[Funland] Đĩa than bây giờ có khác đĩa nhựa thời xưa không?

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ thần thánh hóa dữ liệu Digital quá rồi, không bao giờ sao chép chuẩn 100% đâu. Chẳng tự nhiên mà trong quá trình mã hóa PCM người ta phải chèn thêm các mã, các khóa sửa lỗi tín hiệu. Mà sửa ở đây cũng chỉ mang tính tương đối thôi, không tuyệt đối 100%. Cái đĩa CD SX bằng kỹ thuật ép cũng không phải giống nhau hoàn toàn từ cùng 1 đĩa ép đâu. Vì vậy bộ mã hóa 16bit nguyên thủy của CD nó phải có mã sửa lỗi để sửa các sai sót này đấy. Trong kỹ thuật người ta gọi là sai số truyền dẫn.
Do bộ mã hóa của CD là nguyên thủy nên khả năng sửa sai của nó cũng hạn chế lắm, không được nhiều đâu. Trường hợp không sửa được thì nó bỏ qua. Với độ phân giải 16bit ~ 65k mức tín hiệu thì nó bỏ qua vài mức cụ cũng không thể nhận ra đâu.
Còn chuyện ghi từ CD Master ra Đĩa than nó cũng khác đấy cụ, không giống CD đâu. Nhân đây em nói qua chút quá trình DAC từ Digital sang Analog.
Tín hiệu CD được chuyển đổi ra là các mức điện áp có dạng bậc thang, hoàn toàn không giống tín hiệu Analog.
Muốn giống tín hiệu Analog thì đám tín hiệu bậc thang kia phải được đưa qua bộ tích phân để làm sao "vuốt" cho cái bậc thang kia về dạng đường liền mạch. Mạch tích phân có nhiệm vụ cắt cái góc nhô ra của bậc thang, lấp vào chỗ lõm của bậc thang - nghe nguy hiểm vãi :D
- Với đầu CD, vấn đề của cái mạch này là không thể làm việc hoàn hảo được, nếu cắt bù hăng hái quá thì mất dải tần cao, nếu cắt bù kém thì sẽ sinh tiếng xì- ơn giời tiếng xì này toàn nằm ở ngoài ngưỡng tai người nghe được :D
Như vậy người ta phải chấp nhận một độ gợn sóng nhất định của cái bậc thang => không gọi là âm thanh analog hoàn hảo được.
- Nếu vác cái bậc thang kia ra ghi Vinyl thì sao? tín hiệu đã được xử lý phần nào qua cái đám tích phân của mạch DAC rồi, đưa ra đầu ghi cơ khí thì may quá, chẳng có cái thiết bị cơ khí nào chuyển động siêu nhanh theo cái dốc đứng của bậc thang được, thế là nó vẫn phải tuân thủ cái định luật quán tính của cụ Niu văn tơn là muốn nhanh cũng phải từ từ => nó thành bộ tích phân rất tự nhiên nên cái rãnh âm thanh được khắc trên đia than nó có sườn rất trơn tru, không nhảy bậc lục cục nữa :))
Đến khi phát lại, cũng lại là hệ thống cơ khí cũng tuân theo cụ Niu văn Tơn nên tín hiệu âm thanh nó có biên dạng liền mạch trơn tru hơn. Vì vậy nghe Vinyl nó có cảm giác Analog hơn \m/
