Chắc cả 2 đều đúng ạ
Hán Việt chứ vẫn chưa Thuần Việt.Em dịch rồi đấy: Tâm Lý Đám Đông Học.
Cho hỏi nên dùng "Cơ học lượng tử" hay "Cơ lượng tử học" hả đồng chí chủ thớtCuốn sách Crowd Psychology của tác giả Gustave Lebon được các "dịch giả" Việt Nam dịch sang tiếng Việt là Tâm Lý Học Đám Đông, và đây là một câu dịch hoàn toàn ngu dốt của những người tự xưng là dịch giả. Theo từ ngữ Việt Nam thì tên của hầu hết các ngành đều được kết thúc bằng chữ "Học". Ví dụ như Toán học, Sinh học, Triết học v.v. Trong mỗi 1 ngành học này lại được chia ra làm nhiều nhánh, và mỗi nhánh này cũng có quy tắc tương tự. Lấy Toán Học làm 1 ví dụ; trong toán học có Hình Học và Số Học; lấy Sinh Học làm 1 ví dụ; trong sinh học có động vật học và thực vật học v.v.
Trong Tâm Lý học cũng vậy. Tâm lý học bao gồm tâm lý động vật học (ngành học về tâm lý động vật), tâm lý tội phạm học (ngành học về tâm lý tội phạm); tâm lý Đám Đông Học (ngành học về tâm lý đám đông). Ngữ pháp tiếng Việt tuy thấp kém nhưng nó cũng có 1 số quy tắc vững chắc như vậy. Thế mà chúng nó dịch là Tâm Lý Học Đám Đông. Nghe câu nói đã biết là ngu rồi mà còn tự xưng là dịch giả. Ngu vì lý do như sau: trong tiếng Việt thì động từ bổ nghĩa cho chủ ngu, và trạng từ lại bổ nghĩa cho động từ v.v. Ở câu dịch trên thì Học là 1 động từ và Tâm Lý là chủ ngữ; Học không thể bổ ngữ cho Tâm Lý vì Tâm Lý là 1 khái niệm và 1 khái niệm không thể học.
Vậy là câu dịch kia: sai cả về ngữ pháp lẫn từ ngữ. Thật thảm họa!
Ơ...em thấy bác Google dịch được phết, lại miễn phí...cụ thuê làm giề cho tốn kém...Cụ cho cái contact của cụ vào inbox, nhà cháu chuyển cho người phụ trách, rồi gửi cụ một cuốn, mời cụ dịch test thử dăm trang, nếu ok sẽ ký hợp đồng dịch với cụ.
Toàn sách khoa học cụ nhé, đa phần là sách chính trị xã hội, kinh tế, triết học, tôn giáo, y học, vật lý, lịch sử... mỗi cuốn chừng 400-500 trang, dịch trong khoảng 3-4 tháng.
Thấy cụ lập thớt nói thế, chắc giỏi lắm, nên nhà cháu rất mừng, vì đang cực cần người dịch.
Mời cụ vào cuộc luôn cho nóng sốt, tha hồ thi thố.
Đúng rồi, cụ nói chuẩn...Em nghe " Toán học đại cương" nó xuôi lỗ tai hơn là nghe " Toán đại cương học" nghe chối lắm...Chủ theart có vấn đề về hiểu biết, phát ngôn khi chưa tìm hiểu:
Tâm lý học
Toán học
Sinh hoc
Hình học
...
Các từ bổ nghĩa như
Tội phạm
Đại cương
Không gian
...
Nên dịch giả dịch như vậy là chuẩn rồi ah.
Khi đi học chúng ta có sách
Hình học không gian
Toán học đại cương
Sinh viên thì chắn phỏm học đại cương
Theo từ ngữ tiếng Việt thì chữ Học khi ở cuối câu thì là 1 danh từ và có nghĩa là ngành học. Khi ở trong câu thì lại là động từ. VD: Nhiệt động lực học (Ngành học về sự chuyển động do nhiệt lượng sinh ra). Chứ không ai nói "Nhiệt học động lực" vì như vậy là sai cả về ngữ pháp lẫn từ ngữ.Bác chủ thớt cho chữ "học" thành động từ thì giỏi thật sự rồi!
Học ở đây chỉ có nghĩa là 1 ngành học, chẳng động, chẳng đậy gì đâu bác ạh!
Nó từ cái đuôi -logy ra như Bio - logy, Psycho- logy,... !!!
