[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Ký Sự phục vụ An Nam ( An Nam Cung Dịch Kỷ Sự)

Tranbinhtrong01

Xe đạp
Biển số
OF-734938
Ngày cấp bằng
4/7/20
Số km
17
Động cơ
67,170 Mã lực
Tuổi
48
Chu Thuấn Thủy đặc biệt chú trọng lối học thực hành (thực học) theo truyền thống Nho học của miền Giang - Chiết ( Giang Tô - Chiết Giang). Ông xem những lối học không mang lại lợi ích cho đời dù có hào nhoáng đến đâu cũng vô dụng. Trong thư viết từ biệt chúa Hiền ngày 21.4 ông nói: “Theo ý Du, Ngũ kinh, Tam sử, Thất quốc, Lục triều nay không cần gấp… Những sách này hoặc là từ và ý quá sâu sắc, hoặc là học vấn quá thâm nguyên, hoặc là luận bàn ngang dọc, riêng rẽ, hay tổng hợp để nói lên bản sắc riêng, hoặc là lời lẽ nguyệt lộ phong tuyết quá văn hoa”. Và ông nhấn mạnh: “Từ dưới lên trên phải học, tốt nhất là học cái gần nhất”.

Người Nhật đã sớm nhận chân tài năng của Chu Thuấn Thủy nên trọng đãi ông ngay lúc mới sang khiến cho ông cảm kích mà tự nguyện hiến dâng sở học của mình. Mitsukuni đã viết về tinh thần thực học của ông như sau: “Cái học của tiên sinh nhấn mạnh về kinh bang tế thế. Giả thử nếu cần biến một vùng đất hoang thành phố thị, phải tập hợp sĩ nông công thương, thì một tay tiên sinh có thể cáng đáng để xây dựng nên phố thị. Thay vì thi thư lễ nhạc, tiên sinh thích nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc về cách canh tác ruộng nương và cách xây dựng nhà cửa, cách làm rượu, làm tương… Tiên sinh có thể dạy người ta bất cứ loại gì”.
Vodka cho các anh thực học
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
VII
[Mồng 8 tháng 2] Ngày mồng 8 đến Dinh Cát (chữ Hán viết là Ngoại Dinh sa, giọng đọc tiếng Việt giống như hai chữ "lăng giáp",đọc 'lăng giáp" theo âm tiếng TQ là "ying-chia", gần với tiếng Việt là 'Dinh Cát' -chữ Dinh đọc theo giọng miền Trung- Chính Dinh của chúa Nguyễn lúc bấy giờ ở Phú Xuân, và dinh ngoài là Dinh Cát ở xã Ái Tử huyện Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị ), đấy là chỗ Quốc vương đóng quân. Gặp Ông Cai Tàu. Trình danh thiếp giống như trước.

(Cai Tàu là người cai- quản những người Hoa và coi xem những việc tàu bè, tức Cai Bạ, chú thích của chính tác giả)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
VIII
[Mồng 8 tháng 2] Hôm nay gửi thư cho Ông Cai Tàu. [Thư viết như sau:]

Chi Du gửi thân ở quý quốc tức cũng giống như thứ dân [người thường dân]. Điều này có nghĩa là "thứ dân được triệu làm gì tức phải đi làm việc đó". Nhưng vì tôi chưa từng biết khi gặp Đại vương thì phải theo đúng lễ nghi thế nào, nên tôi mới thoái thác, nghĩ rằng không gặp thì hay hơn. [Ngày xưa] có câu "Quân dục kiến chỉ, chiêu chi tức bất vãng kiến chi" (Vua muốn gặp, mời đến gặp nhưng không đi gặp), đó cùng là một cách giữ lễ. Việc này vì người của hai ba nước (ý tác giả muốn nói người Việt, người Hoa, và người Nhật ở Hội An) đều quan sát và lắng nghe nên không phải là chuyện nhỏ.
Chi Du vốn xuất thân có gốc- gác đàng hoàng ( tác giả thuộc dòng dõi Hoàng tộc, là họ hàng với Chu Nguyên Chương, vua sáng lập triều Minh), nhưng thôi bất cần phải nói chuyện xưa. Gần đây Chu được chiếu đặc biệt của nước Đại Minh vời ra giúp, người ba nước hảy đều biết chuyện đó. Giả sử Chi-Du hấp tấp đi lạy [Đại vương], nếu Đại vương là người biết chữ ''Nghĩa" tôi vừa nói, tất sẽ cười Chi Du không phải là con người: Chi Du tiếc thân, sợ thế mà xem thường Đại vương, Du làm sao tránh được tội đó? Nếu đột nhiên Du đi yết -kiến mà không lạy, tuy như vậy cũng đã quá đủ chứng tỏ địa- vị cao đại của Đại vương, nhưng lỡ trong trường hợp Đại vương đã quen tập tục người ta quỳ lại khi yết- kiến, mà không biết đến cái lẽ vì sao không lạy, rồi nổi giận, tất muôn người cũng sẽ hòa theo. Chi Du một mình ở nước người, làm sao chịu được họa đó.
Từ lâu tôi đã nghe Các hạ là người cao- minh đại- độ, thông- hiểu quốc lễ, am -tường sự việc, cúi xin ông vui lòng giải thích sự tình trước với Đại vương, sau đó tôi sẽ xin yết kiến. Nỗi niềm này của Chi Du không dám nhờ ai truyền đạt, bất đắc dĩ phải viết thư, mong Ông thứ lỗi! Mong Ông thứ lỗi!


Thư đề ngày hôm đó, Chu Chi Du xin kính- cẩn cúi đầu.
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,119
Động cơ
25,742 Mã lực
xưa em chưa đẻ nên ko biết
dưng nếu nói thời dực dỡ thì trọng dụng người tài theo quy trình 4 bước:
Nhất hậu duệ Nhì đồ đệ Tam tiền tệ Tứ quan hệ
Tài thật thớt méo nào ông cũng đánh võng tổ lái được!? bất mãn thì ra thớt khác để yên thớt cho cụ Đốc biên sử em thật!?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
IX
[Mồng 8 tháng 2] Cai Tàu vào trình mọi chuyện lại với Quốc vương, Quốc vương truyền lệnh gặp Du ngay hôm đó.

