[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Ký sự Việt Nam 1835 [Hải Nam Tạp Trước]

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LỜI BẠT跋
[của Hùng Nhất熊一, phủ sự Đài Loan]
Tác phẩm của Thái sinh Hương Tổ蔡生香祖 [Thái Đình Lan] Gồm ba phần; một gọi là "Thương Minh Kỷ Hiểm"滄溟紀險: ghi chép lại việc con thuyền của tác giả gặp nạn trên biển do sự bất cẩn của thủy thủ. Hai gọi là "Viêm Hoang Kỷ Trình炎荒紀程": tả lại hành trình gian nan nhưng bình an khi tác giả trở về quê hương. Thứ ba là "Việt Nam Kỷ Lược"越南紀略: ở rộng đề cập đến điển chương, lễ nghi, trang phục, phong tục tập quán và tình cảm con người [ở Việt Nam], cho thấy âm hưởng giáo hóa của triều đình [Trung Quốc] lan tỏa khắp nơi. Trước đây, có tin đồn trên đường rằng Thái Đình Lan sẽ không bao giờ trở về. Liêm phóng Lưu Thứ Bạch劉次白 tiên sinh đã nói rằng:
"Thái Đình Lan là người có đạo đức và tài năng văn chương, có chí khí cao thượng và tài năng uyên thâm. Ông không được triều đình trọng dụng, lại gặp tai ương như vậy, lẽ nào trời lại bất công như thế!"
Sau đó, tin tức về ông càng ngày càng ít ỏi, và có nhiều người bàn tán. Theo ý kiến của tôi, từ xưa đến nay, những bậc kỳ tài như Linh Quân靈均 [Quỷ Cốc Tử], Vương Tử An王子安 [Bồ Tùng Linh, tác giả Liêu Trai chí dị], Lý Cung Phụng李供奉 [thi nhân thời Đường],... không được tạo hóa dung nạp và chìm trong sóng nước, cũng không phải là hiếm gặp. Do đó, cũng không thể khẳng định rằng Thái Đình Lan sẽ không bao giờ trở về.
Nay quả đúng như lời Liêm Phóng công, Thái Đình Lan đã trở về. Sau khi thăm cha mẹ, ông đến thăm tôi. Tôi hỏi ông về những gì đã xảy ra, nhưng ông không thể kể chi tiết. Vài ngày sau, ông đã chép lại những gì mình đã viết và gửi cho tôi. Điều này càng khiến tôi tin rằng Thái Đình Lan là người có nội tâm sâu sắc, gặp nạn mà tinh thần vẫn không thay đổi, không phải là hạng người tầm thường chỉ ham mê lợi danh. Cũng dễ hiểu vì sao ông được mọi người ở nơi xa lạ yêu mến và coi như người nhà.
Những gì được ghi chép trong phần "Kỷ Lược" đều dựa trên những gì ông nhìn thấy, nghe thấy và tra cứu trong sách sử, không giống như những điều hoang đường vô căn cứ. Thái Đình Lan là người ham học hỏi, dù gặp khó khăn nơi đất khách quê người vẫn không nản lòng. Tôi tin rằng từ nay về sau, đạo đức của ông sẽ càng thêm vững vàng, văn chương sẽ càng thêm khí phách. Nếu sau này ông có được vị trí trong triều đình, chắc chắn sẽ có thể bình an trong họa, chung sống với cái chết, và có đủ khả năng để tự lập. Có lẽ trời cho ông trải qua gian nan thử thách, để ông đi khắp nẻo đường thủy bộ, ắt hẳn có ý đồ riêng. Lưu Thứ Bạch tiên sinh đã viết lời giới thiệu cho ông, tôi cũng xin viết thêm vài lời để kết thúc.
Ngày mười sáu tháng Bảy năm Bính Thân丙申 niên hiệu Đạo Quang道光 [tức là ngày 16 tháng 7 năm 1836]

----------------------
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản dịch của em đến đây là hết.
Xin tặng các cụ bản sách in định dạng PDF, cho cụ nào thích và muốn in để đọc. Hẹn các cụ ở những cuốn sách khác đang được dịch gồm:
1. Man Thư [tác giả Phàn Xước, sách thời Đường]
2. Lĩnh Ngoại đại đáp [ tác giả Chu Khứ Phi, thời Tống, bản dịch đầy đủ so với bản trích dịch của em đã post ở OF]
3. Xứ Đàng Ngoài, năm 1648, bản tiếng Latin, mô tả rất hay về miền Bắc thời Lê-Trịnh.
Mời các cụ đón đọc.
