[Funland] Dịch sách cổ: Ký Sự phục vụ An Nam ( An Nam Cung Dịch Kỷ Sự)

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXIV


[Ngày 20 tháng 2]

Ngày 20, thay Quốc vương viết thư phúc-đáp:

Thư viết thay An Nam Quốc Vương:

(Đây là thư của tác giả, thay mặt chúa Nguyễn, viết cho tướng Trịnh là Phạm Hữu Lễ, tháng 6 năm 1657, Trịnh Căn chia quân sai Hoàng Thể Giao, Lê Thì Hiến và Trịnh Thế Công vượt sông Lam đánh tướng Nguyễn là Tống Hữu Đại ở huyện Thanh Chương. Do có người tiết lộ, Hữu Tiến biết trước phòng bị nên quân Trịnh bị thua rút về bờ bắc sông Lam.
Hai bên tạm ngưng chiến cầm cự ở sông Lam, chỉ giao tranh những trận nhỏ. Tháng 6 năm 1658, tù trưởng Lang Công Chấn ở Quỳnh Lưu theo Nguyễn, mang quân đánh Trịnh, bị quân Trịnh đánh bại bắt được giải về Thăng Long. Tháng 7, quân Nguyễn vượt sông Lam thắng được Nguyễn Hữu Tá ở huyện Hưng Nguyên nhưng bị Lê Thì Hiến đánh bại phải rút về. Tháng 12, quân Trịnh đánh huyện Hương Sơn, thắng quân Nguyễn. Tháng 8 năm 1660, quân Trịnh lại đánh Nghi Xuân bị bại trận.
Trong khi ngoài mặt trận diễn ra các trận đánh lẻ tẻ thì phía trong mỗi bên đều lo củng-cố hậu phương. Hữu Dật nhân lúc ngưng chiến tung gián điệp ra Bắc dụ Phạm Hữu Lễ trấn thủ Sơn Tây, Văn Dũ trấn thủ Hải Dương làm phản Trịnh, lại hẹn họ Vũ (chúa Bầu) ở Tuyên Quang và họ Mạc ở Cao Bằng cùng nổi dậy. Tuy nhiên do lực lượng các cánh này đều yếu, nhất là hai cánh Vũ, Mạc đều có ý-đồ riêng. Tất cả có ý chờ quân Nguyễn vượt sông Lam, Bắc tiến thật mới ra mặt. Trong khi đó, quân Nguyễn cũng không còn mạnh, đi đánh xa lâu ngày đã mệt, lại cũng có ý chờ quân ngoài Bắc có biến mới dám đánh lớn. Hai bên dùng dằng chờ nhau. Chúa Trịnh biết Hữu Lễ thông-đồng với Nguyễn bèn dụ và giết chết)



Trộm nghe những bậc thánh triết tất phải nhân thời-cơ mà lập công, những người hiền trí và cao quý sẽ chính-danh rồi trị loạn, nhân cơ gặp hội, để cùng sánh vai làm việc. Nay tôi gặp cảnh trong nhà tương tranh để gây nhiều nỗi khó-khăn cho đất nước. Người con trai trưởng của tiên vương bị nhốt trong biệt cung, đồng minh của bọn loạn tặc được sủng-ái rồi giao nắm tất cả những chức-vụ có trách-nhiệm. Cốt nhục tương tàn, đọc sách sử thời xưa tôi không khỏi thấy buồn, tình nghĩa ngày trước nay chẳng được đoái hoài. Những người có chí đau lòng, nghĩa sĩ chẳng được ai được an-ủi, vỗ về.

May nay có Mỗ Quan ( quan có tên nhưng không nói ra, ở đây là tác giả, tuy không phục-vụ chúa Nguyễn, nhưng tác giả vẫn giữ lời hứa, không tiết-lộ chuyện cơ-mật), trong bụng thông cổ kim, tay nắm phong lôi, lên ngựa đuổi giặc chạy, xuống ngựa thảo văn chương, văn sự ung-dung phong-nhã, tài võ bị khiến quân mọi rợ sợ hãi. Được mệnh Trời cho tài lạ trị thế, bậc tuấn kiệt sinh ra để sửa thời. Nay xã tắc đang bị tàn phá, nhân dân ca thán, quyền hành bị soán cướp, nước ngụy Tân (nước Tân của Vương Mãng tự lập trong nhà Hán, ở đây ám chỉ họ Trịnh) được lập đã bốn đời ( là 4 đời chúa Trịnh: Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng và Trịnh Tạc), ai là người vùng lên ở đất Xuân Lăng (nơi Lưu Tú dấy quân diệt Vương Mãng, ý xui Hữu Lễ vùng lên giết Trịnh) ngày nay? Có người chắc hẳn hãy còn nhút nhát (nguyên văn 沮thư, có nghĩa là thấy việc trái lẽ mà không làm gì) dấu mình, nhưng phải phân phát (nhau) mà vùng lên cho thỏa chí nam nhi (nguyên văn: 雄 hùng)!
Nay xem địch đang có biến lớn, chỉ một trận thì đổi thay trăm sự [以圖一舉百全dĩ đồ nhất cử bách toàn]. Nhận được mật thư, tôi không thể không để tay lên trán [cảm thấy mình may mắn]. Tôi biết Mỗ quan hết lòng vì nước, dốc chí cần-vương để đất nước rạng-rỡ lâu dài và thần dân cùng được vui mừng.

Lương Quốc [Công, tức là Địch Nhân Kiệt, tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị-vì. Ông là người làm quan có tiếng là liêm-minh. Trong số những người được ông tiến cử có Trương Giản Chi, Hoàn Ngạn Phạm, Hổ Kính Huy, Đậu Hoài Trinh, Diêu Sùng, Tống Cảnh, Lý Nguyên Phương, Lý Giai Cố, Vương Hiếu Kiệt] phản Chu về với Đường, Phần Dương [Vương, tức là Quách Tử là một danh tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ dưới 4 đời Hoàng đế nhà Đường là Đường Huyền Tông, Đường Túc Tông, Đường Đại Tông và Đường Đức Tông, có công rất lớn trong việc dẹp loạn An Sử. Do thanh thế lớn, ông được phong tước Phần Dương quận vương 汾陽郡王, và người đời gọi ông là Quách Lệnh Công 郭令公] diệt An Lộc Sơn rồi giết Sử Tư Minh. Trông ngày nay nào có kém xưa!

Hà Vô Kỵ [ Người đất Đàm đời Tấn. Có chí lớn từ nhỏ, làm quan đến chức Quảng Võ Tướng Quân. Khi Hoàn Huyền định soán ngôi vua, cùng Lưu Dụ Đẳng cử nghĩa binh phá tan quân phản-loạn. Được phong làm An Thành Quận Khai Quốc Hầu] giống hệt người cậu; Lưu Hạ Bì [ tức là Lưu Bị] há không phải là kẻ anh hào sao? Ai ai phải đều phấn chấn đứng lên đồng minh lại.

Mỗ sẽ động viên dân chúng để dấy binh vì công chứ không phải vì của. May nhờ được sự trợ-giúp của các quan nên có thể khích-lệ cả nước nhằm chống kẻ thù chung. Hãy cùng dẫn con cái cùng đi, không một ai muốn ở lại. Hãy lên đàn thề trước dân chúng, cùng tranh nhau đi trước. Nhờ lòng căm-thù sâu sắc, sự nghiệp trung-hưng sẽ được chóng thành. Hãy không để cho kẻ dịch nhòm ngó ngay bên hông, hoàn-thành việc thống-nhất đất nước (nguyên văn: vô khuyết chi kim âu; đúng ra là: 金甌無缺, kim âu vô khuyết, nghĩa là 1 nhà nước toàn thịnh, thống-nhất).

