- Biển số
- OF-809614
- Ngày cấp bằng
- 28/3/22
- Số km
- 22
- Động cơ
- 4,225 Mã lực
Di sản của em sẽ là một đống nợ & sau đó em không vay thêm được nữa!
Ít nữa sẽ có chấm điểm công dân mà kụ vay tợn quá là ló lổi lên trên vê nờ e i đê đớiDi sản của em sẽ là một đống nợ & sau đó em không vay thêm được nữa!
Cụ do it my way còn gì!Di sản của em sẽ là một đống nợ & sau đó em không vay thêm được nữa!
Nếu giả sử bác có thể lập một hội đồng khoa học khoảng 1000 vị giáo sư tiến sĩ giỏi nhất thế giới, trong đó 10% tức là khoảng 100 nhà khoa học đạt giải nobel trong tất cả các lĩnh vực. Sau đó tóm lấy một người bất kỳ ngoài đường, cho họ 1 khoảng thời gian để họ trả lời câu hỏi:Phản biện của cụ rất có chiều sâu.
Xin trả lời chỗ bôi đậm của cụ thế này:
Một là, không có "đã hoàn thành nhiệm vụ". Nhiệm vụ, hay đúng hơn, sứ mạng của mỗi người trong cuộc sống không kết thúc ngay kể cả khi chúng ta rời khỏi thế gian này. Cơ thể của những người hiến xác vẫn tiếp tục phụng sự xã hội. Những hậu quả của những tội phạm vẫn tiếp tục cảnh tỉnh người đang sống và có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Nhà khoa học tiếp tục cỗ vũ tinh thần chinh phục hiểu biết. Bài hát của rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đã mất tiếp tục hay như thường...
Vì thế ta chỉ tạm nghỉ khi không còn thời gian.
Và cũng vì thế, ngay khi chưa hề hoàn thành "nhiệm vụ" nào cả, ta cũng cần yên vui. Vì nếu bất hạnh thì không làm được gì cả.
Tôi cũng từng nghĩ rằng, việc gì tiếp theo đây? Còn nhiều điều rất muốn làm mà chưa làm được.
Nhưng mà kệ mẹ nó. Mình phải sống vui cái đã. Vui nhưng không vui quá vì mình cần giữ cái thân bình yên này để tiếp tục làm điều mình muốn, thay vì bất lực.
Đại loại vậy, là sự cân bằng giữa mục tiêu sống và chính đời sống.
...
Về bản thân mình thì tôi nghĩ rằng, tôi không thuộc loại hoang mang giữa hai thái cực. Tôi nghĩ rằng, tốt nhất là nên học hỏi cái hay của tất cả. Nếu người phương Tây không ngại khó học hỏi tinh hoa phương Đông thì hà cớ gì mình tự ti (giả vờ tự tôn) né tránh học hỏi cái hay của phương tây?
Không nói về cái tôi cá nhân, thì người phương tây có tư duy thực chứng và logic rất tốt. Cái đó không học thì luẩn quẩn không nghĩ ra việc gì.
Người phương tây cũng có khả năng bao quát với tầm nhìn lớn, vì họ đã có thái độ tích cực chinh phục thế giới. Những cái đó mình học sớm chừng nào tốt chừng ấy.
Còn giá trị sống phương Đông, đó không là gì quá trừu tượng. Nó đại diện cho cái nhìn minh mẫn quán chiếu mọi sinh vật, với cảm nhận về mối liên hệ sâu sắc, kiểu "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Đó là sức mạnh của phương Đông. Cái đó mình không giữ thì giữ cái gì...
Trân trọng.
Trong triết học Mác Lê nin nó có đoạn này khá hay khi nói về mối tương quan giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:Không hẳn là giới trẻ chỉ quan tâm "cám dỗ" của cái tôi, nói thế coi thường giới trẻ quá chỉ chạy theo cám dỗ tầm thường? mà ai cũng nhìn thấy quy luật hợp tác xã, xoá tư hữu sẽ đói.