Trong câu chuyện cụ nói có 1 ý, là chuẩn Audio CD và Video CD có tỷ lệ lỗi nhất định, không như data CD. Nhà cháu thường gặp nhiều lỗi jitter và C1/C2 giai đoạn rip CD ra mp3. Rất ít khi extract được file WAV từ Audio CD mà 10 lần giống nhau cả 10, lần nào cũng sai khác nhau vài bit. Tuy nhiên nếu đĩa rất tốt thì dữ liệu tốt không khác gì data CD.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Trong câu chuyện cụ nói có 1 ý, là chuẩn Audio CD và Video CD có tỷ lệ lỗi nhất định, không như data CD. Nhà cháu thường gặp nhiều lỗi jitter và C1/C2 giai đoạn rip CD ra mp3. Rất ít khi extract được file WAV từ Audio CD mà 10 lần giống nhau cả 10, lần nào cũng sai khác nhau vài bit. Tuy nhiên nếu đĩa rất tốt thì dữ liệu tốt không khác gì data CD.
Thì đĩa than đôi khi cũng vấp lên vấp xuống, và về cơ bản 10 lần phát không thể có 2 lần giống nhau "từng bit"!
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Về việc cụ thích nghe than hơn, có thể do từ ban đầu cụ đã cho rằng than hay hơn CD, từ đó cụ bỏ công sưu tầm than hơn CD và trong bộ sưu tập của cụ than chất hơn CD, cái này là em cứ đoán bừa thôi chứ cũng không có cơ sở đâu! :D
Còn về vấn đề thứ 3 thì em chém thế cũng hơi ẩu, xin lỗi cụ!
CD và than thì em chơi CD trước. Sau đó em so sánh thường xuyên không phụ thuộc vào đắt tiền hay rẻ tiền (em đã nói là đầu CD của em đắt gấp rưỡi mâm than mà), và CD thì em chủ trương là chỉ mua đĩa xịn, nên chất lượng tốt và khá đắt. Tức là chỉ nghe mãi rồi thấy cái gì hợp hơn chứ đã trong nhà mình thì các yếu tố khác liên quan không còn giá trị để so sánh nữa. :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
CD và than thì em chơi CD trước. Sau đó em so sánh thường xuyên không phụ thuộc vào đắt tiền hay rẻ tiền (em đã nói là đầu CD của em đắt gấp rưỡi mâm than mà), và CD thì em chủ trương là chỉ mua đĩa xịn, nên chất lượng tốt và khá đắt. Tức là chỉ nghe mãi rồi thấy cái gì hợp hơn chứ đã trong nhà mình thì các yếu tố khác liên quan không còn giá trị để so sánh nữa. :D
Em không nói đến chất lượng đĩa, mà muốn nói đến nội dung đĩa. Các đã than của cụ sưu tầm là những đĩa có nội dung hợp với cụ, trong khi CD không có chẳng hạn.
Lý do nữa là chính bản thân cụ đang cho rằng than thuần analogue nó mộc mạc, tinh khiết hơn CD, nên khi nghe đĩa than cụ tự cảm thấy dễ chịu hơn, đó là chuyện hết sức bình thường.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đơn giản thế mà cụ tả ra lại dài nhỉ?
Hiện ta bỏ qua phần amply nhé, xét mỗi cái thiết bị đọc thôi.
Rõ ràng ở phần này đã đưa tín hiệu analog thẳng từ đầu đọc ra tín analog rồi.
Còn CDP thì rõ ràng phải qua 1 lần chuyển đổi từ digi sang ana mới cấp cho phần khuếch đại được, bất kể bộ phận chuyển đổi đó nằm ở đâu (ngay trong CD, rời bên ngoài, hay nằm trong amply). Tức là tín hiệu từ đầu đọc CDP bắt buộc phải thêm 1 lần qua 1 bộ phận DAC mới đến được phần khuếch đại, còn từ đầu đọc analog thì không mất 1 lần DAC.
Đúng rồi cụ, nhưng sự việc không đơn giản thế. Hãy thử tưởng tượng chúng ta chở gạo từ Hải Phòng về HN.