Tất cả văn võ đại thần tụ -tập ở mái phải của cửa chính; ngoài ra, những lính gác có vài ngàn người, tay cầm đao, cung kính xếp thành hình tròn. Trong khi muôn người đang trố mắt nhìn, có lệnh truyền bảo Du đi nhanh lên. Du vẫn khoan- thai bước từ từ vào cửa. Lính gác quát lớn, nhưng Chu vẫn không đổi thái độ.

Khi thấy Quốc vương, Du lập tức trình tấm danh thiếp giống như trước, chỉ viết thêm 4 chữ "Bản Niên Chính Nguyệt" ( nguyên văn:本年正月 tháng giêng năm nay), và sau đó thêm vào 2 chữ "đốn thủ" ( nguyên văn: 頓首xin kính cẩn cúi đầu).

Các đại lão quan kéo Du ra một bên gặp riêng, không giữ lễ cho cả hai đằng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
X
[Mồng 8 tháng 2] Du nói với Ông Đấu:

- Khi gặp Quốc vương và Cai Tàu, giống như từ trước đến nay, tôi sẽ giữ "lễ" là không lạy.

Du nói với những người đồng sự (nguyên văn là “đồng sự giả", chắc hẳn tác giả muốn chỉ những người Hoa, chủ yếu là người Phúc Kiến và Quảng Đông, cùng đi một lần với ông) và các người hầu là:

- Hôm nay Du sẽ liều chết tranh- đấu, vậy xin cẩn- thận đừng theo tôi mà bị liên-lụy! Tôi muốn nói điều này cho ông biết trước nhưng lại sợ là ông sẽ hoảng lên. Người có sẵn-sàng chết thì mới có thể không chịu lạy.

Thế rồi người họ Ông lạy trước. Du đứng thẳng người cạnh bên. Quan hầu sau khi đọc xong báo cáo, đến trước Du ra lệnh bắt Du lạy. Du giả vờ không hiểu. Quan hầu lấy gậy của lính gác viết lên cát một chữ "bái" ( 拜lạy đi). Du tức thời mượn chiếc gậy viết thêm một chữ "bất"(不) trên chữ "bái" [不拜bất bái: không lạy]. Quan hầu túm tay áo Du, bắt Du lạy. Du gạt tay ra. Quốc vương nổi cơn thịnh nộ ( nguyên văn :大怒 đại nộ), ra lệnh người hầu cầm trường đao lôi Du đi ra phía Tây. Du không mảy may để ý đến sự giận -dữ, tự mình bước đi, rồi nói với những người đồng sự:

-Các ông theo tôi làm gì? Tôi đi lần này nếu may mắn lắm là bị bắt giam, ở nước này khi bắt người giam thì sẽ đòi tiền công khai, và số tiền lớn lắm. Tôi chỉ muốn chọn cái chết. Các ông đã lạy rồi, như vậy là vô sự, không cần phải theo tôi, chỉ cần đứng nhìn từ xa quan sát là được rồi. Ví thử đi lần này mà chết, thì ngược lại công chuyện sẽ minh bạch.


Du cởi áo mới tặng cho người đi theo, xong sửa lại bộ áo cũ [bận bên trong], chẳng biết mình đang đi đến chỗ Cai Tàu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XI
[Mồng 8 tháng 2] Các tướng lãnh, quan tể tướng, văn võ đại thần từ khắp nơi về đều nổi giận, nói rằng Du cậy thế Trung Quốc là nước lớn, khinh- nhờn nước nhỏ. Họ đồng thanh xin Quốc vương đem Du ra chém. Cai Tàu họp bàn với họ, đến chiều tối mới về.

Các người đồng sự với Du thảy đều lạy, duy chỉ có Du là chỉ chắp tay chào. Vì Du không phải là người Phúc Kiến hay Quảng Đông ( nguyên văn 外江人:ngoại giang nhân, tiếng Phúc Kiến và tiếng Quảng Đông để chỉ người không cùng tỉnh) nên họ mới phái y quan Lê Sĩ Khôi đến dùng lẽ hơn thiệt khuyên- dụ, nói:

- Không lạy tức sẽ bị họa bất lường đấy!
Du đáp:

- Tôi sang đây một mình, làm sao dám chống lại Quốc vương. Vì tôi thật sự nghĩ là tôi không thể lạy, và không dám vì sợ uy-thế mà vượt lễ.
Đêm đó nói qua nói lại nhiều lần, đến nửa đêm vẫn chưa xong.

Lê nói:

- Không lạy thì chắn chắn là sẽ bị chém, ở đây cách chém người rất tàn khốc, vì sao ông lại xem nhẹ tính mạng đến thế?
Những người đồng hành cũng mắng nhiếc tôi thậm tệ.

Du mệt lả người, cất giọng đáp:

- Hôm qua khi từ Hội An đến đây, tôi đã chào vĩnh biệt bạn bè thân thiết, không phải đến đây mới chọn cái chết. Hôm nay nếu vì giữ lễ mà chết, thì tôi sẽ ngậm cười nơi chín suối. Hà tất các ông phải nói nhiều lời.

Lê phần tức giận phần cám cảnh cho Du, nói:

- Nếu ý-chí của ông đã kiên-quyết như vậy, tôi khỏi cần nói gì nữa.

