- Biển số
- OF-52578
- Ngày cấp bằng
- 10/12/09
- Số km
- 247
- Động cơ
- 455,370 Mã lực
ĐỊA NGỤC TUOL SLENG
Rời Cánh đồng chết, chúng tôi quay về nhà tù Tuol Sleng. Thuê trọn một chuyến xe tuk tuk đi cả 2 nơi với giá 15USD. Anh chàng lái xe thì không biết tiếng Anh, chúng tôi thì không biết tiếng Campuchia, nói chuyện bằng tay hơi vất vả, nhưng nhắc đến địa danh Tuol Sleng thì anh chàng tỏ ý hiểu ngay.
Tuol Sleng vốn là một ngôi trường trung học nằm giữa thủ đô Phnom Penh. Nó nằm trên khu phố nhỏ yên bình Tuol Svay Prey. Trông Tuol Sleng rất nổi bật bởi vẻ ngoài cũ kỹ và những hàng rào thép gai dày đặc bao quanh. Thời Khmer Đỏ, từ tháng 5 năm 1976, nó được biết đến dưới tên gọi Nhà tù an ninh S21, là nơi giam giữ khoảng 17.000 người, có tài liệu nói khoảng 20.000 người. Lại có tài liệu nêu lên con số 10.499 người và khoảng 2.000 trẻ em. Những người bị giam giữ ở đây thuộc nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.
Những người ra khỏi nhà tù này là bị áp giải thẳng đến Cánh đồng chết và bị giết tại đó. Hầu như không ai sống sót khi bị bắt vào Tuol Sleng. Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh, nhân viên ngoại giao… Toàn bộ thành viên gia đình của phạm nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ trong nhà tù.
Tuol Sleng có diện tích khoảng 600 x 400m, gồm 4 dãy nhà chính xếp lại thành hình chữ nhật và một số khu nhà phụ. Một ngôi trường trung học thuần túy đã bị Khmer biến thành nơi giam giữ, tra tấn và giết chết vô số người bị coi là “phản bội chế độ”.
Bây giờ nơi đây mang tên chính thức là Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng và là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Rất đông khách Tây đến đây, nhưng tôi để ý thấy rất ít người châu Á, nếu có chỉ là Nhật và Hàn Quốc. Dường như người phương Đông sống thiên về tâm linh nên ít thích đến những nơi này. Lật cuốn số lưu niệm, viết vào đó mấy dòng cảm xúc, tò mò lật lên những trang trước, thấy khách tham quan đến từ rất nhiều nước, nhưng rất ít khách đến từ những quốc gia châu Á, người Việt Nam lại càng ít ỏi.
Đi dạo một vòng quanh Tuol Sleng, cũng ít thấy du khách nữ. Phụ nữ có thể yêu nhiều thứ nhưng không mấy khi yêu lịch sử.
Chỉ cách một bức tường thôi mà một bầu không khí hoàn toàn khác, một cảnh tượng hoàn toàn khác với cuộc sống sôi động của Phnom Penh ở phía bên ngoài.
Ngay khi bước vào Tuol Sleng, đập vào mắt là 14 ngôi mộ quét sơn trắng nằm ở một góc sân.
Tuol Sleng có 14 phòng tra tấn. Nghe nói khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng Tuol Sleng, họ đã phát hiện ra 14 căn phòng tra tấn với 14 cái gường sắt, và trên đó là 14 xác người. 14 xác người đó đã được chôn ngay trong sân nhà tù Tuol Sleng.
Một căn phòng tra tấn nhìn từ phía bên ngoài.
Trong phòng chỉ để một chiếc giường sắt và dụng cụ tra tấn. Trên tường còn dính những vệt máu khô, qua thời gian đã thẫm lại, loang lổ.
Phòng nào cũng treo những bức ảnh nạn nhân như thế này. Những xác người nằm trên giường chết ở mọi tư thế khác nhau, đã trương phềnh, bắt đầu phân hủy.
Đây là những bức ảnh do phóng viên Việt Nam chụp khi theo bộ đội Việt Nam vào giải phóng Tuol Sleng. Những bức ảnh chụp lại những xác người trong những phòng tra tấn khi ấy. Những nạn nhân này đã bị tra tấn man rợ cho đến chết bằng những hình thức như dùng kìm rút móng chân, móng tay, đổ axít vào miệng, khoét ngực thả rết vào, dùng búa đập đầu…
Bước chân vào những căn phòng tra tấn, mùi tử khí như còn phảng phất đâu đây.
