[Funland] Di sản của tôi là gì?

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,306
Động cơ
267,502 Mã lực
đoạn cuối trong di chúc của cụ Hồ là: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng .....

Trong quan điểm của Cụ Hồ, đó mới là di sản lớn nhất. Có lẽ hết cả giai đoạn lịch sử này của chúng ta không có cái di sản nào giống như thế.

Vì thế di sản của cá nhân nó không mang tính phổ quát, không phải là quy luật khách quan.

Con đường đơn giản nhất là làm học trò của các Anh hùng dân tộc, sau đó coi họ như những người bạn gần gũi của mình, bác sẽ thấy là họ cũng suy nghĩ khá là giống nhau. Vì nền tảng của họ là lấy quy luật khách quan làm kim chỉ nam.
Vì Bác vĩ đại nên di sản của Bác vĩ đại.
Tôi bình thường nên di sản của tôi cũng bình thường thôi.
Nhưng không có nghĩa là không có gì cả.
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
513
Động cơ
502,459 Mã lực
Vì Bác vĩ đại nên di sản của Bác vĩ đại.
Tôi bình thường nên di sản của tôi cũng bình thường thôi.
Nhưng không có nghĩa là không có gì cả.
Em dẫn chứng cái đó để ví dụ về việc:
Càng từ bỏ được cái tôi thì di sản để lại càng lớn.
Di sản là cái vô hình thì sẽ tồn tại lâu hơn cái hữu hình.....
Đó thì lại là quy luật khách quan.

Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ như thế này: Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư.... đó là lý do một con người có thể tạo nên được một di sản lớn mặc dù họ không quan tâm đến điều đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,306
Động cơ
267,502 Mã lực
Em dẫn chứng cái đó để ví dụ về việc:
Càng từ bỏ được cái tôi thì di sản để lại càng lớn.
Di sản là cái vô hình thì sẽ tồn tại lâu hơn cái hữu hình.....
Đó thì lại là quy luật khách quan.

Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ như thế này: Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư.... đó là lý do một con người có thể tạo nên được một di sản lớn mặc dù họ không quan tâm đến điều đó.
Tuy nhiên cần phân biệt rõ giữa việc "rất thanh cao không gợn chút riêng tư" và "vô tư chẳng nghĩ ngợi gì".
Bác viết Di chúc trong hơn 4 năm cụ ạ. Chắt lọc cả cuộc đời để lại là đều có dụng ý cả.
Ngay cả hành trình cách mạng của Người, từ lúc xòe 2 bàn tay trên bến cảng Nhà Rồng, đều hướng đến 1 sự nghiệp vĩ đại.
Làm gì có chuyện tình cờ ngồi được lên bệ thờ.
 

