đường nước sâu nhất mà các pháo hạm bọc thép của ta có thể dùng để tấn công vào thành. Trinh sát và phúc trình của các toán trinh sát đều cho biết có rất nhiều đập chắn ngang, các đồn canh lại trang bị khí giới hùng hậu, rồi đây quân ta bắt buộc sẽ phải gặp sức kháng cự mạnh mẽ. Ðường cái từ sông Vàm Cỏ đến Mỹ Tho thì người An Nam đã phá hỏng không còn sử dụng được nữa, cầu bắc qua các kênh nhỏ đã bị phá sập. Ðường cái có 7 kênh nhỏ cắt ngang, đường vòng như hình cánh cung mà dây cung là con kênh Bưu điện.

Vì vậy là trên bờ, dưới sông hay trên mặt biển, tất cả đều cho thấy chuyến này đánh vào thành Mỹ Tho là một việc khó khăn và nhiều rủi ro. Nhưng sau khi ta phá hết đập, hạ hết các đồn canh giữ trên kênh Bưu điện, các pháo hạm bọc thép sẽ có thể dùng kênh này để tiến đánh thành Mỹ-Tho. Các cỗ pháo nòng có khía đem đặt trên tàu sẽ giữ vai trò giống như đại pháo do ngựa kéo, hai bên bờ sẽ có bộ binh yểm trợ. Khi các toán quân viễn chinh tiến gần tới thành thì biết đâu nhờ may mắn ta sẽ gặp một con nước lớn bất ngờ trên sông Cambodge để có thể đưa cả hạm đội tới gần để đánh thành địch ngay trước mặt và cả bên hông thành (trận này trực tiếp phó thủy sư đề đốc Charner chỉ huy)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kế hoạch chiến thuật được quyết định như vừa kể, và ngày 26 tháng 3, đại úy hải quân Bourdais, từ 15 ngày nay đóng nút chặn tại cửa kênh Bưu điện nhận được lệnh bắt đầu hành quân đánh Mỹ Tho và phải bắt đầu phá ngay các đập đầu tiên. Pháo hạm lớn Mitraille, đại úy Duval chỉ huy; pháo hạm số 18, đại úy Peyron chỉ huy; pháo hạm số 31, đại úy de Mauduit Duplessix chỉ huy; đại đội quân đổ bộ theo tàu Monge do đại úy de la Motte-Rouge chỉ huy; 200 lính hải quân đổ bộ (thuộc các đại đội 2 và 5, do hai đai úy Proubet và Hanès dẫn đầu); 30 lính Tây Ban Nha do trung úy Maolini chỉ huy; 1 khẩu sơn pháo và 10 pháo thủ phụ trách cỗ pháo này thuộc chiến hạm Impératrice-Eugénie giao cho thiếu tá Bourdais sử dụng và chỉ huy. Ðại úy công binh Mallet và đại úy tư lệnh Haillot được biệt phái thêm cho đoàn quân xuống đánh Mỹ Tho.

Thủy sư đề đốc giao xuống cho đại úy hải quân Bourdais những chỉ thị của ông liên quan đến cuộc hành quân và nhất là cách phải đối xử như thế nào khi ra mắt phó vương An Nam (tức là Nguyễn Tri Phương) :

- Ông phải nói với phó vương An Nam trấn giữ thành Mỹ Tho, khi trao thư tôi cho ông ta, rằng ông ta phải để ta chiếm giữ thị trấn này và cả vùng tứ giác mà ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây, kênh Bưu điện, kênh Thương mại và sông Cambodge, mà không được phép làm khó dễ gì hết ; ông ta phải tuân theo điều chúng ta đòi hỏi không được trì hoãn hay chậm trễ vì bất cứ lý do gì.

- Nếu ông ta muốn về Sài Gòn, ông cứ cấp cho ông ấy một tờ giấy thông hành. Ông ta sẽ được đối đãi trọng thể. Nếu ông ta muốn đầu thú sang hàng ngũ của ta, ông ta sẽ được giữ nguyên tước phong, nhưng phải trở về ngạch dân sự. Nếu ông muốn rút lui an toàn trên lãnh thổ An Nam thì ta sẽ cấp cho phương tiện.