Mỗ sẽ xuất kỳ giành lấy thắng-lợi, kẻ địch phải chuẩn-bị nhiều mặt tất bị phân-tán sức lực. Mỗ Quan bên trong sẽ gây nhiễu-loạn, bên ngoài sẽ ứng viện, địch phòng-thủ phía này tất sẽ thất-bại phía kia.

Nay địch đã tập-trung đông đảo ngay trước mắt, việc lập-công sẽ nhanh chóng như trở bàn tay. Hãy phất cờ lập-công cho khí trung-nghĩa tràn đầy càn khôn: Người có công sẽ được phong tước, ban chén kim bôi, tổ tiên sẽ được thơm lây, phúc trạch lưu-truyền cho con cháu. Đấy không phải là sự-nghiệp vĩ đại của đại trượng phu hay niềm vui thú của kỳ nam tử hay sao?

Vì bận quân vụ nên. thảo thư này rất vội-vàng, ngày hội-ngộ không xa, lúc đó sẽ nói chuyện nhiều.

Tóm tắt khác: [ để chúa Nguyễn có thể tùy chọn)


Trung-hiếu là đại tiết trong thiên hạ, việc soán-nghịch là tội lớn nghìn đời. Bởi vậy, tất cả chúng sinh, không ai không biết cái "nghĩa" của điều đó. "Có người" (某人 mỗ nhân, chỉ các chúa Trịnh) xuất thân thật là hàn-vi, nhưng tâm-địa giống như loài Kiêu Kính (梟 con chim Kiêu theo quan niệm người TQ ăn thịt mẹ, con Phá kính 破獍 ăn thịt bố, vì thế gọi kẻ bất hiếu là “kiêu kính” 梟獍, ở đây ám chỉ chúa Trịnh, tổ các chúa Trịnh là Trịnh Kiểm vốn xuất thân là chăn trâu thuê và còn có lúc ăn trộm gà). Được giao việc chăn ngựa, nhưng xem ra cũng không được như Phi Tử [tức là Tần Phi Tử 秦非子, trị vì: 900 TCN - 858 TCN, là vị quân chủ khai-quốc của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, được xem là tổ-tiên của Tần Thủy Hoàng, khởi-đầu, Phi Tử là con vợ thứ nên phải làm nghề chăn ngựa ở Khuyển Khâu (犬丘). Ông có tài nuôi ngựa, khiến cho đàn ngựa nhanh chóng sinh-sôi thêm nhiều] ở Vị Thành đời Tần, lại cậy công rồi cuối cùng tự xem mình như Nhượng Trọng [người nước Lỗ đời Xuân Thu. Trải 2 đời vua là Hy Công và Văn Công, lên đến chức Khanh. Khi Văn Công mất, phế Thái Tử cùng bè lũ gian tà xung quanh nhằm lập người con thứ của vua lên ngôi, tức là Tuyên Công] Việc dấy binh ở Tấn Dương [nơi Triệu Ưởng, tức Triệu Giản Tử, người nước Tấn khởi binh dẹp bọn loạn thần xung quanh vua vào thời Xuân thu Chiến quốc. Sau được vua Định Công phong làm Tể tướng] vốn không phải là chuyện tốt-đẹp trong nghĩa vua tôi, nhưng lời thề ước ở Đài Thành (tức là nơi vua ở) cũng chính vì không thể nhẫn-tâm nhìn vua bị giam phế.


Khi loài cáo vào đầy trong thành thì thành sẽ sụp đổ! Khi chuột đến gần cái bình thì phải đuổi chuột đi bằng không làm sao có thể tránh cho cái bình kia khỏi vỡ? Bốn đời ông, cha, con, cháu thảy đều ác đức, lũ lòng lang dạ thú lại còn phù-trợ chúng cho đến ngày nay. Mượn danh-nghĩa lâu ngày mà không trả lại (có lẽ ám chỉ mượn danh-nghĩa Phò Lê Diệt Mạc của Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng, sau này lại ép vua Lê ban tước Vương), sao biết được là chuyện giành ngôi không có thật? Dùng lăng trì xử người mà không thương-tiếc, xưa nay chưa hề từng nghe thấy.

Làm cho dân không biết cái nghĩa của mệnh trời [nguyên văn 三統 Tam-Thống, tức là: Thiên Thống, Địa Thống và Nhân Thống; bắt đầu từ ba đời Hạ, Ân, Chu, ở đây có nghĩa như: Thiên Mệnh] thật là có ý muôn giết muôn dân.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXV

[Ngày 20 tháng 2]

Cùng ngày hôm dó, Du đi thăm Ông Nghè Bạ, tức là Tể tướng ở nước này [không rõ nhân vật này là ai]. Ông là nguyên lão đại thần nổi tiếng giống như Văn Lộ Công [đời Tống], tuổi trên tám mươi, mày rậm, tóc bạc phơ. Du dùng một danh thiếp giống như trước, ông ta dùng hai tay đưa cao lên đỉnh đầu (nhìn lên thì thấy tóc lòi ra ngoài mũ), chắp hai tay lại cao hơn trán.

Lê Y quan giải-thích:
- Cách chào này dành riêng cho những người được kính-trọng nhất, không còn có cách nào biểu lộ ý kính-trọng hơn thế nữa.


Những đại lão nguyên thần ai cũng tỏ vẻ khiêm-tốn, mặc dầu trong đó cũng có người trước đây muôn giết Du, đúng như câu "Thực tang thậm, hoài hảo âm" [trích trong Kinh Thi,nguyên văn trong Kinh Thi là:食餓桑葚 懷餓好音Thực ngã tang thậm, hoài ngã hảo âm;

(chương Lỗ Tụng, phần Phán thủy), có nghĩa là con chim cú đã ăn hết những quả dâu trong vườn mà lại còn ca lên cho chủ nhà nghe tiếng khiến bực mình thêm. Ý muốn nói người không thật tình, giả dối, ăn mất hạt dâu rồi mà lại còn ca hát véo von]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXVI

[Mồng 3 tháng 3]

Thử [sức làm bài] phú về "Kiên xác".

Mồng 3 tháng 3, không có gì làm ngồi u uất, thỉnh thoảng nghe tiếng động vọng lại vào tai, quấy loạn thần tư (tức là cái tinh thần muốn phò tá vua hay làm việc lớn). Vừa lúc dó Quốc vương phái người đến, viết một chữ "xác 確 " [nghĩa chữ "chính xác]. Du đoán ý gián-tiếp muôn nói gì, bèn liệt cử: "Kiên xác", "Đích xác", "Xác luận", v.v. Sau đó Quốc vương mới lấy "Kiên xác" làm đề và ra lệnh cho Du làm một bài phú.


Phú viết:

Năm Đinh Dậu [1657], Thượng tị tháng Ba (tức ngày 3 tháng 3), nhân phục dịch vương gia, đến nơi cô liêu quảng dã. Tre chết khô mà ngũ cốc lại nhiều (ngụ ý là tre khô chết cả, chỉ có ngũ cốc mọc nhiều, trái hẳn với Trung Quốc, thực ra thì từ Huế trở vào dân ta cũng ít trồng tre như ngoài Bắc) Chẳng phải là nơi kết bạn Lan Đình (tên một cái đình trên sống Lan Chử thuộc tỉnh Chiết Giang. Tương truyền ngày xưa Vương Hi Chi thường cùng bạn ngâm thơ ở Lan Đình, Vương có làm bài Lan Đình tự, viết chữ rất đẹp. Lan Đình ở đây là chỗ bàn-luận văn chương với bè bạn. Bạn Lan Đình có nghĩa là bạn văn thơ) có nước trong chảy xiết ( ý nói nước Nam thì nước đục và chảy nhanh) ngồi nhớ chốn xưa đất trời xanh mát.
Một mình ngồi giữa bốn bức tường không, tựa quả bầu nằm che dưới cỏ. Nào đâu phải là đào lý hương viên, trao đổi văn với ai cho thỏa? Bóng hình thê thảm, một mình ngồi đôi trăng với bóng! Bốn bề nay chỉ có một mình ta, giữ nếp cũ có ai chăng tá?
Có người khấp khểnh bước cao bước thấp, tay cầm đàn ngồi dưới góc nhà. Chân gác lên đùi, đàn dựng thẳng lên, kéo dây vào bụng dạo lên một khúc.

