Nhiều cụ chưa va chạm với thực tế thầu bè nên ác cảm với việc quân xanh quân đỏ trong thầu. Nhưng thực tế nếu không có việc đó thì nhiều khi việc không chạy, hoặc chạy rất lâu. Ví dụ trong ngành công nghệ thông tin. Một ông giám đốc sở muốn có một hệ thống Văn phòng điện tử chẳng hạn. Nếu làm theo cách thông thường, cho chuyên viên của sở nghiên cứu xây dựng đề án, xin chủ trương, lập thiết kế chi tiết, lên dự toán, làm các thủ tục mời thầu, mở thầu, chấm thầu, rồi nhà thầu thực hiện, triển khai, nghiệm thu v.v... Từ lúc có ý tưởng đến khi có cái phần mềm cho nhân viên bắt đầu dùng có khi đến 2-3 năm. Hơn nữa cũng chưa biết mấy thằng chuyên viên của sở trình độ phọt phẹt, vẽ đề bài thế nào, có dùng được không, dùng có hiệu quả không v.v...
Vì thế cách làm của các bác sẽ là tìm 1 đối tác tin cậy được (cả về mặt chuyên môn và các mặt khác
), bảo nó bỏ vốn vừa làm phần mềm rồi triển khai luôn, vừa tự vẽ các tài liệu cần thiết, gửi cho đám chuyên viên của Sở review, phản biện. Đến khi xong các thủ tục thì phần mềm cũng đã hòm hòm, bắt đầu dùng thử. Sau đó tiếp tục chỉnh sửa theo phản ánh của người dùng. Việc còn lại là tìm cách cho thằng đối tác này trúng thầu là xong.
Cách làm này có lợi cho nhiều bên. Với Giám đốc sở thì chắc chắn phần mềm dùng được, được hiện thực hóa sớm nhất ý tưởng, có sản phẩm dùng sớm, hưởng thành quả sớm (trong đó quan trọng nhất là thành quả chính trị, dám nghĩ dám làm, áp dụng công nghệ 4.0 v.v....
). Với xã hội thì cũng sớm được cải cách hành chính, có thêm 1 cơ quan tin học hóa, có thêm 1 ông quan dám nghĩ dám làm, làm được việc
. Với nhà thầu thì có dự án... Tóm lại cả nhà đều vui.
Với những loại dự án kiểu này thì chả ông nào phá thầu được, do ông đối tác được chọn đã làm gần xong sản phẩm, tự vẽ bài thầu nên sẽ cài đủ các key để người ngoài khó qua được.
Cũng do đã làm gần xong nên sẽ để thời gian thực hiện gói thầu rất ngắn. Tóm lại các công ty khác muốn phá thầu cũng không phá được