[Funland] Dịch sách cổ thời Tây Tấn: Nam Phương thảo mộc trạng

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Cây Bùi hay Đông thanh, Nhựa ruồi là chi thực vật có hoa trong họ Aquifoliaceae. Chi này có từ 400 đến 600 loài, bao gồm các loài cây thường xanh và lá rộng, cây bụi, và dây leo phân bố ở những vùng nhiệt đới đến ôn đới trên toàn cầu]


1726568997587.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hẹn các cụ đến tối ạ...
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,921
Động cơ
360,898 Mã lực
Tuổi
124
Xin giới thiệu cùng các cụ yêu Lịch sử bản dịch sách cổ của em, cuốn sách có thể nói là xưa nhất thời Tây Tấn [266-304] của tác giả Kê Hàm viết chuyên về Thực vật vùng Ngũ Lĩnh, Nam Việt, Giao Chỉ.
Khi tác giả viết sách này, là vừa kết thúc thời Tam Quốc, và, Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tây Tấn, lên ngôi là Tấn Vũ Đế, tác giả sống vào khoảng niên hiệu Thái Khang [4/280 – 289], tác giả sống cùng với Thạch Sùng và Vương Khoái, nên có những mô tả khá thú vị về các nhân vật này. Lúc này, nước ta vừa thuộc quyền cai quản của nhà Đông Ngô và thậm chí còn mới thuộc quyền của nhà Ngụy -Tấn. Rồi ta mới biết việc cống quả Vải bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, tác giả tỏ ra thương cảm cho người dân Giao Chỉ phải vất vả gánh vải đi cống nạp phương xa và chết rất nhiều.
Từ lâu, nhiều người vẫn quan niệm vùng đất Nam Việt [thời Triệu Đà] và Giao Chỉ nói riêng là một vùng lạc hậu, cư dân sống theo các Bộ Lạc, thậm chí chưa biết canh tác, trồng cấy, phải đợi đến khi Sĩ Nhiếp (137 - 226) là Thái thú Giao Chỉ vào cuối đời nhà Hán khi sang làm Thái Thú mới dạy dân Việt trồng cấy canh tác, chữ viết, nhưng xem ra sách viết và quan niệm như vậy sai bét, thậm chí, có khi chính người Giao Chỉ còn truyền dạy người dân Trung Nguyên những phương pháp canh tác như: Trồng rau muống bè, dùng Thiên địch [kiến vàng] trừ bọ cam, lối canh tác mà đến bây giờ, sau gần 2.000 năm vẫn chưa hề lạc hậu.
Tác giả cũng mô tả vùng đất Giao Chỉ xưa hoa cỏ đẹp tuyệt, hoa nở quanh năm, các cô gái lúc nào cũng cài hoa trên đầu, lại biết ủ rượu mía cho đám cưới, vậy thì cớ sao các nhà Sử học cứ bắt dân ta cởi trần đóng khố?
Đọc sách, ta mới biết từ "Con gái rượu" chính là biến thể của Nữ Nhi Tửu 女儿酒. Sách có chép lại rằng Nữ Nhi Tửu là loại rượu phải có ở những nhà giàu có sinh con gái, hoặc gả con gái mới có.
-----------------------------
Sách liệt kê tuy không nhiều các loài Thực vật, hoa cỏ, cây cối, các loại quả, nhưng từ thời điểm cách nay đã gần 2000 năm, một người có đầu óc quan sát và ghi chép như vậy rất đáng để thán phục.
----------------------------
Do sách viết theo cổ văn phong thời Tần-Hán, nên rất khó dịch, lại không đánh dấu câu, nên em dù cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Lại cũng vì trình độ vô cùng ngu dốt, văn phong quê mùa, hoàn toàn ít học vấn, tự nghĩ mình dốt nát nên cũng dám đem sách dịch ra hầu các cụ, chỉ xin các cụ cao nhân lời chỉ giáo.
Sách giấy, em sẽ tặng sau khi thớt xong. Thực tình, cũng muốn bán để ủng hộ 100% cho quỹ OF ủng hộ đợt bão lũ vừa rồi, các cụ thấy có được không?
Screenshot (72).png