Cụ nào biết tiếng Trung [Phồn thể] có thể đọc trực tiếp ở đây:
-----------------------------------------
Link down sách:

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cổ văn cụ post toàn tiếng Trung Phồn Thể, em đọc mà đau cả mắt, vốn dĩ Giản thể em cũng biết, nhưng không nhiều và chưa đến tầm dịch sách như cụ, thật ngưỡng mộ cụ, trước giờ em rất phục những người hiểu về văn hoá TQ, nhất là về văn tự phồn thể, học giản thể cũng như học abc để viết đực ra chữ, nhớ các bộ thủ và các quy tắc biến thể, nhưng phồn thể thì còn cần kiến thức về cổ tự, chiết tự, văn hoá, điển tích nữa, vậy em mới hâm mộ những người am hiểu về Phồn Thể.
Đúng ra là em thành thạo tiếng Latin, Pháp, Anh...hơn đấy cụ, nhưng thích Lịch sử, mà Lịch sử Việt Nam mà không biết chữ Hán phồn thể [văn ngôn xưa] thì không thể hiểu sâu kỹ được, nên cũng tự học là nhiều cụ ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ đốc cho e mạn phép ngắt giữa chừng:
- Cụ có tài liệu (sách) này ở dạng pdf (online) không?
- Cụ hay cụ nào khác, có thể giải nghĩa giúp e, vì sao các cụ tiền nhân rất hay dùng (hoặc buộc phải dùng) “hiệu”. Vậy “hiệu” được hiểu như thế nào?
- Thời phong kiến, chúng ta chịu sự tác động mạnh mẽ của TQ, gần như cả chữ viết cũng theo TQ. Dần dần qua nhiều thế kỷ, trở thành gien sắp sẵn của người Việt. Nhưng từ khi chữ viết Việt Nam ra đời cho tới nay, cũng chỉ khoảng hơn 200 năm, mà đứa trẻ nào khi ra đời cũng mặc nhiên có gien hiểu tiếng Việt. ADN chỉ trong vòng 2-3 thế kỷ đã thay đổi lớn như vậy? Cụ có tài liệu khoa học nào liên quan về vấn đề này không, thưa cụ?
- Em đã post sách dạng PDF để các cụ down về đọc.
- Xưa các cụ hay có các loại tên sau:
1. Tên tục [tên cúng cơm]: tên do cha mẹ đặt lúc mới sinh, chỉ để gọi lúc nhỏ; thường xấu xí nhằm tránh sự chú ý quấy phá của ma quỉ. Khuynh hướng chọn tên không cần thâm thúy, chỉ là từ nôm bình thường.
2. Chính danh; khi lớn tầm hơn 10 tuổi, thường là từ Hán-Việt, tên có ý nghĩa gì đó, có bộ chữ gì đó mà cha mẹ muốn gửi gắm. Khi chết tên này thường không được nhắc đến nên gọi là tên húy.
3. Tự [ những nho sĩ, người có học, có vai vế mới dùng]
Tự là một danh từ riêng thường được chọn để giải thích tên gọi chính thức. Vì tên chính thức thường là tên Hán Việt nên cách đặt tự có mấy cách là tìm một câu trong Tứ thư, Ngũ kinh có chứa đựng chữ làm tên, rồi trích ra hai chữ khác để làm tự; dựa vào điển tích..
4. Tên hiệu là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành, các sĩ phu và văn nhân thời phong kiến thường có tên hiệu hoặc biệt hiệu của mình, như: Lý Bạch 李 白 thời Đường lấy hiệu là Thanh Liên Cư sĩ 青 蓮 居 士, Đỗ Phủ 杜 甫 thời Đường lấy hiệu là Thiếu Lăng Dã Lão 少 陵 野 老, Vương An Thạch 王 安 石 thời Tống lấy hiệu là Bán Sơn 半 山, v.v… Tên hiệu là do người sử dụng tự đặt, không hề bị chi phối bởi gia tộc, thứ bậc trong gia đình. Thông qua việc đặt tên hiệu, hoặc biệt hiệu, người ta có thể tự do gửi gắm tư tưởng và tình cảm, biểu lộ chí hướng và hoài bão, thể hiện sở thích của mình trong cuộc sống. Việc đặt tên hiệu hoặc biệt hiệu đôi khi còn để mang dấu ấn địa phương, quê hương bản quán của mình. Một người có thể thay đổi khá nhiều tên hiệu hoặc biệt hiệu, và thông qua sự thay đổi này có thể hiểu được quan niệm sống, tâm tư tình cảm và tư tưởng của người đó trong cuộc sống ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có người chọn hiệu hoặc biệt hiệu chỉ là học đòi làm sang, chứ không hề phù hợp với thân thế và sự nghiệp của họ chút nào.