Tuhc273

Xe đạp
Biển số
OF-450256
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
32
Động cơ
207,425 Mã lực
Mỗi ngày thức dậy, tôi và các cụ mợ được sống thêm một ngày. Có khi nào các cụ mợ nghĩ rằng nếu ngay lúc này mình ra đi, thì di sản để lại của mình là gì?
Giả sử chúng ta chỉ còn sống được thêm 24h? Bảy ngày? Một tháng? Một năm? Năm năm? Mười năm? Hai mươi năm? Ba mươi năm (nửa đời người tiêu chuẩn) nữa?
Nghĩ về điều này, bất giác tôi thấy tương tự như việc dọn bàn ăn sau khi ăn (điều hiển nhiên phải làm), ta cần sắp xếp các giá trị sống mình đang có, các ước muốn mình đang theo đuổi, để mọi việc gần với kỳ vọng của mình nhất, hay ít nhất, những gì còn lại sau khi chúng ta ra đi sẽ "có tổ chức" nhất.
Nếu ta sống như thể mỗi một ngày, được sống tiếp, được gia hạn thêm thời gian sống (như cách cụ Gừng OF gia hạn số năm tồn tại còn lại cho Vinfast trước khi phá sản), thì ngày sống đó, phải chăng sẽ chất lượng hơn, quý giá hơn, thực chất hơn (vì cái gì ít thì quý)?
Có bao giờ các cụ mợ nghĩ mình đã từng có lúc "sống nháp - sống tạm bợ"? Ít nhất trong suy nghĩ của mình, tôi đã từng như thế, cứ lần lữa các kế hoạch quan trọng, trì hoãn những việc cần thiết phải làm, để rồi khi không thể làm được nữa, thì tự xoa dịu rằng "mình sẽ làm tốt hơn lần sau"? Đó là sai lầm các cụ mợ ạ.
Sống, là thở. Biết cách thở thì sống chất lượng hơn. Và không có "sống nháp - sống tạm". Mọi thứ diễn ra trong đời sống chúng ta đều là nguyên bản, chính thức, không thể làm lại. Không có bản nháp. Thở sai thì rối loạn, hỗn loạn, đứt gãy, xấu, và nảy sinh tâm lý "từ chối chính mình", coi những gì xảy ra lúc đó là bản nháp, thậm chí là rác.
Đó là một tâm lý có thật, và nó làm giảm, hư hỏng lãng phí thời gian sống quý báu mà mình may mắn có được.
Do đó, tôi nghĩ rằng, tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời, dù vô tình hay hữu ý, đều để lại dấu vết (dù là xấu hay tốt). Đều là dấu ấn. Những gì quý giá nhất sẽ là di sản.
....
Tôi sẽ bắt đầu từ mốc nhỏ nhất: 24h. Nếu vượt qua, ta sẽ tiếp tục bàn và lưu trữ mong muốn về di sản để lại của mình ở các mốc tiếp theo: Bảy Ngày, Một Tháng, Một Năm, Năm Năm. Mười Năm. Hai Mươi Năm và xa hơn nữa.
Giả dụ nếu chỉ còn 24h để sống, các cụ mợ sẽ muốn những người có liên quan của cụ mợ nhớ gì về cụ mợ? Hay nói cách khác, ngay lúc này, cụ mợ nghĩ rằng điều cụ mợ có thể gửi lại cuộc đời, là gì?
Nếu là tôi, tôi sẽ muốn:
- Ba mẹ tôi biết là tôi biết ơn họ suốt đời dù tôi không làm gì đủ để đáp đền.
- Những người thương yêu tôi biết rằng dù chẳng làm nên công trạng gì và đầy khuyết điểm, tôi luôn cố gắng "làm tốt hơn" qua mỗi sai lầm.
- Vợ con tôi biết rằng chồng và cha của họ rất bình thường, hơi khùng, khùng lắm, nhưng yêu thương họ một cách thường xuyên, nhẫn nại, từ tốn, chấp nhận, khuyến khích, phê phán, nâng đỡ và trìu mến.
- Bạn bè (à tôi không có mấy bạn bè, tôi khùng lắm) sót lại của tôi nhớ về tôi rằng "Đ.M thằng Kiên Khùng, gặp mi là tau thăng hoa, khùng theo".
- Cộng sự thở phào vì rốt cuộc tôi cũng buông tha cho họ.
- Đối tác tiếc vì không tiếp tục được làm việc cùng một người tận tâm, cù lần, lì lợm, không bao giờ buông bỏ, tin về tài năng (chưa được thừa nhận chính thức toàn cầu) của mình một cách bất khuất.
- Khách hàng tiếc vì đã không thuê tôi sớm hơn, nhiều hơn.
- Quê hương - Đất nước ...à mà thôi để các mốc sau. Tôi chưa làm được gì cho đất nước này.
- Nhân loại: thằng châu Á này sao nó thôi online nhỉ? Nó hứa sẽ chứng minh rằng "Chủ nghĩa C.S là mô hình hoàn toàn hiện thực cơ mà? Ai cứu nhân loại đây?
- Trái Đất: không thêm bớt miligram nào cả.
...
Còn các cụ mợ?
...
Mốc đầu tiên này rất quan trọng. Hôm rồi có cậu gì lai chym lũ quét ở Hà Giang, và đó là clip sau cùng của anh ta. Vô Thường!
...
Dành 1 phút mỗi ngày, nghĩ di sản ta để lại trước khi ra đi...
Em hiểu cụ, đây là tích cực chứ ko phải tiêu cực gì cả
 

