Đi đâu loanh quanh...

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Em ra đây rồi. Đi vào nghĩa trang giữa trưa nắng mà còn thấy sợ vì cây cối rậm rạp và cứ âm u thế nào ấy. Dân ở đấy kể nghĩa trang trước kia bên phải con đường (sát biển) sau mới dời vào trong? Gọi là nghĩa trang Hàng Keo (?) chứ ko phải Hàng Dương. Thực tế là tù chết Pháp cho vùi xuống cát ko có bia mộ gì cả và có cả tù hình sự nên gọi là bãi tha ma thì đúng hơn. Sau 100 năm thì đến cả vạn người chôn ở đấy nên âm khí rất nặng.
Đúng đấy bạn ạ, đầu tiên chôn sát biển, gọi là khu Hàng Keo, sau mới dời vào trong thì gọi là Hàng Dương. Số có bia mộ rất ít, chủ yếu là mộ vô danh. Ở Hàng Dương mình đi vào chiều nắng mà vẫn thấy âm u. Nhiều người đi rồi cũng có cảm tưởng như vậy, nên ở Côn Đảo lưu truyền nhiều câu chuyện ma, mà phổ biến nhất là chuyện khách du lịch bị ma dắt đi vòng vòng suốt đêm X_X

Nhưng mình ở Côn Đảo mấy ngày mà chẳng gặp ma gì cả :P
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Đúng đấy bạn ạ, đầu tiên chôn sát biển, gọi là khu Hàng Keo, sau mới dời vào trong thì gọi là Hàng Dương. Số có bia mộ rất ít, chủ yếu là mộ vô danh. Ở Hàng Dương mình đi vào chiều nắng mà vẫn thấy âm u. Nhiều người đi rồi cũng có cảm tưởng như vậy, nên ở Côn Đảo lưu truyền nhiều câu chuyện ma, mà phổ biến nhất là chuyện khách du lịch bị ma dắt đi vòng vòng suốt đêm X_X

Nhưng mình ở Côn Đảo mấy ngày mà chẳng gặp ma gì cả :P
Em phục mợ là nữ mà đi được như thế. Em cũng lang thang ở CĐ mấy hôm ngủ 1 mình trong cả khu nhà nghỉ vắng tanh ko thấy ma đến gõ cửa. Buổi tối thì lang thang trong "phố" tối om om. Ban ngày bơi ngay dưới chân cầu tàu 916? Đến cuối tuần thiên hạ mới ra nhiều thì em lại vào đất liền.

Cái em thấy hay hay ở CĐ là những căn nhà 1 tầng kiểu thuộc địa nằm dưới những tán bàng cổ thụ. Đôi lúc có cảm giác như thời gian ngừng trôi (he he em lãng mạn tí) còn mình đang sống cùng thời kỳ với anh chàng Bươm bướm.

Thêm cái thắc mắc là CĐ thì bé tí tẹo dân ít mà trụ sở UBND Huyện to vật vã nhưng vắng tanh. Đúng là tiền chùa có khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
Có con "Ma" chuyên nghề ném đá hội nghị xuất hiện đây:

Mợ Alice kể về Côn Đảo hay quá, vậy Mợ cho mỗ hỏi ngài Nguyễn Ánh có bao nhiêu bà vợ và sự kiện "Gió đưa hoa Cải về trời..." trên xảy ra vào thời gian nào?
 
Chỉnh sửa cuối:

Gamechip

Xe điện
Biển số
OF-8155
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,046
Động cơ
566,400 Mã lực
Nơi ở
Đời mưa gió em có nơi bình yên
Nói về ma thì em sợ nhất Nghĩa Trang Trường Sơn. Cách 3km mà đã cảm giác âm u lạnh lẽo rùi, dù đang giữa mùa hè!
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Có con "Ma" chuyên nghề ném đá hội nghị xuất hiện đây:

Mợ Alice kể về Côn Đảo hay quá, vậy Mợ cho mỗ hỏi ngài Nguyễn Ánh có bao nhiêu bà vợ và sự kiện "Gió đưa hoa Cải về trời..." trên xảy ra vào thời gian nào?
Sự kiện Hoàng tử Cải xảy ra năm nào, Alice có nói rõ trong bài viết rồi mà. Kính mời lão tiên sinh đọc lại.