Vinyl của cụ giống như chở gạo không đóng gói trên đường bằng xe ben (dumpster truck).
CD chơi trên dàn digital thì giống như chở gạo trong container, đóng gói từng bao 25kg.

Nhìn qua thì có vẻ như chở container mất công đóng gói rồi lại tháo ra sẽ có hao hụt lớn hơn. Điều đó đúng nếu như chiếc xe vinyl của cụ không bị rơi vãi. Thực tế thì chuyến xe vinyl của cụ rơi vãi khắp dọc đường analog, từ phòng thu đến băng gốc, ra đĩa vinyl, truyền theo đầu kim, ra bộ khuếch đại ở player, ra bộ khếch đại ở âm ly và đến loa. Mỗi lần di chuyển là SNR lại giảm, kết quả chỉ còn 70dB. Trong khi đó, chuyến container digital gần như nguyên trạng đến tận cửa loa mới xả hàng. Nếu có rơi vãi thì chỉ ở đó thôi. CD dễ dàng đạt SNR 90-95dB lf vậy.

Vì thế, không phải ít chuyển đổi, đóng gói lại mà ít rơi vãi hơn.
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
814
Động cơ
-2,054 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Cái rãnh của cụ đấy là phát ra tiếng kêu luôn. Còn từng hố trên mặt CD của cụ nó còn lại chuyển bậc thang cắt xẻo chán chê mới xong mới ra được tiếng kêu cụ nhé.
Cái rãnh nó phát ra tiếng kêu luôn nhưng nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hao mòn theo thời gian, ảnh hưởng của môi trường xung quanh, sự rung, bụi bẩn.... Chưa kể nó hao mòn qua quá trình khuếch đại.
Tín hiệu số nó không bị biến dạng trong quá trình chuyển đổi, sao chép. Không có tạp âm vật lý như đĩa than. Âm thanh luôn được giữ trọn vẹn giá trị nguyên gốc.
Tại sao đĩa than tốt nhưng nó không phổ biến? Bởi vì nó không tốt, không chân thực, không tiện dụng, không rẻ bằng digital. Thế thôi
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Thì đĩa than đôi khi cũng vấp lên vấp xuống, và về cơ bản 10 lần phát không thể có 2 lần giống nhau "từng bit"!
Đĩa than thì vấp tưng tưng rồi, mỗi một cú vấp là oét oét ngay. Vấp đĩa CD tuỳ mức độ, có thể không nghe thấy gì nếu chỉ sai vài bit.
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,084
Động cơ
38,024 Mã lực
Tuổi
38
Nó cũng kiểu bố chán ảnh số, quay lại ảnh phim ấy.
Nói chung tôn trọng sở thích người khác thôi, miễn họ không ảnh hưởng gì tới mình là được. Tuy nhiên mấy ông chơi ảnh phim mà định rủ rê mình chụp ảnh thì mình gạt đi luôn, bảo là anh chơi cứ chơi, đừng rủ em, em không muốn cải lùi. người ta qua bao nhiêu năm mới phát minh ra các công nghệ số để số hóa âm thanh, hình ảnh. Qua đó giúp dễ dàng chia sẻ, phân phối, sao chép mà vẫn giữ nguyên chất lượng file gốc. Đằng này lại quay lại cái công nghệ analog, thứ mà khi sao chép sẽ không giữ được chất lượng ban đầu.

Những ông chơi món analog cứ bảo là quá trình số hóa âm thanh, hình ảnh sẽ làm mất đi chất lượng ban đầu, là những ông không biết cái gì. Theo lý thuyết về quá trình lấy mẫu để lượng tử hóa tín hiệu analog (còn gọi là "Định lý lấy mẫu Nyquist-Shannon"), chỉ cần tần số lấy mẫu lớn hơn 2 lần tấn số tối đa của tín hiệu analog thì hoàn toàn có thể tái tạo lại y chang tín hiệu analog ban đầu từ tiến hiệu lượng tử hóa.

Với âm thanh, tần số tối đa mà tai con người có thể nghe được là 22Khz. Do vậy, chỉ cần tần số lấy mẫu là 44Khz là có thể tái tạo được tín hiệu. Ngoài ra chất lượng âm thành còn phụ thuộc vào bit depth, với đĩa CD là 16bit. Ở mức 20bit là tai nghe con người không thể nào phân biệt được giữa file analog và file số.

Tóm lại, chỉ cần làm một bài blink test, kiểu với 2 hệ thống âm thanh y chang nhau, với một cái lấy nguồn từ máy chơi đĩa than, và một cái lấy nguồn từ máy chơi file số (48Khz 20bit), máy chơi file số cũng phải có các bộ DAC xịn, chạy trên đĩa SSD với tốc độ đọc cao. Cho phân biệt xem đang nghe ở hệ thống nào, chắc quái gì đã phân biệt được.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em không nói đến chất lượng đĩa, mà muốn nói đến nội dung đĩa. Các đã than của cụ sưu tầm là những đĩa có nội dung hợp với cụ, trong khi CD không có chẳng hạn.
Lý do nữa là chính bản thân cụ đang cho rằng than thuần analogue nó mộc mạc, tinh khiết hơn CD, nên khi nghe đĩa than cụ tự cảm thấy dễ chịu hơn, đó là chuyện hết sức bình thường.
Có chứ cụ, loại nào cũng đủ loại Tây ta xanh vàng, mỗi nhạc đỏ là duy nhất CD thôi.
Em không có định kiến ưu tiên loại digi hay ana nào cả, nghe mãi thì thấy thế thôi, thấy cái âm thanh nó “vào” hơn thôi. Nhiều khi bật nhạc để đọc sách chứ có chú tâm vào nhạc đâu, nhưng sự thoải mái hay chối chối thì sau đó có thể thấy được.
 