Đàn âm điệu lạ, chẳng tơ chẳng trúc; răng thưa lệ ứa, nửa ca nửa khóc; tuy không đủ làm sảng-khoái lòng ta, nhưng cũng phá phút giây thận độc (1 kiểu ngồi tập-trung tinh-thần của các nhà Nho)

Nguồn cảm-hứng bỗng từ đâu bừng dậy, mơ chén ngọc rồi ta cạn cốc. Cơm nước rau nay hẳn đã trễ rồi, cạn chén quang bôi rồi nghe tiếng thịt; thân già nua mà thấy lòng hưng-phấn, cầm hoa đẹp nơi miền tuyền cốc.

Vừa lúc đó có khách từ ngoài đến, quyết hỏi tôi những chuyện lạ kỳ. Trên dòng chữ đề có thêm tranh vẽ, ý muốn hỏi tôi về chữ "Xác".

Tôi bèn lấy Thuyết văn (tức là sách Thuyết văn giải tự 說文解字; nghĩa đen: "Giảng-giải ý-nghĩa và phân-tích hình thể chữ viết", thường được gọi tắt là Thuyết văn, là tự điển chữ Hán xuất hiện đầu thế kỷ II trong thời nhà Hán. Mặc dù không phải là cuốn tự điển chữ Hán ra đời đầu tiên được biết đến ,quyển Nhĩ Nhã đã ra đời trước đó, nhưng Thuyết văn giải tự là sách đầu tiên phân tích cấu-tạo Hán tự và giảng-giải các thành tố cấu-tạo chữ, và cũng là lần đầu tiên nhóm các chữ Hán theo bộ thủ, bộ sách 15 cuốn (có khi in thành 30 cuốn) do Hứa Thận soạn). Dựa theo văn tự thời đó, sách giải thích vé tự hình, ý nghĩa và âm thanh đem ra giải nghỉa, tìm chứng cớ rồi mới phân chia. Ý chí đã kiên xác [ kiên định] thì không đổi, lời nói minh xác thì không thay! Nói cười vui vẻ, xin thơ xin phú; đề thơ "Xác luận", ý không rời rạc; đề phú "Kiên xác", chẳng chuộng văn từ.
Chu Tử [Chu Chi Du] sửa áo ngồi lại thẳng người, đáp viết: "Ô hay! Ô hay! Khách lạ sao đặt câu hỏi này? "Xác" ư "Xác" ư! Dựa trên học lực, "Vi微 " [tinh vi] ư "Vi" ư! Trích lý cho tinh. "Xác" là do "Kiên 堅" mà có, "Kiên" không thể trình bày cùng "Xác". "Kiên" che mất "Cố 固", "Cố" che thiển "Lậu陋 ", nhưng "Xác" không liên hệ với "Cố" "Lậu". Từ trăm năm nay dẫu không còn nguyên, tuy có đổi cũng không thành mới.

Đạo, Đức ngang nhau, không thay-thế được; thân dù lâm nguy, không người thân thiết. Giả sử không thấy được rõ tinh vi, làm sao mà cảm được tinh thần? Dầu cố nhuộm đen, không dơ sắc trắng. Dầu có mài dũa, sao đổi được thuần? Biểu tượng bằng tiếng Khanh Khanh (硜硜, từ tượng thanh, như tiếng đá, sắt va chạm nhau. Không rõ tác giả tự nói mình hay có ý gì, vì nghĩa chính của Khanh Khanh là: tiểu nhân, hẹp hòi, cố chấp; Luận Ngữ 論語: “Khanh khanh nhiên, tiểu nhân tai” 硜硜然, 小人哉 (Tử Lộ 子路) Hẹp hòi cố chấp, tiểu nhân thay! Hay tác giả muốn ý là: vững chắc, kiên định?) chắc nịch; Khanh Khanh là "ngôn tất tín, hành tất quả" [言必信, 行必果 lời nói phải được tin, hành động phải có kết quả, nói phải suy nghĩ cân nhắc, hành động phải kiên quyết]. Xác là dầu cho chẳng nói hạn kỳ, nhưng không bô bê hay chểnh mảng; thi hành mà không nói hạn kỳ, nhưng vẫn không sai đường lệch lạc. Khao khao (磽磽 có nghĩa là đất đá cứng chắc) trong sáng phẩm chất. Khao khao là không ngừng cẩn thận giữ nguyên, không có sẽ không còn hoàn hảo. "Xác nhiên 確然 " là không lập lờ phải trái (是非 thị phi); cố gắng làm sao cho sáng tỏ, dẫu Đông Tây chạm nhau không vỡ.
Vậy "Xác nhiên" có phải là "Trinh貞” chăng? "Trinh" vốn cũng đủ để làm sự việc, đến cuối không đổi, lúc đầu không bối rối. Vậy phải chăng "Trinh" có nghĩa như "Chân 真 "? "Chất 質 " và "Thực 實" không chút gì giả dối, lấy một chữ "Thành 誠" đối với mọi người.

"Nước lũ lắng ngưng, nước trong hiện ra; mây khói tan đi, lộ cảnh sắc lộng lẫy của núi non về chiều", tôi dùng câu trên đây để nghĩ sâu về nguồn gốc chữ "Xác".

"Sơn cao Nguyệt tiểu, Thủy lạc Thạch xuất" (山高月小, 水落石出, trích trong bài 後赤壁賦 Hậu Xích Bích phú của Tô Thức đời Bắc Tống; Núi cao trăng bé, nước ngưng chảy thấy đá), tôi dùng câu này dể định cái lý của "Xác".

"Trừng chi bất thanh, hào chi bất trọc" (làm sạch cũng không trong, làm dơ cũng không đục), tôi dùng câu này để cảm-nhận tinh-thần của "Xác".
"Sự vật đổi dời như nước dưới sông, một đi không trở lại; mặt trăng khi đầy khi khuyết, nhưng vóc-dạng nào có đổi-thay, do đó tôi không thể do lường chiều sâu chiều rộng của "Xác".

Đi đi về về bận bịu, cần phải ung-dung tự tại, không lo không lần, tỉnh-táo tự-tin. Nếu tìm ở người xưa, Quách Lâm Tông (tức Quách Thái, người đất Giới Hưu đời Hậu Hán. Tinh-thông điển cố, đệ tử tìm theo học có đến hàng ngàn, danh-tiếng nổi khắp kinh sư. Khi rời kinh về quê, bạn bè, học giả ra tiễn đưa có đến hàng ngàn cỗ xe) và Thân Đồ Bàn (người đất Trần Lưu đời Hậu Hán. Tự là Tử Long. Nhà nghèo, vừa làm thợ vẽ tranh, vừa dốc chí học hành. Tinh thông Ngũ Kinh, Lý số, xem quẻ biết nhà Hán sắp suy-vong, bèn lánh mình ở ẩn) rất gần như thế. Lâm Tông "cứng rắn" (Xác)không đổi lập- trường, được xa gần mến-mộ; Thân Đồ khỏi bị phê-bình, giữ thế "siêu trinh". Nếu lòng "Tin" không vững-mạnh thì không tốt, làm sao có thể không trở thành mềm đuối như da thuộc hay mỡ? Nhưng điều họ vẫn chưa đạt được là "vô ý vô tất" [Luận Ngữ 論語: Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã 子絕四: 毋意, 毋必, 毋固, 毋我 (Tử Hãn 子罕) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ, hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư, không tự định trước và không quá câu nệ] nhằm tùy thời mà thay-đổi, biến biến hóa hóa, thần thông không có cách gì lường được. Người biết quyền biến có thể đi xa hơn. "Chí thành" [ 至誠 hết sức thành thật] là căn-bản để có thể biến-hóa. Đã có kinh nghiệm tin vào việc tốt thì làm toàn vẹn hơn. Do những tia sáng gần như thiêng-liêng mà làm chăm chú hơn. Điều tôi muôn thấy ở bậc quân tử ngày nay là dựa trên những điều tôi vừa nói mà xuất, xử, nhanh chậm tùy nghi.