- Ông hãy thận trọng khi thám sát và lúc tiến về Mỹ Tho. Ông đừng quên là nếu bất cứ một người nào của ta bị địch bắt làm tù binh tức là một sự thất bại của ta ; ngay cả lọt vào tay họ sống hay chết cũng thế. Mặc dù khi ông yết kiến vị phó vương cũng không được phép quên mục tiêu tối quan trọng của ta là chiếm Mỹ Tho (27 tháng 3 năm 1861).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vị chỉ huy Bourdais tìm cách đưa tàu vượt kênh Thương mại trong suốt những ngày 27, 28, 29, và 30 tháng 3. Các pháo hạm bị lún bùn và bị cỏ quấn ; càng ngày tàu càng gặp nhiều khó khăn, quả thật phải công nhận là kênh Thương mại không thể nào dùng để đưa tàu đến Mỹ Tho được. Vì thế vị chỉ huy Bourdais phải dồn tất cả lực lượng dưới quyền ông vào kênh Bưu điện. Ngày 1 tháng 4, ông đã tập hợp hết tàu bè của ông vào kênh này.

Tàu Mitraille, sau nhiều lần tìm cách vượt kênh Thương mại không xong thì nhận được lệnh trở về kênh Bưu điện. Tàu Mitraille khi vào Kênh Bưu điện phá được hai đập đầu tiên trong kênh này. Trung úy hải quân Gardoni, hai đêm trước đó cũng đã tìm cách tiến được đến đập thứ ba nhưng chạm trán với 2 đồn trấn giữ nằm hai bên bờ ; đạn bắn chéo từ hai đồn làm cho tàu không tiến lên được nữa.

Ngày 1 tháng 4, hai đoàn do thám trên bờ xác định vị trí hai đồn này. Tức thời pháo binh kéo súng nã vào : nhưng vị trí vẫn còn cách xa 1.200 thước nên không biết rõ kết quả. Hôm sau, ngày 2 tháng 4, Tàu Mitraille tiến lên, theo sau là tàu Alarme ; nhưng tàu Mitraille lại bị mắc cạn cách đồn thứ nhất 400 thước và làm nghẽn đường tiến của tàu Alarme phía sau. Tuy vậy, kênh còn đủ rộng để các pháo hạm số 18, 31 và 20 len qua được. 3 pháo hạm tiến đến sát đồn địch, khoảng cách chỉ còn bằng tầm súng ngắn cầm tay, chỉ trong mấy phút là khống chế được đồn này.

Cả 2 đồn (đồn thứ nhất và đồn thứ hai), xây cất trên bùn, xung quanh có hào, nước sâu đến 2 thước Mỗi đồn có đục 12 lỗ châu mai. Các khí giới phòng thủ phụ thuộc gồm có bàn chông, cọc nhọn và nhất là chung quanh đồn lại đầy bùn lầy lội, vì thế không thể nào đánh thẳng vào được. Từ xa ta chỉ biết nã pháo vào đồn. Ðồng thời, tuy dưới làn đạn của địch từ trong đồn bắn ra, ta vẫn phá thêm được 2 đập (đập thứ ba và thứ tư). Trong trận này, đại úy hải quân Bourdais giương cờ chỉ huy của mình trên pháo hạm số 18. 2 tàu Mitraille Alarme, mặc dù một bị mắc cạn một bị nghẽn không lên được, nhưng cả hai đã dùng hỏa lực để góp phần vào chiến thắng ngày 1 tháng 4.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ta mất suốt 2 ngày, ngày 2 và 3 tháng 4, để phá đập. Ðịch cho nhấn chìm nhiều sọt đá dưới đáy kênh, quân lính phải mò lên từng tảng một. Cọc nhọn và cừ bằng thân cau cắm rất sâu dưới lòng kênh, ta phải dùng cần trục để nhổ lên. Ðể nhổ cọc ta đóng giàn thật chắc trên bờ, sau đó luồn dây xích sắt qua ròng rọc để buộc cừ cọc ngập trong bùn rồi kéo lên. Quân ta phải lội xuống kênh, bùn ngập ngang người, phần phía trên phơi ra nắng nóng bỏng. Dịch tả lan tràn trong đoàn quân viễn chinh. Người nào không bị dịch tả thì bị sốt rét hoặc kiết lỵ. Từ lúc ta dùng đại pháo để hạ các đồn xong thì ngày đêm quân lính phải ra sức vét kênh, nhất là khi nhìn họ làm việc lom khom rét cầm cập dưới bầu trời thiêu đốt, ta thấy rằng sức nhẫn nại của họ đang thúc giục ta phải đánh thành Mỹ Tho càng sớm càng hay. Người nào ngã xuống thì cho các sà lan dùng chở ngựa đem họ về tàu MitrailleAlarme, bị mắc cạn và kẹt ở phía sau từ ngày 2 tháng 4.