Theo sách "Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả" (NXB Thuận Hoá, Huế, 1995), vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa. Đó là vị vua nhiều vợ và đông con nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn. Đứng thứ hai là vua Thiệu Trị Nguyễn Phúc Miên Tông với 31 bà vợ và 64 người con: 29 hoàng tử và 35 công chúa. Vua Gia Long Nguyễn Ánh đứng thứ ba với 21 bà vợ và 31 người con: 13 hoàng tử và 18 công chúa.

 

nguyenduchiep

Xe tải
Biển số
OF-121562
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
216
Động cơ
383,620 Mã lực
bài của cụ post hay nhưng e thấy các món hình như là là lạ ý nhỉ?thấy ko tưoi ngon lắm, chắc là đặc sản ở đây:D
 

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
[FONT=&quot]Ngày trước, khi tưởng tượng cảnh Nguyễn Ánh vứt con xuống biển, lòng tôi như quặn lại. Vốn là người thương con và yêu trẻ con, từng nổi xung nện cho một ông bố ác độc trận đòn nên thân vì tội đánh con dã man trên đường phượt nên cứ mỗi lần nghe câu hát “Gió đưa hoa cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay…” tôi lại rớm nước mắt. Vì vậy, tôi đã tìm đến Côn Đảo để thành kính khấn vái trước linh bài bà Phi Yến, cũng như của Hoàng Tử Cải, mà lòng cảm kích khôn nguôi.
[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng tôi cũng thông cảm với Nguyễn Ánh, vị Chúa cầm quân. Cứ tưởng tượng cảnh đang binh đao, tháo chạy, chỉ còn một nhúm tướng sĩ cũng bỏ vợ bỏ con bơ vơ ở quê nhà đi theo. Xung quanh thì gió bão, chiến thuyền địch như lá tre vây đảo tới ba vòng. Đứa con nhỏ trên tay gào khóc gọi mẹ, tan nát cả lòng mình, xát muối vào lòng quân sĩ, nguy cơ bị lộ trước kẻ thù giết người tàn bạo không gớm tay là nhà Tây Sơn, thì vì sự nghiệp cha ông, việc vứt đứa bé xuống biển là một hành động cao cả. Cũng giống những bà mẹ Việt nam từng bóp chết ngạt con mình để khỏi lộ đồng bào trước kẻ thù…[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Thế nhưng ngẫm lại, câu chuyện này chứa nhiều yếu tố mâu thuẫn khó có thể lí giải đầy đủ thuận tại…dẫn đến khả năng người phụ nữ có Thụy hiệu Phi Yến, cũng như vị Hoàng tử yểu mệnh chưa chắc đã tồn tại trên đời. Và vì thế, ngôi Miếu Bà trên Côn Đảo thờ ai vẫn còn là điều bí ẩn. Câu hỏi của tôi với Mợ Alice chính là muốn khởi đầu cho sự mâu thuẫn ấy ngay trong câu trả lời...(còn tiếp)
[/FONT]
 

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
Mâu thuẫn thứ nhất,
Chúa Nguyễn Ánh sinh ngày 8-2-1762. Ông cùng chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần phải lợi dụng đêm tối trốn khỏi Phú Xuân đêm 28 Tết Ất Mùi (1775) vì bị quân Trịnh truy sát. Lúc ấy Chúa Nguyễn Ánh là một cậu bé 13 tuổi, hoàn toàn chưa có gia thất.