Bài phú do di thần nước Đại Minh Chu Chi Du vừa viết trong nhà trọ ở Dinh Cát, nước Giao Chỉ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXVII

[Ngày 5 tháng 3
] Người họ Lý nhiều lần bảo Du nên đem gia quyến sang, Cai Tàu muốn xây phủ đệ cho Du. Du trả lời, viết:

"Du rời nhà 13 năm nay, tuyệt-nhiên không tỳ thiếp, làm gì có gia quyến? Sau khi phục-dịch xong sẽ xin cáo về chứ không ở lại, xây phủ đệ làm gì?".

Đầu ngày mồng 5, đột nhiên được cung cấp (phủ đệ), Du cực-lực chối-từ. Cai Tàu bảo Du:

- Từ chối mãi thì bất tiện, tôi cũng không dám thay ông trình lên trên đâu. Nhận đi cho khỏi lo.

Tháng sau (đúng ra là ngày hôm sau), Du định xin từ giã sớm, nhưng Cai Tàu hết sức ngăn cản.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXVIII

[Ngày Sơ Cát tháng 4]


Cáo thị gửi văn võ bá quan trên dưới:

Nhà nho ở Trung Quốc nói chung chia làm hai loại. Loại thứ nhất là học sĩ, biết nhiều về những lời nói và việc làm của người trước, nhưng về hành-động họ có chỗ chưa đạt. Họ là những người như trong chiếu đời Hán có nói đến: "Hiểu biết thấu-đáo điển cố ngày xưa, học rộng biết nhiều". Loại thứ hai là hiền sĩ, chuyên chú về tu thân và hàn -động, tuy văn-tài có chỗ chưa đủ. Họ là những người như chiếu đời Hán có nói là: "Hiền-lương phương-chính, hiếu đễ, ra sức làm ruộng".

Có người kiêm cả hai mặt: bên trong thì hội đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, bên ngoài thì có thể biểu-lộ cung kính, ôn văn. Những người này đúng là [tài sản] quý nhất (至寶 chí bảo) của quốc gia, của hiếm nhất (上珍 thượng trân) của Thánh Đế Minh Vương. Vua dùng họ tức được an-phú tôn-vinh, con cháu và học trò của họ sẽ làm theo và trở thành hiếu đễ trung tín. Vì thế dầu có cho họ hưởng bổng lộc vạn chung cũng không phải là thừa, cho họ mười cỗ xe cũng không phải là xa xỉ, cho họ mặc áo triều phục thêu đẹp đẽ cũng không thấy quá hoa hòe, gọi họ là "Thượng phụ" hay "Trọng phụ" cũng không là quá lẽ. Vì sao vậy? Nếu Đạo được tôn-kính và Đức được thịnh, tức là [hành động] đúng và không có gì phải hổ-thẹn. Khoảng cách giữa Vua-Tôi (君臣 quân thần) chỉ có một chữ Đức 徳 và một chữ Tâm心. Tất cả sẽ vui vẻ đứng lên. Thời cho họ có được Chí 志 để làm nên. Nếu thiên hạ không có Đạo, tức họ sẽ đem dấu ngay hoài-bão và kiến-thức vào trong bụng, hoặc đi cày, hoặc làm đồ gốm, hoặc đi câu, hoặc di xây nhà, không ai cấm đoán gì được, khỏi phải hạ mình đi theo kẻ khác.

Gần đây Trung Quôc bị tao loạn, trời nghiêng đất ngả, giặc ngoài vào xáo động, khiến đất tanh hôi. Du vì nghĩa mà không chết, muốn ẩn thân nhưng không có chỗ. Nghe Khưu Văn Trang (tức Khưu Tuấn, người đất Quỳnh Sơn đời Minh. Tự là Trọng Thám. Đỗ Tiến Sĩ đời Cảnh Thái. làm quan đến chức Văn Uyên- các Đại học sĩ. Tinh thông Tống Học, có nhiều trước tác về Chu Tử học) nói:

An Nam, Triều Tiên là những nước biết Lễ nghi (知禮 tri lễ) nên mới chạy trốn sang đây. Du không phải là người đầu tiên, Thái Công, Bá Di [伯夷 là con vua nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương, Nghe tin Tây Bá Cơ Xương là người trọng-đãi hiền sĩ, anh em Bá Di tìm đến. Nhưng khi hai người đến nơi thì Cơ Xương đã chết, con là Cơ Phát lên thay, mang quân đánh Trụ Vương tàn bạo. Bá Di cùng em đến trước ngựa của Cơ Phát can rằng:
-Cha chết không chôn lại gây việc can qua có thể gọi là Hiếu không? Là bầy tôi giết vua có thể gọi là Nhân không?
Cơ Phát không nghe. Những người hộ vệ của Cơ Phát định giết anh em Bá Di nhưng Khương Tử Nha (Thái Công) ngăn lại, Cơ Phát mang đại quân cùng các chư hầu đánh vua Trụ. Vì Trụ tàn-bạo mất lòng người nên bị đại bại ở trận Mục Dã, tự thiêu mà chết.
Cơ Phát lên ngôi lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Chu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Chu diệt bạo chúa, bèn cùng nhau thề không ăn thóc nhà Chu.
Bá Di và Thúc Tề lên núi Thú Dương, hái rau ăn, cuối cùng Di và Thúc Tề đều chết đói. Thực ra đây là cái ngu trung của bọn hủ Nho, không có gì đáng học tập] ngày trước đã từng sang ở Đông Hải, Bắc Hải để chờ thiên hạ. Nay quý quốc không thể gia ân-huệ cho tôi thì đành vậy. Nhưng tại sao chư quân từ trên xuống dưới lại cứ đến đòi xem tướng số? Hỏi thật không nhầm chỗ, đến cuối cùng cũng không biết là đã làm nhục Du. Người coi tướng (nguyên văn: 相士 tướng sĩ, nghĩa cổ là xem tướng), người xem sao (星士tinh sĩ, như kiểu xem các vì sao mà đoán vận-mệnh) đông biết bao nhiêu mà đếm cho hết! Trong tứ dân (Sĩ-Nông-Công-Thương; quan-niệm chia thứ bậc xã hội của Nho Giáo, thật là hết sức sai lầm) và chín học phái [ gọi là Cửu Lưu Thập Gia 九流十家 là các trường phái học thuật chủ yếu trong thời kì Chiến Quốc. Các trường phái này bao gồm: Nho gia; Đạo gia; Âm Dương gia; Pháp gia; Danh gia; Mặc gia; Tung Hoành gia; Tạp gia; Nông gia; Binh gia. Chín trường phái đầu được gọi chung là Cửu Lưu] họ [người coi tướng và nguời xem sao] là hạng người thấp-hèn nhất [thực ra, địa vị của những người dùng Thiên văn Lịch số để bói toán ( phái Âm Dương gia) tuy thấp so với Nho gia, nhưng so với các học phái khác thì không đến nỗi thấp như Chu nói, ở đây người dịch đánh giá cao thái-độ coi nhẹ việc bói toán-mê tín quá mức] So họ với nhà Nho có đức nghĩa, khác xa một trời một vực, như đen với trắng, như nước với lửa, hoàn toàn tương phản.