Ngày 3 tháng 4, đập phá xong, ba pháo hạm bọc thép tiến lên, được 20 phút lại chạm trán và bắn nhau với một đồn khác (đồn thứ ba) nằm phía bờ bên trái. Ngay phút đầu viên chỉ huy An Nam trong đồn bị thương văng mất một bên vai. Sức phòng thủ liền giảm đi, đồn bị ta hạ, địch bỏ chạy. Ðại đội 2 của ta chiếm lấy đồn. Ðồn có 4 lỗ châu mai dùng canh giữ 2 đập cắm cọc và cừ nhọn (đập thứ năm và thứ sáu); đồn địch nằm vào khoảng giữa 2 đập. Ðập thứ nhất cũng giống như các đập trước đây, tức cắm bằng thân tre và thân cây cau vạt nhọn; xa hơn một chút là một thuyền chiến chở đầy đất mà địch đem đánh đắm giữa kênh. Khoảng giữa hai đập thứ năm và thứ sáu có neo 25 chiếc bè chất đầy lưu huỳnh và bùi nhùi. Vị trí này là nơi hai dòng nước trên sông Vàm Cỏ và Cambodge gặp nhau, nên bùn đất dồn lại, đáy kênh rất cạn; ngay khi nước lớn cũng chỉ sâu một 1,5 thước. Chiếc thuyền chiến thì địch đánh đắm ngay vào nơi 2 dòng nước gặp nhau.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi đồn thứ ba bị hạ, vị chỉ huy Bourdais liền ra lệnh cho đại úy Duval nội trong ngày mang tàu Mitraille quay về báo cáo tin chiến thắng của quân viễn chinh với vị tổng tư lệnh chỉ huy, đúng theo chỉ thị ông nhận lãnh trước khi hành quân. Ðại úy Bourdais báo cáo rằng ông đã chiếm được 3 đồn, phá được 5 đập ; và chậm nhất là ngày 5 tháng 4 sẽ phá xong đập thứ sáu để tiến lên ; ông cũng đã đi được nửa đường từ sông Vàm Cỏ đến sông Cambodge. Viên sĩ quan lãnh trọng trách mang báo cáo sơ khởi về Sài Gòn cũng gặp nhiều khó khăn. Tất cả sông rạch ông phải đưa tàu đi đều tùy thuộc vào thủy triều lên xuống, khi nước ròng thì nhiều nhánh cạn khô.

Nếu 3 pháo hạm cứ tiếp tục liều lĩnh tiến lên mà không có bộ binh yểm trợ, ít nhất từ một trong hai bên bờ, sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Hai bên sườn pháo hạm thường chạm với cây rừng mọc hai bên bờ kênh ; địa thế ta không biết rõ ; địch quân lại gia tăng thêm sức chống trả. Ta đang lâm vào một giai đoạn thật nguy hiểm trên đường tiến đánh Mỹ Tho. Ngày 4 tháng 4, từ Sài Gòn ta hối hả thành lập một đội quân tăng viện, nhờ hộ tống hạm Echo do đại úy de Vautré chỉ huy đưa xuống. Ðạo quân tăng viện gồm 200 lính bộ binh do hai đại úy Lafouge và Azières dẫn đầu ; 100 thủy quân, 2 đại đội thủy quân lục chiến, 2 cỗ đại pháo nòng 4, 2 khẩu sơn pháo nòng có khía trang bị đầy đủ thùng bọc và xe đạn, nhưng không có ngựa kéo, tất cả do đại úy Amlaudrie du Chauffaut dẫn đầu ; một đội công binh biệt phái gồm 50 người do đại úy Bovet cầm đầu và thiếu úy hải quân Amirault biệt phái sang công binh làm phụ tá. Thiếu úy Mahieu của công binh cũng đi theo, viện binh có chở thêm 20.000 viên đạn trừ bị cho bộ binh. Ðoàn quân viễn chinh trở nên khá đông và quyền chỉ huy chuyển sang tay của đại úy hải quân Le Couriault du Quilio, ông là sĩ quan tùy tùng của chính thủy sư đề đốc. Vị chỉ huy tiểu đoàn công binh là Allizé de Matignicourt làm phụ tá điều khiển tổng hành dinh cho vị chỉ huy mới tức là Le Couriault du Quilio. Hai hôm sau tức ngày 6 tháng 4, lại có thêm nhiều toán quân tăng viện nữa do đại úy hải quân Desvaux chỉ huy và hướng dẫn đưa từ Sài Gòn đến Rạch Vũng Gù. Ðồng thời trung úy bộ binh Guilhoust ở Thủ Dầu Một cũng được lệnh đem theo xuống tàu 3 cỗ sơn pháo và trực chỉ Mỹ Tho (1 đại đội Hải quân đổ bộ, đại đội 7, đại úy Galache chỉ huy ; 2 súng cối cỡ nòng 16 và 200 quả đạn cho mỗi khẩu, trung úy pháo binh Savilly trách nhiệm chỉ huy; hỏa tiễn chiến thuật ; 1 tàu sa-lúp trang bị một súng cối nòng 15 do trung úy hải quân Vicaire chỉ huy; pháo để phá các đập chắn; các tấm tôn để sửa chữa các pháo hạm bọc thép bị thủng. Trung úy hải quân Delassaux, giữ vai trò quản lý toán hải quân đổ bộ đi cùng tàu với vị chỉ huy là Desvaux).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 4 tháng 4, phó thủy sư đề đốc Charner ra huấn thị cho viên chỉ huy mới của đoàn quân viễn chinh đi đánh Mỹ Tho như sau :