Ăng Ghen nói: Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản.
Em có tìm hiểu cái chung và cái riêng của Lê Nin; nhưng em không dám chắc vì không loại trừ cụ Lê Nin viết vì chính trị nhiều hơn là triết học? vì quốc tế vô sản và lao động thế giới liên hiệp lại? Em đang xem thêm triết học cái chung - cái riêng từ nhiều quan điểmTrong triết học Mác Lê nin nó có đoạn này khá hay khi nói về mối tương quan giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Bác chủ thớt đang cố khái quát mỗi cái riêng thành cái chung, việc này khó, vì nó đi ngược quy trình tự nhiên. Việc khái quát ngược đó dễ đi lạc hướng.
Thay vào đó, ta nên nắm cái chung, vì cái chung nó thường mang tính quy luật khách quan. Và đoạn em đánh dấu đậm này thực sự hay: ....nó sâu sắc hơn cái riêng .......Nên phải nắm được cái chung trước.
Và vì chúng ta chịu sự chi phối của các quy luật khách quan, nên ta phải nắm vững sự vận hành của nó.
Các kụ OFpa có tuổi rồi thì luyện chưởng để đạt BMI chuẩn đã, xem có làm được không làoNếu giả sử bác có thể lập một hội đồng khoa học khoảng 1000 vị giáo sư tiến sĩ giỏi nhất thế giới, trong đó 10% tức là khoảng 100 nhà khoa học đạt giải nobel trong tất cả các lĩnh vực. Sau đó tóm lấy một người bất kỳ, cho họ 1 khoảng thời gian để họ trả lời câu hỏi:
Con người này kiếp trước là ai, kiếp sau sẽ sinh về cảnh giới nào?
Liệu khả năng xác xuất bao nhiêu % hội đồng khoa học đó sẽ trả lời được câu hỏi đó?
Con người có thể chinh phục cả thế giới nhưng không chinh phục nổi chính mình thì vô nghĩa. Vì cái thế giới họ thấy vô cùng nhỏ bé so với thế giới thực sự tồn tại.
Nếu các vị ấy là người phương Tây, khả năng cao là họ bỏ qua việc nghiên cứu vấn đề cụ nêu.Nếu giả sử bác có thể lập một hội đồng khoa học khoảng 1000 vị giáo sư tiến sĩ giỏi nhất thế giới, trong đó 10% tức là khoảng 100 nhà khoa học đạt giải nobel trong tất cả các lĩnh vực. Sau đó tóm lấy một người bất kỳ ngoài đường, cho họ 1 khoảng thời gian để họ trả lời câu hỏi:
Con người này kiếp trước là ai, kiếp sau sẽ sinh về cảnh giới nào?
Liệu khả năng xác xuất bao nhiêu % hội đồng khoa học đó sẽ trả lời được câu hỏi đó?
Con người có thể chinh phục cả thế giới nhưng không chinh phục nổi chính mình thì vô nghĩa. Vì cái thế giới họ thấy vô cùng nhỏ bé so với thế giới thực sự tồn tại.
Cái việc để lại di sản là phổ quát, là cái chung đấy chứ?Trong triết học Mác Lê nin nó có đoạn này khá hay khi nói về mối tương quan giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Bác chủ thớt đang cố khái quát mỗi cái riêng thành cái chung, việc này khó, vì nó đi ngược quy trình tự nhiên. Việc khái quát ngược đó dễ đi lạc hướng.
Thay vào đó, ta nên nắm cái chung, vì cái chung nó thường mang tính quy luật khách quan. Và đoạn em đánh dấu đậm này thực sự hay: ....nó sâu sắc hơn cái riêng .......Nên phải nắm được cái chung trước.
Và vì chúng ta chịu sự chi phối của các quy luật khách quan, nên ta phải nắm vững sự vận hành của nó.
