[Funland] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

gongga

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775482
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
379
Động cơ
41,569 Mã lực
Tuổi
37
Binh sĩ Nam chiếu

1624175884372.png
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Kinh dương vương là cụ nào nhỉ
Kinh Dương Vương là hậu duệ của Thần Nông, là bố của Lạc Long Quân, Lạc Long Quân là chồng Âu Cơ (có thuyết nói con gái Đế Lai, có thuyết nói con gái chủ Hồ Động Đình), đẻ ra 100 trứng sinh ra Bách Việt cụ ạ.

P/s. Theo truyền thuyết, ko phải em.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ đốc gặp sách nào viết về Tai tộc thì dịch nhé, nhóm người này đông lại có địa bàn trải rộng chắc có sách nhắc đến. Em là người Tày nên muốn biết, cảm ơn cụ.
Theo chính sử TQ thì Nam Chiếu (Nanzhao) là quốc gia của người Bạch (Bai), Di (Yi), thành lập năm 738, theo Phật Giáo và hệ ngôn ngữ Tây Tạng.



Giai đoạn thế kỷ 2 trước CN đến đầu công nguyên, dân Di sống ở khu vực xung quanh hồ Điền (Vân Nam), sau thế kỷ 3 lan ra các vùng Vân Nam, tấy bắc Quý Châu và Quảng Tây.

In the period between the 2nd century B.C. and the early Christian era, the activities of the ancient Yis centered around the areas of Dianchi in Yunnan and Qiongdou in Sichuan. After the 3rd century, the ancient Yis extended their activities from the Anning River valley, the Jinsha River, the Dianchi Lake and the Ailao Mountains to northeastern Yunnan, southern Yunnan, northwestern Guizhou and northwestern Guangxi.

P/S. Edit đã sửa Yi thành Di (ko phải Tài).

Hồ Điền ở Côn Minh.

 
Chỉnh sửa cuối:

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,832
Động cơ
495,170 Mã lực
Nguồn tài liệu là gì và từ thời nào hả bác ?
Có tranh Giao Châu thời cổ thì hay bác ạ !
Em thấy tranh này trích từ bộ tranh cuộn Phật giáo "南诏图传" vẽ năm 898 đời vua Thuấn Hóa Trinh(舜化贞; Shùn Huàzhēn, 877-902) nhà Nam Chiếu. Gôgle phát ra ngay vì nó khá nổi tiếng.
 

gongga

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775482
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
379
Động cơ
41,569 Mã lực
Tuổi
37
Nguồn tài liệu là gì và từ thời nào hả bác ?
Có tranh Giao Châu thời cổ thì hay bác ạ !
Đi tìm hú họa với từ khóa tiếng Trung thôi cụ.

Mục đích cũng là tìm cái liên quan đến Giao châu nhưng phải nói là rất hiếm.
 

gongga

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775482
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
379
Động cơ
41,569 Mã lực
Tuổi
37
Theo chính sử TQ thì Nam Chiếu (Nanzhao) là quốc gia của người Bạch (Bai), thành lập năm 738, theo Phật Giáo và hệ ngôn ngữ Tây Tạng. Còn Tai tộc (Yi), có thể còn sớm hơn, định cư cả 1 vùng rộng lớn trước khi bị người Bạch chiếm và lập quốc (Nam Chiếu, Đại Lý).


NC là quốc gia đa dân tộc trong đó tầng lớp trên là người Bạch, người Di (ở VN gọi là lô lô). Dân chúng có cả người Tai

Người Di/Lôlô gần giống người Hà nhì, nói ngôn ngữ hệ Hán-Tạng. Họ không phải dân Tai-Kadai
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
NC là quốc gia đa dân tộc trong đó tầng lớp trên là người Bạch, người Di (ở VN gọi là lô lô). Dân chúng có cả người Tai

Người Di/Lôlô gần giống người Hà nhì, nói ngôn ngữ hệ Hán-Tạng. Họ không phải dân Tai-Kadai
Vậy mà lâu nay mình nghĩ Điền là Tai. Thế Tai-Kadai ko phải là văn minh Điền à cụ? Vậy văn minh của Tai-Kadai "chụm" nhất ở đâu vào thời kỳ nào (khởi thủy)?
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Tay Du đấy toàn suy đoán linh tinh.
Đến cái tiếng Anh thời Richard trái tim sư tử với tiếng Anh bây giờ nó còn khác nhau một trời một vực nữa là tiếng Việt.