Du đã sang đến đây, [người] quý quốc khinh-thường và làm nhục, vậy túc hạ sẽ ra sao? Việc làm không đúng theo với chữ nghĩa, giả sử người khác nghe đến họ sẽ nói là [người] quý quốc không tuyệt nhiên không biết đọc sách. Huống hồ là chuyện tôn hiền kính sĩ!

Còn như chuyện Thiên văn Địa lý, những người tinh-thông việc này là những người kỹ thuật. Đấy không phải là cái Đạo của thánh hiền, đại học, hoặc Kinh sách để trị quốc bình thiên hạ.

[Người] quý quốc đọc những chuyện như Tam Quốc Diễn Nghĩa (三國演義 của La Quán Trung để phân- biệt với Tam Quốc Chí 三國志 của Trần Thọ, Tam Quốc Diễn Nghĩa là 1 cuốn tiểu thuyết bịa- đặt, thêm-thắt nhiều chi- tiết với cái ý : tôn Hán dìm Tào, ở đây lại thấy được cái tư-tưởng tiến-bộ của tác giả, trong khi nhiều người Vn, cho đến cả bây giờ, vẫn cứ tin vào những chuyện bịa-đặt trong Tam Quốc Diễn Nghĩa mà mặc nhiên coi đó là sự thật, thì tác giả đã phê-phán sự cả tin này) hoặc Phong Thần (Phong Thần Diễn Nghĩa 封神演義, cũng gọi là Bảng Phong Thần, Vũ Vương phạt Trụ ngoại sử Phong Thần Diễn Nghĩa, Phong Thần truyện, là một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in đời Nguyên, trong đó bao gồm các tư liệu lịch sử cùng với các thần thoại, truyền thuyết.
Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy-vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, cùng với đó là rất nhiều thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái…ý tác giả phê-phán người Việt từ Chúa đến quan dân quá ư mê- tín) mà cả tin là chuyện thật, cứ đến đây hỏi tôi chuyện này sang chuyện khác mãi không thôi. Tựa như bỏ vàng ngọc mà chọn gạch đá, nhổ lúa xanh mà trồng cỏ tranh, không hiểu cái gì phải lấy, cái gì phải bỏ.

Du lại viết:

"Thiên văn là chuyện Thần Tử hỏi đến, Du là kẻ xa đến không dám lạm bàn. Từ đây về sau xin đừng lặp lại nữa".

Tháng Tư, ngày Sơ Cát, Chi Chi Du bạch.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXIX

[Ngày 13 tháng 4] Viết giữ làm tài liệu:

Ngày mồng 6 tháng 4, một người không biết làm chức quan gì đến hỏi nghĩa lý của Cổ văn. Nhân Lê Tiên sinh không tiện thông dịch, ông lấy giấy bút ra viết:

'Tôi muôn hỏi nghĩa của hai câu "Trồng cây quất ở miền Bắc, gieo hạt sen ở trên đồi".

Tôi trả lời, viết:

"Cây quýt trồng ở miền Nam là cây sợ lạnh, quá phía Bắc sông Hoài thì cây trở thành cây chanh gai. 'Hoa ngẫu’ (hoa sen) tức là 'phù cừ' [tên riêng của hoa sen], nay gọi là 'hà hoa' [một tên khác của hoa sen] nếu trồng ở đồi cao thì làm sao sống được? Vậy cả hai câu đều có ý là ’không đúng nơi đúng chỗ".

[ lấy tích Án Anh (tức Án Tử) là con một vị tướng nước Tề thời Chiến Quốc, có tài ứng đối giỏi. Một lần Án Anh sang thăm nước Sở. Trước khi ông đến, vua Sở nói với cận thần muốn làm nhục ông, bèn giả vờ bắt 1 người trói đến vào bảo đây người nước Tề ăn trộm. Án Anh bình-tĩnh trả lời:
– Trộm nghĩ cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế. Người ở nước Tề chúng tôi không quen trộm cắp, nhưng sang nước Sở lại sinh ra ăn trộm có lẽ cũng là vì thủy thổ giữa bản quốc và quý quốc khác nhau chăng?]

Viên quan lại hỏi:

"Chặt cây Nhược (叒木 Nhược Mộc, 1 loại cây họ dâu lá to, theo Sơn Hải Kinh, Nhược Mộc là nơi mặt trời mọc, ý nói Nhật Bản) để chắn Mông tỷ [ Kinh Thi 詩經; chương "Cam Lộc" phần "Đại Nhã 大雅", "Mông tỷ" là nơi mặt trời lặn. Hai câu viên quan hỏi như vậy đều có nghĩa là "trở về nguồn", ý muốn đuổi khéo tác giả, hoặc nên sang Nhật hoặc về TQ đi]

Và:

‘’Chim diều hâu bay lên trời’ có nghĩa là gì?"

Tôi giải-thích chi-tiết, ông ta vui-vẻ tán-tụng, ông lại viết:

"[Người] An Nam giải-thích quá sơ-lược chăng?"

Tôi trả lời, viết:

"Sơ- lược thì không sao, chỉ sợ hoàn toàn khác nghĩa thôi".

Lê viết:

"Ông này [viên quan đến hỏi] rất hiếu học, nhà có nhiều sách".

Tôi mới hỏi, viết:

"Tôn phủ có nhiều sách cổ chăng?"

Viên quan trả lời, đáp:

- Có ít nhiều đủ đọc.

Tôi hỏi ông có các sách như sau chăng:

- Thông giám Cương Mục, Tiền Hậu Hán thư, Nhị thập sử, Sử ký, Văn Hiến thông khảo, Kỷ Sự bổn mạt, Tiềm Xác loại thư, Phạn thư, Tạng thư và Cổ văn Kỳ thưởng, Hồng tảo, v.v...

Viên quan đáp:

- Đủ cả, duy tập Hồng tảo (nguyên văn: 洪藻, chữ Hán này có nghĩa là Văn chương to lớn, người dịch chưa tìm ra sách gì).

Tôi nói:
- An Nam không có sách, tôi xa nhà 13 năm nay, không đọc sách, cảm thấy thiếu thốn. Thế này thì tốt quá, hôm nào tôi sẽ xin phép mượn hai bộ xem cho đỡ buồn.

Chủ thuyền Ưông Nhị Cung và Lê Tiên sinh cười nói:

- Thế này thì không còn cô độc nữa.
Viên quan đến hỏi chuyện, viết:

"Tiểu mỗ xin mời tôn sư đến chơi tệ gia cho vui".

Tôi cũng nhận lời. Nhưng hôm đó trời mưa nên không đi được.

Sang ngày mồng 8, Cai Phủ ra lệnh cho Ưông Nhị Cung đến tìm tờ giấy tôi viết, không rõ để làm gì. Sau đó một hai hôm, chủ thuyền Uông trở lại, nhưng giấy đã bị [Cai Phủ] lấy mất rồi. Cai Phủ vốn không biết sách vở, những chuyện giải-thích như thế này, càng tuyệt nhiên không thích; ông ta lấy giấy xem xong rồi đem đi luôn, chắc có thâm ý gì đó. Nên lấy trường hợp mẹ của Từ Thứ gây lỗi lầm cho chính mình để làm gương [ lấy tích trong Tam Quốc, Từ Thứ muốn thờ Lưu Bị, nhưng Tào Tháo nhất mực muốn dụ Từ về với mình. Tào tháo khôn- khéo mua- chuộc được mẹ của Từ Thứ, bà viết thư tạ ơn, không ngờ Tào Tháo lấy thư này để sai người giả chữ cùa bà viết thư cho Từ Thức nói dối là bà đang bị bệnh. Từ Thứ không ngờ đó là mưu mô của Tào Tháo, đi thăm mẹ, rồi bị cưỡng bức ở lại. Ngụ ý của đoạn này là tác giả sợ Cai Phủ sai người giả kiểu chữ của mình nhằm ám hại]

Tôi ghi đầu đuôi câu chuyện ở đây vì sợ lâu ngày sẽ quên mất đi.