Screenshot (73).png
Screenshot (74).png
Screenshot (75).png
Screenshot (76).png
Gia tất mính hoa (耶悉茗花) là tên phiên âm từ tiếng Ba Tư یاسمن‎ (yasamin) để chỉ các loài hoa nhài nói chung. Loài Jasminum grandiflorum nghĩa đen là nhài hoa to, hiện nay Trung văn gọi là tố hinh hoa (素馨花). Loài này không có ở Việt Nam nhưng vì dịch từ sách tiếng Trung theo tôi nên gọi nó là gia tất mính/tố hinh để giữ nguyên cách gọi tên thời kỳ đó.
Nam Việt hành ký là của Lục Giả, trong nguyên tác nói rõ như thế, nên bổ sung cho đầy đủ.
Câu "khác với cây quýt ở miền bắc biến thành quất" là chưa sát với câu gốc "dữ phù quất bắc vi chỉ dị hĩ" = [không như cây/quả quít (Citrus reticulata) đất bắc biến thành cây/quả chỉ (Citrus aurantium), tức cây cam đắng, quít hôi, cẩu quất]. Quất (Hán Việt) và quít (Nôm) đều viết là 橘 mà thôi. Bổ sung thêm, C. aurantium về mặt khoa học là cây lai ghép tự nhiên giữa C. reticulata với C. maxima (bưởi), nhưng về tổng thể bề ngoài khá giống C. reticulata, vì thế mới nói quả [cam] quất có vị ngọt ở đất bắc biến thành quả chỉ có vị đắng ở đất nam. Cụ nào làm nghề đông y chắc biết vị thuốc chỉ xác (quả già) và chỉ thực (quả non).
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,921
Động cơ
360,898 Mã lực
Tuổi
124
Loài hoa đẹp có Thủy Liên水蓮

Giống như hoa Sen, nhưng thân màu tím, mềm và không có gai. [tên khoa học: Nymphoides hydrophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Menyanthaceae. Loài này được Kuntze mô tả khoa học đầu tiên năm 1891]
View attachment 8738703
Nymphoides hydrophylla được João de Loureiro mô tả năm 1790 trong Flora Cochinchinensis, tập 1, trang 105 với tên gọi bản địa được ông viết là cây raong tlòn lá và danh pháp Menyanthes hydrophyllum. Otto Kuntze chỉ đơn giản là chuyển nó sang chi Nymphoides cùng họ mà thôi. Việt Nam có vài loài mà hiện nay có tên chung là [rau] tràng, thủy nữ, trang. Loài này là thủy nữ nhỏ/tràng nhỏ/trang nhỏ. Lưu ý là tên gọi trang tranh chấp với nhiều loài cây bụi/cây gỗ thường xanh trong chi Ixora họ Rubiaceae. Quê nhà cháu đơn giản gọi các loài thủy sinh này trang.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nymphoides hydrophylla được João de Loureiro mô tả năm 1790 trong Flora Cochinchinensis, tập 1, trang 105 với tên gọi bản địa được ông viết là cây raong tlòn lá và danh pháp Menyanthes hydrophyllum. Otto Kuntze chỉ đơn giản là chuyển nó sang chi Nymphoides cùng họ mà thôi. Việt Nam có vài loài mà hiện nay có tên chung là [rau] tràng, thủy nữ, trang. Loài này là thủy nữ nhỏ/tràng nhỏ/trang nhỏ. Lưu ý là tên gọi trang tranh chấp với nhiều loài cây bụi/cây gỗ thường xanh trong chi Ixora họ Rubiaceae. Quê nhà cháu đơn giản gọi các loài thủy sinh này trang.
Cảm ơn cụ, phải nói là thời đó mà tác giả đã có tầm quan sát, dù là sơ sài, nhưng cũng rất đáng quý.
Điều quý hơn là đa số các mô tả thực vật đều tập trung ở Nam Việt, Giao Chỉ...
Quả thật, dịch một văn bản chữ Hán, rồi đối chiếu, so sánh với hiện tại, là điều khó với cá nhân em. Cụ đã bổ sung giúp nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,304
Động cơ
621,860 Mã lực
Xin giới thiệu cùng các cụ yêu Lịch sử bản dịch sách cổ của em, cuốn sách có thể nói là xưa nhất thời Tây Tấn [266-304] của tác giả Kê Hàm viết chuyên về Thực vật vùng Ngũ Lĩnh, Nam Việt, Giao Chỉ.
Khi tác giả viết sách này, là vừa kết thúc thời Tam Quốc, và, Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tây Tấn, lên ngôi là Tấn Vũ Đế, tác giả sống vào khoảng niên hiệu Thái Khang [4/280 – 289], tác giả sống cùng với Thạch Sùng và Vương Khoái, nên có những mô tả khá thú vị về các nhân vật này. Lúc này, nước ta vừa thuộc quyền cai quản của nhà Đông Ngô và thậm chí còn mới thuộc quyền của nhà Ngụy -Tấn. Rồi ta mới biết việc cống quả Vải bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, tác giả tỏ ra thương cảm cho người dân Giao Chỉ phải vất vả gánh vải đi cống nạp phương xa và chết rất nhiều.
Từ lâu, nhiều người vẫn quan niệm vùng đất Nam Việt [thời Triệu Đà] và Giao Chỉ nói riêng là một vùng lạc hậu, cư dân sống theo các Bộ Lạc, thậm chí chưa biết canh tác, trồng cấy, phải đợi đến khi Sĩ Nhiếp (137 - 226) là Thái thú Giao Chỉ vào cuối đời nhà Hán khi sang làm Thái Thú mới dạy dân Việt trồng cấy canh tác, chữ viết, nhưng xem ra sách viết và quan niệm như vậy sai bét, thậm chí, có khi chính người Giao Chỉ còn truyền dạy người dân Trung Nguyên những phương pháp canh tác như: Trồng rau muống bè, dùng Thiên địch [kiến vàng] trừ bọ cam, lối canh tác mà đến bây giờ, sau gần 2.000 năm vẫn chưa hề lạc hậu.
Tác giả cũng mô tả vùng đất Giao Chỉ xưa hoa cỏ đẹp tuyệt, hoa nở quanh năm, các cô gái lúc nào cũng cài hoa trên đầu, lại biết ủ rượu mía cho đám cưới, vậy thì cớ sao các nhà Sử học cứ bắt dân ta cởi trần đóng khố?
Đọc sách, ta mới biết từ "Con gái rượu" chính là biến thể của Nữ Nhi Tửu 女儿酒. Sách có chép lại rằng Nữ Nhi Tửu là loại rượu phải có ở những nhà giàu có sinh con gái, hoặc gả con gái mới có.
-----------------------------
Sách liệt kê tuy không nhiều các loài Thực vật, hoa cỏ, cây cối, các loại quả, nhưng từ thời điểm cách nay đã gần 2000 năm, một người có đầu óc quan sát và ghi chép như vậy rất đáng để thán phục.
----------------------------
Do sách viết theo cổ văn phong thời Tần-Hán, nên rất khó dịch, lại không đánh dấu câu, nên em dù cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Lại cũng vì trình độ vô cùng ngu dốt, văn phong quê mùa, hoàn toàn ít học vấn, tự nghĩ mình dốt nát nên cũng dám đem sách dịch ra hầu các cụ, chỉ xin các cụ cao nhân lời chỉ giáo.
Sách giấy, em sẽ tặng sau khi thớt xong. Thực tình, cũng muốn bán để ủng hộ 100% cho quỹ OF ủng hộ đợt bão lũ vừa rồi, các cụ thấy có được không?
Screenshot (72).png