Ngôn ngữ nó có tiến hóa.
Việc người Việt không có chữ viết nhưng vẫn giữ được ngôn ngữ đúng là độc nhất vô nhị.

Sách nào nói "nhiệm vụ thường xuyên của trào Đình - Lê là dẹp dân Man vậy cụ?
Sách nào bảo dân Man chính là dân Mường?
Cụ bịa đặt vừa thôi.
Thế giới có gần 3000 ngôn ngữ, nếu tính cả các ngôn ngữ của tộc người nhỏ thì gần 7000 ngôn ngữ khác nhau.
Trong đó đến 3/4 là không có chữ viết
 

gongga

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775482
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
379
Động cơ
41,569 Mã lực
Tuổi
37
Vậy mà lâu nay mình nghĩ Điền là Tai. Thế Tai-Kadai ko phải là văn minh Điền à cụ? Vậy văn minh của Tai-Kadai "chụm" nhất ở đâu vào thời kỳ nào (khởi thủy)?
Tai-Kadai là ngữ hệ bao trùm cả một nhóm dân tộc chứ không phải 1 dân tộc.

Cộng đồng nói tiếng Tai cổ nhất đã vươn tới tầm lập quốc là dân Âu Lạc đấy.

Chính dân Tai đấy được sử TQ gọi là Việt.

Nếu ta nhận là hậu duệ dân Mường thì chẳng có liên quan gì đến "Việt" và mọi thứ ta nhận là nhận vơ (Âu Lạc, trống đồng, Lạc hầu, Lạc tướng, HBT...)
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Tai-Kadai là ngữ hệ bao trùm cả một nhóm dân tộc chứ không phải 1 dân tộc.

Cộng đồng nói tiếng Tai cổ nhất đã vươn tới tầm lập quốc là dân Âu Lạc đấy.

Chính dân Tai đấy được sử TQ gọi là Việt.

Nếu ta nhận là hậu duệ dân Mường thì chẳng có liên quan gì đến "Việt" và mọi thứ ta nhận là nhận vơ (Âu Lạc, trống đồng, Lạc hầu, Lạc tướng HBT...)
À search thấy rồi, Tai lớn nhất ở TQ bây giờ là Choang, Tráng. Có thể "Tài" bị người Bạch / Di (Nam Chiếu) lấn át? Chính sử TQ hiện nay Viết:

Choang thuộc trị tw TQ khoảng 2000 năm trước dưới thời Tần 221 trước CN. Trong nhiều thế kỷ sau, các bộ tộc hùng mạnh nổi lên, chiếm giữ nhiều đất đai và nô lệ.

Nhưng vẫn tò mò lịch sử phát triển người Tai trước công nguyên, và văn minh nổi bật của Tai là gì? Trống đồng?

The Zhuang areas first came under the administration of China's central authority 2,000 years ago. In 221 B.C., the First Emperor of Qin, China's first feudal emperor to unify the country, conquered the area and established three prefectures there.

In the centuries that followed, a number of powerful clans emerged in this area, who owned vast tracts of land and numerous slaves and servants.

 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đọc thêm từ điển Britanica thì Tai (trong đó có Choang, Tày, Thái, Nùng, Lào, Shan Miến, Bố Y) có thể xuất phát từ Tứ Xuyên (Thục), sông Dương Tử. Phân bố rộng nhất vào thời kỳ 2500 năm trước (500 TCN). Dân Choang vẫn giữ gìn nhiều bản sắc khác với Hán.