Rời Cánh đồng chết, chúng tôi quay về nhà tù Tuol Sleng. Thuê trọn một chuyến xe tuk tuk đi cả 2 nơi với giá 15USD. Anh chàng lái xe thì không biết tiếng Anh, chúng tôi thì không biết tiếng Campuchia, nói chuyện bằng tay hơi vất vả, nhưng nhắc đến địa danh Tuol Sleng thì anh chàng tỏ ý hiểu ngay.
Tuol Sleng vốn là một ngôi trường trung học nằm giữa thủ đô Phnom Penh. Nó nằm trên khu phố nhỏ yên bình Tuol Svay Prey. Trông Tuol Sleng rất nổi bật bởi vẻ ngoài cũ kỹ và những hàng rào thép gai dày đặc bao quanh. Thời Khmer Đỏ, từ tháng 5 năm 1976, nó được biết đến dưới tên gọi Nhà tù an ninh S21, là nơi giam giữ khoảng 17.000 người, có tài liệu nói khoảng 20.000 người. Lại có tài liệu nêu lên con số 10.499 người và khoảng 2.000 trẻ em. Những người bị giam giữ ở đây thuộc nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.
Những người ra khỏi nhà tù này là bị áp giải thẳng đến Cánh đồng chết và bị giết tại đó. Hầu như không ai sống sót khi bị bắt vào Tuol Sleng. Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh, nhân viên ngoại giao… Toàn bộ thành viên gia đình của phạm nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ trong nhà tù.
Tuol Sleng có diện tích khoảng 600 x 400m, gồm 4 dãy nhà chính xếp lại thành hình chữ nhật và một số khu nhà phụ. Một ngôi trường trung học thuần túy đã bị Khmer biến thành nơi giam giữ, tra tấn và giết chết vô số người bị coi là “phản bội chế độ”.
Bây giờ nơi đây mang tên chính thức là Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng và là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Rất đông khách Tây đến đây, nhưng tôi để ý thấy rất ít người châu Á, nếu có chỉ là Nhật và Hàn Quốc. Dường như người phương Đông sống thiên về tâm linh nên ít thích đến những nơi này. Lật cuốn số lưu niệm, viết vào đó mấy dòng cảm xúc, tò mò lật lên những trang trước, thấy khách tham quan đến từ rất nhiều nước, nhưng rất ít khách đến từ những quốc gia châu Á, người Việt Nam lại càng ít ỏi.
Đi dạo một vòng quanh Tuol Sleng, cũng ít thấy du khách nữ. Phụ nữ có thể yêu nhiều thứ nhưng không mấy khi yêu lịch sử.
Chỉ cách một bức tường thôi mà một bầu không khí hoàn toàn khác, một cảnh tượng hoàn toàn khác với cuộc sống sôi động của Phnom Penh ở phía bên ngoài.
Ngay khi bước vào Tuol Sleng, đập vào mắt là 14 ngôi mộ quét sơn trắng nằm ở một góc sân.
Tuol Sleng có 14 phòng tra tấn. Nghe nói khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng Tuol Sleng, họ đã phát hiện ra 14 căn phòng tra tấn với 14 cái gường sắt, và trên đó là 14 xác người. 14 xác người đó đã được chôn ngay trong sân nhà tù Tuol Sleng.
Một căn phòng tra tấn nhìn từ phía bên ngoài.
Trong phòng chỉ để một chiếc giường sắt và dụng cụ tra tấn. Trên tường còn dính những vệt máu khô, qua thời gian đã thẫm lại, loang lổ.
Phòng nào cũng treo những bức ảnh nạn nhân như thế này. Những xác người nằm trên giường chết ở mọi tư thế khác nhau, đã trương phềnh, bắt đầu phân hủy.
Đây là những bức ảnh do phóng viên Việt Nam chụp khi theo bộ đội Việt Nam vào giải phóng Tuol Sleng. Những bức ảnh chụp lại những xác người trong những phòng tra tấn khi ấy. Những nạn nhân này đã bị tra tấn man rợ cho đến chết bằng những hình thức như dùng kìm rút móng chân, móng tay, đổ axít vào miệng, khoét ngực thả rết vào, dùng búa đập đầu…
Bước chân vào những căn phòng tra tấn, mùi tử khí như còn phảng phất đâu đây.