Sau đó, Lê báo cáo lại với Cai Tàu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XII
[Mồng 9 tháng 2] Sáng hôm sau Du dậy sớm. Du tự múc nước dưới cửa sổ, tắm gội sạch sẽ, thay y phục, rồi gom một núm đất lại, cúi đầu lạy về phương Bắc để chào vĩnh biệt. Khi trời sáng, những người khác cũng đã thức dậy. Du nhờ Rikugo ( tên 1 người Nhật, ở cùng với tác giả, chữ Hán viết là Lục Ngũ) lo giúp việc nhà:

- Bán hết đồ trong nhà, hoàn lại cho Yazaemon (tên 1 người Nhật, ở cùng với tác giả, chữ Hán viết là Di Tá Vệ Môn) 40 lượng 8 tiền bạc, chủ nhà Gombê (tên 1 người Nhật, ở cùng với tác giả, chữ Hán viết là Quyền Binh Vệ) 30 lượng bạc, khoản tiền còn dư Rikugo dùng làm lộ phí. Đem hành lý áo quần gửi Sogoro. Trong phòng có để sắc chiếu của hoàng đế, nhớ lạy xin phép, giữ gìn tử tế để còn đem sang Nhật. Nếu có người nhà sang thì nói đã đi rồi.

Sau khi dàn xếp xong xuôi, Du nói với y quan họ Lê:


- Tôi là trưng sĩ (người giỏi về học vấn và có đức hạnh được chiếu của vua vời ra giúp triều đình nhưng từ chối không nhận) của Đại Minh. Từ 180 năm nay, đây là lần đầu tiên quốc điển [ý nói chế độ trưng sĩ] được áp dụng lại. Chắc hẳn ông không hiểu trưng sĩ là gì. Năm Sùng Trinh thứ 17 [1644] và năm Hoằng Hóa nguyên niên [1645] được triều đình vời ra (trưng) cả thảy hai lần, nhưng tôi đã khước từ. Đến tháng 4, tôi được phong Phó Sứ, kiêm Binh bộ Lang trung, coi 480,000 quân cửa Phương Quốc Công. Tôi lại khước từ. Sau đó vì quân giặc ngoài vào nên tôi phải lánh chạy sang đây, bởi vậy tôi không thể lạy. Tôi ra nước ngoài đã được 13 năm, dẫu khi nằm mơ tôi cũng không tiết- lộ ra ngoài một chữ [về lai lịch của mình]. Ngay cả tiểu đồng tôi cũng không đem từ quê tôi [ nguyên văn: 家鄉 gia hương] sang đây. Tôi giao-du nhiều nơi, nhưng tôi không cho một ai biết [gốc gác tôi]. Hôm nay tôi sắp chết, nên không thể không nói một lời. Sau khi tôi chết, kính mong ông vui lòng đi vào Hội An, nói cho những người bạn không phải người Phúc Kiến hay Quảng Đông (ngoại giang nhân) của tôi một lời cho họ biết. Sau khi tôi chết, tôi đoán là các ông không ai dám hốt xương tôi, nhưng nếu được xin đề hàng chữ: Minh trưng quân Chu mỗ chi mộ (明徵君侏某之墓Mộ ông họ Chu, trưng sĩ của nhà Minh).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XIII
[Mồng 9 tháng 2] Cả nước Giao Chỉ tức giận bừng bừng, muốn chém đầu Du. Ngay cả người Trung Quốc cũng thay nhau thóa-mạ Du. Cho đến ngay những người thường ngày thân-mật, nay cũng nhân cơ hội này mà nước đục thả câu ( dịch thoát từ 投石đẩu thạch (ném đá), tức là gọi tắt 4 chữ đẩu tỉnh hạ thạch (ném đá xuống giếng), nói xấu Du để nịnh-nọt quan trên; hoặc giả câm miệng lại như "ve sầu lúc trời lạnh" (dịch thoát từ 寒蝉 hàn thiền) để tránh tai họa. Cùng có hai, ba người không công-kích tôi nhưng họ cũng không dám lên tiếng bênh-vực. Duy chỉ có người Nhật là tấm-tắc khen Du và lấy làm lạ. (chỉ 1 đoạn ngắn mà tính cách người Trung Quốc, Việt Nam và người Nhật Bản hiện ra rõ quá, cho nên kẻ thức- thời và tài giỏi như tác giả đã quyết-định sang Nhật)

Hôm đó có người họ Lý tên là Diệu Phố vừa đến. Cai Tàu ra đón tiếp, nói:

- Tôi không thể tin trên thế gian có người điên đến như thế này!

Lý nói:

- Tôi không biết người ấy, phải gặp mới biết, chuyện này chắc phải có nguyên do. Cách trả lời và lời nói của người này rất thành-thực và minh-bạch.
Cai Tàu lại cho gọi Du đến gặp mặt, hỏi:
-Trưng sĩ là gì?

Du đáp:

- Ngôn ngữ bất đồng, cho tôi giấy bút để viết.

Du lập tức viết như sau:

"Sùng Chính năm thứ 17 [1644] tôi được vời ra nhưng tôi khước-từ. Hoằng Quang nguyên niên [1645] tôi lại được vời, nhưng cũng từ-chối. Lần thứ ba, ngay khi tôi được phong làm Thị Hình Án Sát Sứ-Tư Phúc Sứ ở Giang Tây và các vùng khác, kiêm Binh Bộ Chức Phương Thanh-Lý Tư Lang Trung, coi quân đội của Kinh Quốc Công Phương Quốc An, tôi cũng khước từ nốt. Các quan trong nội các, huân chấn, khoa đạo, v.v. thay nhau buộc tội Du, trách Du chống lại lệnh triều đình, không hiểu lễ vua tôi (quân thần). Khi bản điều trần vừa mới nộp lên, Du tức thời đang đêm chạy trốn ra bờ biển, suốt mấy tháng trường để Cẩm Y vệ (nguyên văn là Kỵ, thuộc Cẩm Y vệ, thành lập dưới triều Vĩnh Lạc nhà Minh) không tìm ra Du.
Sau đó nhân vì giặc ngoài vào chiếm quyền, Chi Du không kịp từ giã người nhà, đơn thân sang Nhật Bản đã 13 năm, và sang quý quốc từ 12 năm nay, chịu biết bao nhiêu khổ-cực không thể bút nào tả xiết. Làm sao Du với thân phận nhỏ nhoi như thế này lại dám kiêu-ngạo với Đại vương, để tự mang lấy họa chết chém? Nay nếu Đại vương không thấy chuyện không lạy là để giữ lễ rồi đùng đùng nổi giận, Du biết nói sao đây? [Quý vị] có thể giết tôi, có thể hạ ngục tôi, hay có thể giam giữ tôi, nhưng một điều độc nhất tôi không thể chấp-nhận là bắt tôi lạy.
Tháng giêng năm nay có sắc thư [ân xá] của Giám quốc Lỗ Vương ( 監國魯王 tức là Chu Dĩ Hải 朱以海, là một vị vua của nhà Nam Minh. Tuy trị vì trong 10 năm, 1645 – 1655, nhưng ông lại không đặt niên hiệu trong thời gian tại vị của mình, ân-xá ở đây là tha cho tác giả tội nhà Nam Minh cho mời 10 lần là không đến giúp), tôi có giữ bản sao chính thức, khỏi phải nói rườm rà".

