Thì thực sự cái khó của các bác quản lý Giao Chỉ là chỉ nắm được khu trung tâm từ Thanh Hóa đổ ra, chứ ở trong Thanh Nghệ 2 ông đó chắc cũng khó khăn. Mà phải nói năm 300 họ cứ đi như thế kinh thật. Giờ em 1 mình 1 xe dọc đường đất nước, toàn chạy 80km mà thấy đường thiên lý xa xôi quá
ngày đi 500km, HN - Quảng Bình, cứ đi tít tắp như đoạn tp Thanh Hóa - Nghi Sơn - Hoàng Mai, chạy mải miết thật, thế mà xưa năm mấy trăm chuyển quân đánh đấm như thật, tài
Em đang đọc bài này của 1 cụ trên fb
Chi tiết thú vị về Giao Châu qua bức thư vua Hán gửi Sĩ Nhiếp
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng Sĩ Nhiếp cai quản cả khu vực Bắc Bộ Việt Nam hiện nay. Và trị sở của Sĩ Vương (theo lời Toàn Thư) nằm tại khu Thuận Thành Bắc Ninh.
Nhưng bức thư của Hoàng đế nhà Hán gửi thẳng cho Sĩ Nhiếp đã hé lộ điều bất ngờ.
(Vua) Hán nghe Trương Tân chết, ban Nhiếp ấn ngọc, thư viết: "Giao Châu cương vực cuối cùng, nam liền với sông biển. Ơn trên chẳng tuyên tới, nghĩa dưới tắc nghẹn lại. Biết nghịch tặc Lưu Biểu sai Lại Cung nhòm ngó đất nam, nay cho Nhiếp làm Tuy Nam Trung Lang Tướng trông coi bảy quận, lĩnh Thái thú Giao Đô như cũ".
Nguyên văn: 漢聞張津死,賜燮璽書曰:「交州絕域,南帶江海,上恩不宣,下義壅隔,知逆賊劉表又遣賴恭闚看南土,今以燮為綏南中郎將,董督七郡,領交阯太守如故。」
Hán văn: "Trương Tân tử, tứ Nhiếp tỷ, thư viết: Giao Châu tuyệt vực, nam đái giang hải, thượng ân bất tuyên, hạ mỹ ủng cách. Tri nghịch tặc Lưu Biểu hựu khiển Lại Cung khuất khán Nam thổ, kim dĩ Nhiếp vi Tuy Nam Trung Lang Tướng, đổng đốc thất quận, lĩnh Giao Đô thái thú như cựu".
- Trích từ: Trần Thọ - Truyện Sĩ Nhiếp, Tam Quốc Chí.
- 7 quận mà Sĩ Nhiếp được quyền "đổng đốc" gồm: Giao Đô, Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam.
Ở bức thư của Hán Hiến Đế có 02 chi tiết rất quan trọng.
1. Trong mắt Hán triều Giao Châu là nơi tuyệt vực (絕域). Nghĩa là cương vực nhà Hán đến Giao Châu là hết.
2. Giao Châu phía Nam liền với sông và biển "nam đái giang hải" (南帶江海).
Vùng đất mà phía nam liền với sông, biển; nơi mà từ Kinh Châu Lưu Biểu có thể nhòm ngó được chỉ có thể là Quảng Đông, một phần Quảng Tây (ngày nay). Và Hán Hiến Đế xác nhận lãnh thổ đế quốc Hán đến đó là hết.
Như vậy, đền thờ Sĩ Nhiếp tại Thuận Thành, Bắc Ninh rất có thể chỉ là nơi thờ vọng của cư dân Lưỡng Quảng những người mang ơn Sĩ Nhiếp khai mở học hành và đem lại sự thịnh vượng.
Và quận Giao Đô nơi Sĩ Nhiếp làm Thái thú, thành Luy Lâu rất có thể không nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng (nơi đông giáp biển). Một đô thị phồn vinh nơi người Hồ xúm xít quanh xe Sĩ Vương hẳn phải là một thương cảng sầm uất trên con đường tơ lụa biển Đông.
Ảnh minh hoạ:
1. Đền thờ Sĩ Nhiếp - Nam Giao Học Tổ tại Bắc Ninh.
2. Giao Châu thời Sĩ Nhiếp. Khâm Châu ngày nay, nơi có Luy Lâu Lĩnh rất có thể là thành Luy Lâu trị sở của Sĩ Nhiếp. Nguồn ảnh Le Hai và Juan The Tallinnas.