Screenshot (73).png
Screenshot (74).png
Screenshot (75).png
Screenshot (76).png
Font chữ của cụ trong bản sách scan này bị lỗi rồi, cụ chỉnh lại chứ không nhìn giống như trên các trang web lá cải.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hạt Ích Trí 益智子

Có hình dáng giống như lông bút, dài khoảng bảy đến tám phân. Vào tháng Hai, hoa của nó có màu giống như hoa sen. Quả chín vào tháng Năm và tháng Sáu, có vị cay lẫn với 5 vị khác, mùi hương rất thơm. Có thể dùng để muối hoặc phơi khô. Ở Giao Chỉ và Hợp Phố, vào năm thứ tám thời kỳ Kiến An 建安 của nhà Đông Ngô, khi Trương Tân 张津 làm Thứ sử Giao Châu, đã từng dùng hạt Ích Trí để làm bánh gạo nếp [nguyên văn: Tống 粽] tặng cho Ngụy Vũ Đế 魏武帝.

[Hạt Ích Trí 益智子 còn gọi là Riềng lá nhọn, Riềng thuốc (danh pháp hai phần: Alpinia oxyphylla) là cây thân thảo thuộc họ Gừng. Cây mọc ven suối và dưới tán rừng thưa, có thể cao đến 3 m, ra hoa tháng 3 đến tháng 5. Quả có thể dùng làm thuốc. Cây có mặt ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Việt Nam].
1726620842719.png

Cây và hạt Ích Trí [Riềng lá nhọn]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây Quế 桂

Xuất hiện ở Hợp Phố, thường mọc ở đỉnh núi cao, luôn xanh quanh năm cả mùa Đông lẫn mùa Hè, và thường mọc thành rừng không lẫn với các loại cây khác. Ở Giao Chỉ, người ta trồng quế trong các vườn quế. Quế có 3 loại: loại có lá giống lá cây Bách 柏, vỏ màu đỏ gọi là Đan Quế 丹桂; loại có lá giống lá Hồng, gọi là Khuẩn Quế 菌桂; loại có lá giống lá Tì Bà 枇杷 [cây Nhót tây, tỳ bà, sơn tra Nhật Bản hay lô quất là một loài cây mộc, cho trái ăn được thuộc họ Rosaceae. Bản địa của cây nhót tây là miền Hoa Nam nhưng đã được trồng hơn 1.000 năm ở Nhật Bản nên tên khoa học nhắc đến nguồn gốc Japonica] gọi là Mẫu Quế 牡桂. Trong sách Tam phụ Hoàng đồ 三輔黃圖 có ghi:

"Ở phía nam Cung Cam Tuyền甘泉宮, có hồ Côn Minh 昆明池, trong hồ có điện Linh Ba 靈波殿, dùng quế làm cột, gió thổi qua thì tỏa hương”.
1726620992895.png


Hình vẽ cành và hoa Quế

1726621054510.png

Rừng Quế

[Đan Quế (tên khoa học: Osmanthus fragrans var. aurantiacus), còn được gọi là Kim Quế, Hồng Quế, hay Kim Mộc Tê, là một loại cây thân gỗ thường xanh thuộc họ Mộc Tê. Loài này có mùi hương đặc trưng mạnh mẽ, vừa mặn vừa ngọt. Đan Quế phát triển từ loài Bạch Quế (Ngân Quế) có hoa màu trắng thông thường. Hoa và mật của nó tại Trung Quốc có thể được chế biến thành những món ăn truyền thống có vị ngọt. Mặc dù tên phổ biến chính thức là Đan Quế, trong tiếng Trung, người ta thường chỉ gọi đơn giản là Quế Hoa, và thường không phân biệt rõ ràng giữa Đan Quế và các loại Quế Hoa khác. Thực chất, Đan Quế chỉ là một "loài" trong các loài thuộc họ Quế Hoa. Tên thông thường của Quế Hoa thuộc họ Mộc Tê, và Đan Quế (Osmanthus fragrans var. thunbergii) là một biến thể của loài Quế Hoa phổ biến nhất - Ngân Quế (Osmanthus fragrans var. latifolius)].

1726621097875.png

Đan Quế

[Hương mộc Khuẩn Quế 香木菌桂 là tên gọi trong y học cổ truyền Trung Quốc. Đây là vỏ cây và cành lá của loài cây thuộc họ Mộc Tê, có tên khoa học là Osmanthus heterophyllus (G. Don) P. S. Green. Loài cây này phân bố tại Đài Loan và được trồng rộng rãi ở nhiều khu vực khác. Hương mộc Khuẩn Quế có tác dụng bổ gan thận, tăng cường sức khỏe cho lưng và đầu gối, và giúp tiêu độc mụn nhọt. Nó được sử dụng để điều trị các triệu chứng như yếu lưng gối, mụn nhọt độc, và ho gà].
1726621163235.png

Cây và sản phẩm từ Khuẩn Quế

1726621193763.png

Cây và quả Tỳ Bà

1726621222305.png

Mẫu Quế
 
Chỉnh sửa cuối:

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,343
Động cơ
550,797 Mã lực
Xin giới thiệu cùng các cụ yêu Lịch sử bản dịch sách cổ của em, cuốn sách có thể nói là xưa nhất thời Tây Tấn [266-304] của tác giả Kê Hàm viết chuyên về Thực vật vùng Ngũ Lĩnh, Nam Việt, Giao Chỉ.
Khi tác giả viết sách này, là vừa kết thúc thời Tam Quốc, và, Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tây Tấn, lên ngôi là Tấn Vũ Đế, tác giả sống vào khoảng niên hiệu Thái Khang [4/280 – 289], tác giả sống cùng với Thạch Sùng và Vương Khoái, nên có những mô tả khá thú vị về các nhân vật này. Lúc này, nước ta vừa thuộc quyền cai quản của nhà Đông Ngô và thậm chí còn mới thuộc quyền của nhà Ngụy -Tấn. Rồi ta mới biết việc cống quả Vải bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, tác giả tỏ ra thương cảm cho người dân Giao Chỉ phải vất vả gánh vải đi cống nạp phương xa và chết rất nhiều.
Từ lâu, nhiều người vẫn quan niệm vùng đất Nam Việt [thời Triệu Đà] và Giao Chỉ nói riêng là một vùng lạc hậu, cư dân sống theo các Bộ Lạc, thậm chí chưa biết canh tác, trồng cấy, phải đợi đến khi Sĩ Nhiếp (137 - 226) là Thái thú Giao Chỉ vào cuối đời nhà Hán khi sang làm Thái Thú mới dạy dân Việt trồng cấy canh tác, chữ viết, nhưng xem ra sách viết và quan niệm như vậy sai bét, thậm chí, có khi chính người Giao Chỉ còn truyền dạy người dân Trung Nguyên những phương pháp canh tác như: Trồng rau muống bè, dùng Thiên địch [kiến vàng] trừ bọ cam, lối canh tác mà đến bây giờ, sau gần 2.000 năm vẫn chưa hề lạc hậu.
Tác giả cũng mô tả vùng đất Giao Chỉ xưa hoa cỏ đẹp tuyệt, hoa nở quanh năm, các cô gái lúc nào cũng cài hoa trên đầu, lại biết ủ rượu mía cho đám cưới, vậy thì cớ sao các nhà Sử học cứ bắt dân ta cởi trần đóng khố?
Đọc sách, ta mới biết từ "Con gái rượu" chính là biến thể của Nữ Nhi Tửu 女儿酒. Sách có chép lại rằng Nữ Nhi Tửu là loại rượu phải có ở những nhà giàu có sinh con gái, hoặc gả con gái mới có.
-----------------------------
Sách liệt kê tuy không nhiều các loài Thực vật, hoa cỏ, cây cối, các loại quả, nhưng từ thời điểm cách nay đã gần 2000 năm, một người có đầu óc quan sát và ghi chép như vậy rất đáng để thán phục.
----------------------------
Do sách viết theo cổ văn phong thời Tần-Hán, nên rất khó dịch, lại không đánh dấu câu, nên em dù cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Lại cũng vì trình độ vô cùng ngu dốt, văn phong quê mùa, hoàn toàn ít học vấn, tự nghĩ mình dốt nát nên cũng dám đem sách dịch ra hầu các cụ, chỉ xin các cụ cao nhân lời chỉ giáo.
Sách giấy, em sẽ tặng sau khi thớt xong. Thực tình, cũng muốn bán để ủng hộ 100% cho quỹ OF ủng hộ đợt bão lũ vừa rồi, các cụ thấy có được không?
Screenshot (72).png