2500 năm trước là tương ứng với văn minh Đông Sơn ở VN. Có lẽ nào Thục Phán cũng là dân Tai, Hòa huyết với các sắc dân khác? các cụ có nguồn thông tin rõ hơn thì chia sẻ thêm.

The culture ancestral to that of modern Tai speakers, including the Zhuang, appears to have developed in the regions of Sichuan and the lower Yangtze River valley; its maximum geographic distribution occurred about 2,500 years ago.

The advance of the empire controlled by the Han dynasty pushed the Tai-speaking peoples southward. Other cultural heirs of these early peoples include the Thai of Thailand, the Lao of Laos, the Shan of Myanmar (Burma), the Tai of Yunnan, and the Buyei of Guizhou. Of these, the Zhuang and Buyei have become the most assimilated into contemporary China’s predominantly Han culture.

The Zhuang have nevertheless retained several cultural characteristics that distinguish them from the Han. Most Zhuang prefer to settle on valley lands adjacent to streams, to cultivate wet rice with the use of buffalo or oxen, and to build their houses on pilings rather than on the ground. Most also allow young people to contract marriages without the intervention of middlemen; brides remain with their natal family from marriage until the birth of their first child, as that birth is regarded as the consummation of the marriage. Magical rites, sorcery with human figurines, and ancestor veneration are additional elements that distinguish Zhuang culture. In the late 20th century, customs associated with the use of bronze drums were revived as tourist attractions.

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Nguyên Hòa thứ 3 [808], Dị Mưu Tầm chết, lệnh cho quan thái thường khanh [太常卿 là vị quan to cai quản việc xây dựng thực hành các lĩnh-vực liên-quan đến các nghi-thức, phép-tắc, lễ-tiết của con người và thần linh, các điều lành dữ, nghi thức hôn-nhân, tân khách, quân binh cùng với chuông trống ngọc lụa các loại thể hiện sự tôn-nghiêm của quan viên, tức là trật-tự tông pháp thời Đường Ngu; dòng phái tổ tiên thời nhà Chu; đạo lý phụng mệnh triều Tần, cấp bậc, trì thủ tước vị cửu khanh từ thời nhà Chu đến thời nhà Hán, gồm: Thiếu Sư 少師, Thiếu phó 少傅, Thiếu bảo 少保, Trủng tể 冢宰, Tư đồ 司徒, Tông Bá 宗伯, Tư mã 司馬, Tư khấu 司寇, Tư không 司空, là những địa vị mười phần cao trọng, kiêm-quản mọi lĩnh-vực của đời sống. Vị tổ của thái thường thời Đường Ngu chính là trật tự tông pháp Bá Di. Thái thường vốn chỉ thiên tử nhà Chu tế tự dựng lên Tam thần kỳ (ba lá cờ thần) đại biểu cho giới vương giả. Tam thần kỳ bao gồm Nhật Thần Kỳ 日辰旗, Nguyệt Thần Kỳ月辰旗, Tinh Thần Kỳ 星辰旗. Tam Thần Kỳ là tượng-trưng cho ánh sáng của trời. Tam thần tượng-trưng cho Trời, cho hạo thiên (trời rộng) thượng đế, cho thiên đạo. Thuộc quan của thái thường có Thái nhạc, Thái chúc, Thái tể, Thái sử, Thái bốc, Thái y tất cả là 6 chức quan phụ tá cai quản từng lĩnh vực lễ nghi riêng gồm: âm nhạc, cúng tế, cung phụng, thiên văn lịch pháp, bói toán, chăm lo bệnh tật. Thời nhà Hán thái thường thuộc Thái Úy bộ, phụ trách lễ nghi tế tự. Đến thời nhà Tấn, Nam Triều thì chia thành duy nhất 9 quan khanh, thời nhà Tùy thì có 9 dinh quan nắm giữ. Triều [Đường] thì lập tự khanh, thiếu khanh phụ trách các sự vụ về lễ nhạc, tế giao, tế tổ tiên, xã tắc] Vũ Thiếu Nghi chủ trì cúng, đọc lời tế.