o0akay0o

Xe buýt
Biển số
OF-95064
Ngày cấp bằng
12/5/11
Số km
688
Động cơ
780,851 Mã lực
Cụ nghe mấy clip bên trên có thấy “lèo xèo” không?
Em đảm bảo là cụ đang hoàn toàn lý thuyết mà chưa thử nghe thực tế hiện nay.
Và cụ có thể seach bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh xem phong trào đĩa than hiện nay trên thế giới thế nào, tại sao nó lại đang phát triển lại như vậy.
Ngay trên diễn đàn này cũng nhiều người chơi than đấy cụ, họ chưa phát biểu thôi.
Và em cũng tham gia bên diễn đàn vnav lâu năm, hôm nay mới thấy duy nhất cụ nói CD “mộc” hơn, rất đặc biệt đấy ạ!
Còn đo máy, cụ biết tại sao CD nghe “tinh” hơn không? Đối với người hiểu biết thì đó lại chính là khuyết điểm của nhạc digital đấy ạ!
Nhìn chung phải tìm hiểu nhiều và phải có thực tế kinh nghiệm!
Cách “tưởng” như cụ thì trên toàn cầu họ gọi là “nạn nhân của 30 năm khủng hoảng âm thanh thế giới”. :D
Em thì lại thấy là: có 10 ông chơi đĩa than thì cả 10 ông đều thấy là đĩa than nghe không hay nhưng vẫn sống chết khen hay vì sợ người ta đánh giá mình không biết nghe.😁
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em thì lại thấy là: có 10 ông chơi đĩa than thì cả 10 ông đều thấy là đĩa than nghe không hay nhưng vẫn sống chết khen hay vì sợ người ta đánh giá mình không biết nghe.😁
Cụ thấy thế thì toàn diện quá rồi, em thì chưa khảo sát bao giờ. :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Có chứ cụ, loại nào cũng đủ loại Tây ta xanh vàng, mỗi nhạc đỏ là duy nhất CD thôi.
Em không có định kiến ưu tiên loại digi hay ana nào cả, nghe mãi thì thấy thế thôi, thấy cái âm thanh nó “vào” hơn thôi. Nhiều khi bật nhạc để đọc sách chứ có chú tâm vào nhạc đâu, nhưng sự thoải mái hay chối chối thì sau đó có thể thấy được.
Cụ nói không có định kiến thì chắc không ai tin đâu, vì chính cụ còn viết lên diễn đàn giữa chốn đông người là cụ nghe than thấy dễ chịu hơn đó thôi! :D
Mở cái đĩa than lên, nghe tiếng lạo xạo lạo xạo vào bài, tinh thần cụ đã trùng xuống, nghe mấy nốt dạo đầu, cả bản nhạc đã ngay lập tức lấp kín tâm tư, tâm hồn cụ đã du dương với những ký ức, âm thanh phát ra lúc đó chỉ mang tính dẫn dắt mà thôi... :))
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,816
Động cơ
271,965 Mã lực
Cụ thần thánh hóa dữ liệu Digital quá rồi, không bao giờ sao chép chuẩn 100% đâu. Chẳng tự nhiên mà trong quá trình mã hóa PCM người ta phải chèn thêm các mã, các khóa sửa lỗi tín hiệu. Mà sửa ở đây cũng chỉ mang tính tương đối thôi, không tuyệt đối 100%. Cái đĩa CD SX bằng kỹ thuật ép cũng không phải giống nhau hoàn toàn từ cùng 1 đĩa ép đâu. Vì vậy bộ mã hóa 16bit nguyên thủy của CD nó phải có mã sửa lỗi để sửa các sai sót này đấy. Trong kỹ thuật người ta gọi là sai số truyền dẫn.
Do bộ mã hóa của CD là nguyên thủy nên khả năng sửa sai của nó cũng hạn chế lắm, không được nhiều đâu. Trường hợp không sửa được thì nó bỏ qua. Với độ phân giải 16bit ~ 65k mức tín hiệu thì nó bỏ qua vài mức cụ cũng không thể nhận ra đâu.
Còn chuyện ghi từ CD Master ra Đĩa than nó cũng khác đấy cụ, không giống CD đâu. Nhân đây em nói qua chút quá trình DAC từ Digital sang Analog.
Tín hiệu CD được chuyển đổi ra là các mức điện áp có dạng bậc thang, hoàn toàn không giống tín hiệu Analog.
Muốn giống tín hiệu Analog thì đám tín hiệu bậc thang kia phải được đưa qua bộ tích phân để làm sao "vuốt" cho cái bậc thang kia về dạng đường liền mạch. Mạch tích phân có nhiệm vụ cắt cái góc nhô ra của bậc thang, lấp vào chỗ lõm của bậc thang - nghe nguy hiểm vãi :D
- Với đầu CD, vấn đề của cái mạch này là không thể làm việc hoàn hảo được, nếu cắt bù hăng hái quá thì mất dải tần cao, nếu cắt bù kém thì sẽ sinh tiếng xì- ơn giời tiếng xì này toàn nằm ở ngoài ngưỡng tai người nghe được :D
Như vậy người ta phải chấp nhận một độ gợn sóng nhất định của cái bậc thang => không gọi là âm thanh analog hoàn hảo được.
- Nếu vác cái bậc thang kia ra ghi Vinyl thì sao? tín hiệu đã được xử lý phần nào qua cái đám tích phân của mạch DAC rồi, đưa ra đầu ghi cơ khí thì may quá, chẳng có cái thiết bị cơ khí nào chuyển động siêu nhanh theo cái dốc đứng của bậc thang được, thế là nó vẫn phải tuân thủ cái định luật quán tính của cụ Niu văn tơn là muốn nhanh cũng phải từ từ => nó thành bộ tích phân rất tự nhiên nên cái rãnh âm thanh được khắc trên đia than nó có sườn rất trơn tru, không nhảy bậc lục cục nữa :))
Đến khi phát lại, cũng lại là hệ thống cơ khí cũng tuân theo cụ Niu văn Tơn nên tín hiệu âm thanh nó có biên dạng liền mạch trơn tru hơn. Vì vậy nghe Vinyl nó có cảm giác Analog hơn \m/
Dữ liệu Digital nếu đã copy (ripped) được thì 100% chuẩn cụ nhé. Nếu có lỗi sẽ không chép được luôn.