Bác đọc mấy cái commend của các bác khác ở trên sẽ hiểu thêm về tiếng Việt đấy!Theo từ ngữ tiếng Việt thì chữ Học khi ở cuối câu thì là 1 danh từ và có nghĩa là ngành học. Khi ở trong câu thì lại là động từ. VD: Nhiệt động lực học (Ngành học về sự chuyển động do nhiệt lượng sinh ra). Chứ không ai nói "Nhiệt học động lực" vì như vậy là sai cả về ngữ pháp lẫn từ ngữ.
Các cụ chỉ trích em cũng đúng thôi, vì các cụ đã quen với cách dùng từ sai trái đã quá lâu rồi. Thường thì cái sai khi được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành cái đúng. Nhưng cái đúng này sẽ chính nó tạo ra sự mâu thuẫn bởi bản thân chúng vốn dĩ là sai.
Em đồng ý với cụ này. Nghe đoạn chủ thớt phân tích chủ ngữ với động từ đã thấy khắm rồi. Đây chỉ có danh từ và bổ ngữ. Học ở đây là ngành học, ngành nghiên cứu, không phải là động từ. Chẳng biết thớt dịch được cái gì chưa ngoài "tâm lý đám đông học" mà chê cả "bọn dịch giả." phân tích của thớt thật là một thảm họa ngay trong tiếng Việt.Em chả quan tâm đến ngữ pháp nhưng nghe " Tâm lý đám đông học" nghe khắm không chịu được...Dich giả dịch là "Tâm lý học đám đông" nghe xuôi tai hơn...Thực ra thì nghĩa của nó là " Tâm lý học (về) đám đông" hay " Tâm lý học mang tính đám đông" hay " Tâm lý học của đám đông"...Và rút ngắn lại cho gọn nghĩa thì dịch là " Tâm lý học đám đông" là chuẩn...Kể cả cái " Tâm lý tội phạm học" cụ nói em cũng chả nghe bao giờ , chỉ nghe " Tâm lý học tội phạm" thôi...
Ngày xưa bọn em học môn "Cơ học chất lưu"...Thế theo cụ thì có nên gọi lại nó là "Cơ chất lưu học" hay không ?Theo từ ngữ tiếng Việt thì chữ Học khi ở cuối câu thì là 1 danh từ và có nghĩa là ngành học. Khi ở trong câu thì lại là động từ. VD: Nhiệt động lực học (Ngành học về sự chuyển động do nhiệt lượng sinh ra). Chứ không ai nói "Nhiệt học động lực" vì như vậy là sai cả về ngữ pháp lẫn từ ngữ.
Các cụ chỉ trích em cũng đúng thôi, vì các cụ đã quen với cách dùng từ sai trái đã quá lâu rồi. Thường thì cái sai khi được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành cái đúng. Nhưng cái đúng này sẽ chính nó tạo ra sự mâu thuẫn bởi bản thân chúng vốn dĩ là sai.
" Tâm lý đám đông" để chỉ cái tâm lý ấy là của đám đông,Thêm chữ học vào làm j nhỉ? Tâm lý đám đông đã đủ chưa?
Hình học không gian là 1 câu viết tắt mà ở đó 1 giới từ đã bị loại, "hình học không gian" chẵng phải là ngành học. Tiếng Việt rất linh động trong cách dùng giới từ khiến các giới từ này thường bị loại bỏ. Ví dụ như "xe của cụ nhìn đẹp phết" là ngữ pháp chuẩn, nhưng khi nói thì giới từ "của" đôi khi lại bị bỏ, thành ra là "xe cụ nhìn đẹp phết".Chủ theart có vấn đề về hiểu biết, phát ngôn khi chưa tìm hiểu:
Tâm lý học
Toán học
Sinh hoc
Hình học
...
Các từ bổ nghĩa như
Tội phạm
Đại cương
Không gian
...
Nên dịch giả dịch như vậy là chuẩn rồi ah.
Khi đi học chúng ta có sách
Hình học không gian
Toán học đại cương
Sinh viên thì chắn phỏm học đại cương
Cơ học chất lưu là viết tắt của "cơ học của chất lưu". Cơ học không phải là 1 ngành học; đây là 1 liên từ có nghĩa là "nguyên lý chuyển động. Cả câu đó có nghĩa là "nguyên lý chuyển động của chất lưu" khi ta dịch 1 cách thuần Việt nhất.Ngày xưa bọn em học môn "Cơ học chất lưu"...Thế theo cụ thì có nên gọi lại nó là "Cơ chất lưu học" hay không ?