Du khi viết khi nói, vừa nói vừa cười, trước sau vẫn không biểu lộ vẻ kinh sợ. Cai Tàu quay lại đàng sau nói với vợ:

- Tay hảo hán đấy!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XIV

[Mồng 9, 10 tháng 2] Từ hôm đó cho đến ngày hôm sau, Quốc vương cả thảy 5 lần phái người vào Hội An để điều-tra sự thật. Những người này được phái đi riêng-rẽ, người trước kẻ sau không cùng một lần, và không được phép gặp nhau. May cho Du là trong những người này không có một ai đến nhà Cai Phủ nên không có vấn đề gì.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XV
[Ngày 10, 11, 12, 13 tháng 2] Các quan cấp lớn nhỏ khác nhau không ngớt đến gặp Du để tra-vấn, hết câu này đến câu khác. Người nào vừa đến cũng tức thời công-kích Du, và tuyệt nhiên không đả động đến những người đồng sự. Những người đồng sự thừa cơ trốn đi ra ngoài, về sau, lối xử sự này trở thành một thói quen và họ chỉ đứng quan sát từ xa. Du trở thành mục-tiêu chú ý duy nhất! Khi về, những người đồng sự trách Du:


- Phải lấy lời tùy cơ ứng đối, cứ bạ gì nói vậy loạn xị lên, hà tất phải cứ cãi lý để rồi phải gặp đi gặp lại mất công! Suốt ngày khô môi rát lưỡi, không biết ông lấy khí lực đó ở đâu ra?

Du giả vờ cảm ơn, nói:

- Tôi hiểu rồi.

Nhưng rồi ai đến gặp Du cũng phải giữ "lễ", và Du khi trả lời cũng hết sức giữ chữ "thành" như thường lệ.

Hôm kia có một thiếu niên, chức cấp nhỏ, trông có vẻ dương dương tự đắc dẫn một số người lại gặp Du. Du đã gặp người này trước đó. Anh ta hỏi:

- Tiên sinh có thể giải-thích cho tôi "Thiên căn Nguyệt quật" (天根月窟 gốc rễ của trời và hang của mặt trăng, Thiên căn: có nghĩa là nguồn-gốc của vạn vật trong thiên nhiên; nguyệt quật là hang đá trong mặt trăng, nghĩa bóng là nơi mặt trăng mọc hay miền đất phía Tây, như trong câu: Tây du nguyệt quật- Đông tiện Phù tang, có nghĩa là ‘vượt qua Nguyệt quật phía Tây và đến gần Phù tang phía Đông) là gì không?

Du trả lời:
- Tau (tao) không biết.

(Du dùng từ có nghĩa là "ngã" [ 我: tôi] nhưng có âm giống như chữ "đảo” (岛: hòn đảo) trong tiếng Hoa [tức là tao], đó là tiếng Đại vương hay các người được kính trọng dùng để tự xưng. [ chú thích của chính tác giả, qua đây, thấy được tiếng Việt ở Đàng Trong thời ấy, chúa Nguyễn tự xưng là Tao, hoặc Tau nếu phát âm theo kiểu miền Trung]

Anh ta hỏi:

- Vì sao lại không biết?
Du đáp:

- Không biết là không biết, còn phải có lý do hay sao? Mi ( tác giả hiểu chút tiếng Việt, phát âm kiểu miền Trung) không biết là Trung Quốc lớn như thế nào, học vấn sâu xa như biển bởi vậy mới có chữ biển học. Sách của Trung Quốc nhiều như mồ hôi trâu (nguyên văn:汗牛 hãn ngưu), có thể chứa đầy nhà. Người học năm xe sách ( nguyên văn 五車 ngũ xa, lấy từ thành ngữ 學富五車học phú ngũ xa -học rộng đến năm xe sách-, giống như trong tiếng Việt: học hết ba bồ chữ) vẫn chưa đủ, bởi vậy làm sao đọc cho hết được? Huống nữa, tau xa nhà đã 13 năm nay, không đọc sách sử, không rờ đến sách (nguyên văn:微編久絕 vi biên cửu tuyệt -Xa rời hẳn dây nối thẻ tre-lấy ý từ câu:Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt nghĩa là: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, dây nối sách đứt ba lần. Ngày xưa sách viết trên thẻ tre, những thẻ tre của một cuốn sách được nối lại bằng một sợi dây, Khổng Tử đọc Kinh Dịch, đọc đi đọc lại Kinh Dịch, kỹ đến nỗi sợi dây nối những thẻ tre đứt đến ba lần. Vậy Vi biên cửu tuyệt có nghĩa là lâu ngày không đọc sách) nên không khỏi ngỡ-ngàng.

[Du dùng từ có nghĩa là "nễ"你: tiếng gọi người khác nhưng phát âm giống như chữ "mê"謎 trong tiếng Hoa tức là mi, "mi” là tiếng miền Trung có nghĩa là "mày"; tiếng gọi những người thấp nhất trong xã hội. Lời chú thích của chính tác giả]

Người này đổi sắc mặt, xin lỗi:

- Tiểu khả (cách tự xưng khiêm tốn) không hiểu đến lý đó, duy chỉ mong Tiên sinh giải-thích để làm sáng-tỏ chỗ ngu-muội của tôi, đâu dám vấn nạn [hỏi khó]".