Người vợ đầu tiên của Nguyễn Ánh là bà Tống Thị Lan được "tiến cung" rồi tấn phong là "Nguyên phi" tại Gia Định vào năm 1778. Khi ấy, Nguyễn Ánh 16 tuối, trở thành Nhiếp chính quốc sau khi Duệ Tông và Tân Chính vương bị quân Tây Sơn giết ở Long Xuyên. Người vợ thứ hai là bà Trần Thị Đang (sinh năm 1769) được tấn phong "Nhị phi", vốn là người có công hầu hạ mẹ Nguyễn Ánh trong những ngày bà chạy trốn quân Trịnh ở An Du và đã cùng bà trốn vào Gia Định khi Nguyễn Ánh trở thành Nhiếp chính. Đây được ghi nhận là hai bà vợ của Chúa lúc chưa chiến thắng và chưa thành Vua Gia Long năm 1802.. Bà Tống Thị Lan sinh được hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Chiêu (mất lúc còn nhỏ) và Nguyễn Phúc Cảnh, tức hoàng tử Cảnh được đưa sang Pháp làm con tin lúc 4 tuổi (1784). Còn Nhị phi Trần Thị Đang những ngày cùng Nguyễn Ánh phiêu dạt trước sự truy đuổi của Tây Sơn thì ngày đêm cầu khẩn xin thái bình rồi mới sinh con. Vì nếu có con mà bỏ đi thì bất nhân mà mang theo thì bận lòng chúa thượng. Mãi tới năm 24 tuổi (1791), khi Nguyễn Ánh đã làm chủ Nam Bộ và Bình Thuận thì bà sinh được hoàng tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng). Như vậy, trong 17 năm bôn ba, Nguyễn Ánh chỉ sinh được 3 hoàng tử, trong đó Nguyễn Phúc Chiêu bị bệnh chết lúc còn nhỏ.

Trận chiến Côn Đảo được ghi nhận là xảy ra vào tháng 7.1783, tức là Chúa mới 21 tuổi. Hoàng tử Cải khi đó được ghi nhận là 5 tuổi. Nghĩa là Chúa Nguyễn Ánh phải có con lúc 16, 17 tuổi, không thể phù hợp với đoạn sử sách nêu trên. Hơn nữa, không hề thấy sử sách chính thống ghi có bà vợ nào là Phi Yến sinh hoàng tử Cải cả, có chăng đó chỉ có thể là Bà Tống Thị Lan và Nguyễn Phúc Chiêu- Vị hoàng tử yểu mệnh chết do ốm đau thiếu thốn trên đường trốn chạy Tây Sơn.
Cũng cần nói thêm các bà vợ của Nguyễn Ánh trong thời gian ông lang bạt tứ xứ chưa thấy ai được ban tên thụy. Vì vậy, nếu bà Răm đã làm trái ý ông phải tội chết mà lại mang cái tên thụy Phi Yến thì không thể có chuyện Gia Long đã ban tặng sau năm 1802.

Việc tồn tại bà Phi Yến và Hoàng tử Cải chắc lại là một truyền thuyết hư hư thực thực như nhưng câu chuyện ma ở Côn Đảo sẽ còn hư hư thực thực tới ngàn năm sau mà thôi.
 

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
Thông tin gần nhất tại Côn Đảo tháng 11.2011, người ta định xây Công viên Côn Đảo ở gần chợ Côn Đảo, trên đường vào Hàng Dương. Khi xe ủi định san lấp một khu đất hoang có một cây thánh giá cũ thì phát hiện hàng trăm bộ xương người xếp ngay ngắn.

Kết cục là dự định xây Công viên đã bị đình hoãn vĩnh viễn.
 

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
Trận đánh 7.1783 thực sự xảy ra ở đâu?

Trong tài liệu moderne du pays d‘Annam, 1582-1820
(Paris, Plon, 1919), của sử gia Pháp Chris Maybon ghi lại, trận đánh do tướng Tây Sơn Trương Văn Đa dùng thủy binh vây Nguyễn Ánh đủ ba vòng thực chất xảy ra tại đảo Cổ Long (Koh Kong), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia, gần vùng biển Hà Tiên-Phú Quốc.

Trước đó một tháng, Đội quân của Nguyễn Ánh bị Tây Sơn gần như tiêu diệt trên vùng biển Phú Quốc. Nhiều tướng lĩnh của Nguyễn Ánh đã bị quân Tây Sơn bắt và giết. Cai cơ Lê Phước Điền đã dùng thuyền nhẹ mang cờ hiệu Chúa tháo chạy về phía Thổ Chu, kết cục đại đội Tây Sơn tháo vòng vây rùng rùng truy đuổi. Cai cơ Lê Phước Điền tuy không thoát nhưng nhờ đó Chúa Nguyễn Ánh đem được nhúm tàn binh trốn lên Cổ Long. Nhưng đáng tiếc đã không dứt được sự theo dõi của quân Tây Sơn, lại đem quân vây ráp trùng trùng điệp điệp.

