Thủy sư đề đốc nghe Ðại tá Tây Ban Nha, cựu chỉ huy trưởng Sài Gòn, phúc trình về các công tác của mình ; vị đại tá này vừa chấm dứt nhiệm vụ phòng thủ Sài Gòn suốt trong một năm qua. Thủy sư đề đốc cùng với các vị chỉ huy công binh và pháo binh đi xem xét cánh đồng Kỳ Hòa và sau đó ông cũng đi quan sát đường giới tuyến phòng thủ do chuẩn đề đốc Page vạch ra từ kênh Avalanche cho đến đồn Cây Mai ; ông muốn biết chắc đường giới tuyến này đất phải khô, khả dĩ có thể dùng cho pháo binh, mặc dù trên cánh đồng mênh mông của đường giới tuyến có nhiều ụ đất và hố nhân tạo. Sau khi quan sát, và thấy rằng với phương tiện hết sức dồi dào của đạo quân viễn chinh hiện nay, ông có thể đánh bọc hậu bất ngờ quân An Namtrong khi họ đang bận lo phòng thủ ở mặt trước và hai bên cánh. Do đó, ông quyết định kế hoạch hành quân như sau mà các vị chỉ huy công binh và pháo binh phải nghe theo :
Một mặt, hạm đội ngược sông Đồng Nai, phá sập các chướng ngại do địch dựng lên, phá các đập chắn, san bằng đồn lũy và kiểm soát toàn bộ thượng lưu sông. Tiếp đó là đường chiến tuyến các chùa của ta phải đối đầu và kềm giữ cánh phải của địch quân ; đường chiến tuyến này sẽ sử dụng pháo binh mạnh mẽ, dựa vào các công sự mới và vòng đai chiến thuyền neo trên sông Sài Gòn, mục đích để cầm chân và dồn địch vào thế bất lực. Sau đó, từ đồn Cây Mai dùng làm căn cứ hành quân, toàn thể đạo quân viễn chinh sẽ tiến lên đánh gãy tuyến phòng thủ An Nam tại một điểm thứ nhất, tiếp tục dùng điểm tựa này tiến lên, tránh tầm đạn của địch bọc ra phía sau để vây hậu tuyến thành Kỳ Hòa. Từ vị trí này rất gần sông Đồng Nai, quân viễn chinh sẽ phối hợp với hoạt động của hạm đội trên sông khép kín gọng kìm mà nghiền nát địch quân. Trong khi ấy quân An Nam khi bị cắt rời với kho Tong-kéou, bị vây hãm trong vòng đai sắt, không còn giải pháp nào khác, họ buộc phải đánh hoặc bị tấn công và nghiền nát. Tuy nhiên địch vẫn còn một đường tháo thân, nếu trong khi kịch chiến ta không đặt một đội quân canh chừng tại đây. Ðó là đường giám mục Adran ; nhưng muốn đến được đường này thì địch phải vượt qua vùng đầm lầy thuộc kênh Avalanche.
Một mặt, hạm đội ngược sông Đồng Nai, phá sập các chướng ngại do địch dựng lên, phá các đập chắn, san bằng đồn lũy và kiểm soát toàn bộ thượng lưu sông. Tiếp đó là đường chiến tuyến các chùa của ta phải đối đầu và kềm giữ cánh phải của địch quân ; đường chiến tuyến này sẽ sử dụng pháo binh mạnh mẽ, dựa vào các công sự mới và vòng đai chiến thuyền neo trên sông Sài Gòn, mục đích để cầm chân và dồn địch vào thế bất lực. Sau đó, từ đồn Cây Mai dùng làm căn cứ hành quân, toàn thể đạo quân viễn chinh sẽ tiến lên đánh gãy tuyến phòng thủ An Nam tại một điểm thứ nhất, tiếp tục dùng điểm tựa này tiến lên, tránh tầm đạn của địch bọc ra phía sau để vây hậu tuyến thành Kỳ Hòa. Từ vị trí này rất gần sông Đồng Nai, quân viễn chinh sẽ phối hợp với hoạt động của hạm đội trên sông khép kín gọng kìm mà nghiền nát địch quân. Trong khi ấy quân An Nam khi bị cắt rời với kho Tong-kéou, bị vây hãm trong vòng đai sắt, không còn giải pháp nào khác, họ buộc phải đánh hoặc bị tấn công và nghiền nát. Tuy nhiên địch vẫn còn một đường tháo thân, nếu trong khi kịch chiến ta không đặt một đội quân canh chừng tại đây. Ðó là đường giám mục Adran ; nhưng muốn đến được đường này thì địch phải vượt qua vùng đầm lầy thuộc kênh Avalanche.