---------------------
câu hỏi cuối của cụ vượt ngoài tầm hiểu-biết của em.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đúng ra là em thành thạo tiếng Latin, Pháp, Anh...hơn đấy cụ, nhưng thích Lịch sử, mà Lịch sử Việt Nam mà không biết chữ Hán phồn thể [văn ngôn xưa] thì không thể hiểu sâu kỹ được, nên cũng tự học là nhiều cụ ạ.
Em học tiếng Trung cũng được đôi năm, sau đó cũng tự học, nhưng thú thực phần hán tự còn phải học nhiều và cũng khá vất vả, hay bị quên , đôi lúc miệng nói nhưng tay thì lại không viết được hán tự vì quen với pinyin , cũng cố học nhiều chữ và cũng đang luyện viết nhiều, ai bảo học tiếng Trung dễ chứ em thấy nó khó vô cùng, tiếng Anh thi lấy cái bằng IELTS 7 mức độ phổ thông thì dễ chứ thi được HSK3 hay cao hơn trong tiếng Trung thì khó vô cùng dù thời gian học như nhau
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
305
Động cơ
264,009 Mã lực
Cụ đốc cho e mạn phép ngắt giữa chừng:
- Cụ có tài liệu (sách) này ở dạng pdf (online) không?
- Cụ hay cụ nào khác, có thể giải nghĩa giúp e, vì sao các cụ tiền nhân rất hay dùng (hoặc buộc phải dùng) “hiệu”. Vậy “hiệu” được hiểu như thế nào?
- Thời phong kiến, chúng ta chịu sự tác động mạnh mẽ của TQ, gần như cả chữ viết cũng theo TQ. Dần dần qua nhiều thế kỷ, trở thành gien sắp sẵn của người Việt. Nhưng từ khi chữ viết Việt Nam ra đời cho tới nay, cũng chỉ khoảng hơn 200 năm, mà đứa trẻ nào khi ra đời cũng mặc nhiên có gien hiểu tiếng Việt. ADN chỉ trong vòng 2-3 thế kỷ đã thay đổi lớn như vậy? Cụ có tài liệu khoa học nào liên quan về vấn đề này không, thưa cụ?
Thay đổi là thay ntn hả cụ, hàng nghìn năm nay ta vẫn nói tiếng việt đó thôi. Còn món chữ thì dùng chữ hán chưng phát âm kiểu việt nên bên trên kia mới có đoạn nói không hiểu nhưng viết thì hiểu đó cụ.
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
305
Động cơ
264,009 Mã lực
Bản dịch của em đến đây là hết.
Xin tặng các cụ bản sách in định dạng PDF, cho cụ nào thích và muốn in để đọc. Hẹn các cụ ở những cuốn sách khác đang được dịch gồm:
1. Man Thư [tác giả Phàn Xước, sách thời Đường]
2. Lĩnh Ngoại đại đáp [ tác giả Chu Khứ Phi, thời Tống, bản dịch đầy đủ so với bản trích dịch của em đã post ở OF]
3. Xứ Đàng Ngoài, năm 1648, bản tiếng Latin, mô tả rất hay về miền Bắc thời Lê-Trịnh.
Mời các cụ đón đọc.
