[TT Hữu ích] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kênh rạch nối liền năm con sông lớn ở Nam Kỳ tạo ra vô số đường di chuyển vô cùng hữu ích cho thương mại, chiến tranh mà cũng tiện lợi cho kẻ cướp nữa. Mỗi thị trấn đúng ra phải là một trung tâm vừa quân sự vừa thương mại, và nếu đúng như thế thì sự đánh chiếm của ta sẽ gọn gàng hơn; nhưng thật ra thì hai tính cách này tách rời hẳn nhau: Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mại. Các ghe thuyền của người Nhật, người TQ, người An Nam, người Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông, nhờ vào địa điểm gần nơi sản xuất gạo, kênh rạch lại dồn hết vào sông Cambodge, thêm vào truyền thống của dân chúng địa phương từ bao nhiêu thế kỷ, tất cả góp lại làm Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam Kỳ miền dưới trước khi người Âu tới đây. Sài Gòn, dựa vào thành lũy và vị trí nằm chắn ngang các đường ra Huế, lên Campuchia và xứ Mọi đã trở thành trung tâm quân sự và hành chính của cả sáu tỉnh. Hai trung tâm thương mại và quân sự là Sài Gòn và Mỹ Tho dựa vào nhau bằng đường thủy vận; đó là con kênh Tàu Hủ (nguyên văn Arroyo Chinois) mà tầm quan trọng chiến lược phải kể vào bậc nhất.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, nơi trước đây có trại binh nhỏ của Pháp và Tây Ban Nha bị phong toả, không hẳn là một thành phố theo đúng nghĩa của Châu Âu. Sài Gòn cũng không phải vị trí có thành lũy kiên cố, có tầm ảnh hưởng trải rộng như trước đây, vì đang bị ta phong tỏa và thành lũy thì hư nát, thành mới hiện nay kém hẳn tầm quan trọng (thực ra, Sài Gòn đã bị Minh Mạng phá tan sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, thành phố sầm uất bậc nhất Châu Á nhiều năm, đặc biệt dưới thời Gia Long, Lê Văn Duyệt đã hoang tàn cho chính sách bế quan tỏa cảng từ thời Minh Mạng). Nơi các cơ xưởng đóng tàu, vào năm 1819, trước khi có giặc phản loạn (chỉ cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt chống lại Minh Mạng), người ta còn thấy hai thuyền chiến lớn theo kiểu Châu Âu và 190 thuyền chiến dùng chèo. Thành quách rộng lớn trước kia và cơ xưởng đóng tàu không còn vết tích gì nữa. Nhiều lắm là hai bên bờ sông Đồng Nai còn thấy vài cơ sở có tính cách tạm thời, là những vớt vát thu góp lại sau khi Đà Nẵng bị ta chiếm đóng. Dân số, ngày xưa lên đến 150.000 người, đã rút xuống một cách đáng kể. Du khách đến Sài Gòn sẽ nhận thấy trên hữu ngạn sông một con đường đứt đoạn và nhiều hang hốc. Nhà cửa phần lớn bằng cây, lợp lá dừa nước. Một số ít làm bằng đá có mái lợp ngói đỏ làm vui mắt và an tâm hơn. Tiếp đó là những mái chùa thật cong ; kênh Tàu Hủ và hai kênh phụ, mặt nước phẳng lỳ, dùng làm bến cho thuyền bè trong xứ ; vì bối cảnh chung quanh nên nhìn thấy kênh Tàu Hủ như ngắn hẳn lại ; một nhà kho xiêu vẹo dùng làm chợ, mái hình như sẵn sàng đổ xuống phía bên phải. Hậu cảnh