Screenshot (73).png
Screenshot (74).png
Screenshot (75).png
Screenshot (76).png
Tuyệt vời.
Cảm ơn bác.
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,233
Động cơ
206,312 Mã lực
Hoa Đậu khấu 豆蔻花

Hoa có thân giống như cây sậy, lá giống như lá gừng. Hoa mọc thành chùm, lá non cuộn lại và sinh hoa. Hoa có màu đỏ nhạt, đầu chùm có màu đậm, lá dần dần mở ra, hoa cũng dần hiện rõ. Theo truyền thuyết, ăn hoa này có thể tiêu khí, giảm đờm, kích thích sự thèm ăn, và tăng cường sức khỏe. Vào năm Thái Khang 泰康 thứ hai [năm281, niên hiệu của Tấn Vũ Đế], quận Giao Chỉ đã dâng một thùng hoa này, sau khi thử nghiệm thấy có hiệu quả, nên được ban thưởng cho các quan gần gũi.

Tranh vẽ hoa Đậu Khấu
Cụ ơi, có vẻ TIÊU KHÍ nó ko giống ngôn ngữ của cổ truyền.
Ở đây là giáng khí, hành khí hay phá khí cụ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ ơi, có vẻ TIÊU KHÍ nó ko giống ngôn ngữ của cổ truyền.
Ở đây là giáng khí, hành khí hay phá khí cụ?
À đúng rồi cụ, tất nhiên khi dịch đôi khi em có sơ xuất vậy, cảm ơn cụ nhiều.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây hoa Chu Cận 朱槿 [hoa Dâm Bụt]

Có thân và lá giống như lá dâu tằm, bóng và dày. Cây chỉ cao 4 đến 5 thước, cành lá xòe rộng. Từ tháng Hai, cây bắt đầu nở hoa và kéo dài đến giữa mùa Đông thì tàn. Hoa của nó có màu đỏ sẫm, 5 cánh, to như hoa Thục quỳ, nhụy dài hơn cánh hoa. Trên lá có phủ lớp bụi vàng, khi ánh mặt trời chiếu vào, trông như ngọn lửa bùng cháy. Mỗi cụm cây có thể nở hàng trăm bông mỗi ngày, hoa nở vào buổi sáng và rụng vào buổi chiều. Khi cắm cành xuống đất, cây có thể sống lại. Loại cây này có nguồn gốc từ quận Cao Lương 高涼郡, còn được gọi là Xích Cận 赤槿 hay Nhật Cận 日及.

[Dâm bụt (vùng ven biển Bắc Bộ gọi Râm bụt; phương ngữ Nam bộ gọi là Bông bụp, bông Lồng đèn, còn có các tên gọi khác mộc cận 木槿, chu cận 朱槿, đại hồng hoa 大紅花, Phù tang 扶桑, Phật tang 佛桑; danh pháp hai phần: Hibiscus rosa-sinensis) là loài cây bụi thường xanh thuộc chi Dâm bụt họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Phần hoa gần cuống có dịch nước vị ngọt đậm. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.

Hibiscus rosa-sinensis là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã Lai, Sembaruthi trong tiếng Tamil, pka rumyul
(ផ្កា រំយោល) trong tiếng Khmer và mamdaram trong tiếng Telugu (మందారం)].
1726621404359.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây hoa Chỉ Giáp 指甲花

Cao khoảng 5 đến 6 thước, cành mềm yếu, lá giống như lá cây du non. Hoa của cây trắng tinh, hương thơm không kém gì so với hoa Da Tất Minh Vị Lợi 耶悉茗未利. Đây là loài hoa do người Hồ mang từ nước Đại Tần 大秦 đến trồng ở vùng Nam Hải. Hoa rất nhỏ, chỉ lớn bằng nửa hạt gạo. Người ở đó thường bẻ hoa để đặt vào trong cổ áo và tay áo, nhằm tận hưởng mùi thơm của nó. Loài hoa này còn được gọi là Tán Mạt Hoa 散沫花.