Du đáp:

- Mà vấn nạn cũng không sao. Thiệu Nghiêu Phu (tức Thiệu Ung, là người Thẩm Dương đời Tống. Theo cha xuống Hà Nam, học Đồ Thư và tinh thông Dịch số. Tự xưng là An Lạc Tiên sinh và gọi học phái của minh là Bách Nguyên học phái), Trình Phu Tử (không rõ tác giả muốn chỉ Trình Di hay Trình Hạo, hai đại nho đời Tống. Có lẽ ở đây ông muốn nói đến Trình Di, người bình sinh lấy chân-thành làm gốc, nghiên-cứu điều gì cũng phải đến tận cùng lý-lẽ, và đã chú-thích Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) dùng những danh từ đó để nói tỷ dụ, giống như thơ Lý Thái Bạch có câu: Triều du Tam Sơn, mộ khế Ngũ Nhạc (Sáng dạo chơi Tam Sơn, chiều nghỉ ngơi ở Ngũ Nhạc), làm sao giải thích được?

Người đứng bên cạnh thuộc Cục Trị Lịch (cơ quan lo về việc chỉnh sửa lịch số) nói nhỏ trách anh ta:

- Ông thấy anh kiêu-ngạo và vô-lễ nên mới không chịu giải-thích đấy. Khi thì ông nói "vi biên" [dây nối thẻ tre (sách ngày xưa)] khi thì ông nói "Thiệu, Trình", khi thì ông nói về thơ, làm sao ông không hiểu được?

Rồi người này cố yêu cầu tôi giải thích.

Du đáp, viết:

- Hà Đồ Lạc Thư (Hà Đồ là bản đồ trên lưng con Long mã ở sông Hoàng Hà, Lạc Thư là bài văn trên lưng con Rùa thần xuất hiện trên sông Lạc Thủy sau một trận lụt lớn vào đời vua Vũ nhà Hạ, Đồ Thư đặt căn bản cho Chu Dịch và Hồng Phạm Cừu Trù, đây là sách tổ của Sấm ký và Số lý) các phương vị, các chỗ, tiền thiên hậu thiên, đều có ghi rõ không thiếu không thừa.

Du lại nói tiếp:

- Trên dưới bốn bên, tả hữu trước sau, phối-hợp ít nhiều, đều có số 9, 4966, hoa liễu đầy thành. (có lẽ tác giả nói lung tung, hoặc tung hỏa mù, chứ các con số và câu này hoàn-toàn vô nghĩa)
Anh ta cười, nói:

- Đúng là không biết.

Người làm ở Cục Trị Lịch nói:

- 1 với 8 là 9, 2 với 7 là 9, 3 với 6, 4 với 5 thảy đều là 9, làm sao không phải là ’36 cung?


Nói xong hai người rụt-rè rút lui.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XVI

[Ngày 14 tháng 2] Ngày 14 Cai Tàu lại phái quan đến có ý khuyên Du. Du dẫn tích Vi Tổ Tư ( Tức Vi Huyền, người đất Kinh Triệu nước Hạ đời Ngũ Hồ. Ở ẩn, thông kinh sử, tuy được triều đình vời ra nhiều lần nhưng từ-chối. Khi Hách Liên Bột Bột vào Trường An, cho gọi Vi ra làm, Vi lại chịu ra. Bột Bột nổi giận, nói hồi trước Vi không chịu lạy vua của mình mà nay lại không chịu lạy Bột Bột, thế thì sử sách về sau sẽ cho Bột Bột là kẻ dùng người không biết lễ, rổi đem giết Vi) lạy chúa của nước Hạ là Hách Liên Bột Bột ( chữ Hán:赫連勃勃 ;381–425, tên lúc chào đời là Lưu Bột Bột 劉勃勃, gọi theo thụy hiệu là Hạ Vũ Liệt Đế 夏武烈帝, là hoàng đế khai quốc của nước nước Hạ thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Ông thường bị coi là một người cai trị vô cùng tàn-ác, ông đã phụ-bạc tất cả các ân nhân của mình, và giết nhiều người một cách quá mức) rồi bị Bột Bột nổi giận đem ra chém để làm ví dụ.
Viên quan suy nghĩ, có vẻ không tin, tìm sách sử ra xem, đọc xong rồi báo cáo lại với Cai Tàu. Sau đó trở lại xem tờ giấy Du viết khai lúc trước, rồi bắt Du viết lại trên một tờ giấy khác. Du không chịu viết, chỉ nói thêm:


- Đại vương tình-cờ được một kẻ sĩ đến đây, nhưng không bàn-luận được về chuyện đại-sự quốc gia thiên hạ mà chỉ có nói đến một chuyện nhỏ nhoi là lạy hay không lạy. Tôi sợ là người ở xa sẽ nghe đến chuyện này rồi sẽ dựa vào đó mà đánh-giá Đại vương. Nếu Đại vương biết đãi-ngộ kẻ sĩ thì tiếng tốt sẽ để lại muôn đời, nhưng Đại vương lại không nghĩ đến tiếng tốt nên mới trách tôi là không lạy. Nếu tôi lạy thì nào có ai biết đâu? Điều gì quan trọng hơn: tiếng tốt để lại cho thiên hạ đời sau hay chuyện lạy? Du giữ lễ mà chết, thì có chết Du cũng không ân hận, xin các bậc cao minh hiểu giúp cho.
Nói xong, Du viết bằng chữ lớn "Độc thánh hiền thư, sở học hà sự?"

(Đọc sách thánh hiền để học cái gì? Ý tác giả chê chúa Nguyễn quá câu-nệ cái nhỏ, mang tiếng đọc sách Thánh Hiền, ham bằng cấp, nhưng chỉ là hư-danh, câu trên tác giả trích trong bài thơ Tuyệt Mệnh Thi của Văn Thiên Trường đời Nam Tống: 絕命詩


孔曰成仁,Khổng viết thành nhân,
孟曰取義。Mạnh viết thủ nghĩa.
惟其義盡,Duy kỳ nghĩa tận,
所以仁至。Sở dĩ nhân chí.
讀聖賢書,Độc thánh hiền thư,
所學何事?Sở học hà sự?
而今而後,Nhi kim nhi hậu,
庶幾無愧。Thứ kỷ vô quý.)
cả thảy có đến mười mấy lần.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XVII

[Ngày 14 tháng 2] Cùng lúc đó có một viên quan văn đến, viết hỏi:

- Thái sư trên có biết Thiên văn, dưới có biết Địa lý, giữa có hiểu Nhân sự chăng?"