- Tôi giao cho ông thống lãnh đoàn viễn chinh đi đánh Mỹ Tho...Sau khi được báo cáo tình trạng hạm đội của ta trong kênh, và địa thế xung quanh thành Mỹ Tho, ông liệu xem có đủ sức đánh chiếm Mỹ Tho không, hay ông cần thêm yểm trợ nữa ? Ông hãy cân nhắc và hành động thật cẩn thận không để xảy ra một rủi ro nào. Theo tình báo của người An Nam cho biết thì xung quanh thành có nhà dân vì thế ông có thể dùng cho quân ta ẩn nẩp và đặt một giàn pháo để phá thành nếu cần. Nếu ông thấy ta có thể đào mương để tháo nước trong hào chung quanh thành thì hãy thực hiện vào ban đêm, chuyện này cũng không phải là khó khăn lắm. Ðây là một vấn đề phải nghiên cứu tại chỗ. Nếu vị phó vương đề nghị thương thuyết với ông, ông sẽ trả lời rằng phải để ông chiếm thành rồi mới nói chuyện. Không một phút nào ông được phép quên là ông đang liên hệ với một con cáo sẵn sàng đánh lừa ông.

Và ngày 6 tháng 4 :

- Ông xem thử có thể đưa các pháo hạm bọc thép vượt qua các địa thế mà ông đã thấy để vào sông Cambodge hay không ? Rất có thể ông còn phải phá thêm nhiều đập nữa, và cũng có thể còn nhiều ghe thuyền địch đánh chìm để làm tắc ngẽn dòng kênh. Chưa nói đến là các pháo hạm bọc thép của ta sẽ còn gặp khó khăn vì nước cạn. Tuy nhiên, đáy kênh là bùn nên các pháo hạm có thể vừa cày sâu xuống bùn khoảng 30 cm mà vẫn có thể tiến lên được.

- Người ta cho tôi biết ở Mỹ Tho có nhiều thuyền chiến rất tốt, có thể quân An Nam đem vài chiếc ra chống với ông. Vì thế phải cẩn thận. Hủy diệt được các thuyền này là điều hết sức mừng cho ta ; nhưng nếu bắt được các thuyền này thì lại còn tốt hơn ; mục đích là cắt phương tiện rút quân của địch. ‘’Tàu Lily và tàu Sham-Rock, vắng mặt từ tám hôm nay, sẽ không tham gia vào lực lượng của ông. Ý định của tôi là sau khi tiếp tế cho các tàu này xong sẽ cho hai pháo hạm giúp sức cố tìm đường để lọt vào sông Cambodge.