là những chòm cau có vẻ hoà hợp với bầu trời nóng bức ; cây cối khác không có gì đặc biệt. Hàng ngàn ghe xuồng chen nhau ở bờ sông tạo ra một thành phố nổi nho nhỏ. Người An Nam, người Hoa Kiều, người Ấn Độ, vài người lính Pháp, lính Tagal (lính Philipines gốc Mã Lai của Tây Ban Nha) tới lui nhộn nhịp, thoạt tiên tạo ra một quang cảnh ngoạn mục. Nhưng sau đó thì chẳng có gì để xem ở Sài Gòn, họa chăng là doc theo bờ kênh Tàu, có nhiều nhà bằng đá khá sạch sẽ và vài nhà xưa tránh khỏi giặc phản loạn tàn phá. Trong các khu nhiều cây cau đôi khi có nông trại của người An Namcất theo lối ba gian hai chái, rất thanh lịch và kín đáo ; xa hơn, nơi khu đất cao là nhà của vị chỉ huy Pháp, của đại tá Tây Ban Nha, doanh trại của quan An Nam ; đại khái chỉ có vậy. Con phố lầy lội và ổ gà, nhà cửa thưa thớt, hợp lại thành một quang cảnh khá nghèo nàn, đó là Gia Định Thành mà ta gọi là Sài Gòn (tác giả ghi chú thêm : đây là phác họa quang cảnh chung của Sài Gòn vào tháng hai 1861. Kể từ lúc ấy về sau, nhiều công trình được thực hiện, phần lớn do công binh. Cánh đồng được tháo nước bằng mương rãnh. Ðường phố rộng, đẹp, như những đường cái quan, tạo ra phố xá Saì Gòn ; chắc rằng nhà cửa rồi đây sẽ mọc lên. Xưởng tàu được thành lập. Tuy thế những xây dựng này cũng không làm thành phố thay đổi bao nhiêu khi nhìn từ dưới sông lên : cũng vẫn như xưa, không có gì cho thấy đây là một thành phố ; trước mặt chỉ là một phong cảnh bằng phẳng, không có đặc điểm gìđặc biệt, sự hiện diện của người ở cũng chỉ thấp thoáng mà thôi) Các thành phố khác như Batavia (Jakarta ngày nay), Singapor, Hong-Kong cũng chỉ như vậy thôi trước khi người Âu đến. Có thể rồi một ngày nào đó một thành phố đẹp đẻ và đông đúc sẽ mọc lên ở vị trí của cái làng An Nam bị trận chiến diệt chủng tàn phá mà ta đang thấy hôm nay (đoạn này tác giả có viết theo tờ báo le Cambodge annamite (Campuchia Nam Kỳ) năm 1835). Trên vùng đất cao là vòng thành cũ do người Nam Kỳ xây năm 1837. Hố sâu quanh thành chỉ bị lấp ở một vài chỗ ; chỉ cần vét lại là xong. Nhà cửa bên trong thành đều đổ nát. Bụi trắng tạo thành hai lằn dài trắng xóa, ở giữa là lối đi. Ðó là gạo bị đốt cháy từ năm 1859 mà đến nay vẫn còn cháy. Lửa âm ỉ hai mươi bốn tháng mà vẫn chưa tắt (tác giả nói đến trận đánh Nam Kỳ lần thứ nhất năm 1859, sau khi quân Pháp sa lầy ở Đà Nẵng, trận này quân Pháp thắng, chiếm được kho gạo của nhà Nguyễn, nhưng do ít quân, không thể giữ được nên đem đốt hết). Các hạt gạo, ở một vài chỗ vẫn còn giữ nguyên hình dáng ; nhưng thật ra đã hoá thành tro ; gió hoặc chỉ chạm nhẹ sẽ làm tan ra thành bụi. Truyền thuyết cho rằng một kho tàng rất lớn còn nằm trong đống lửa lớn đó.