Du trả lời:

- Kẻ hèn này ít học, tri-thức lại chẳng bao nhiêu, làm sao có thể biết Thiên văn Địa lý? Về thực lý và thực sự của Tam Tài (三才,tức là Thiên-Địa-Nhân) thì có biết chút đỉnh một hai điều. Nếu Đại vương lấy hết lễ mà đến đây chỉ giáo, chắc kẻ hèn này có thể giúp Đại vương về những việc lớn của quốc gia. Còn nếu không theo lễ mà dùng uy-lực để cưỡng-bức, kẻ hèn này sẽ đưa cổ ra chờ chém, ngoài ra không có lời gì khác.


Viên quan này tắc lưỡi bỏ đi.

Trước đó, phần đông những người đến thường gọi Du là "Tiên sinh 先生", khi trả lời Du gọi họ bằng "Túc hạ 足下 ", và tự xưng bằng "Tau". Nhân viên quan văn gọi Du là "Thái sư 太師", Du mới tự xưng là "Kẻ hèn", sau đó ai cũng gọi Du bằng "Thái sư" rồi tự xưng bằng "Tiểu tử 小子 " và "Tiểu khả小可". Riêng chỉ có em ruột của Quốc vương gọi Du bằng "Tôn sư 尊師" và tự xưng là "Tiểu mỗ小某".


[ Tiếng An Nam có âm giống như chữ "đảo (hòn đảo)" trong tiếng Hoa [tức là tao]. "Tao" [tau] là từ Quốc vương hay các người được kính trọng dùng để tự xưng, giống như các chữ "Bản vương" hay "Bản quan" trong tiếng Hoa. Chú thích của chính tác giả].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XVIII

[Ngày 14 tháng 2]

Cai Phủ nghe chuyện này, đột nhiên nổi giận, lập tức lên thuyền đi Dinh Cát gặp Quốc vương. Cai Phủ muốn bỏ tiền hối-lộ thật nhiều để có ứng viện từ bên trong, nhằm giết Du cho bõ cái thù cá nhân. Vừa lúc đó Quốc vương nhân có việc khác phái người đến gặp Cai Phủ ở Thuận Hóa, cách Dinh Cát chẳng bao xa. Vì có việc khẩn-cấp, Cai Phủ đang đêm phải trở về lại [Hội An] gấp, nên không thi-hành được kế-hoạch. Đến khi xong việc, Cai Phủ đang đêm trở lại-đi về mất khoảng vài ngày. Lúc đó nghi lễ đã định cả rồi, nên [ông ta] không xuống tay (hạ thủ ) được, tuy lòng căm-giận vẫn chưa nguôi. Thế mới biết việc sống chết đều là số mệnh, không phải chuyện con người có thể sắp-đặt hay định-đoạt. (lúc này bọn quan lại của chúa Nguyễn cũng đã thối nát)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XIX

[Ngày 15, 16 tháng 2]

Sau ngày 15,các quan đến gặp Du đều giữ nghi-lễ long-trọng, tựa hồ như khi yết kiến Quốc vương hay các trọng-thần, có điều là không phải lạy Du.
Cai Phủ cho thuyền đậu ở bến sông, thấy mặt Du suốt ngày, nhưng không làm gì được, tuy trong lòng tức giận nhưng không dám nói gì.


Lúc Lê Y quan làm thông dịch, vì đàm thoại bằng miệng có chỗ không rõ ràng, nên các lời vấn đáp chủ yếu là bút đàm. Những gì viết xong có người tức thời trình cho vua (Vương) xem, vậy có thể biết là những người này đo Vua phái đến. Có lúc người ta trả lại những tờ giấy mà Du đã viết, có khi người ta mang đi luôn. Lúc đầu họ đến để điều tra Du, đi đi về về không ngớt.

Du xa nhà đã hơn 13 năm, từ lâu tuyệt nhiên không hề vui cười. Lúc bấy giờ các người đồng sự và những người giúp không ai là không đổ lỗi cho Du, Du không biết kêu than với ai. Thêm vào đó, tai Du cứ nghe những lời ca thán chỉ trích, mắt Du cứ thấy những khuôn mặt oán giận. Bất đắc dĩ Du mới gượng cười khi gặp người ta dể khỏi bị nghi-ngờ.


Trước đó Du nghe nói là ở nước này sách sử rất hiếm hoi, không có gì ghi lại chứng cớ, nên có chết đi sợ không minh bạch. Nhưng sau đó vì biết rằng nước này cũng có nhiều sách, nên Du thấy thư thái hơn [ý tác giả nói cho dù có chết đi thì cũng có người ghi lại lý do vì sao lại chết trong sử sách, cái này gọi là Sử quan, tuy nhiên Sử quan của chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này viết đa phần bịa-đặt, xuyên-tạc, tâng bốc và dìm hàng đối thủ].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XX

[Ngày 17 tháng 2]

Ngày 17, sau khi Du thảo sớ xong, đưa cho Vương Phượng. Ngoài chuyện ứng tiếp người ta, không có chuyện gì khác. Từ sáng đến chiều chỉ sửa-sang quần áo, ngồi chỉnh-tề đợi lệnh [của Quốc vương].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXI
[Ngày 18 tháng 2]

Đến ngày 18, những người trước đây được phái đi [Hội An] đều trở về báo cáo. Họ chẳng tìm ra được gì nên cũng không thể nhân danh gì [để làm hại Chu] được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXII


[Ngày 8-18 tháng 2]

Trong khoảng 10 ngày, ngày nào cũng có người bị chém ở phía Tây chỗ Du cư ngụ. Người nào cũng trước hết bị chặt đầu, sau đó lấy xương thịt làm mắm. Gân, xương, ruột và bao tử vung vãi khắp nơi; quạ, diều hâu, chó, lợn tranh nhau đến ăn. Máu nhuộm bùn, cát; thịt người hóa thành mồi cho súc vật. Quang cảnh dã man tàn khốc chỉ nhằm hư trương uy vũ. Và mục tiêu bất quá là làm cho Du khiếp sợ!