Sự may mắn của cơn bão đúng lúc đã đánh tan đội chiến thuyền Tây Sơn, nhờ đó Chúa Nguyễn Ánh đã trốn khỏi vòng vây trở lại Hà Tiên. Vì sự tàn bạo mất lòng dân của nhà Tây Sơn, và tấm lòng che chở đùm bọc của người Nam Bộ, Chúa Nguyễn lại đứng dậy được tiếp tục cuộc chiến.

Cái chữ Cổ Long qua cách nói của người Pháp đã khiến mấy ông già chép sử Triều Nguyễn nghễnh ngãng, lại không thực sự chứng kiến, nên chữ Tác ghi ra chữ Tộ, biến thành Côn Lôn trong Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 2 và cả Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập có nguyên nhân như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

dilac

Xe máy
Biển số
OF-14870
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
65
Động cơ
513,750 Mã lực
Quay về nơi trận thư hùng 7.1783 đã diễn ra

Vùng biển này từng nhuộm đỏ máu đội quân chúa Nguyễn, cũng như hàng ngàn binh sĩ Tây Sơn cũng làm mồi cho cá biển :



Nhìn về phương Nam, ta thấy cửa biển Ma Ly. Nơi đây chúa Nguyễn Ánh từng bị thuyền Tây Sơn hơn hai mươi chiếc lao tới vây mà tiến đánh. Ông liền kéo thuyền chạy về phía đông, lênh đênh ngoài cửa biển bảy ngày đêm. Thuyền hết nước, quân lính sắp chết khát, Nguyễn Ánh ngửa mặt lên trời khấn rằng: " Như tôi có mạng làm vua, xin cho thuyền ghé vào trong bờ để cứu tánh mạng mấy người trong thuyền ! Nếu không, thuyền chìm xuống biển, tôi cũng cam tâm ". Bỗng nhiên gió lặng sóng im, mặt chia ra dòng trắng, dòng đen, bọc lấy dòng trong ở giữa. Trong thuyền có người múc uống, nếm thấy ngọt, liền la to: " Nước ngọt, nước ngọt! ". Ánh mùng rỡ sai múc b vừa được 4, 5 chum thì nước lại mặn như trước.



Thị trấn An Thới và quần đảo An Thới nhìn từ trên cao.

 
Chỉnh sửa cuối:

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,289
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Có câu hỏi vừa đố vừa giảng với mợ Alice "Đạo Cao Đài phát tích ở đâu?"
Google và wikipedia

Đừng đố và tranh luận nữa kụ à, thớt này người ta kể về những chuyến đi, trong những chuyến đi ấy có những truyền thuyết dân gian (có thể chính xác hoặc không) tại những địa phương đó. Nhưng quan trọng nhất là thớt này đã truyền tải một cách đầy đủ nét đẹp, đáng đến của địa phương đó đúng như tiêu đề của thớt :)
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Có câu hỏi vừa đố vừa giảng với mợ Alice "Đạo Cao Đài phát tích ở đâu?"
Cụ có vẻ cố hữu nhỉ. Những lời bình hay kể chuyện của mợ ấy là để cho những hình ảnh kia thêm sống động chứ có phải để tranh luận đúng sai đâu. Ở đây cũng chỉ là kể chuyện về những chuyến đi cho những người chưa biết thì được biết đến, người đã biết thì có thêm 1 góc nhìn khác chứ có phải chỗ bình luận về văn chương, lịch sử hay chính trị gì đâu. Mong cụ đừng làm lệch hướng của chủ đề. Kính cụ!
 