Ngày 13 tháng 4, Chu Chi-Du cẩn chí.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXX

Em trai ruột của Quốc vương đến. Quốc vương nghe biết được chuyện đó, bảo Lê Y quan:

- Đây là một vị đại nhân, đại tài học, đại học vấn, tên tiểu tử biết gì mà đến đó? Sao nó dám đến chỗ đó? Lớn gan thật. Nó chẳng biết đạo lý, chẳng biết xấu hổ.

[ tác giả phiên âm "chẳng biết" bằng chữ Hán là "章 密chương mật" và "xâu hổ" bằng "醜貨xú hóa" rồi chú như sau: "Chương mật" theo tiếng Hoa có nghĩa là "vô thức" (chẳng biết), "xú hóa" tiếng Hoa có nghĩa là "tu sỉ" (xấu hổ), nói chung là tác giả vì không thạo tiếng Việt viết chữ có âm gần tiếng TQ vậy thôi].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXXI

Nghe Đại vương gọi Chu bằng "đại nhân", Du nghĩ là Đại vương vẫn còn chưa bằng lòng [với lời giải thích của Chu về chuyện không lạy]. Chu mới đến hỏi người thân-tín của Đại vương là Trương Y quan - nhũ danh là Quế Quan.

Trương bảo:
- Không có chuyện đó đâu. Đại vương đã từng vui mừng bảo chúng tôi như sau:

“Bậc cao nhân đó. Không biết trong bụng ông ta nghĩ như thế nào chứ có chuyện gì hỏi thì không có cái gì mà ông không biết, ông là người cao kiến. Ở nước An Nam chúng ta không có người như vậy đã đành, mà ngay ở nước Đại Minh người được như thế sợ cũng rất hiếm”’
Đại vương không có vấn đề gì với ông đâu.

Hôm đó, Trương chấp lễ rất khiêm-tốn, và chào hỏi Du một cách rất tôn-kính. Ông này trước đây chính là người đã giận dữ muốn chém Du.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXXII


[Ngày 21 tháng 4]

Thư viết từ biệt Quốc vương ngày 21 tháng tư. [Nhân trước đó một hôm Đại vương có sai người đem đến cuốn Tiểu Học (小學 tên bộ sách có 6 cuốn, do Chu Tử soạn, nhưng thật ra là Lưu Tử Trừng soạn dưới sự chỉ giáo cùa Chu Tử. Sách chia làm 2 phần: Nội, Ngoại. Phần Nội có các mục Lập Giáo, Minh Luân, Kính Thân, Kê Cổ (khảo xét chuyện cổ); phần Ngoại có 2 mục Gia Ngôn và Thiện Hành, và có những tiết như Sái tảo (dùng nước rửa sạch), Ứng đối, Tiến thoái, cùng những câu cách ngôn về Đạo đức, Tu thân, Trung Thần, Hiếu Tử] và những sách khác.


Giới thiệu tên tuổi giống như trước. Từ tạ Đại vương các hạ:

Tôi được nghe căn-bản trị-bình trước tiên là việc giáo dục [斆學 hiệu học]. Tức giả sử ngay trong thời có chiến tranh, nhất-định cũng cần phải có cả văn lẫn võ. Hán Thế Tổ (tức là Hán-Quang Vũ Đế, khởi binh chống Vương Mãng ở Xuân Lăng, sáng lập nhà Đông Hán) bỏ khí giới để bàn về học vấn [詣 nghệ], cho ngựa nghỉ mà luận văn, đại-nghiệp được hưng-thịnh, sáng tỏ gần như thời xưa. Ngụy Vũ Đế (tức Tào Tháo, tác giả coi trọng Tào Tháo chứng tỏ ông có tầm nhìn hơn những viên quan hủ Nho, chỉ biết lý thuyết suông, sách vở vớ vẩn) cầm ngang ngọn giáo, tay vỗ đùi, không rời yên ngựa, miệng vẫn ngâm: "Xuân Hạ đọc sách, Thu Đông săn bắn [射獵 xạ liệp]. Vì vậy, khanh sĩ đã đành, mà ngay làm chúa của người ta (nguyên văn: 人主 nhân chủ) cũng phải biết cái đạo đọc và giảng sách, cũng như kinh trị nước!

[ Nhân Quốc vương nói võ tướng không cần phải đọc sách, Du mới nói như vậy. Lời chú thích của chính tác giả]


Lã Tử Minh (tức Lã Mông 吕蒙, tên tự là Tử Minh 子明, được xưng tụng là Lã Hổ Uy 呂虎威, Lã Mông lúc còn trẻ rất ít học, mãi về sau này nghe lời khuyến khích của Tôn Quyền mới bắt đầu đọc sách. Lúc đầu ông lấy lý do bận việc quân để chối từ nhưng Tôn Quyền vẫn ra sức động viên, với tài trí và lòng kiên trì của mình, chỉ trong vòng mấy năm, Lã Mông từ một kẻ dốt nát đã trở thành một học giả siêu việt, vị tướng văn võ song toàn, trụ cột đắc lực của Đông Ngô, đến cả Lỗ Túc cũng phải khâm phục. Chính Lã Mông là người đã bắt sống Quan Vũ, ông có câu nói nổi tiếng: “kẻ sĩ 3 ngày không gặp đã phải nhìn bằng con mắt khác”) đến trung niên mới bắt đầu học, cuối cùng lấy được Kinh Châu (nay là Hồ Bắc). Đỗ Nguyên Khải (tức Đỗ Dự 杜预; tướng nhà Tây Tấn, người Đỗ Lăng, Kinh Triệu, nay là phía đông nam Tây An, Thiểm Tây, văn võ kiêm toàn, có công lao bình định nước Đông Ngô, chấm-dứt cục diện Tam Quốc. Sau khi lập được nhiều chiến-công, chuyên nghiên cứu kinh sách. Trước tác gồm: Tả Thị Kinh truyện tập giải, Thích lệ, Minh hội đồ, Xuân Thu trường lịch...) say sưa đọc Tả truyện, rốt cuộc bình-định được nước Ngô. Bác Lục (tức Hoắc Quang 霍光, tự Tử Mạnh 子孟, người huyện Bình Dương, quận Hà Đông, nay là Lâm Phần, Sơn Tây, TQ; Nhờ sự giúp đỡ của người anh khác mẹ là Phiêu Kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh, danh tướng chống Hung Nô của nhà Hán nên từ thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, Hoắc Quang đã được phong các chức vụ Lâm Quan rồi Tào Quan, Thị trung, Phụng Xa đô úy, Quang Lộc đại phu. Về cuối đời, Hán Vũ Đế giao cho Hoắc Quang làm Phụ chính, giúp người con nhỏ của mình là Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng còn rất trẻ. Sau khi Hán Vũ Đế mất, Chiêu Đế lên ngôi, Hoắc Quang được phong làm Đại tư mã kiêm Đại tướng quân, quyền 「Bỉnh chính; 秉政」 và được phong làm Bác Lục hầu 博陆侯. Sau khi Chiêu Đế mất, Hoắc Quang lập người trong tông thất là Xương Ấp vương Lưu Hạ làm Hoàng đế, nhưng phế truất ông ta chỉ 27 ngày sau và đưa cháu chắt của Hán Vũ Đế là Lưu Tuân lên ngôi, tức Hán Tuyên Đế. Dưới thời Tuyên Đế, Hoắc Quang vẫn tiếp tục phụ chính thêm 6 năm nữa. Trong thời gian này, ông gả con gái là Hoắc Thành Quân cho Tuyên Đế sau khi Hoàng hậu Hứa Bình Quân qua đời. Hoắc Quang lâm bệnh qua đời, không bao lâu sau, gia tộc họ Hoắc bị phát hiện mưu hại Hứa Hoàng hậu và Thái tử Lưu Thích. Cả gia tộc họ Hoắc bị tru di gần 1000 người, người ta cho rằng Hoắc Quang tuy tài giỏi, nhưng vì không có học hành, không mưu- tính cẩn- thận nên cả họ bị vạ lây) tận trung với chúa, nhưng vì thiếu học [ 無術 vô-thuật] nên sau khi chết bị đời sau cười. Lai Công là kẻ tuấn liệt anh tài, đọc truyện Bác Lục (tức Khấu Chuẩn 寇準 tên chữ Bình Trọng 平仲, quê ở Hạ Khuê, Hoa Châu, nay là Vị Nam, Thiểm Tây, là đại thần Bắc Tống, từng làm đến chức quan tể tướng. Tuy được vua trọng dụng nhưng vì say rượu nên nói lộ chuyện đại sự, bị hạ chức) lấy Ích Châu xong mới biết mình bị mỉa mai. Vậy hiền tương lương tướng, phải coi-trọng việc tập lễ và đọc sách. Huống hồ là vừa phải bắt gian, vừa âm thầm xây-dựng xóm làng phồn-thịnh mà nếu không dựa vào Kinh Thuật [Kinh sách và Học thuật], làm sao giải quyết được nghi vấn?