Con trai Tầm Các Khuyến kế vị, còn gọi là Mộng Thấu, tự xưng là Phiếu Tín, trong ngôn ngữ man nghĩa là vua vậy. Xin đổi con dấu Nguyên Hòa. Năm sau chết, con trai Khuyến là Long Thịnh lên ngôi, hoang dâm buông thả quá là trái đạo, trên dưới người người đều oán-giận chán ghét.

Năm thứ 11 [819], bị tiết độ sứ Lộng Đống Vương Tha Điên giết, đưa em Thịnh là Khuyến Lợi lên ngôi. Lệnh cho Thiếu phủ Thiếu giám Lý Tiển đứng ra lo lập điếu tế sứ [lo việc ma chay]. Khuyến Lợi cảm kích công- đức của Tha Điên, ban cho họ Mông, phong làm Đại Dong, người man gọi anh là “dong”. Năm Trường Khánh thứ 3 [823], khởi điểm ban ấn. Đến đầu năm sau chết, em là Phong Hựu kế vị. Phong Hựu cực kỳ can-đảm, giỏi dùng người dưới, kính mến và hâm mộ Trung Quốc, không muốn gắn liền với tên tuổi của cha.

Mục Tông [làm vua từ 820-824] sai quan thiếu doãn [ chức quan phó phủ doãn phụ-trách kinh đô] Kinh Triệu [kinh đô Trường An và vùng phụ cận] Vi Thẩm Quy chủ trì lễ sách phong. Phong Hựu sai Hồng Thành Tù, Triệu Long Ta, Dương Định Kỳ vào tạ ơn thiên tử.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau đó, tiết độ sứ Tây Xuyên là Đỗ Nguyên Dĩnh cai trị hống-hách, che giấu kẻ có tội, bê-trễ công việc, tham-lam của cải, lừa-dối quan trên, đó là thời Đại Hòa năm thứ 3 [829] vậy. Tha Điên hiểu tường-tận chúng [ quan nhà Đường] ỉm đi việc Cung Châu [邛州 Đông Lai, Tứ Xuyên], Nhung Châu [ 戎州, Nghi Tân, Tứ Xuyên], Tây Châu [巂州, Tây Xương, Tứ Xuyên] bị [ Nam Chiếu] đánh chiếm. [ Quân Nam Chiếu] Vào Thành Đô, dừng lại ở vùng ngoại thành phía Tây 10 ngày, an ủi, tặng thưởng cho cư dân, mua bán không quấy-nhiễu. Vừa mới quay về thì con trai con gái, hàng vạn tay nghề có kỹ xảo đã bị [Nam Chiếu] cướp đoạt đưa tới phương Nam, người ta sợ hãi mà tự sát, vì chẳng còn cách nào hơn. Viện binh giải cứu truy đuổi, Tha Điên phải tự thân bảo vệ, tới sông Đại Độ [ 大渡河, sông Đại Độ, xưa gọi là Mạt Thủy, Nga Thủy, Bắc Giang, Tập Thủy, Đại Độ Thủy, Mông Thủy, Lô Thủy, Lô Hà, Dương, Dương Sơn Giang, Trung Trấn hà, Ngư Thông hà, Kim Xuyên, Đồng Hà, chính là đại chi lưu của sông Dân Giang, thuộc trung tây bộ Tứ Xuyên] nói với người Hoa:

- Giờ đây ta ở phương Nam, các ngươi hãy về nước đi, đừng có khóc nữa.