Gamechip

Xe điện
Biển số
OF-8155
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,046
Động cơ
566,400 Mã lực
Nơi ở
Đời mưa gió em có nơi bình yên
Cụ có vẻ cố hữu nhỉ. Những lời bình hay kể chuyện của mợ ấy là để cho những hình ảnh kia thêm sống động chứ có phải để tranh luận đúng sai đâu. Ở đây cũng chỉ là kể chuyện về những chuyến đi cho những người chưa biết thì được biết đến, người đã biết thì có thêm 1 góc nhìn khác chứ có phải chỗ bình luận về văn chương, lịch sử hay chính trị gì đâu. Mong cụ đừng làm lệch hướng của chủ đề. Kính cụ!
Vod cụ. Bản thân mỗi câu chuyện lịch sử lại có nhiều dị bản khác nhau. Nên chả có gì đúng sai cả.
Em phục chị Alice vì để đi thì dễ thôi, nhưng để viết lên những cảm nhận đẹp về nơi mình tới không phải ai cũng viết được. Như em thì chả nặn ra được một dòng nào ý chứ.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
@ Cụ dilac: Alice cũng là người thích lịch sử, nhưng cũng thích những huyền thoại lưu truyền trong dân gian. Dưới thời phong kiến, cùng với nguồn sử liệu của các sử quan, những huyền thoại nửa hư nửa thực lưu truyền trong dân gian, mà chúng ta còn gọi là dã sử, phản ánh tâm thế, ước vọng, cách nhìn nhận cuộc đời, cách nhìn nhận lịch sử của số đông quần chúng.

Cảm ơn cụ dilac đã thêm thông tin cho Côn Đảo, một mảnh đất gắn với nhiều huyền thoại. Cũng xin nói thêm là đã có những khảo cứu nhằm tìm kiếm xem nguồn gốc đích thực của ngôi miếu thờ bà Phi Yến là thờ ai. Vì cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng câu chuyện về bà Phi Yến chỉ là một huyền thoại, và có lẽ ngôi miếu này trước khi thờ bà Phi Yến, đã thờ một phúc thần nào đó. Tuy nhiên, cũng chưa ai tìm ra nguồn gốc đích thực của ngôi miếu thờ đó là gì. Vì vậy, đây vẫn là một điều bí ẩn của Côn Đảo.

Xin post tặng cụ một bài viết của bản thân Alice trên Facebook của mình nói về chuyện lịch sử.

Tán nhảm về chuyện chép sử


Ngày tết âm lịch bỗng có cảm hứng tán nhảm về cách viết sử của các sử gia phương Đông ngày xưa. Nói cho đúng là có cảm hứng nhân một câu đối. Những ngày cuối năm chấm một luận văn về “Hồng lâu mộng”, trong đó có nhắc đến câu đối treo ở nhà lưu niệm Tào Tuyết Cần bên Trung Quốc.

Hồng lâu thị mộng nguyên phi mộng

Thanh sử vô tình khước hữu tình.


Tạm dịch:

Hồng lâu là mộng nhưng vốn nó không phải là mộng

Sử xanh viết có tình mà lại như không có tình.


Nói về “Hồng lâu mộng” là lại nói về văn chương. Ngày trước cũng đeo đuổi tìm hiểu tác phẩm này gần 10 năm trời, từ khi còn học năm thứ 3 đại học cho đến mãi sau này, có lúc đã mơ ước mình thành “Hồng học gia”. Bây giờ vẫn thuộc lòng nhiều đoạn trong “Hồng lâu mộng”, dù đã bỏ niềm mơ ước rồi. Nhớ ngày trước có nhiều người hay bàn về phim “Hồng lâu mộng” trên một số forum. Đọc xong thấy buồn và cười (cảm nhận chủ quan của mình thôi nhé) vì một bộ phim truyền hình “thường thường bậc trung” không ngờ lại gây được một ấn tượng mạnh như vậy đối với khán giả Việt Nam và Trung Quốc. Không nói về mộng và thực trong “Hồng lâu mộng” vì sợ lạc đề sang văn chương, nhưng quả tình tác phẩm là một trong “tứ tài tử”, cũng là một trong “tứ đại kỳ thư”, cũng là một trong hai “tuyệt thế kỳ thư” của Trung Quốc, thì chỉ một bộ phim truyền hình mấy chục tập khó mà diễn tả nổi.

Ngày trước, khi học văn chương, chỉ nghĩ văn chương mới có tình. Sau này đọc nhiều sách, biết nhiều hơn, mới hiểu ra rằng sử sách cũng có tình. Có điều cái tình của văn chương thì như mây như gió, phóng dật, phiêu du, dễ gặp mà cũng dễ qua đi, nếu không có ấn tượng gì sâu nặng. Còn cái tình của sử xanh thì như khuất lấp, không dễ gì tìm thấy nếu chúng ta chỉ lướt qua những dòng lịch sử khô khan. Có điều, khi đã nhận ra rồi thì tình ấy thường lắng lại trong lòng, không quên được.