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thành phố Sài Gòn nhờ vào vị trí địa lý và kênh tế chi phối đã vượt qua nhiều khó khăn và mâu thuẫn về hành chính gây ra từ quyền lợi bất đồng giữa các phe nhóm. Sài Gòn cũng đã khắc phục được những bất hạnh do chiến tranh gây ra. Nhờ nằm vào vị trí trung tâm nên từ Sài Gòn đi Batavia, Manila, Hong-Kong và Quảng Châu thật là ngắn và tiện lơi. Gió mùa giúp liên lạc dễ dàng với TQ và nước Nhật ; ta cũng biết rõ việc buôn bán của Nhật với đế quốc An Nam trước đây hết sức tích cực, thời đó cũng chẳng xa gì trước ngày có sự hiện diện của quân viễn chinh. Những kẻ phiêu lưu người Âu ào ạt đổ đến Sài Gòn, bất kể luật lệ gì áp dụng đối với họ, họ cứ ở lại, chẳng qua vì miếng mồi hám lợi. Người ta có thể nói rằng sáng kiến cá nhân có thể bù lấp cho những gì mà nguyên tắc không thực hiện được hoàn hảo (ý tác giả nói đến Sài Gòn thời Gia Long, Lê Văn Duyệt, sau này Minh Mạng tuy có bế quan tỏa cảng nhưng do Lê Văn Duyệt còn sống nên không dám ra tay ngay, vì Duyệt được Gia Long ban lệ Nhập Triều Bất Bái, tức là vào triều vua không phải quỳ lạy, Duyệt đã tiến hành mở cửa, buôn bán, cho nhiều người Châu Âu vào làm ăn, cho truyền Đạo thoải mái, nên Sài Gòn hết nhộn nhịp, đoạn này tác giả dùng tiếng Pháp địa phương nên rất khó dịch)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ðại tá Victor Olivier xây đắp thành lũy cho Sài Gòn ngay từ năm 1791 ; vị sĩ quan này là một trong số hai mươi người Pháp do Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), giám mục địa phận d’Adran, đưa tới đây. Nhóm người này là số vỏn vẹn thoát được từ một hạm đội hai mươi chiến thuyền và 7 trung đoàn quân lính, tất cả đã bị toàn quyền người Anh tại Pondichery cầm giữ trên đường kéo đến Nam Kỳ (đây là số lính Tây mà Bá Đa Lộc nhờ Pháp viện binh giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, con số 7 trung đoàn tác giả đưa ra quả thực rất lớn, khoảng 15.000 đến 20.000 quân,gồm 20 chiến hạm, số đông đã bị quân Anh tại Ấn Độ giữ lại vì lúc đó Anh và Pháp còn đang oánh nhau trên biển, sau đó số lính này trút bỏ quân phục Pháp, làm lính đánh thuê, bảo kê đường biển, 1 số sỹ quan Anh cũng bỏ quân phục, sang giúp Nguyễn Ánh) . Lúc bấy giờ, hoàng đế Gia Long đang tìm cách chiếm lại lãnh thổ của mình. Cũng chẳng phải là khó hiểu khi hoàng đế Gia Long quyết định tăng cường hệ thống phòng thủ Sài Gòn, vì phòng thủ Sài Gòn chính là kế hoạch chung chống giữ toàn thể Nam Kỳ miền dưới. Vùng lãnh thổ này của vương quốc An Nam, vì địa thế thiên nhiên bất lợi, rất dễ bị người Xiêm La và người Campuchia xâm chiếm, người An Nam rất khó chống giữ. Năm con sông lớn chảy dài trên toàn vùng tạo ra đường lưu thông giúp quân xâm lược từ phía nam hay phía tây kéo đến để đánh. Victor Olivier, người kỹ sư Pháp, tìm cách giảm bớt yếu điểm thiên nhiên thật tài tình. Ông ta tìm một vị trí trung tâm của toàn vùng, tức là thành phố Sài Gòn, nằm trên bờ sông Đồng Nai, nói vậy thôi chứ ông ta cũng có thể chọn một nơi khác được, và từ nơi này có thể đưa quân