Người Di Ai Lao, tổ tiên là một nữ nhân tên Sa Nhất 沙壹, sống ở vùng núi Lao [ 哀牢山 Ai Lao Sơn là tên một dãy núi nằm ở miền trung tỉnh Vân Nam, Nó là phân giới của cao nguyên Vân Quý ở phía đông với dãy núi Hoành Đoạn ở phía Tây, là đường chia nước tự nhiên của hai con sông là Vân Giang và A Mặc Giang]. Nàng thường bắt cá trong suối, ngày nọ chạm vào một cây trầm hương bỗng động lòng, nhân đó mang thai, mười tháng sau sinh được mười con trai. Sau đó cây trầm kia biến thành con rồng, bay lên khỏi mặt nước. Sa Nhất chợt nghe tiếng rồng nói:
- Nàng vì ta mà sanh hạ con cái, hiện chúng ở đâu rồi?
Chín đứa con thấy rồng kinh hãi chạy mất, chỉ đứa nhỏ nhất thì không, nó ngồi lên vai rồng [long bối 背龍], rồng nhân đó dùng lưỡi liếm con mình. Người mẹ vốn nói ngôn ngữ của loài chim, gọi “Bối背” là “Cửu九”, “Tọa 坐” là “Long 隆” do đó gọi tên con là Cửu Long 九隆 [ngồi trên vai].
Sau này trưởng thành, các anh trai thấy Cửu Long tài giỏi thông tuệ bởi đã được cha rồng liếm vào người, bèn cùng nhau nhường cho ngôi vương. Dưới núi Lao có một đôi vợ chồng, lại sinh mười người con gái, anh em nhà Cửu Long cùng cưới làm vợ, sau dần dần sinh sôi nảy nở đông đúc. Tộc người này có tục xăm mình, thể hiện hình tượng con rồng, quần áo cũng đính đuôi rồng. Con của Cửu Long, đời đời tiếp nối. Bèn phân đặt tiểu vương, cấp cho làng ấp sinh sống, phân tán ra nhiều nhánh suối thung lũng. Ai Lao là vùng đất hoang sơ tận cùng phía ngoài biên ải, sông núi thâm sâu cách trở, ít người lai vãng, chưa từng thông giao với Trung Quốc.
- Nàng vì ta mà sanh hạ con cái, hiện chúng ở đâu rồi?
Chín đứa con thấy rồng kinh hãi chạy mất, chỉ đứa nhỏ nhất thì không, nó ngồi lên vai rồng [long bối 背龍], rồng nhân đó dùng lưỡi liếm con mình. Người mẹ vốn nói ngôn ngữ của loài chim, gọi “Bối背” là “Cửu九”, “Tọa 坐” là “Long 隆” do đó gọi tên con là Cửu Long 九隆 [ngồi trên vai].
Sau này trưởng thành, các anh trai thấy Cửu Long tài giỏi thông tuệ bởi đã được cha rồng liếm vào người, bèn cùng nhau nhường cho ngôi vương. Dưới núi Lao có một đôi vợ chồng, lại sinh mười người con gái, anh em nhà Cửu Long cùng cưới làm vợ, sau dần dần sinh sôi nảy nở đông đúc. Tộc người này có tục xăm mình, thể hiện hình tượng con rồng, quần áo cũng đính đuôi rồng. Con của Cửu Long, đời đời tiếp nối. Bèn phân đặt tiểu vương, cấp cho làng ấp sinh sống, phân tán ra nhiều nhánh suối thung lũng. Ai Lao là vùng đất hoang sơ tận cùng phía ngoài biên ải, sông núi thâm sâu cách trở, ít người lai vãng, chưa từng thông giao với Trung Quốc.