xegicungduoc

Xe tải
Biển số
OF-64079
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
455
Động cơ
437,674 Mã lực
Nơi ở
Quận Hà Đông
em chỉ lăn tăn kiếp sau mình sẽ làm dc gì cho loài người, làm nghiên cứu hay làm tu sĩ :) , kiếp này chưa ăn thua lắm...chỉ mải kiếm tiền nuôi sở thích của mình thoai :(
Mong 1 cái điếu văn ngắn gọn từ con cái:

Bố là người yêu thương gia đình, chăm lo cho vợ con... tới lúc bố ra đi.

Chấm hết!
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,828
Động cơ
500,836 Mã lực
Em chưa từng nghĩ đến di sản để lại của mình sau này. Chỉ đơn giản là em sẽ làm việc cho đến tận khi nào nằm liệt giường, cuộc sống hàng ngày chỉ cần đủ nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, ở, vệ sinh, hưởng thụ thì cũng đơn giản lắm, chỉ là thỉnh thoảng (ít thôi, vài tháng 1 lần) đi xem vài thứ nghệ thuật lạ như bonsai, cá cảnh, hát múa, phong cảnh, một năm đi đến điểm nào đó ở VN để biết về phong cảnh, văn hóa tầm 3,4 ngày rồi về - chắc chắn tiền tiết kiệm, lương hưu và thu nhập từ việc còn tiếp tục làm việc thừa thãi đáp ứng cho việc đó. Em còn tiếp tục làm việc gì đó để thấy mình còn giá trị. Đến khi đau ốm thì chỉ dùng thuốc giảm đau cùng lắm là thở oxy, không cần điều trị can thiệp tích cực gì cho đến lúc về với tiên tổ. Di sản là toàn bộ tài sản hữu hình để lại cho vợ con và cách sống, cách thương yêu, thông cảm, vị tha với toàn thể những người gặp gỡ trong cuộc sống.
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,831
Động cơ
-82,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Những điều này e đã giác ngộ từ lúc 16 tuổi rồi, hồi đó xem phim biết đến phật xong tìm sách phật đọc. Nhưng vì cuộc sống, vì gia đình mà ko đi tu. Thứ duy nhất chúng ta có thể để lại là con cháu của chúng ta, những thứ cụ chủ nêu như : sự yêu thương, sự chăm sóc bla bla gì đó rồi cũng chả ai biết đâu. Thậm chí sau 4 5 đời chả còn ai nhớ tên cụ nếu chỗ cụ k có nhà thờ. Nhà cụ xây con cháu cũng đập bỏ, công ty,tài sản cụ để lại con cháu cũng xài hết. Đừng có mơ tưởng hão huyền là : sống là phải để lại di sản abc xyz cho đời nữa, chả có đâu cụ ơi. Cứ nghĩ đơn giản chết là hết. Vậy là được
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,843
Động cơ
113,783 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những điều này e đã giác ngộ từ lúc 16 tuổi rồi, hồi đó xem phim biết đến phật xong tìm sách phật đọc. Nhưng vì cuộc sống, vì gia đình mà ko đi tu. Thứ duy nhất chúng ta có thể để lại là con cháu của chúng ta, những thứ cụ chủ nêu như : sự yêu thương, sự chăm sóc bla bla gì đó rồi cũng chả ai biết đâu. Thậm chí sau 4 5 đời chả còn ai nhớ tên cụ nếu chỗ cụ k có nhà thờ. Nhà cụ xây con cháu cũng đập bỏ, công ty,tài sản cụ để lại con cháu cũng xài hết. Đừng có mơ tưởng hão huyền là : sống là phải để lại di sản abc xyz cho đời nữa, chả có đâu cụ ơi. Cứ nghĩ đơn giản chết là hết. Vậy là được
Zi sản của kụ em thấy 1 gấu Misa và 1 su ga be be như a va ta của kụ đây thây
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
513
Động cơ
502,459 Mã lực
Tuy nhiên cần phân biệt rõ giữa việc "rất thanh cao không gợn chút riêng tư" và "vô tư chẳng nghĩ ngợi gì".
Bác viết Di chúc trong hơn 4 năm cụ ạ. Chắt lọc cả cuộc đời để lại là đều có dụng ý cả.
Ngay cả hành trình cách mạng của Người, từ lúc xòe 2 bàn tay trên bến cảng Nhà Rồng, đều hướng đến 1 sự nghiệp vĩ đại.
Làm gì có chuyện tình cờ ngồi được lên bệ thờ.
Có câu này trong thiền tông em thấy hay, bác suy ngẫm thêm xem sao:
Chớ tưởng vô tâm là đạo
Vô tâm cách đạo một trùng quan
"Mạc vị vô tâm vân thị đạo. Vô tâm do cách nhất trùng quan"
Em xem lý giải: trùng quan nghĩa là còn nhiều lớp cửa ải nữa.