Mình thích vế thứ 2 của câu đối: “Thanh sử vô tình khước hữu tình”, bởi vì câu này đã thể hiện rất hàm súc tinh thần viết sử của các sử gia phương Đông ngày xưa, tất nhiên là các sử gia trong thế giới Hán hóa thôi. Những sự kiện lịch sử thì lạnh lùng khách quan, các con số, các ngày tháng thì vô cảm, các nhân vật lịch sử thì đã lùi xa trong quá khứ. Nhưng đằng sau đấy, nếu đọc các bộ sách sử, thậm chí cả những bộ chính sử, chúng ta vẫn thấy được tinh thần của sử gia, thấy được cảm quan của người viết và thậm chí sâu xa hơn, thấy được cái tình của họ. Cái tình ấy là gì? Là nỗi lòng của người cầm bút ghi lại những dòng sử xanh cho hậu thế soi xét. Trung thực và khách quan đến hết mức có thể, nhiều sử gia phong kiến thời xưa đã cố gắng thể hiện lại chân xác nội dung của thời đại, tinh thần của thời đại, đặc biệt là khi cầm bút viết về chính thời đại mà mình đang sống. Vì vậy người ta không quên được tên tuổi của Tư Mã Thiên, Ban Cố, Ban Chiêu, Trần Thọ, Phòng Huyền Linh, Âu Dương Tu, Thoát Thoát… cũng như ở Việt Nam thì khó mà quên được Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phan Huy Chú…

Trong thời phong kiến, những lời chê vua là đáng tội chết. Tất nhiên đó chỉ là một điều ước định. Thực tế ngoài đời, những lời chê bai triều đại nọ kia vẫn nhiều như lá mùa thu. Nhưng đó là những lời không chính thức của dân chúng, là lời khuyên của các quan lại, là những tờ tấu trình mà vua có thể phẩy tay bỏ qua. Còn khi được ghi vào chính sử thì lại là chuyện khác. Nhờ sử sách chúng ta biết được sự hưng vong của bao triều đại, biết được chân dung thật của những còn người góp phần tạo dựng lịch sử. Ít nhất, đó cũng là những gương mặt không bị khuất lấp sau những sự tô vẽ của truyền thuyết, không sai lệch theo ký ức dân gian. Những gương mặt ấy chỉ được nhìn nhận qua cái nhìn của một con người, được soi sáng dưới quan điểm của một con người: nhà viết sử. Sử gia Ngô Sĩ Liên từng viết: “Lời nói của bề tôi ngay thẳng không phải lợi cho mình mà lợi cho nước. Nhưng các vua chúa tầm thường thì không hay coi đó là lợi mà cứ muốn hại người ta.”

Nếu không có tình, làm sao Tư Mã Thiên có thể viết nên những thiên tuyệt bút trong Sử ký. Nếu không có tình, sao giải thích được hiện tượng chuyện cha truyền con nối hay là cả một dòng họ tham gia viết sử ở phương Đông.

Cái tình của nhà viết sử đôi khi chỉ được gói gọn trong một câu ngắn ngủi, qua đó cũng cho thấy cái tài của ngòi bút. Nói đến Lã Bất Vi buôn vua, ai mà không nhớ câu nói đã được Tư Mã Thiên ghi vào Sử ký: “Món hàng này có thể bán được đây”. Con vua Tần đi làm con tin ở Triệu, dưới mắt một kẻ như Lã Bất Vi chỉ là một món hàng. Đọc “Đại Việt sử ký toàn thư”, thấy những dòng chữ luận bàn về chính sự của Lê Văn Hưu, của Ngô Sĩ Liên, mới thấy được cái khí khái, cái tình của người viết sử.

Viết sử làm sao để có tình mà lại như vô tình? Viết làm sao để các sự kiện thật trung thực, khách quan, mà qua đó vẫn thấy được cái tâm và cái tài của người cầm bút? Viết làm sao để cho người đọc vẫn đủ sức rung cảm, thấy thú vị trước những dòng sử xanh? Không nhiều nhà viết sử làm được điều ấy. Triều Nguyễn có cả một Quốc sử quán nhưng những tên tuổi nổi tiếng mà hậu thế biết đến thì vẫn ít.