Cụ nào biết tiếng Trung [Phồn thể] có thể đọc trực tiếp ở đây:
-----------------------------------------
Link down sách:

Cảm ơn cụ nhé em lấy text nhờ bên nhóm dịch AI để xem có ra gì không: D
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
473
Động cơ
237,971 Mã lực
E thấy tác giả tả thời Minh Mạng vẫn còn cột đồng Mã Viện. Không biết bị phá vào thời nào? Nếu ngày nay mà còn sẽ nổi tiếng chẳng kém cột sắt bên Ấn.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,700
Động cơ
1,186,707 Mã lực
Về hôn nhân: nam nữ kết hôn, tiền sính lễ không có quy định nhất định, ít nhất là hơn mười quan tiền. Đến ngày cưới, chú rể cùng mai mối đến nhà gái đón dâu. Dâu đi theo chồng về nhà, không dùng xe ngựa. Hai bên gia đình đi theo đều là phụ nữ, không có đèn hoa, âm nhạc. Nếu vợ bỏ chồng, trả lại tiền sính lễ và về nhà. Con gái thích lấy người Hán làm chồng, gọi người Hán là "thúc"叔. Theo phong tục, con gái được chia đều tài sản gia đình. Về thờ cúng: thờ cúng tổ tiên, nhất định phải thờ cả cha mẹ vợ. Không lập bài vị, viết thơ đối dán trên vách nhà, đặt bát hương ở đó. Thần linh thờ cúng trong nhà gọi là Bản Đầu Công"本頭公 (giống như Thổ Địa Công土地公 ở vùng Phúc Kiến), trong sân thờ Cửu Thiên Huyền Nữ九天元女 [Cửu Thiên Huyền Nữ hay còn gọi Cửu Thiên Huyền Mỗ, tục gọi Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương hay Cửu Thiên nương nương là một trong ba vị Thánh tổ của Đạo giáo Trung Quốc], dựng một cây gỗ cao, đặt khám thờ trên đó, để bát hương, bên dưới trồng nhiều tre đỏ và các loại hoa đẹp. Đền thờ đặt bài vị thần, không tạc tượng. Khi rước thần, một người hát, tám người bên cạnh đánh trống giữ nhịp, hoặc bốn người, không có nhạc cụ khác. Vào đền, đốt pháo nổ nhiều, gọi là "Cát Lợi"吉利.
Các cu ngày xưa văn mình hơn bây giờ, bây giờ mà lập bàn thờ cho cha mẹ vợ là phải xin phép rồi lập bàn thờ riêng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cu ngày xưa văn mình hơn bây giờ, bây giờ mà lập bàn thờ cho cha mẹ vợ là phải xin phép rồi lập bàn thờ riêng.
Bây giờ ít có ông con rể nào chấp-nhận việc thờ cúng bố mẹ vợ lắm cụ ạ...thật đấy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em học tiếng Trung cũng được đôi năm, sau đó cũng tự học, nhưng thú thực phần hán tự còn phải học nhiều và cũng khá vất vả, hay bị quên , đôi lúc miệng nói nhưng tay thì lại không viết được hán tự vì quen với pinyin , cũng cố học nhiều chữ và cũng đang luyện viết nhiều, ai bảo học tiếng Trung dễ chứ em thấy nó khó vô cùng, tiếng Anh thi lấy cái bằng IELTS 7 mức độ phổ thông thì dễ chứ thi được HSK3 hay cao hơn trong tiếng Trung thì khó vô cùng dù thời gian học như nhau
Tiếng Trung, nếu phần nói [bạch thoại] thì dễ, chứ văn ngôn, chữ Phồn thể thì quá là khó về cách viết chứ cụ, do ta đã quen với hệ chữ cái Latin, nên càng khó.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,068
Động cơ
224,419 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Chứng tỏ ngày xưa người tầu dạt sang ta cũng được trọng dụng. Đi đâu cũng được biếu tiền
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,151
Động cơ
1,155,485 Mã lực
E thấy tác giả tả thời Minh Mạng vẫn còn cột đồng Mã Viện. Không biết bị phá vào thời nào? Nếu ngày nay mà còn sẽ nổi tiếng chẳng kém cột sắt bên Ấn.
Gọi chung là cột đồng Mã Viện thôi, còn khả năng đây là 2 cột đồng do Mã Tổng, Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ các năm 810 - 813 dựng lên.