- Ông cũng chịu khó để ý xem có thể thử đem 2 tàu Mitraille Alarme vào sông Cambodge được không? Nước thủy triều có thể giúp sức thêm. Ông xem thử ta có thể dùng 2 thuyền buồm đáy bằng kéo pháo hạm giống nhự ngựa kéo để giúp pháo hạm thêm sức lướt lên hay không?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong khi đó vào ngày 5 tháng 4, sau khi đã phá xong các đập thứ năm và thứ sáu (ngày 3, 4, và 5 tháng 4), hạm đội của thuyền trưởng Bourdais, khi đó vẫn còn dưới quyền chỉ huy của ông và đưọc tăng cường thêm pháo hạm số 16 do đại úy Béhic chỉ huy, đã tiến tới một đập nữa (đập thứ bảy). Lần đầu các tàu gặp địch quân chống trả từ hai bên bờ cùng một lúc ; quân địch bắn xuống, các pháo hạm bắn trả thì quân xung kích biến mất. Ðây là một cảnh cáo cho ta. Quân ta tìm thấy một xác chết trên bờ và nhiều vết máu. Một đại đội hải quân đổ bộ (đại đội 2) dừng quân và đóng tại địa điểm nơi 2 dòng nước gặp nhau để làm quân yểm trợ, vừa để chống trả quân An Nam thường tấn công lẻ tẻ ban đêm.

Lúc này thì bộ binh của ta 2 bên bờ, vừa bị quân số thu hẹp, vừa phải cực nhọc phá đập nhổ cừ, nhổ chông, kiệt sức vì bệnh kiết lỵ, dịch tả và sốt rét, nên không còn đủ sức yểm trợ cho pháo hạm dưới sông nữa. Họ trông chờ đám quân tăng viện từ Sài Gòn đưa xuống để tiếp sức bảo vệ các pháo hạm ; ngoài công tác bảo vệ, quân tăng viện còn phải trinh sát để hướng dẫn pháo hạm, xác định vị trí đồn địch để tránh khỏi bị phục kích bất ngờ. Nhưng việc thực hiện thật khó khăn, nhiều khi không làm nổi : vì bọn gián điệp nói láo, hoặc hai bên nói với nhau không hiểu.

Tình báo do người An Nam cung cấp (chỉ dẫn rất đúng) là bên tả ngạn chỉ có một kênh phụ, trong khi đó bên hữu ngạn có đến năm con rạch vừa lớn vừa nhỏ đổ vào Rạch Vũng Gù. Khi cách thành Mỹ Tho 2.000 thước, con đường cái quan dọc bờ kênh có thể đắp lại và dùng được. Vì vậy quân ta quyết định tiếp tục hành quân theo bờ bên trái, sau đó khi gần đến Mỹ Tho sẽ đổi sang bờ bên phải.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhóm quân tăng viện từ Sài Gòn đi theo tàu Écho đổ bộ sáng ngày 5 tháng 4 ở ngã ba sông Vàm Cỏ và sông Rạch Gù (tức sông Bảo Định) ; địa điểm này do chiến hạm Rhin trấn giữ. Ngay ngày hôm sau, đại đội 2 bộ binh và thủy quân lục chiến được cho xuống các sa-lúp do pháo hạm số 22 kéo theo ; di chuyển thường chậm vì cừ cọc khi phá đập vẫn còn nổi lều phều làm tắc nghẽn nhiều nơi trong kênh Bưu điện. Gặp chỗ đáy cạn, pháo hạm phải tháo bỏ các ghe sa-lúp để vượt qua trước, còn ghe sa-lúp cứ thả trôi theo dòng nước. Mặc dù bị mắc cạn nhiều lần, nhưng bộ binh và thủy quân lục chiến cũng đến được vị trí đập thứ tám vào lúc 3 giờ chiều. Ðại đội trưỏng Allizé liền ra lệnh đổ bộ và tiến lên theo bờ phía trái. Ðại đội 10 thủy quân và 50 lính Tây Ban Nha do trung úy Maolini chỉ huy cũng nhập chung trong đám quân này. Ðất mềm, sình lầy, cây cối chằng chịt, thân dẻo lại gai góc, ngựa và la không tiến lên được, các ổ súng cối mang theo đành phải khuân vác trên vai. Cứ 4 cu li mang một cỗ súng, 4 cu li khác thì vác bàn bắn, 2 cu li khiêng một thùng đạn. Cứ chia nhau như vậy và họ đi thật nhanh.

Các pháo hạm theo sau cách khoảng độ 100 bước : nhưng pháo hạm mới tiến lên được 500 thước lại phải dừng lại vì thân cau địch chặt và ném ngổn ngang dưới kênh. Vừa dừng lại thì đồn địch (đồn thứ tư) bắn túa ra ; ta cũng không biết vị trí đồn chỗ nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top