tăng viện nhanh chóng đến các nơi bị đe doa mặc dù sông ngòi cản trở. Ðồng thời ông cũng xây dựng một vòng thành ngay tại Sài Gòn, nơi giao điểm của các đường tiến quân chiến lược, để tập trung người, lương thực, khí giới và đạn dược. Thành Sài Gòn hình vuông, mỗi mặt có hai chặn phòng thủ. Vào năm 1835, thành bị san bằng, Sài Gòn cũng bị phá sạch ; dân chúng tản mát hết, một phần bị bắt làm nô lệ. (Minh Mạng sau khi đàn áp xong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi đã cho giết hết dân trong thành, không tha một ai, già trẻ lớn bé bị chém đầu xong vùi xuống vùng Đồng Tập Trận, sau này nhà Nguyễn gọi là mả Biền Tru, mả ngụy, Minh Mạng cho phá toàn bộ Sài Gòn, sau đó bế quan tỏa cảng, đuổi hết dân đi khắp nơi, số thì bắt làm nô tỳ)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vào năm 1837, người An Nam lại xây một thành mới tại góc phía bắc của vòng thành trước kia. Họ chọn cách xây thành hình vuông có pháo đài, tường thành xây thêm gạch bên ngoài. Thành phố lại được dựng lên từ những đổ nát cũ trên tả ngạn sông và doc theo phụ lưu là kênh Tàu Hủ. Thành mới xây kiểm soát toàn vùng, đủ sức chặn đứng các mưu toan của Campuchia và Xiêm La. Nhưng tiếc thay kém may mắn hơn khi chống lại sự xâm lược của Pháp. Thủy sư đề đốc Rigault de Genouilly chiếm lấy thành ngày 17 tháng 2 năm 1859 và phá sạch, rồi củng cố chắc chắn trong một đồn mới do chính ông ra lệnh xây tại vị trí cũ của một đồn An Nammà ta gọi là đồn Henon-Bigne (hay thành phía Nam). Vài gia đình Thiên Chúa giáo don đến lập ra ngôi làng gọi là làng Giám mục, làng được đồn Pháp che chở.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vào tháng 12 năm 1859, chuẩn thủy sư đề đốc Page đến Sài Gòn thay cho phó thủy sư đề đóc Rigault de Genouilly ; sau đó chuẩn thủy sư đề đốc Page, chưa kịp chuẩn bị quay trở lại Đà Nẵng, thì nhận được lệnh phải giải tỏa nơi này, ông bèn đứng ra chọn địa thế đất đai tại Sài Gòn để người Pháp xây dựng và lưu lại vĩnh viễn. Ông vạch ra các đường phòng thủ, cho xây dựng bệnh viện, nhà ở, kho hàng và mở cửa cảng cho việc buôn bán (Cảng Sài Gòn được mở cửa ngày 22 tháng 2 năm 1860). Bảy mươi tàu và một trăm ghe thuyền chuyên chở trong vòng bốn tháng sáu mươi ngàn tấn gạo cho thị trường Hong-Kong và Singapor, đem đến một số lãi khổng lồ cho ta. Ðồn Cây Mai giúp cho việc buôn bán dễ dàng, một số làng đổ đến vì thấy cái lợi lớn mà người Pháp đem tới cho họ ; số người Pháp trong đồn ít và không làm khó dễ gì cả. Người Hoa, tiếp tục theo chính sách của họ, tìm cách bảo vệ việc buôn bán bằng cách lấy lòng cả hai bên An Namvà Pháp. Kẻ địch thì đóng quân chỉ cách Sài Gòn có vài cây số, trong một vùng đồng ruộng đầy mồ mả, họ ngấm ngầm phòng ngự chắc chắn. Các tuyến phòng ngự im bặt. Nhưng rồi tình trạng này sẽ sớm thay đổi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kể từ tháng 