[Cây hoa Chỉ Giáp 指甲花 còn gọi là cây móng tay, tên khoa học là Lawsonia inermis, là một loài thực vật được Carl von Linné mô tả khoa học lần đầu vào năm 1753. Chúng còn có tên là cây lá móng tay, cây thuốc mọi, móng tay nhuộm, lá móng, lựu mọi, thuốc mọi lá lựu, chỉ giáp hoa, phương tiên hoa, tán mạt hoa, khau thiên (Tày), kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Cây có thân nhỏ (đường kính 3 cm), cao từ 50–100 cm, da nhẵn (mọc hoang có gai ở đầu cành, không nhọn sắc). Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng bầu dục nhưng đầu, cuống hơi dẹp, lá dài từ 3–7 cm, rộng 2–4 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, đỏ hay vàng, thơm. Quả mang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày, phía dưới xốp.

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi làm cảnh, hoặc làm bờ rào. Bộ phận dùng: lá, vỏ, thân, rễ. Trước đây ở Việt Nam, nhân dân thường dùng lá móng tay để nhuộm đỏ móng tay, móng chân cho dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5), hiện nay ít trồng và sử dụng
]

1726621485424.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mật hương 蜜香?

Trầm Hoài Viễn trong sách Nam Việt Chí 南越志 ghi rằng:

‘Cây Mật hương ở Giao Chỉ, người dân ở đây lấy bằng cách chặt các gốc cây già nhiều năm, qua một thời gian, lớp vỏ ngoài của cây khô héo và mục nát hết, chỉ còn phần lõi gỗ và các đoạn cành không bị hư hại, đen và chìm trong nước, chính là trầm hương... Những cành nhỏ chắc và chưa bị mục nát được gọi là thanh quế hương.’

Trầm hương 沉香 [hoặc Kỳ nam là một sản phẩm từ gỗ trầm hương với một loại nhựa gỗ có mùi thơm và sẫm màu, được sử dụng để làm hương, nước hoa và các sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ cở nhỏ. Kỳ nam hình thành từ trong lõi gỗ của cây Aquilaria sau khi chúng bị nhiễm một loại nấm mốc có tên là Phaeoacremonium]

Kê cốt hương 雞骨香 [Kê cốt hương 雞骨香 hoặc Ba đậu lá dày, (danh pháp khoa học: Croton crassifolius) là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được Geiseler mô tả khoa học đầu tiên năm 1807]

Hoàng thục hương 黃熟香 [Hoàng thục hương 黃熟香, một loại trầm hương đã trải qua quá trình nằm lâu trong đất, nên được gọi là "thục hương" 熟香. Vì đã được chôn dưới đất một thời gian dài, loại hương này trở nên mềm xốp như đất, rất dễ vỡ khi chạm vào. Cấu trúc sợi gỗ của nó đã bị phân hủy, chỉ còn lại các tuyến hương dạng tổ ong. Chính vì quá trình chôn lâu dưới đất, hương này có màu vàng và được gọi là thổ trầm hương 土沉香. Bản chất của "thục" trong "thục hương" là sự chín muồi, nên loại hương này được xem là đã hoàn toàn "chín" trong quá trình tự nhiên]

1726621650469.png

Trầm Hương

1726621682362.png

Kê Cốt Hương

1726621705811.png

Hoàng Thục Hương
Trạm hương 棧香 [là một loại hương liệu thường được sử dụng trong các sản phẩm hương truyền thống, có nguồn gốc từ gỗ, và thường được dùng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc để tạo không gian thơm mát]

Thanh quế hương 青桂香 [loại hương này được làm và trộn từ quế thanh (thường là vỏ quế) và có mùi thơm thanh mát, cay nồng đặc trưng của quế. Nó thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hương liệu có tác dụng ấm cơ thể và làm sạch không khí]

Mã đề hương 馬蹄香 [loại hương này có thể xuất phát từ hình dạng hoặc mùi hương đặc biệt của loại cây, thảo dược hoặc gỗ mà nó được chế tạo từ. Mùi của mã đề hương thường nhẹ nhàng và dễ chịu, dùng trong y học hoặc nghi lễ]

Kê thiệt hương 雞舌香 [loại hương này có nguồn gốc từ thảo mộc quý hiếm và có tên "kê thiệt" vì hình dạng hoặc kích thước của nó giống như lưỡi gà. Nó được biết đến với mùi thơm nhẹ và thường dùng để làm hương liệu cao cấp]