Nhưng tự thấy mình may mắn có lẽ vì từ trước, đã đọc được một số sách sử có tình. Đọc xong rồi mới thấy tình ấy chẳng kém gì văn chương, chỉ có điều, tình trong văn chương thì đa nghĩa hơn, mơ hồ hơn, mông lung hơn, như là câu đầu trong bài “Tặng biệt” của Đỗ Mục (Tiểu Đỗ của đời Đường): “Đa tình khước tự tổng vô tình” (Đa tình mà lại giống như vô tình).
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Alice cũng xin trả lời ngắn gọn câu hỏi của cụ dilac về nơi phát tích của đạo Cao Đài: Đó là ở chùa Cao, còn gọi là chùa Quan Âm, thị trấn Dương Đông, đảo Phú Quốc, và nó gắn liền với tên tuổi của một người là ông Ngô Minh Chiêu. Tương truyền khi là đốc phủ sứ ở đây, ông Ngô Minh Chiêu đã mơ thấy một con mắt lớn, rực rỡ và thấy cảnh Bồng Lai với một vị tiên tự xưng là Cao Đài tiên ông. Từ đó ông mới bắt đầu truyền đạo.

Những câu chuyện về lịch sử đến đây là hết rồi. Alice quay về với những câu chuyện đi chơi loanh quanh của mình vậy. Alice đã từng ra Phú Quốc và nhất định sẽ viết linh tinh về hòn đảo này.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Ở Côn Đảo có một bãi biển tuyệt đẹp: bãi Đầm Trầu, nhưng có một số tài liệu ghi là Đầm Trấu.

Tại resort, tôi được nghe lời dặn của nhân viên là nên mặc đồ tắm sẵn ở trong người, sau đó ra bãi Đầm Trầu chỉ việc cởi quần áo ngoài ra và xuống nước. Bởi ở đó hoàn toàn hoang sơ, không một bóng người và không có một dịch vụ nào cả.

Đến bãi Đầm Trầu phải đi xuyên qua một khu rừng thưa, lúp xúp cây cỏ, đi bộ mất khoảng 15 phút.



Gặp một con rắn màu xanh nấp trong bụi cây. Tôi không sợ ma, nhưng sợ rắn.



Ngay bìa rừng là một ngôi miếu, miếu thờ Hoàng tử Cải. Dừng chân thắp một nén nhang. Miếu rất nhỏ và đơn sơ.




 
Chỉnh sửa cuối:

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,479
Động cơ
405,649 Mã lực
rất muốn tranh luận về cái gọi là " sự thật LS " cùng " con ma chuyên ném đá hội nghị" nhưng sợ sai với tôn chỉ của of nên đành thôi .rất tiếc
 

Masters

Xe buýt
Biển số
OF-65589
Ngày cấp bằng
6/6/10
Số km
643
Động cơ
441,590 Mã lực
Mợ Alice có thuê thuyền của ngư dân chạy ra ngoài khúc cua Bến Đầm để lặn biển không? Ngày nắng, đẹp không kém gì Nha Trang nhưng vẫn có cảm giác hơi âm u. Cứ hình dung trong những bụi san hô có cả xương cốt các bậc tiền bối thời kháng chiến.

Một chuyện vui về Côn đảo đó là ở Trung tâm chỉ có duy nhất 1 tiệm sửa xe máy của 2 bố con. Dân Côn đảo nếu hỏng xe vứt luôn tại chỗ, đi nhờ xe khác về nhà. ĐT báo tiệm sửa xe biết địa điểm. Xong, xe sẽ được mang về sửa rồi trao trao tận tay người nhận. Hehe, là nghe bà con nói thế.

Chuyện nữa là những hôm biển động hoặc có bão, dân đảo rất khổ vì dân số (6k) tự dưng tăng gấp 3 gấp 4 do tầu thuyền đánh bắt xa bờ của bà con vào trú ẩn. Những ngày đó thì hehe, rượu chè, bài bạc. Cãi nhau chửi nhau liên miên.

Đảo trưởng vẫn cưỡi xe Zep đi ăn sáng bủ phê. Nhìn rất phong trần. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top