6 năm 1860, quan quân An Nam có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu, nơi tồn trữ gạo mà người Pháp đem xuất đi từ cảng Sài Gòn. Dựa vào một lực lượng khá mạnh, một hệ thống đồn lũy chặt chẽ và phân bố rộng rãi, sức di chuyển nhanh, địch quân khoét ra ở góc phía bắc thành Kỳ Hòa một cửa hầm đôi và đào một đường hố dài cắt đồn Cây Mai với thành phố Tàu, mục đích cô lập ta và buộc ta phải bỏ đồn. Mấu chốt của tình thế chính là từ điểm này ; phải giữ hay chịu mất thị trường TQ. Chúng ta bắt buộc phải giữ vững vị trí : trong suốt cuộc chiến tranh ở Trung Hoa cũng thế ; một cuộc chiến mù mịt, gần như bị bỏ rơi, bỗng có một ít người đã đứng lên xứng đáng với cái thời buổi quyết liệt mà đốt tàu để không trở về mẫu quốc.
Hai chùa khác nằm giữa đồn Cây Mai và Sài Gòn liền được ta chọn thêm để cũng cố làm đồn và ta sẽ giữ vững bất cứ giá nào. Việc sửa sang hai chùa để làm nơi phòng thủ bắt đầu ngay tức thời. Chùa thứ nhất là chùa Ao (nguyên văn :la pagode des Mares, người Pháp đặt là chùa Ao vì có nhiều hồ và ao chung quanh ? Quân Pháp thường chiếm các chùa để làm đồn vì là các kiến trúc có sẳn, xây gạch, cao ráo và rộng rãi) sân chùa có tường gạch xung quanh, tạm có thể phòng thủ được ngay. Chùa cách xa các tuyến phòng thủ của địch. Chùa thứ hai là chùa Clochetons (sẽ giải thích rõ hơn ở hình 3) hoàn toàn trống trải và chỉ cách miệng đường hầm của địch có bốn trăm mét. Ta liền lấy ngay đất ở mồ mả chung quanh đắp tường phòng ngự. Ta không thấy quân An Nam đổ ra phòng ngự đường hố đã đào. Nhưng ngay ngày hôm sau bất ngờ nổ súng tới tấp vào chùa giết mất một người và làm bị thương thêm vài người khác. Mấy nấm mồ ta đã lấy hết đất, vì thế phải đi xa hơn và dùng bao để mang đất về ; việc đắp tường phòng thủ tiến triển chậm chạp, cực nhọc, lộ liễu không có gì che tránh địch quân. Trong đêm mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 7, quân An Nam, ít nhất cũng đến hai ngàn người, yên lặng vượt khỏi thành, bao vây chùa, trong khi đó chùa chưa biến hẳn thành đồn. Họ xông thẳng vào chùa, hò hét vang lừng. Hỏa pháo của địch cũng bắn vào các chùa khác để làm thế nghi binh và đồng thời cũng bắn vào chùa Clochetons nữa, quân thì bắn xối xả vào người Pháp, người Tây Ban Nha và người An Nam trong đồn. Ðánh giết nhau suốt một giờ đồng hồ. Nhờ viện binh từ Sài Gòn kéo lên mới chấm dứt được trận chiến. Kẻ thù bỏ lại 100 xác chết. Quân lính của đồn Clochetons gồm có 100 quân Tây Ban Nha do thiếu úy Hernandez chỉ huy, và 60 người Pháp do hai trung úy hải quân cầm đầu là Narac và Gervais. Quân An Nam không trở lại tấn công đồn Clochetons nữa ; nhưng lại đào từ cửa hầm đôi một đường hố khác bọc song song phía sau đường phòng tuyến của ta. Do đó đồn Pháp và Tây Ban Nha lọt vào giữa hai đường hố phòng thủ của họ, chặn hẳn đường thông thương với cánh đồng phía sau thành Kì Hoà.
 