Xét 8 loại hương này đều xuất phát từ cùng một cây. Ở Giao Chỉ có cây Mật hương 蜜香樹, thân cây giống như cây Qũy liễu 櫃柳, hoa của nó màu trắng và nở rộ, lá giống lá cây Quýt. Khi muốn lấy hương, người ta chặt cây và để lại qua nhiều năm, gốc, thân và các đốt cành sẽ có màu sắc khác nhau. Lõi gỗ và đốt cành cứng, đen, chìm trong nước được gọi là Trầm hương; những phần nổi trên mặt nước được gọi là Kê cốt hương; rễ cây được gọi là Hoàng thục hương; thân cây được gọi là Trạm hương; những cành nhỏ chắc và chưa mục nát được gọi là Thanh quế hương; rễ và đốt rễ nhẹ và lớn được gọi là Mã đề hương; hoa không có hương nhưng quả lại có mùi hương, gọi là Kê thiệt hương. Đây là loài gỗ quý hiếm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây Quang Lang 桄榔

Giống như cây Kiên Lư 栟櫚. Vỏ của nó có thể dùng làm dây thừng, khi tiếp xúc với nước thì trở nên mềm dẻo và linh hoạt. Người Hồ ở Đại Tần dùng loại gỗ này để làm thuyền. Vỏ cây có lớp bụi như bột mì; nếu nhiều thì có thể lên tới vài hộc. Khi ăn, nó giống như bột mì thông thường. Tính chất của gỗ giống như tre, có màu tím đen và có vân. Người thợ chế biến nó để làm bàn cờ cờ vây 弈枰. Cây này xuất hiện ở châu Quảng và Giao Chỉ.

[Cây Quang Lang 桄榔, còn gọi là Cây báng (các tên gọi khác: đác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng, Cây Tà vạt, Cây rượu trời, Cây dừa núi), danh pháp khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ Cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines.Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn), chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh. Ở tuổi trưởng thành cây có đường kính khoảng 40–50 cm (gốc và ngọn tương đương) và cao chừng 8-20 mét. Lá xẻ lông chim to trông như lá dừa, mặt dưới màu trắng, dài 6-12 mét và rộng khoảng 1,5 mét, với các lá chét mọc thành 1–6 hàng, dài 40–70 cm và rộng 5 cm. Cuống và bẹ lá có nhiều sợi dài có thể bện thừng. Bông mo phân nhánh nhiều, cong. Hoa đực có 70-80 nhị, hoa cái có ba lá đài còn lại trên quả. Cuống hoa chứa nhiều nước ngọt, có thể nấu thành đường hoặc cho lên men rượu. Quả hình gần cầu, đường kính 7 cm, vỏ màu xanh chuyển thành đen khi chín. Lõi thân chứa nhiều tinh bột, ăn được. Thân đục ra làm máng nước. Ruột cây báng đặc, có cấu trúc sợi trải thưa dọc theo chiều thân cây, là chất liệu màu trắng, mềm. Bột trong lõi cây có thể dùng làm lương thực. Cho đến giữa thế kỉ 20, người Rục ở miền tây Quảng Bình còn lấy bột báng làm lương thực chính. Hiện nay ở Trung Quốc họ sử dụng bột báng rất nhiều để làm đồ uống mát bổ có lợi cho sức khỏe, bột báng còn là chất phụ gia không thể thiếu trong ẩm thực và làm bánh kẹo.

Lõi của trái trên cây là hạt đác, rất được ưa chuộng ở Indonesia (được gọi là kolang-kaling or buah tap) hay Philippines (được gọi là kaong). Ở Việt Nam, loại hạt này là đặc sản của vùng Nam Trung Bộ như những tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Nhiều người trồng báng làm cảnh vì có dáng đẹp. Dân miền núi thường lấy ruột cây để ủ men nấu rượu. Được nấu từ ruột cây báng sau khi đã ủ men rượu. Rượu báng là đặc sản của dân miền núi đá cao. Hiện nay ở một số xã của tỉnh Cao Bằng người dân vẫn làm rượu từ cây báng, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để ủ và lên men (4 tháng) mới có thể cất rượu được
]
1726621839450.png

Cây Quang Lang
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây Hà Lê Lặc 訶梨勒樹

Giống như cây Gỗ Hòe 木梡, hoa màu trắng, quả hình dạng giống như quả Trám 橄欖. Có 6 lớp vỏ và thịt, có thể dùng để chế biến thành đồ uống. Cây này biến thành màu trắng như râu tóc bạc nhưng lại làm cho màu đen trở nên rõ hơn. Xuất hiện ở Lưỡng Quảng và Giao Chỉ.