Vì mới bắt đầu, tự nhiên cần phải thay đổi lớn [việc học]. Hôm qua có người hỏi về di điển, tất sắp dưỡng dục người tài, đó là việc kiến tạo văn-minh, dạy phong-tục cho thuần hậu. Đây chính là thịnh-nghiệp của hiền vương ngày trước, từ đó sẽ lưu-truyền tiếng tốt muôn đời.
Theo ý Du, Ngũ Kinh [ Ngũ Kinh 五經 là 5 quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
1.Kinh Thi 詩經: 2. Kinh Thư 書經: 3. Kinh Lễ 禮記 4. Kinh Dịch 易經 5. Kinh Xuân Thu 春秋. Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký]. Tam sử [三史, Ba cuốn sử, đó là: Sử ký 史記, Hán thư 漢書, và Đông quan Hán ký 東觀漢記. Sau đời Đường, Tam sử là: Sử ký 史記, Hán thư漢書, và Hậu Hán thư 後漢書. Có khi lại chỉ: Chiến Quốc sách 戰國策, Sử ký 史記, và Hán thư 漢書]. Thất Quốc [七國, 7 nước thời Chiến Quốc: Tần, Sở, Tề, Yên, Hàn, Ngụy, Triệu], Lục Triều (六朝, 6 nước đóng đô ở Kiến Khang kể từ nước Ngô thời Tam Quốc: Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần. Trong văn học sử, Lục Triều chỉ từ Ngụy đời Tam Quốc, qua đời Nam Bắc Triều cho đến đời Tùy) nay không cần gấp, có thể đợi đến ngày sau. [Những sách này] hoặc là từ và ý quá sâu-sắc, hoặc là học vấn quá uyên-thâm, hoặc là luận-bàn ngang dọc, riêng-rẽ, hay tổng-hợp để nói lên bản- sắc riêng, hoặc là lời lẽ nguyệt lộ phong tuyết quá văn hoa.


Từ dưới lên trên phải học; tốt nhát là học cái gần nhất. Du xem kỹ mục lục những sách, nhân thấy có cuốn Tiểu học. Cuốn này tập-hợp những điều tinh-hoa của các nhà hiền triết ngày xưa nhằm hướng dẫn người mới học vào cửa Đức. Nếu có bản khắc của [nhà xuất bản] Thập Trúc Trai chú giải bởi Trần Tuyển người Quảng Đông thì đấy là bản tốt nhất, đúng là vật hiếm trong nước. [Sách Tiểu học dạy] trọng vua, kính cha mẹ, lời lời vàng ngọc, kính mình trọng người, chữ chữ phân-minh. Giả sử nếu dùng sách này để dạy người trong nước thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi-ích cho quân thượng.


Trong thư mục có cuốn Hiếu Kinh [孝經, sách kinh điển Nho giáo, do Tăng Tử soạn, đưa ra lời khuyên về lòng hiếu thảo; có nghĩa là, làm thế nào để đối xử với bậc trên, chẳng hạn như một người cha, một người anh trai, hay là cấp trên]. Cuốn này giải thích sai-lầm về nguồn gốc chữ. Đến cuốn Trung Kinh [ 中經, sách do Mã Dung đời Hán soạn, Trịnh Huyền chú thích. Mô phỏng theo Hiếu Kinh, Trung Kinh được chia làm 28 chương, nói về chữ Trung của Thần (tôi) đối với Quân (vua)], do những người bán sách xuất bản, chữ dùng đã không nhã-nhặn, mà lại giải nghĩa lẫn-lộn. Vì cuốn này do Mã Dung [馬庸, người đất Phù Phong đời Hậu Hán, có nhiều tài lạ, dưới triều Hán An Đế được vời làm Lang Trung. Đệ tử có nhiều hơn nghìn người. Giỏi âm nhạc, Mặc dầu là Nho gia, có khi Mã đang dạy đệ tử, đằng sau nhà vẫn cho nữ nhạc (giống như ả đào) hát xướng] biên soạn, không như Kinh sách của Thánh Hiền ngày trước. Ai muốn lập ngôn, thì phải xét xem hành-động người ấy. Mã Dung là Thái thú Nam Quận, nhưng lấy trộm của công để làm của riêng, sách do ông ta sửa-đổi để làm lẫn-lộn việc học, làm sao có thể cảm hóa được lòng thành-kính? Vậy xin tuyệt-đối không dùng để khỏi làm dơ bẩn cả bể học [ nguyên văn: 文林, rừng học, xin dịch thoát]

Lòng nhớ Ngài vô hạn, xin viết vài dòng này để thay lời từ biệt.

Thư đề ngày hôm đó. Chi-Du xin cúi đầu chào.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXXIII


Du về đến Hội An, đồ đạc trong nhà bị kẻ trộm vào lấy sạch hết. Nhìn thấy cái lưỡi [của mình] hãy còn nguyên (tác giả tự liên hệ với nhân vật Trương Nghi đời Chiến Quốc, ý là mất của nhưng kiến thức vẫn còn). Đồ quý giá không còn gì cả. Người ở cũng đã đi đâu mất. Bếp núc không dùng được. Cảnh sắc trông quá ư thê thảm.


Những người bạn thân đều tin chắc chắn chủ nhà đã lấy trộm và nói là họ có chứng-cớ rõ-ràng, về hình tích của ông, họ nói có hai chuyện khả nghi. Chìa khóa đã giao cho chủ nhà, kẻ trộm lại dùng chìa khóa mở cửa vào, đó là chứng-cớ thứ nhất. Hôm trước ngày mất trộm, có thư nói là không có ai xem nhà, thế rồi đêm sau bị mất trộm, đó là chứng-cớ thứ hai. Du hoàn toàn không tin đó là sự việc thật, chỉ viết thư cho quan trấn thủ trong vùng, nói như sau:


"Cha con người chủ nhà vào khoảng thời gian kẻ trộm vào đã đi xa lo chuyện buôn bán, chỉ để một người đàn bà ở lại coi nhà, làm sao họ có đủ thời giờ về kịp lúc đó được? Kẻ trộm biết rõ những chi-tiết trong nhà, nên mới thắp đèn lồng suốt đêm lục lọi đồ đạc, chỉ để lại những cuốn giấy vàng (đây là những sắc chỉ hoặc giấy tờ, các bản ân chiếu của nhà Minh mà tác giả đang giữ) và tấm thảm xanh"…


[ Đồ đạc bị lấy sạch, chi còn để lại tấm thảm xanh, Du cố cười gượng, đoạn này là tác giả tự viết]