Theo em Phương đông cũng vậy chứ không chỉ Phương tây. Như cụ Thích Nhất Hạnh chủ trương "tại hiện", Phật tổ cũng khuyến khích tập trung trí tuệ tinh tấn trong kiếp này dù có nói luân hồi. Trong Nho giáo, Khổng Tử trả lời Tử Lộ: "Chưa biết về sống, nói làm chi tới chết".Nếu các vị ấy là người phương Tây, khả năng cao là họ bỏ qua việc nghiên cứu vấn đề cụ nêu.
Mà tập trung nghiên cứu làm sao cho kiếp này của con người sẽ sống mãi. Bằng cách này hay cách khác. Vì kiếp trước thì đã qua, kiếp sau thì chưa tới.
Tư duy logic và thực chứng là vậy.
Chắc còn lại mấy hạt nguyên tử thôiChào mừng các bác đã ghé thăm Trái Đất. Khi rời đi, các bác nhớ mang theo vật dụng cá nhân, tránh bỏ rác lại hành tinh xinh đẹp này. Trân trọng cảm ơn.
Cọp chết để da, người chết để tiếng. Di sản là tiếng đó thôi, sao cụ phải hỏi thêm nữa làm gì.Cái việc để lại di sản là phổ quát, là cái chung đấy chứ?
Gỗ để lại vân. Cọp chết để da.
Toàn là quy luật khách quan mà cụ?
Tu từ cụ ơi!Cọp chết để da, người chết để tiếng. Di sản là tiếng đó thôi, sao cụ phải hỏi thêm nữa làm gì.
Mỗi ngày thức dậy, tôi và các cụ mợ được sống thêm một ngày. Có khi nào các cụ mợ nghĩ rằng nếu ngay lúc này mình ra đi, thì di sản để lại của mình là gì?
Giả sử chúng ta chỉ còn sống được thêm 24h? Bảy ngày? Một tháng? Một năm? Năm năm? Mười năm? Hai mươi năm? Ba mươi năm (nửa đời người tiêu chuẩn) nữa?
Nghĩ về điều này, bất giác tôi thấy tương tự như việc dọn bàn ăn sau khi ăn (điều hiển nhiên phải làm), ta cần sắp xếp các giá trị sống mình đang có, các ước muốn mình đang theo đuổi, để mọi việc gần với kỳ vọng của mình nhất, hay ít nhất, những gì còn lại sau khi chúng ta ra đi sẽ "có tổ chức" nhất.
Nếu ta sống như thể mỗi một ngày, được sống tiếp, được gia hạn thêm thời gian sống (như cách cụ Gừng OF gia hạn số năm tồn tại còn lại cho Vinfast trước khi phá sản), thì ngày sống đó, phải chăng sẽ chất lượng hơn, quý giá hơn, thực chất hơn (vì cái gì ít thì quý)?
Có bao giờ các cụ mợ nghĩ mình đã từng có lúc "sống nháp - sống tạm bợ"? Ít nhất trong suy nghĩ của mình, tôi đã từng như thế, cứ lần lữa các kế hoạch quan trọng, trì hoãn những việc cần thiết phải làm, để rồi khi không thể làm được nữa, thì tự xoa dịu rằng "mình sẽ làm tốt hơn lần sau"? Đó là sai lầm các cụ mợ ạ.
Sống, là thở. Biết cách thở thì sống chất lượng hơn. Và không có "sống nháp - sống tạm". Mọi thứ diễn ra trong đời sống chúng ta đều là nguyên bản, chính thức, không thể làm lại. Không có bản nháp. Thở sai thì rối loạn, hỗn loạn, đứt gãy, xấu, và nảy sinh tâm lý "từ chối chính mình", coi những gì xảy ra lúc đó là bản nháp, thậm chí là rác.
Đó là một tâm lý có thật, và nó làm giảm, hư hỏng lãng phí thời gian sống quý báu mà mình may mắn có được.
Do đó, tôi nghĩ rằng, tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời, dù vô tình hay hữu ý, đều để lại dấu vết (dù là xấu hay tốt). Đều là dấu ấn. Những gì quý giá nhất sẽ là di sản.