[Cây Hà Lê Lặc 訶梨勒, còn được gọi là "Cây của sự sống", được mệnh danh là "Vị vua của các loại thuốc". Nó có nguồn gốc từ các vùng núi cao 2.000 mét ở dãy Himalaya. Trong tiếng Phạn, tên gọi của nó có nghĩa là "loại bỏ tất cả các bệnh tật". Đây là cây mà Phật Dược Sư (Yakushi Nyorai) cầm trên tay, tượng trưng cho sự chữa lành và tái sinh trong tự nhiên. Cây này được truyền vào Nhật Bản bởi hòa thượng Giác Chân trong chuyến hải hành của ông, và được coi là loại thuốc quý giá để xua đuổi tà ma].
1726621995040.png

Cây Hà Lê Lặc
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây Tô Phương 蘇枋

Giống như cây Hòe Hoa 槐花, có quả màu đen xuất xứ từ Cửu Chân. Người dân phương Nam dùng nó để nhuộm màu đỏ. Khi dùng nước từ Đại Dữu 大庾, màu sắc trở nên đậm hơn.

[Cây Tô Phương 蘇枋 tức là cây Tô Mộc, còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang (danh pháp hai phần: Caesalpinia sappan), là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood. Gỗ tô mộc đã từng là một trong các mặt hàng chủ yếu trong buôn bán giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Xiêm La) trong thế kỷ 17 trên các chu ấn thuyền]
[Đại Dữu Lĩnh 大庾嶺, còn được gọi là Tái Thượng 塞上, Đài Lĩnh 台嶺, Đông Kiệu 東嶠, Mai Lĩnh 梅嶺, và Dữu Lĩnh 庾嶺, là một trong Ngũ Lĩnh 五嶺, nằm ở biên giới giữa tỉnh Giang Tây và tỉnh Quảng Đông. Đây từ lâu đã là cửa ngõ giao thông giữa Quảng Đông và Giang Tây.

Thời Hán Cao Đế, Mai Cảm
梅鋗 đóng quân dưới chân núi, do đó núi được đặt tên là Mai Lĩnh 梅嶺.

Thời Hán Vũ Đế, Dữu Thắng
庾勝 đã xây dựng thành ở đây, do đó núi được gọi là Dữu Lĩnh 庾嶺.

Thời Đường, Trương Cửu Linh
張九齡 đã khai thông con đường nối với Trung Nguyên.

Thời Ngũ Đại, khu vực này bị bỏ hoang, nhưng vào thời Tống Gia Yêu dưới triều đại Bắc Tống, Thái Đĩnh
蔡挺 và anh trai của ông là Thái Kháng 蔡抗 đã tiến hành tu sửa và mở rộng, tạo thành con đường bằng phẳng.

Thời Nam Tống, Quản Nhuệ
管銳 đã trồng nhiều cây mai ở đây.

Đại Dữu Lĩnh là một dãy núi đá granit với hướng Đông Bắc-Tây Nam, độ cao khoảng 1.000 mét. Phía nam của núi có địa hình Đan Hồng với những dải đá sa thạch màu đỏ, thuộc công viên địa chất thế giới Đan Hà
丹霞山]

1726622094481.png
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Hoa hòe hay cây hòe (danh pháp: Styphnolobium japonicum (L.) Schott, syn. Sophora japonica) là loài thực vật thuộc họ Đậu, Hoa hòe là cây bản địa Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc; và như tên gọi Latin, nó được di thực đến Nhật Bản). Tại Việt Nam hòe được trồng làm cảnh và dùng làm thuốc. Thường dùng hoa hòe và quả hòe]

1726622271533.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Lá của] cây Thủy Tùng 水松

Giống như cây tùng nhưng mảnh mai và dài hơn, mọc ở đất Nam Hải. Cây này sản sinh nhiều loại hương, nhưng mùi hương của nó không mạnh lắm, vì vậy người ta không mấy ai ưa chuộng. Người ở phương Bắc thì rất yêu thích cây này, nhưng hương của nó đặc biệt chỉ ở phương Nam. Thực vật có tình cảm hay không? Nó không có hương ở nơi này mà lại có ở nơi khác, phải chăng nó không được người biết đến và chỉ được người hiểu biết yêu thích? Đó là sự khó khăn của lý lẽ vậy.

[Thông nước hay thủy tùng (danh pháp hai phần: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.

Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 - 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.

Chi Glyptostrobus đã từng phủ một vùng rộng lớn hầu như khắp bán cầu Bắc, vào thế Paleocen. Hóa thạch cổ nhất biết đến là vào kỷ Creta, tìm thấy ở Bắc Mỹ. Chúng đóng góp rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh. Vào trước và trong thời kỳ Băng hà, mật độ phân bố của chúng đã thay đổi, chỉ còn lại như ngày nay.

Ở Việt Nam, hoá thạch loài này thường gặp ở đầm lầy Lai Châu, Đồng Giao, Đắk Lắk. Riêng ở Đắk Lắk còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới ở huyện là Ea H'leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt
. Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, có màu với viền rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau. Như tên gọi của nó, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác]
1726622375127.png



1726622389044.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top