Người tu tập thì tối thiểu phải qua bốn cửa ải. Vô ngã là cửa ải đầu tiên phải qua, chính là cánh cửa bước từ Tiểu thừa sang Đại thừa. Tiểu thừa chỉ cần hiểu và làm được như câu: Ta còn không có thì lấy gì của ta, là mọi việc sẽ sáng tỏ

Cuộc đời cụ Hồ có thể nói là hoàn toàn đã bước qua cửa ải đó, tuy nhiên sau này, những học trò của cụ chưa ai làm được điều đó.

Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt thiện và ác, Hễ cứ "cái tôi" trong những việc mình làm thì không thể gọi là thiện được. Nên cụ Hồ hạ yêu cầu thấp xuống một chút: Phải đặt quyền lợi cá nhân bên dưới quyền lợi tập thể, quyền lợi cá nhân phải tuyệt đối phục tùng quyền lợi tập thể.

Nó khá là khó hiểu với người phương Tây, họ thuộc về tín ngưỡng Thần đạo, khi cái tôi là trung tâm của mọi vấn đề.

Nên chiến thắng bản thân mình nó sẽ là di sản lớn nhất, em cho là vậy.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,306
Động cơ
267,502 Mã lực
Có câu này trong thiền tông em thấy hay, bác suy ngẫm thêm xem sao:
Chớ tưởng vô tâm là đạo
Vô tâm cách đạo một trùng quan
"Mạc vị vô tâm vân thị đạo. Vô tâm do cách nhất trùng quan"
Em xem lý giải: trùng quan nghĩa là còn nhiều lớp cửa ải nữa.

Người tu tập thì tối thiểu phải qua bốn cửa ải. Vô ngã là cửa ải đầu tiên phải qua, chính là cánh cửa bước từ Tiểu thừa sang Đại thừa. Tiểu thừa chỉ cần hiểu và làm được như câu: Ta còn không có thì lấy gì của ta, là mọi việc sẽ sáng tỏ

Cuộc đời cụ Hồ có thể nói là hoàn toàn đã bước qua cửa ải đó, tuy nhiên sau này, những học trò của cụ chưa ai làm được điều đó.

Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt thiện và ác, Hễ cứ "cái tôi" trong những việc mình làm thì không thể gọi là thiện được. Nên cụ Hồ hạ yêu cầu thấp xuống một chút: Phải đặt quyền lợi cá nhân bên dưới quyền lợi tập thể, quyền lợi cá nhân phải tuyệt đối phục tùng quyền lợi tập thể.

Nó khá là khó hiểu với người phương Tây, họ thuộc về tín ngưỡng Thần đạo, khi cái tôi là trung tâm của mọi vấn đề.

Nên chiến thắng bản thân mình nó sẽ là di sản lớn nhất, em cho là vậy.
Cụ có cách diễn đạt thật tuyệt vời!
 

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
316
Động cơ
3,031 Mã lực
Tuổi
38
Mọi lí thuyết đều là màu xám :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top