SLGB

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728932
Ngày cấp bằng
12/5/20
Số km
151
Động cơ
73,913 Mã lực
Nhân thấy các nhà xuất bản cho ra mắt cuốn: Nam Kỳ Viễn Chinh Ký- 1861, em có đọc qua và thấy, bản dịch này dựa trên bản in năm 1888, là ấn bản tác giả có hiệu chỉnh ba năm trước khi qua đời.
Thấy không hay, em bèn dịch bản gốc, tức là bản in năm 1864, sát với những cảm xúc tác giả viết khi còn trẻ ( 25 tuổi, cấp bậc Trung úy) hơn là lúc ông đã 60 tuổi, với cấp bậc Chuẩn Đô Đốc.
Em cố gắng dịch thật sát nguyên văn, định dịch và hiệu đính xong toàn bộ sẽ post hầu các cụ, nhưng e đợi hơi lâu, bèn post trước vài chương, rồi dịch đến đâu em post đến đấy.
Dịch sách và hiệu đính, chú thích mất khá nhiều công sức, tự thấy trình độ tiếng Pháp cực- kỳ ngu -dốt, kiến thức quê- mùa về Lịch Sử, cũng mong các cụ coi như xem tham khảo.
cung hỷ hoan hỷ lành thay :)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ Nam Kỳ năm 1864, vẽ phác họa 1861, thời điểm cuộc chiến

42825263665_f07b319673_k.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ Nam Kỳ năm 1861

12826934273_0c09ea7394_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ Nam Kỳ năm 1791 thời Tây Sơn-Nguyễn Ánh

21656521265_cbff36907f_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ Sài Gòn năm 1860, đây chính là bản đồ mà quân Pháp- Tây Ban Nha dùng tác chiến

40993266622_05d388ecb9_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 16 tháng 10 năm 1860, đại úy hải quân Aries đưa quân vào kênh Avalanche (xem hình 4) để thăm dò các đồn mà người An Nam xây cất ngay gần tuyến phòng thủ của ta, vì khoảng cách quá gần nên ta dễ bị họ tấn công. Hai tàu nhẹ được dùng để tiến vào kênh, địch bắn rất rát nhưng vẫn tiến được tới một công sự có rào cản canh giữ điểm chốt gọi là ‘’cầu số ba trên kênh Avalanche’’. Bên ta không có người nào bị trúng đạn khi tiến quân tới đây ; nhưng cuộc mạo hiểm nhỏ này kém may mắn hơn trên đường về ; trung úy hải quân Hermand bị một viên đạn xuyên ngang đùi, vài người nữa cũng bị thương. Trung úy Rieunier đo độ sâu và vẽ bản đồ của kênh dưới làn đạn đại pháo từ các đồn bắn ra ; bản đồ này hết sức có ích về sau.

Toàn thể cánh đồng nằm giữa kênh Avalanche và kênh Tàu Hủ bị địch bủa vây bằng các đường hố dài và nhiều đồn canh gác bố trí cách khoảng nhau. Bất cứ chỗ nào có kênh rạch hay đường xá là người An Nam lập đồn tại đó. Thượng lưu sông Đồng Nai bị chắn ngang. Trái với điều người ta thường nghĩ, hậu tuyến của hệ thống đồn lũy do người An Nam thiết lập cũng được phòng thủ vững chắc như phía trước và hai bên cánh. Nói như vậy để cho thấy hệ thống phòng ngự của địch cũng có tầm quan trong tương đương với thành cũ của họ trưóc kia, chế ngự toàn vùng, kiểm soát hết các đường về Mỹ Tho, Huế và Campuchia. Liên lạc giữa quân An Nam và thành phố Tàu (tức là Chợ Lớn) vẫn duy trì thường xuyên. Từ thành Kỳ Hòa rộng lớn, đường hố tủa ra từ các cửa hầm giống như những cánh tay bóp nghẹt trại quân nhỏ của đồng minh tại Sài Gòn, làm cho trại này bất lực mặc dù địch vẫn tỏ vẻ như bất động.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thành An Nam xây theo hình vuông, gồm năm khu riêng biệt liên lạc với nhau bằng các đường tắt thông thương. Vòng đai của thành là tường bằng đất có ụ bắn, cao 3,5 mét, dầy 2 thước, có đục lỗ châu mai rất khít nhau ; lỗ châu mai phần nở rộng lại ngược bên so với các lỗ châu mai của các thành quách Châu Âu. Vũ khí phòng thủ được bố trí ở khắp các mặt thành, nhưng chính yếu hơn hết là mặt trước và mặt sau. Nhờ các trận đụng độ ở Đà Nẵng ta biết khá đầy đủ các loại chướng ngại vật này. Thân tre và cả cành lá gai góc được xử dụng hết sức khéo léo ; thân thì làm cọc nhọn cắm trong các hầm chông, hoặc cắm thành bàn chông, làm rào hoặc làm cọc ; cành thì dùng bao phủ trên tường thành tạo ra một lớp rào chằng chịt đầy gai.