廣東新語 : 卷二 地語 - 中國哲學書電子化計劃 (ctext.org)
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,700
Động cơ
1,186,707 Mã lực
Chứng tỏ ngày xưa người tầu dạt sang ta cũng được trọng dụng. Đi đâu cũng được biếu tiền
Viết cho rõ thì ta trọng dụng người có học thức ( Nho học ) thôi ạ. Cụ đọc kỹ sẽ thấy dân Tàu đi buôn bán thì phải đóng thuế, và nếu mang theo á phiện ( không cần biết là mang đi buôn hay tàng trữ để xài ) là quan sai được quyền giết ngay tại chỗ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,700
Động cơ
1,186,707 Mã lực
Trong vài năm gần đây, triều đình An Nam đã cấm xuất khẩu quế, đường thô và một số hàng hóa khác. Triều đình thu mua những hàng hóa này với giá quy định và giao cho thương nhân của hoàng gia bán. Đồng thời, triều đình cũng tăng thuế đối với thuyền buôn Trung Quốc. Do đó, số lượng thuyền buôn Trung Quốc đến An Nam ngày càng giảm, giảm từ một nửa đến hai phần ba. Người dân An Nam rất khổ sở vì điều này. Ngoài ra, còn có các tỉnh Hà Nội河內 (xưa gọi là Đông Kinh東京), Bình Thuận平順 (vùng đất cũ của Chiêm Thành占城, ranh giới có núi Hỏa Viêm火炎山, vào mùa hè, mặt đất ở đây nóng như lửa, ban ngày không thể đi lại được, nên không có người qua lại). Hàng hóa ở những tỉnh này đều được vận chuyển bằng thuyền nhỏ của địa phương. Hàng hóa Quảng Đông rất nhiều. Loại thuyền này được gọi là "thuyền Nha Tế 牙仔" (牙仔船). Thuyền lớn có thể chở hơn 200 tấn hàng. Theo Đài Loan quận chí台灣郡志載, vào năm Khang Hi康熙 thứ 56 [năm 1717], có một chiếc thuyền nhỏ gọi là đằng đinh 藤钉 [thuyền trát bằng dây mây và đóng đinh] bị gió thổi dạt đến Bành Hồ. Đây chính là loại thuyền Nha Tế 牙仔. Đáy thuyền được làm bằng tre đan lại, bên ngoài bôi dầu dừa, chỉ có phần trên thuyền được làm bằng gỗ. Các thuyền nhỏ khác cũng vậy. Cũng có loại thuyền có đáy bằng gỗ, các khe hở được chèn kín bằngdây mây, khi đổ nước vào, người ta dùng muỗng gỗ tát nước ra ngoài.
An Nam không sản xuất sắt, vì vậy các thuyền nhỏ đều không sử dụng đinh sắt. "Hải quốc văn kiến lục"海國聞見錄 nói về một loại thuyền không có mũi và đuôi, khi bị chìm nước, người ta đóng đinh và dây thừng nhỏ vào mạn thuyền và đáy thuyền, sau đó dùng hàng trăm chiếc thuyền khác kéo đi. Khi thuyền này mắc cạn, thuyền Tây dương rất sợ nhìn thấy kiểu thuyền này ở Quảng Nam. Có thể đây là loại thuyền Nha Tế 牙仔. Nhìn chung, người dân ven biển An Nam rất phụ thuộc vào việc buôn bán, họ rất thích buôn bán tấp nập và hàng hóa lưu thông. Nếu không, họ sẽ trở nên nghèo túng và không có việc làm.
Em nhớ là nông thôn ( phía Bắc ) có dùng loại thuyền nan , được đan từ cật tre, đến tận thời bao cấp, bà con vẫn xài loại thuyền này đi vớt bèo, đánh cá....
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,131
Động cơ
41,615 Mã lực
Em nhớ là nông thôn ( phía Bắc ) có dùng loại thuyền nan , được đan từ cật tre, đến tận thời bao cấp, bà con vẫn xài loại thuyền này đi vớt bèo, đánh cá....
ví dụ cái thuyền thúng ấy cụ? giờ vẫn còn thuyền tre nhưng bọc nhựa đường ở 1 số làng chài nhỏ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em nhớ là nông thôn ( phía Bắc ) có dùng loại thuyền nan , được đan từ cật tre, đến tận thời bao cấp, bà con vẫn xài loại thuyền này đi vớt bèo, đánh cá....
Loại thuyền này nhỏ, đi trên hồ đầm, nước ngấm vào luôn cụ ạ, phải tát ra liên tục.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,225 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chứng tỏ ngày xưa người tầu dạt sang ta cũng được trọng dụng. Đi đâu cũng được biếu tiền
Không hẳn thế cụ ạ, tác giả là người có học, có kiến thức, nên được các quan nể, lại có chỉ dụ của vua nữa, chứ lúc ấy dân Trung Quốc sang nước ta làm ăn rất đông.
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,973
Động cơ
142,688 Mã lực
Tuổi
38
Qua bản dịch này thì người Hoa sang bên Viêt Nam sống rất đông và văn hóa người Việt ảnh hưởng nặng của nho giáo Trung Hoa .Người viết được đối đãi trọng thị nên ít viết về cuộc sống của các sắc dân dưới thấp ,cuộc sống thường ngày .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top