Du tuyệt nhiên không nhắc đến chủ nhà một tiếng, mà còn giãi bày giúp cho chủ nhà. Mọi người ai cũng cười chê, cho là Du ngu. Sau đó, biết là chủ nhà hoàn toàn không có dính-líu đến việc này, người ta mới tắc lưỡi ca-tụng nói là người thường không thể làm chuyện như thế được.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXXIV


Khi Du từ tạ Quốc Vương về [Hội An], các quan không biết việc ấy. Sau khi về rồi văn võ bá quan không ai mà không tỏ ý tiếc nuối. Cai Tàu sai người đến cho Du biết chuyện này (có những lời khen tụng đi xa sự thật, nên Du không dám ghi lại đây) và tỏ ý muôn Du trở lại [Dinh Cát], nhưng Du không tha-thiết nữa. Lúc ban đầu tất cả đều có ý muốn giết Du, về sau ai cũng coi trọng và yêu mến [ 敬愛kính ái] Du - không có ai khác như thế cả.
Còn những người thừa cơ ném đá, họ lấy làm ngạc nhiên và xem đó là chuyện lạ.

Lúc đầu Du là con chim cú [ 鴟鴞 si hào] không có bạn nên bất đắc dĩ phải giả đò làm con tu hú [鳩 cưu,tác giải khiêm tốn, không dám khoe mình là công hay phượng, chỉ ví mình như con chi Cú, bất đắc dĩ thì phải hạ mình xuống ngang hàng với Tu hú, là loài chim bé hơn nhiều] . Những kẻ thức giả không ai có ý muốn sửa đổi [tình hình].
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,589
Động cơ
422,807 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ Doc, em lót dép hóng.
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,927
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Cụ lấy bản dịch của cuốn này gõ lên of hay cụ tự dịch??
5E2A727C-C66E-415D-A44A-67E88E01CB5C.jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXXV

Sớ tâu lên Giám Quốc Lỗ Vương:

Thần, Chu Chi Du – Ân cống sinh được đặc-biệt vời theo phụng sắc, xin tâu:

Vì thần thân bị câu lưu, xin dám nói lên nỗi đau khổ. Trong sớ ngày 17 tháng Hai thần đã tâu lên rõ mọi việc về chuyện thần chống lại lễ nghi đối với An Nam Quốc vương. Sau đó hai ngày, [Quốc vương] gửi trọng thần tín cẩn đến gặp thần lúc đầu để hỏi về việc nước của họ. Thần theo ý họ mà ráng sức trả lời thành-thật, và họ rất vui mừng. Bởi đây là chuyện có liên hệ đến cơ-mật của nước họ, nên thần không dám viết lên đây.

Ngày 3 tháng Ba, [Quốc vương] phái người đến thử thần làm bài phú "Kiên xác". Sau đó, [Quốc vương] nhiều lần phái thân thích cùng các quan văn võ đến chỗ thần ở, khiêm-tốn hỏi thần nhiều chuyện. Thần viết trả lời họ. Khi nhận dược giấy trả lời, họ lấy làm hoan hỷ.

Ngày 21 tháng Tư, nghe chỗ cư ngụ bị trộm vào lấy sạch đồ, áo mão không còn gì cả, thần xin phép Quốc vương trở về Hội An, Quốc vương cảm tạ và luyến-tiếc. Tình cảm đáng tiếc ban đầu hình như cũng đã tiêu tan. Tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu-ngạo, học vấn nông-cạn, kiến-thức có giới-hạn, tuy có thể tuyển-chọn được người tài năng trong nước Dạ Lang [夜郎 tên một quốc gia cổ phía Tây Nam Trung Quốc vào đời Hán, nay ở Quý Châu, Quảng Tây.Sau khi Trung Quốc chinh phục được Nam Việt và các nước vùng Tây Nam (năm 111 trước CN), Dạ Lang bị cải thành huyện, gọi là Dạ Lang huyện. Sau đó, nhân vì Dạ Lang có thế lực lớn nhất ở miền Tây Nam, tước vua Dạ Lang Hầu được nhà Hán phong tước Vương, gọi là Dạ Lang Vương. Dạ Lang Vương trở nên quá tự cao tự đại, nên khi gặp sứ giả nhà Hán mới có cuộc tranh luận về nước Dạ Lang so với Trung Quốc bên nào lớn bên nào nhỏ (Sử ký, Tây Nam di truyện). Vì vậy, trong chữ Hán, những người tuy chỉ giỏi nhất trong những người tẩm thường mà đâm ra kiêu ngạo được gọi là "Dạ Lang Tư Đại “, có nghĩa giống như’’ếch ngồi đáy giếng’’ trong tiếng Việt] của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng.

[Quốc vương] muốn khuất-phục thần nhưng sợ tổn-thương danh vọng, muốn chấp-nhận thần nhưng trong bụng hổ-thẹn với quần thần, nên cam tâm để mất người, vậy làm sao biết cách lễ sĩ [dùng người có tài từ bên ngoài như Chu]? Do đó, Quốc vương đâm ra lưỡng lự nghi-ngờ, không quyết được. Cho đến nay vẫn chưa gặp mặt thần [ ý tác giả là để bàn việc thực sự, vì ở Dinh Cát ông đã gặp chúa Nguyễn rồi] và cũng không nói rõ là sẽ cho thần về hay không.

Mỗi lần đưa mắt trông theo những con thuyền hướng về quê cũ. lòng thần lại thấy đứt ruột. Thêm vào đó hành lý đã mất sạch, áo rách giày bung, người giúp việc cũng đã trốn chạy, thần cô đơn một mình một bóng, da thịt khô cằn, dung mạo tiều-tụy, mồi ngày dài tựa như một năm. Đến năm sau vào ngày này thần chắc da thịt sẽ bị rã rời nơi cống rãnh, huống hồ làm sao có thể trông được ánh sáng của Chúa thượng để trung hưng nghiệp lớn! [ phản Thanh phục Minh]

Chúa thượng tất không nỡ bỏ thần ở ngoài, thần cúi xin Chúa thượng nói rõ là Chúa thượng đang tìm kiếm thần, họ tất không dám giữ (câu lưu) thần lại. Thần ngồi đây mà lòng ở nơi nào, khi đi chẳng biết đang hướng về đâu.
Thần gấp gáp thảo sớ này để xin trần tình lại, cúi mong chứng-giám.

Giám quốc Lỗ, ngày 27 tháng Năm năm Đinh Dậu [1657).


Ân công sinh Chu Chi-Du.

Tái bút: Từ mồng 3 tháng Sáu, sau khi được bái lĩnh thư, ngày nào cũng bị thổ huyết. Tựa như bắn nhạn ở Thượng Lâm, nghĩ rằng sớ của thần nay đang được đọc ở triều đình. Chăn dê ở Bắc Hải, quyết không để cho tinh kỳ rơi vào tay nước dưới [hạ quốc]. Đôi lời buồn bã, một tấm lòng thành, viết thêm vài lời, thần lại càng cảm thấy đau đớn.
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,927
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
theo lời tựa ban đầu của cụ ý là: cụ ý dịch lại từ bản chữ hán cụ ạ!?
Em đọc đi đọc lại không thấy cụ chủ báo tự dịch??Hay cụ chủ chính là tác giả thì em không rõ lắm.
Kiến thức rất tốt.Mong cụ chủ cho ý kiến về bản dịch.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ Chu này chê trí thức VN là "ếch ngồi đáy giếng".
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không ,em chỉ hỏi cho chắc chắn.Nếu bản của cụ hay hơn có lẽ em sẽ liên hệ với cụ.Em thấy cuốn này hay
Hết bài dịch em sẽ tặng cụ nào thích bản dịch của em, các cụ hãy để lại email, em sẽ gửi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top