Vùng đất tỉnh Gia Định xung quanh thành An Nam là đất rẽ và cứng, theo tin do thám do ta thu lượm thì các giàn pháo chiến thuật có thể di chuyển được trên vùng đất này. Mùa mưa mà ta phải ngưng các hoạt động chỉ bắt đầu vào tháng tư. Còn về ảnh hưởng của thời tiết thì khó xác định rõ ràng ; quân lính của ta vừa mới bảo vệ Sài Gòn xong trải qua biết bao nhiêu cực khổ ; đâu có thể quy hết cho thời tiết Nam Kỳ miền dưới là nguyên do duy nhất gây bệnh tật cho toàn thể quân viễn chinh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong tục và tính tình người An Nam ta biết rất ít; người An Nam ta thấy ở Sài Gòn có thân hình mảnh mai, và có lẽ thuộc vào một sắc dân suy dinh dưỡng (nguyên văn: race abâtardie, abâtardie có nghĩa là thoái hóa, suy đồi) Họ chỉ có thói hư tật xấu mà thôi, mưu mẹo, thích cờ bạc và hám lợi. Nhưng thật ra có thể phỏng đoán tính tình người An Nam đúng hơn qua sức kháng cự của họ trong vài trận đụng độ đã xảy ra. Họ tỏ ra đủ sức tự vệ, nhất là trong trận tháng 4 năm 1860. Ta cũng biết rằng triều đình của họ rất nhất quyết, kiên nhẫn, mạnh và đoàn kết; họ được huấn luyện để tuân lời một cách mù quáng, tôn thờ một vị hoàng đế thiêng liêng quả quyết không bao giờ chịu lùi. Mặc dù có vài sự xúi giục do Tây phương châm vào (tác giả biết rõ ở đây là Pháp, Tây Ban Nha, nhưng ý tứ nói tránh), nhưng mầm nổi loạn ngấm ngầm từ lâu ở Bắc Kỳ vẫn không bộc phát (nhận xét rất chính xác, người dân Bắc Hà từ lâu đã không ưu nhà Nguyễn, nhà Nguyễn là triều đại chứng kiến các cuộc nổi dậy của nông dân cũng như các tầng lớp khác bùng nổ dữ đội, nhất là ở Bắc Hà.Từ năm 1802 cho tới năm 1862, tại Bắc Hà có từ 350 cho tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra. Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ 1802-1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mạng (1820-1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840-1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức (1847-1862), ngược lại, từ Minh Mạng trở đi, các vua Nguyễn cũng rất không ưu dân Bắc, không cho làm quan to, tất cả các chức vụ trọng yếu ngoài Bắc đều do người miền Trung, Nam ra đảm nhiệm). Quyền lực của hoàng đế Tự Đức vẫn nguyên vẹn. Chính phủ ta từ Pháp thông báo cho vị tổng tư lệnh biết rằng vua Xiêm vừa tuyên chiến với đế quốc An Nam và gởi ra trận 60.000 quân Xiêm. Ta sẽ thấy về sau cái thực lực của đạo quân này.

Đó là tình hình sơ bộ của quân địch, triều đình, chính trị của Đế quốc An Namkhi lực lượng viễn chinh tập trung tại Sài Gòn trong những ngày đầu tháng Hai.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 1: Đồn Rạch Tra phía tây nam thành Kỳ Hòa, bị Pháp chiếm ngày 24/2/1861.