Khi play thì tùy đầu chơi nó bỏ qua nhưng chép lỗi thì sẽ bị báo lỗi không chép được. Sai 1 bit cũng sẽ bị phát hiện ngay lập tức.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nó cũng kiểu bố chán ảnh số, quay lại ảnh phim ấy.
Nói chung tôn trọng sở thích người khác thôi, miễn họ không ảnh hưởng gì tới mình là được. Tuy nhiên mấy ông chơi ảnh phim mà định rủ rê mình chụp ảnh thì mình gạt đi luôn, bảo là anh chơi cứ chơi, đừng rủ em, em không muốn cải lùi. người ta qua bao nhiêu năm mới phát minh ra các công nghệ số để số hóa âm thanh, hình ảnh. Qua đó giúp dễ dàng chia sẻ, phân phối, sao chép mà vẫn giữ nguyên chất lượng file gốc. Đằng này lại quay lại cái công nghệ analog, thứ mà khi sao chép sẽ không giữ được chất lượng ban đầu.
Cái đội chơi ảnh phim nhà cháu quen hồi xưa đầu tư hẳn máy scan chuyên nghiệp để scan phim âm bản. Sau đó mới đưa ảnh lên flickr khoe nhau. Ông nọ ông kia khen chất ảnh của nhau, nhìn chụp phim màu mè nó khác hẳn máy số. Công nhận khác thật, nó hơi xỉn xỉn hoặc ngả sang một màu nào đó chứ không tươi và no màu (saturation) như máy số.

Cách đây mấy năm tụi Fuji cho ra một loạt máy ảnh số không gương lật có tính năng giả lập màu sắc máy phim, có ông dùng thử hay quá, nhìn ảnh chả biết cái nào chụp máy số cái nào scan ra nữa. Tự dưng thấy mất công chụp, rửa, scan quá so với mỳ ăn liền Fuji mirrorless, phong trào xẹp dần.