Người dân gào to, lao mình xuống sông chết đến 30 người. Nam Chiếu tự cho mình là khéo léo, có giáo hóa, với Trung Quốc là ngang hàng. Năm sau dâng biểu cầu xin tha tội. Hàng năm đều sai sứ về triều, thời Khai Thành [836 – 840], Hội Xương [841 – 846] đều nhiều lần tới.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Đại Trung [847 – 860], Lý Trác [ 李琢 [Thời Đường Tuyên Tông] niên hiệu Đại Trung [847 – 860], An Nam Đô hộ Lý Trác “vi chính tham bạo”, ban cường lệnh: một đấu muối, đổi lấy 1 con trâu hoặc 1 con ngựa 以鹽一斗,交易牛或馬一頭 dĩ diêm nhất đấu, giao dịch ngưu mã nhất đầu, lại giết hại thủ lĩnh Đỗ Tồn Thành 蠻酋”杜存誠 man tù Đỗ Tồn Thành của người An Nam, làm cho dân chúng oán giận, nhân đó kết giao với người Nam Chiếu tiến công An Nam đô hộ phủ, Dân chúng An Nam đối địch với [nhà Đường] là do bất mãn, dẫn đường cho người Nam Chiếu xâm lăng cướp bóc biên cảnh, về sau Nam Chiếu liên tục tấn công An Nam đô hộ phủ] làm An Nam Kinh lược sứ, là người tàn khốc tham lam, tư lợi cho riêng mình, ban lệnh độc ác một đấu muối đổi lấy một con trâu hoặc một con ngựa. Người Giao Châu không thể chịu đựng nổi, kết giao với tướng Nam Chiếu là Đoàn Tù Thiên đánh chiếm An Nam Đô họ phủ, xưng là: 白衣沒命軍- bạch y một mệnh quân, Nam Chiếu đưa ra 3.000 cung thủ với nỏ đai da [ giúp An Nam].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng các khoản triều cống hàng năm vẫn còn rất nhiều [ khiến Giao Châu và Nam Chiếu oán hận]. Đỗ Tông từ Tây Xuyên về triều tấu chẳng phải trong triều thê thiếp nhiều lắm sao [sao cứ bắt Nam Chiếu, An Nam nộp]. Phong Hựu giận dữ, ngay lập tức kiêu căng chất vấn con cháu [ tại sao lại cứ phải cống nộp cho nhà Đường].

Nhân Tuyên Tông băng [ 859], sứ giả [ nhà Đường] sang báo tang. Đúng lúc đó Phong Hựu cũng chết, quan thản xước là Tù Long kế vị, do oán hận triều đình [ nhà Đường] nên không phúng viếng tang lễ; lại ban chiếu thư thông báo cho bá quan và thần dân cầu xin ơn huệ của cố vương. Lấy cơm rau 草具 thảo cụ [ 草具 được giải thích là: Thứ đồ ăn bằng rau cỏ; Thứ mới được làm sơ sài; Dùng rau cỏ để làm ra một thứ vật dụng nào đó, kể cả đồ ăn. Đồ ăn bằng rau cỏ: Sử ký – Phạm Thư, Thái Trạch liệt truyện 史記范雎蔡澤列傳: Tần Vương chẳng tin, bắt ở quán trọ, ăn rau dưa, phải chờ hơn một năm 秦王弗信, 使舍食草具, 待命歲馀 - Tần vương phất tín, sử xá thực thảo cụ, đãi mệnh tuế dư. Chiến quốc sách - Tề sách tứ 戰國策 - 齊策四: Nước Tề có Phùng Huyên, nghèo khốn đến nỗi khó mà tự mưu sinh, nhờ người đến cầu xin Mạnh Thường Quân cho ăn nhờ ở đậu trong nhà. Mạnh Thường Quân hỏi: Vị khách đó có gì tốt đẹp? Đáp: Vị khách đó chẳng có gì tốt đẹp. Lại hỏi: Vị khách đó có tài cán gì? Đáp: Vị khách đó không có tài cán gì. Mạnh Thường Quân cười mà đáp: Được. Tả hữu thấy Quân coi thường Phùng Huyên nên chỉ cho ăn rau dưa. 齊人有馮諼者, 貧乏不能自存, 使人屬孟嘗君, 願寄食門下。孟嘗君曰: 「客何好?」曰: 「客無好也。」曰: 「客何能?」曰: 「客無能也。」孟嘗君笑而受之曰: 「諾。」左右以君賤之也, 食以草具。Tề nhân hữu Phùng Huyên giả, bần phạp bất năng tự tồn, sử nhân chúc Mạnh Thường Quân, nguyện kí thực môn hạ. Mạnh Thường Quân viết: Khách hà hảo? viết: “Khách vô hảo dã”. Viết: “Khách hà năng?” Viết: “Khách vô năng dã”. Mạnh Thường Quân tiếu nhi thụ chi viết: “Nặc”. Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ] dâng mời sứ giả mà đuổi về.