9151886694_946b6882e3_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 2. Bản đồ Sài Gòn và đại đồn Kỳ Hòa, vẽ ngày 25/2/1861

22976823004_cb8669e4b7_o.jpg
Bản đồ trên được vẽ theo tỷ lệ cụ thể rõ ràng (1/40.000) nên có thể tin cậy về độ chính xác tương đối, so với các bản đồ khác cùng vẽ chiến tuyến các ngôi chùa của quân Pháp trong trận đánh đồn Kỳ Hòa tháng 2/1861.
Điều này đặc biệt hữu ích khi muốn xác định vị trí của Pagode des Clochetons ("chùa Tháp" là tên Pháp gọi chùa Kiểng Phước, tô màu đỏ trong bản đồ ở trên), vì hiện nay chùa này không còn để lại dấu vết nào, và hiện đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của ngôi chùa này, theo thang tỷ lệ trên bản đồ thì vị trí Chùa Clochetons nằm cách đường Nguyễn Trãi (Route de My Tho) khoảng 500m. Con đường dẫn đến chùa từ đường Nguyễn Trãi thời Pháp là Rue des Clochetons, nay là đường Lý Thường Kiệt và Phù Đổng Thiên Vương (cạnh bên hông trường Y Khoa). Vị trí "cách Nguyễn Trãi 500m" nằm vào khoảng ngã ba Lý Thường Kiệt-Tăng Bạt Hổ. Ngã ba này cách đường Nguyễn Chí Thanh khoảng 50m, và cách đường Hùng Vương (nay là Hồng Bàng) khoảng 250m.
Như vậy căn cứ theo bản đồ bên trên thì khu vực chùa Clochetons, tức chùa Kiểng Phước, nằm gần đường Nguyễn Chí Thanh, chứ không phải gần đường Hùng Vương như nhiều người viết trước đây.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 3. Pháo đài trong chùa Clochetons năm 1861, có nhiều ý kiến tranh cãi là chùa này là chùa Tháp hay chùa Kiểng Phước. Vị trí Nằm khoảng cuối đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại) hay gần đường Phù Đổng Thiên Vương. Là một trong 4 ngôi chùa bị quân Pháp chiếm lập đồn đóng quân, làm chiến tuyến để đánh chiếm đồn Kỳ Hòa của Nguyễn Tri Phương năm 1861. Nay không còn vết tích nào.

9151886760_2a15574e4f_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 4. Sơ đồ bố trí quân Pháp- TBN và quân Nguyễn trước trận Kỳ Hòa

9151886862_74d2f186fc_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG III

Kế hoạch chiến dịch -Hạm đội chế ngự sông Đồng Nai- Giới tuyến các chùa cầm chân quân địch; quân viễn chinh dàn quân hình cung, phong tỏa thành Kỳ Hòa, đặt quân An Nam trong thế phải lựa chọn, hoặc phải chống trả, hoặc phải chịu nghiền nát và phân tán trong một trân đánh úp duy nhất.

Ngay hôm thủy sư đề đốc tổng tư lệnh viễn chinh đến Sài Gòn, quân ta vẫn không ngơi tay chuẩn bị trận chiến Nam Kỳ. Tại Woo-sung, quân viễn chinh chính qui trước đây được phân phát khí giới, quân trang và đưa lên tàu. Tại Sài Gòn, quân sĩ đã đến từ trước cũng ở thế sẵn sàng tiến quân và chiến đấu. Cách bố trí và địa điểm chiến lược đã được quyết định xong, tình báo các nơi cũng đã thu thập và bổ xung. Trọng trách được giao xuống, các vấn đề cá nhân trong quân ngũ cũng được giải quyết xong. Thành phần quân đoàn lính thủy đánh bộ được lệnh tập họp ; tiểu đoàn này gồm 900 người, chia thành 9 đại đội, trong số có một đại đội mệnh danh là thủy binh đột kích giữ vai trò của công binh, đánh mở đường ; đại đội đặt dưới sự chỉ huy của đại úy hải quân de Lapelin.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top