(có thể thấy các chúa Nguyễn lúc ấy cũng như nhà Nguyễn sau này rất độc-ác, tàn-bạo với người dân, nhưng chuyện lấy xương thịt người làm mắm của chúa Nguyễn thực sự tàn-ác ngoài sức tưởng tượng)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XXIII
[Ngày 19 tháng 2]

Quốc vương tuy không biết đại nghĩa ( ý nói nghĩa vụ với nhà Minh, vì An Nam là phiên quốc, được nhà Minh phong tước, nên theo nghĩa phải giúp đỡ thần dân nhà Minh chống Thanh) nhưng rất háo danh ( ý nói dù là thần tử của vua Lê, nhưng chúa Nguyễn vẫn tiếm xưng danh-hiệu, dám xưng là An Nam Quốc Vương) . Nhưng vì không thể có lý do gì nên không thể giết bừa (nguyên văn:亶杀 đàn sát) Du.


Ngày 19 có thư của Quốc vương, ra lệnh Du làm quan cho nước này. Trong thư có câu:


"Thái Công [Vọng: Tức KhươngTử Nha, mưu sĩ đời nhà Chu. Tên chữ là Lã Vọng, thuở hàn vi thưởng ngồi câu ở bờ sông Vị Thủy. Đến năm 80 tuổi, được Chu Văn Vương mời làm Tướng quốc, điều binh khiển tướng diệt vua Trụ ] ngày xưa phò Chu dựng nên nghiệp vương, Trần Bình giúp nhà Hán hưng khởi".


Chu trả lời ngay hôm đó, những ý tứ khác đã có ghi trong thư đáp [Quốc vương]:


Thư trả lời An Nam Quốc vương:



“Tôi để hết tâm trí đọc một lần, rồi đọc lại hai ba bận lá thư mà nguyên thần đã chịu nhún mình trao lại cho tôi. Tuy trong thư chữ nghĩa (tự nghĩa) và câu văn (cú ngữ) có nhiều chỗ là chữ An Nam (bức thư này dùng nhiều chữ Nôm, chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này có lệ, khi viết thư cho kẻ dưới hoặc không tôn-trọng, thì dùng chữ Nôm, khi viết tôn-trọng hoặc cho bề trên thì dùng chữ Hán, lúc vua Hàm Nghi mới lên ngôi, Tôn Thất Thuyết viết thư chữ Nôm thông báo cho Pháp biết, Pháp bắt phải dùng chữ Hán mới nhận), so với chữ Trung Hoa không giống nhau, nhưng nội dung từ đầu chí cuối rõ ràng, và tôi hiểu rõ tất cả. Chi Du chỉ sợ mình vô đức vô tài, làm sao dám sánh với những người những anh hùng hào kiệt ngày xưa?
Về sách lược An bang Tế thế và tinh-thần trị nước của Nghiêu Thuấn thì Chi Du tuy vẫn thường đọc nhiều, nhưng chưa từng thực-hành. Còn về chuyện "tuấn kiệt phải thức thời, v.v." và so sánh với những người khác thì Chi Du tuyệt nhiên không dám nhận.
Trộm nghe Đại vương tư chất siêu phàm, hành-động hợp với đạo-nghĩa, những năm trước đây đã từng cư-xử sự việc có Đức có Lễ, ngay cả những hiền vương ngày xưa hà tất đã hơn! Gần đây, thừa mệnh đến đây [Dinh Cát] phục-dịch được 10 ngày nay, mới biết rõ Đại vương ban đêm dậy tìm áo mặc mà làm việc ( nguyên văn: 夜徵求衣dạ trưng cầu y), ngày đêm quên ăn quên ngủ, làm đơn giản và rõ ràng (nguyên văn:簡明 giản minh) những việc trọng-yếu, huấn-luyện binh lính tinh-nhuệ và cần-mẫn ( nguyên văn :精勤 tinh cần), qua đó biết rằng ngày thắng-lợi trong việc thảo trừ quân đại ác sẽ chẳng còn lâu.
Còn về việc Đại vương nói là "cái khéo của việc dụng binh là ở quân hình (hình thế cùa binh lính)" (nguyên văn:用兵之玅dụng binh chi diệu,在乎軍形 tại hồ quân hình) thì ngày xưa không có câu này. Chắc ai đó muốn dạy đời (nguyên văn:師心 sư tâm) nên mới tự sáng-tạo ( nguyên văn:独造 độc tạo) ra, tôi ngu dốt nên không hiểu được. Nói đến quân hình tức là nói về thám thính, trù liệu, giản đơn hóa, huấn-luyện, xử-trí, rút lui ( nguyên văn:舍 xả, từ này có nhiều nghĩa, nếu đọc là xá thì có nghĩa là nhà cửa, đây hiểu theo âm xả là rút lui chăng?), và thu-tập. Vậy là nói về thực-lực quân sự (nguyên văn: 軍實quân thực, nhiều từ tác giả dùng cách viết rút gọn, đừng nhầm với軍食 quân thực có nghĩa là việc nuôi quân), chứ không phải nổi về "cái khéo dụng binh" (dụng binh chi diệu). "Cái khéo dụng binh" ở mức cao nhất là "Danh 名", thứ đến là "Thanh 聲", thứ đến là "Tình 情", và "Hình形" lại còn thấp hơn nữa! Vì "Hình" thì lộ hiện ra và "Thế 勢" thì có giới hạn nên "Hình" ở mức thấp nhất, đúng như có người nói là "có hình hiện ra tất địch sẽ theo ngay". Nguyên địch không biết tấn công ta vào chỗ nào, không biết phòng ngự chỗ nào, do đó ta có thể biến hóa [nhưng nếu ta lộ "Hình"], ta có thể gây nên nhiều lầm lỗi, vì địch sẽ tiến thoái và phòng-ngự theo ta. Hư hư thực thực, biến hóa vô lường, vờ cho địch xem "Hình ", nhưng thật sự không có hình nào thấy được.
Nay Đại vương khởi binh để rửa nhục, chính nghĩa ở về phía Đại vương. Làm rõ (Chính) điều đó tức là "Danh" đương cao, điều đó tức là "Thanh", làm điều đó trở thành ý chí của dân chúng tức là "Tình", dân chúng sống trong vùng địch ca thán, sẽ tự mình đứng lên ca múa đón quân của Đại vương. Nếu địch không tự lượng mình mà dẫn quân đến giao chiến tất sẽ bị thua đau rồi băng hoại. Hà tất phải liệu giảm quân phí, "ngũ vi bội công" [五围背攻, Binh pháp xưa cho rằng nếu quân mạnh gấp 5 lần quân địch thì nên bao vây (Ngũ vi), nếu mạnh gấp 2 lần địch thì nên tấn công (Bội công)]. Tác giả muốn nói là nếu có danh chính ngôn thuận, thì không đánh cũng thắng, bất chiến tự nhiên thành, hà tất phải đánh làm gì) để khắc phục địch làm gì. Điều tốt nhất trong muôn điều là dùng người hiền (dụng hiền), như trong dụ [Đại vương] đã có nhắc đến Thái Công và Trần Bình. Du tuy không dám đảm-đương trách-nhiệm đó, nhưng trộm mượn chuyện họ để làm sáng tỏ (nguyên văn là phát minh 發明, nghĩa cổ là làm cho sáng tỏ, hiểu được điều muốn nói) điều Du muốn nói.
Thái Công là một ông già ở nước Ân, làm thế nào mà nước Chu có được Thái Công để làm nên nghiệp vương? Trần Bình là người nước Ngụy, đã từng làm quan cho nước Ngụy và nước Sở, tại sao Trần Bình đã bỏ Sở về Hán, để rồi cả Sở lẫn Ngụy đều bị diệt vong? Xem thế mới biết là trời sinh anh kiệt, phú cho họ thần minh hơn cả những người tài cán khác, cho họ tính khẳng-khái và chí-khí hào tráng - làm sao có thể bỏ phí họ cho thối ra như đọt măng, hay để họ tiêu tán như bèo bọt? Nếu họ không lên Bắc giúp Hồ thì cũng chạy về Nam giúp Việt ( chỉ các vùng người Việt ở TQ, Vn như Mân Việt, Âu Việt, LẠc Việt, Điền Việt, ngày nay thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc VN, Hồ hay Việt theo quan điểm người Hán đều là các dân tộc hèn kém so với Trung Nguyên) May mắn là Đại vương quan tâm đến việc dùng người hiền, không để cho họ di giúp cho nước địch.
Với tài lạ (dị tài) thiên phú, Đại vương sẽ có người hiền phò tá, quy thuận dân chúng trong nước, mở-mang [bờ cõi] bên ngoài, việc trị nước chắc chắn sẽ không khó-khăn. Vì không phải là người hiền, mà lại cũng không có chí đó, Du chỉ trốn sang quý quốc để muốn toàn tính mạng từ khi nhà Minh bị họa Trời, chứ hoàn toàn không có ý-đồ nào khác. Như ai cũng biết, nay Trung Hoa đang bị loạn-lạc; Du chỉ mong dựa vào quý quốc, Hoàng thiên Hậu thổ chứng-giám cho lòng Du. Nếu Đại vương không dựa trên lý do vô lễ mà chém tôi, nhưng lại nghi tôi có ý gì khác thì đã làm tổn-thương cái chí của nghĩa sĩ, tức là cũng giống như giết tôi.
Nếu ngày nào đó, lòng Trời chán ngán rợ ngoài và giúp nước Đại Minh, con cháu và tôi tớ nhà Minh được phấn chấn, phát lòng căm thù kẻ địch mà đuổi họ ra, bình-địch giặc từ phương Bắc, Du sẽ dựa vào sự yểm hộ uy-linh của Đại vương mà về quê cũ, đứng trong hàng ngũ của những người chức tước thấp hèn ( tác giả khiêm-tốn) Du sẽ ráng hết sức bên trong thì phò-tá Đại Minh, và với sức còn lại, bên ngoài sẽ giúp đỡ quý quốc. Làm như vậy là vừa bảo tồn cả hai bên và vừa có lợi cho cả hai đàng. Du sẽ giải thích vì sao quý quốc đang bị chia hai, thuyết-phục cho triều đình [Trung Quốc] hiểu lý do vì sao [Quốc vương] cần được giáng phong, khiến Thánh chúa [Hoàng đế Trung Quốc] thấy rõ xa vạn dặm nhằm quý quốc muôn đời có thể duy trì địa vị phiên quốc, hàng năm triều-cống và giữ chức Vương. Thay vì bắt Du ra sức làm việc tại quý quốc, như vậy không phải tốt hơn hay sao? Kinh Thi có nói: "Vĩnh dĩ vi hảo" (永以為好Lâu dài là tốt nhất, trích trong Kinh Thi, tác giả muốn chúa Nguyễn giúp mình khôi-phục nhà Minh, và cũng biết chúa Nguyễn muốn lật đổ nhà Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài để xưng hùng xưng bá, hứa là khi khôi phục được nhà Minh sẽ bảo vua Minh phong cho chúa Nguyễn là vua thay nhà Lê, nên mới nói vậy, tuy-nhiên, vận số nhà Minh đã tận, nên chúa Nguyễn mới thờ ơ, ở đời, phù Thịnh chứ ai phù Suy), há không phải là việc đó hay sao?

Du thừa mệnh Quốc vương thảo thư này để đáp lời, không chú trọng đến văn chương cho lắm, Du cũng chưa hỏi ai về quốc húy, có gì xin Ngài lượng thứ”.



Thư đề ngày hôm đó, Chu Chi Du kính cẩn cúi đầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top