Rồi tiếm xưng hoàng đế, đặt niên hiệu là Kiến Cực, tự xưng Đại Lễ quốc. Ý Tông [859 – 873] thấy danh hiệu ấy gần với húy kỵ của Huyền Tông [712 – 756] nên chấm dứt việc triều cống [ nhà Đường].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rồi [ quân Nam Chiếu] lại chiếm Bá Châu [播州 được lập ra dưới thời [nhà Đường], từ năm 876 bắt đầu hình thành chính quyền cát cứ họ Dương]. Quan đô hộ An Nam là Lý Hộ đóng quân phòng thủ Vũ Châu [ 武州], Hàm Thông nguyên niên [ 860], bị người man tấn công nên bỏ châu quận mà chạy. Thiên tử phế bỏ Lý Hộ, lấy Vương Khoan [王寬 thay Lý Hộ làm An Nam Kinh lược chiêu thảo sứ. Lý Trác dâng tấu xin bãi đạo binh phòng thủ mùa đông gồm 6.000 quân, vì cho là thủ lĩnh Động bảy đáy (nguyên văn: 七綰 thất oản) Lý Do Độc 李由独 của Đào Lâm Tây nguyên có thể ngăn cản man tặc xâm phạm cướp phá…Nhưng rồi tù trưởng man đã gả con gái cho con trai của y, Do Độc bèn tuân phục đưa người của mình theo man tặc. Khoan không thể chế ngự nổi] thay.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm sau [861] quân man lại đánh Ung Quản [ 邕管, Năm Càn Phong thứ 2 [667] lập Ung Châu đại đô đốc phủ, năm Khai Nguyên thứ 21 [733] đặt Kinh lược sứ 5 phủ Lĩnh Nam, niên hiệu Thượng Nguyên [760 – 761] về sau đặt Kinh lược sứ Ung Quản. Bổ Kinh lược sứ viên trú tại Ung Châu. Cai quản quân, chính sự vụ, cầm đầu 1700 người. Nam Ninh gọi vắn tắt là Ung, tên cổ là Ung Châu, là trung tâm của khu vực. Năm Càn Phong thứ 2 [667] đặt Ung Châu đại đô đốc phủ. Năm Trinh Quán thứ 6 dựng lên, nhưng năm Trinh Quán thứ 6 Ung Châu một lần nữa lại gọi là Nam Tấn châu, thuộc Quế Châu đô đốc phủ. Năm Khai Nguyên thứ 21 [733] đặt Kinh lược sứ 5 phủ Lĩnh Nam, niên hiệu Thượng Nguyên [760 – 761] về sau đặt Kinh lược sứ Ung Quản, sau lại bãi bỏ. Tháng 6 năm Trường Khánh thứ 2 [822] khôi phục lại chức Kinh lược sứ, lấy Thứ sử bổ vào chức này. Hàm Thông năm thứ 3 [862] phân đạo Lĩnh Nam thành hai đạo Đông, Tây, lệ thuộc vào Lĩnh Nam Tây đạo, và rồi theo Quế Quản thì trù liệu nhập Cung (nay là Bình Nam), Tượng (nay là Tượng Châu, Vũ Tuyên) 2 châu, theo Dung Quản thì trù liệu nhập Đằng (nay là Đằng Huyện), Nham (nay là khu Ngọc Lâm), Hoành (nay là Hoành Huyện), Điền (nay là Điền Đông, Điền Dương), Nghiêm (nay là khu Lai Tân), Sơn (nay là khu Bác Bạch), Loan (nay là khu Hoành Huyện), La (nay là khu Liêm Giang, Quảng Đông), Phan (nay là khu Bác Bạch), Cung, Tượng, Đằng, Nham 14 châu, và Quy Thuận (nay là Tĩnh Tây), Tư Ân (nay là Đô An, Mã Sơn, Bình Quả), Tư Đồng (nay là khu Đại Tân), Tư Minh (nay là khu Ninh Minh), Vạn Hình, Vạn Thừa (nay đều là khu Đại Tân), Thượng Tư Ba (nay là khu Đại Tân), Viên (nay là khu Thiên Đẳng), Công Nhiêu (nay là khu Điền Đông), Tả (nay là khu Sùng Tả), Tư Thành (nay là khu Đại Tân), Ôi, Hầu, Quy Thành, Đàm, Tư Lang (nay đều là khu vực Nam Ninh), Vạn Đức, Ngư Dịch, Quy Nhạc, Thanh, Đắc (nay đều là khu vực nam Nam Ninh), Thất Nguyên (nay thuộc Cao Bằng và Lạng Sơn) tất cả là 26 châu ki mi. Đặt 1 viên kinh lược sứ, trú tại Ung Châu, cai quản mọi sự vụ quân, chính và chỉ huy 1700 quân binh].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kinh lược sứ Lý Hoằng vì ít quân, không thể chống cự lại được, nên đã chạy sang Loan Châu. Quay lại chuyện Nam Chiếu.