Nghe nhạc vinyl, băng cối, có lẽ phải thêm dùng quạt tai voi, nấu cơm bếp dầu, uống nước ca sắt, ăn cơm bát sắt tráng men, đắp chăn con công, đi dép nhựa Tiền Phong... vậy mới đủ bộ.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Cụ nói không có định kiến thì chắc không ai tin đâu, vì chính cụ còn viết lên diễn đàn giữa chốn đông người là cụ nghe than thấy dễ chịu hơn đó thôi! :D
Mở cái đĩa than lên, nghe tiếng lạo xạo lạo xạo vào bài, tinh thần cụ đã trùng xuống, nghe mấy nốt dạo đầu, cả bản nhạc đã ngay lập tức lấp kín tâm tư, tâm hồn cụ đã du dương với những ký ức, âm thanh phát ra lúc đó chỉ mang tính dẫn dắt mà thôi... :))
“Không định kiến” là cái phần đang bàn với cụ về quá trình đánh giá tại nhà của em ấy, để rồi thấy cái nào thích hơn, chứ không phải quan điểm đánh giá ở đây. Khi nãy ta đang nói đoạn cảm nhận cá nhân mà?!
Cụ cứ ghép cái này sang cái khác thì ta bàn đến tháng sau! :D
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,816
Động cơ
271,965 Mã lực
Có phong chào chơi audio analog mà không có phong trào chơi video analog các cụ nhỉ ? :))
 

formula_one

Xe tăng
Biển số
OF-719289
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,339
Động cơ
95,363 Mã lực
Cái rãnh nó phát ra tiếng kêu luôn nhưng nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hao mòn theo thời gian, ảnh hưởng của môi trường xung quanh, sự rung, bụi bẩn.... Chưa kể nó hao mòn qua quá trình khuếch đại.
Tín hiệu số nó không bị biến dạng trong quá trình chuyển đổi, sao chép. Không có tạp âm vật lý như đĩa than. Âm thanh luôn được giữ trọn vẹn giá trị nguyên gốc.
Tại sao đĩa than tốt nhưng nó không phổ biến? Bởi vì nó không tốt, không chân thực, không tiện dụng, không rẻ bằng digital. Thế thôi
Cụ đã gặp những đĩa CD đang chạy bình thường bỗng một ngày cà giựt vấp tùm lum chưa. Đó là hao mòn thời gian, bụi bẩn, sự rung đó. Cụ có thắc mắc tại sao con đầu xịn nó hay vấp hay nó chửi cụ ngay khi cụ đưa đĩa không tốt vào không ? trong khi 1 cái đầu của tàu tại sao chả vấp, chả thấy nhè ra ?. Cụ có biết tín hiệu số đưa vào nó nhào nặn, xử lý thế nào không mà khẳng định không bị biến dạng?

Còn về câu hỏi đĩa than tốt nhưng đắt, vận chuyển cất giữ bảo quản khó khăn, cầu kỳ, phức tạp... và nói thẳng ra là nó không dành cho số đông. Trong bối cảnh hiện nay thương mại thằng nào nhanh, thằng nào mỳ ăn liền, tập khách hàng phong phú thì nó làm thôi.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
“Không định kiến” là cái phần đang bàn với cụ về quá trình đánh giá tại nhà của em ấy, chứ không phải quan điểm đánh giá ở đây. Khi nãy ta đang nói đoạn cảm nhận cá nhân mà?!
Cụ cứ ghép cái này sang cái khác thì ta bàn đến tháng sau! :D
Vấn đề là bật cái đĩa lên là cụ có thể nhận ra ngay nó là than hay CD rồi, thì phần "quá trình đánh giá" còn lại ý nghĩa gì nữa đâu! :D
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
814
Động cơ
-2,054 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Có phong chào chơi audio analog mà không có phong trào chơi video analog các cụ nhỉ ? :))
Thế thì chán lắm cụ à. Trừ khi cụ có rạp chiếu film tại gia chơi hẳn film 35mm với dàn âm thanh siêu xịn chứ bây giờ film rạp người ta cũng số hóa hết rồi.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Bộ nhà cụ thì nghe nó mang tính tự sướng cao thôi, và đương nhiên cụ là tác giả từ khâu thiết kế đến thi công nên cụ nghe nó nhất quả đất, em không ý kiến gì! :D
Trước em cũng hay lọ mọ và lôi hết anh em bạn bè đến bắt ngồi nghe cho bằng được, ai cũng khen! :))
"Trước em cũng hay lọ mọ và lôi hết anh em bạn bè đến bắt ngồi nghe cho bằng được, ai cũng khen!"
Phần này em hơi khác tý là khi có bạn bè đến nghe thì lúc ấy em nghe tự dưng thiếu bass so với lúc nghe một mình. Phức tộp chưa cụ hehe.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top