....
Tôi sẽ bắt đầu từ mốc nhỏ nhất: 24h. Nếu vượt qua, ta sẽ tiếp tục bàn và lưu trữ mong muốn về di sản để lại của mình ở các mốc tiếp theo: Bảy Ngày, Một Tháng, Một Năm, Năm Năm. Mười Năm. Hai Mươi Năm và xa hơn nữa.
Giả dụ nếu chỉ còn 24h để sống, các cụ mợ sẽ muốn những người có liên quan của cụ mợ nhớ gì về cụ mợ? Hay nói cách khác, ngay lúc này, cụ mợ nghĩ rằng điều cụ mợ có thể gửi lại cuộc đời, là gì?
Nếu là tôi, tôi sẽ muốn:
- Ba mẹ tôi biết là tôi biết ơn họ suốt đời dù tôi không làm gì đủ để đáp đền.
- Những người thương yêu tôi biết rằng dù chẳng làm nên công trạng gì và đầy khuyết điểm, tôi luôn cố gắng "làm tốt hơn" qua mỗi sai lầm.
- Vợ con tôi biết rằng chồng và cha của họ rất bình thường, hơi khùng, khùng lắm, nhưng yêu thương họ một cách thường xuyên, nhẫn nại, từ tốn, chấp nhận, khuyến khích, phê phán, nâng đỡ và trìu mến.
- Bạn bè (à tôi không có mấy bạn bè, tôi khùng lắm) sót lại của tôi nhớ về tôi rằng "Đ.M thằng Kiên Khùng, gặp mi là tau thăng hoa, khùng theo".
- Cộng sự thở phào vì rốt cuộc tôi cũng buông tha cho họ.
- Đối tác tiếc vì không tiếp tục được làm việc cùng một người tận tâm, cù lần, lì lợm, không bao giờ buông bỏ, tin về tài năng (chưa được thừa nhận chính thức toàn cầu) của mình một cách bất khuất.
- Khách hàng tiếc vì đã không thuê tôi sớm hơn, nhiều hơn.
- Quê hương - Đất nước ...à mà thôi để các mốc sau. Tôi chưa làm được gì cho đất nước này.
- Nhân loại: thằng châu Á này sao nó thôi online nhỉ? Nó hứa sẽ chứng minh rằng "Chủ nghĩa C.S là mô hình hoàn toàn hiện thực cơ mà? Ai cứu nhân loại đây?
- Trái Đất: không thêm bớt miligram nào cả.
...
Còn các cụ mợ?
...
Mốc đầu tiên này rất quan trọng. Hôm rồi có cậu gì lai chym lũ quét ở Hà Giang, và đó là clip sau cùng của anh ta. Vô Thường!
...
Dành 1 phút mỗi ngày, nghĩ di sản ta để lại trước khi ra đi...
đoạn cuối trong di chúc của cụ Hồ là: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng .....Cái việc để lại di sản là phổ quát, là cái chung đấy chứ?
Gỗ để lại vân. Cọp chết để da.
Toàn là quy luật khách quan mà cụ?
quán chiếu đó nhằm mục đích mở rộng tầm mắt, trong phần tâm thức của con người đã có đầy đủ hạt giống của 10 phương thế giới, tất cả người trên trái đất đều có hạt giống của 10 phương thế giới, vậy thì 10 phương thế giới là có thật.Nếu các vị ấy là người phương Tây, khả năng cao là họ bỏ qua việc nghiên cứu vấn đề cụ nêu.
Mà tập trung nghiên cứu làm sao cho kiếp này của con người sẽ sống mãi. Bằng cách này hay cách khác. Vì kiếp trước thì đã qua, kiếp sau thì chưa tới.
Tư duy logic và thực chứng là vậy.
Cụ không nhất thiết phải khổng lồ đâu. Vẫn là người có thể để lại di sản.Di sản của em để lại là khối kiến thức khổng lồ, thứ mà có thể đào tạo mọi đứa trẻ thành tài.