Lệnh cho điện trung giám [ Điện trung giám cai quản mọi lễ nghi trong triều, thời Nam Bắc triều tiếp quản bộ phận chức trách Thiếu phủ, kiêm quản cuộc sống hàng ngày của hoàng đế] Đoàn Văn Sở [ (段文楚, người Thiên Dương, Thiểm Tây, tổ phụ là Đoàn Tú Thực. Đường Ý Tông Hàm Thông Năn thứ 2 [861], Văn Sở tới đạo Lĩnh Nam nhậm chức kinh lược sứ Ung Châu, gánh vác nhiệm vụ phòng ngừa vùng biên cương trọng yếu. Thời gian đó lính phòng vệ Ung Châu định ngạch là 3.000 người, có gốc gác tại 3 châu là Quảng, Quế, Dung, dự định 3 năm thì hoán đổi, quân lính không yên tâm, không muốn ở lâu, bèn gây khó cho đại sự phòng vệ biên giới. Văn Sở bẩm tấu thực sự dự tính thu hồi hoặc giải tán số quân đó, toàn bộ số kinh phí trao cho Kinh lược sứ, chiêu mộ đinh tráng địa phương đảm nhiệm phòng vệ. Bản tấu đó được chấp thuận, nhưng mới chiêu mộ được 500 người thì có lệnh quay về Trường An, nhậm chức Kim Ngô tướng quân 金吾將軍, cảnh giới và phòng bị kinh thành, kinh lược sứ Ung Châu là Lý Mông kế nhiệm. Lý Mông dừng mộ binh, dùng 500 quân do Văn Sở mộ được, số kinh phí còn lại hầu hết bị chiếm dụng. Đúng năm đó Lý Mông chết, Lý Hoằng Nguyên kế nhiệm. Nhưng đến nhậm chức được 10 ngày thì người man thừa cơ xâm nhập, kết cục là vì binh lính ít, không thể địch lại được, Lý Hoằng Nguyên cùng giám quân bỏ thành chạy sang Loan Châu (tại Quế Lâm ngày nay, cách Ung Châu 300 lý). Quân man chiếm lĩnh Ung Châu đến 20 ngày mới thoái lui, Lý Hoằng Nguyên quay về nhiệm sở, không lâu sau bị biếm chức làm ty hộ (司戶 chức quan quản lý hộ khẩu, tiền lương, tài vật cấp huyện) Kiến Châu, Văn Sở (lúc đó đang là Điện trung tỉnh Điện trung giám, tòng tam phẩm) trở lại nhậm chức kinh lược sứ Ung Châu. Quân binh man cướp bóc Ung Châu, dân mười phần không còn một, cảnh tan nát bao trùm không ai có thể chịu nổi. Có kẻ thấy thành trì, cầu cống bị hủy hoại tan hoang, người chết, nhà nhà điêu tán, bèn hạch hỏi Văn Sở, nói:

- Ung Châu gặp nạn là do Văn Sở cải biến thể lệ cũ, không phát huy tác dụng gì.

Văn Sở lại bị giáng chức làm phân ty uy vệ tướng quân 威衛將軍的分司.

Thời Đường Hy Tông kế vị, phục chức cho Văn Sở làm đại đồng phòng ngự sứ kiêm thủy lục phát vận sứ 大同防禦使兼水陸發運使, làm kinh lược sứ, cân nhắc thay đổi các điều ước, [ dân chúng An Nam] không thuận, nên [ triều đình] mới lấy Hồ Hoài Ngọc thay vào.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nam Chiếu biết người [ An Nam ở] biên giới đã quá khốn khổ, lại thêm nạn cướp bóc, nên không để bọn cướp thâm nhập thêm nữa. Đỗ Tông [杜悰 794 – 873 tự Doãn Dụ (hoặc Vĩnh Dụ), người Vạn Niên thuộc Kinh Triệu (nay là Trường An, Thiểm Tây). Là cháu của tể tướng Đỗ Hựu, là anh con nhà bác của thi nhân Đỗ Mục, và cũng là anh em con cô con cậu với Lý Thương Ẩn. Đường Vũ Tông (làm vua từ năm 840-846) nghe nói về ca nữ Dương Châu, rất giỏi hầu rượu, bèn lệnh cho giám quân Hoài Nam lựa chọn 17 ca nữ, dâng lên cung vua. Giám quân thỉnh cầu tiết độ sứ Đỗ Tông cùng mình tuyển chọn, đồng thời toan tính chọn lựa gái đẹp con nhà lương thiện, dạy cho cách thức hầu rượu, rồi cùng tiến cung. Đỗ Tông nói:

- Cá nhân ngài nhận lệnh Hoàng thượng, ta không dám can dự công việc này.

Giám quân ba lần thỉnh cầu, nhưng Đỗ Tông vẫn không đồng ý. Giám quân cực kỳ giận dữ, nhân tiện khích bác với Đường Vũ Tông về thái độ của Đỗ Tông. Sau khi nghe xong, Đường Vũ Tông trầm mặc không nói. Tả hữu theo hầu, đều xúm lại bàn tán:

- Chẳng phải sắc lệnh ban cho tiết độ sứ và giám quân cùng tuyển sao?

Đường Vũ Tông trầm tư một lúc rồi nói:

- Ban lệnh cho phiên trấn tuyển chọn ca nữ nhập cung, lẽ nào lại là thứ công việc mà bậc thánh minh thiên tử làm sao? Đỗ Tông không khuất mình theo ý kiến của giám quân, thật là đáng mặt với thân phận của một kẻ đại thần, thật sự có tài năng phong thái của bậc tể tướng, ta cảm thấy vô cùng hổ thẹn!]

[ Đỗ Tông] coi sóc việc nước, là bậc chúa tể về mưu lược, sai sứ giả phúng viếng tế lễ rất ân tín, nhưng lúc ấy, vua Nam Chiếu thấy cái tên [ nhà Đường phong cho mình] đáng ngờ, ban lệnh chưa thể tuyển chọn [ cung nữ được], đương nhiên thay đổi tên mới được phong. Hoàng đế bèn lệnh cho tả tư lang trung Mạnh Mục cầm cờ tiết mà đi [ sứ Nam Chiếu]. Gặp lúc Nam Chiếu chiếm Tây Châu, Mục không đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top