[CCCĐ] Đi đâu loanh quanh...

ntdung

Xe tải
Biển số
OF-5978
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
209
Động cơ
545,520 Mã lực
Tuổi
59
Rất cảm ơn mợ Alice, loạt bài mợ viết hay quá, copy lại cho bà cả với F1 cùng xem!
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Chính điện Angkor Wat có nhiều lớp kiến trúc từ thấp lên cao. Lớp kiến trúc thứ nhất tượng trưng cho địa ngục. Ở đây có những hồ nước dành cho vua tắm nhưng ngày nay đã cạn khô.



Tầng hai là nơi thờ những vị thần Ấn Độ giáo, nhưng nổi bật ở đây lại là mảnh tường điêu khắc những tiên nữ Apsara.

Theo thần thoại Ấn Độ giáo, Apsara là những người phụ nữ mang tâm hồn của mây và nước. Tại ngôi đền Angkor này, họ là những tiên nữ múa giúp vui cho các vị thánh thần. Chính họ đã mang màu sắc tươi vui đến cho Angkor, đến cho ngôi đền thâm nghiêm và cổ kính này. Họ làm cho Angkor không chỉ là thành phố của những thần linh, mà còn là thành phố của những thiên thần.



Theo thời gian, những bức phù điêu tiên nữ Apsara đã nhẵn bóng vì bao bàn tay con người đụng chạm vào.



Hai tiên nữ Apsara này có nụ cười đẹp nhất trong vô số nàng Apsara. Họ cười đến nhăn cả bụng.





Cuối cùng là đỉnh tháp cao nhất. Những bậc thang dốc đứng, chật hẹp. Nghe nói ngày xưa người ta phải bước xuống lom khom giật lùi để tỏ ý tôn kính thần linh.



Ngày nay du khách không được bước lên những bậc thang ấy nữa, vừa tránh nguy hiểm, vừa để bảo vệ cho những bậc thang đá khỏi bị xói mòn dưới dấu chân bao người. Những bậc thang gỗ có tay vịn bằng sắt đã được lắp đặt và du khách có thể leo lên đỉnh tháp khá dễ dàng.

Từ dưới nhìn lên thấy cảm giác rợn ngợp trước những đường nét kỷ hà.







Bước dần lên những bậc thang, chạm khẽ vào những ô cửa sổ. Từ trên cao nhìn xuống, cảnh quan Angkor đổ nát, hoang tàn nhưng vẫn giữ nguyên vẻ uy nghi, dấu tích của một thời kỳ huy hoàng.







Một ngàn năm trước người ta đã bước đi trên những phiến đá này, đã quỳ lạy những vị thần linh này và cầu họ ban phúc. Người xưa đã mất rồi, xác thân hẳn đã tan thành tro bụi từ lâu, chỉ còn lại công trình này để cho người đời sau chiêm ngưỡng và thán phục.



Nơi này là cao nhất, nhìn từ bên ngoài.




Và ở bên trong



Một pho tượng Phật nép mình.



Trong khung cảnh yên bình, một đôi tình nhân ngồi đọc sách bên nhau. Họ nhìn tôi cười thân thiện.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Bước chân sang một nơi khác. Một nơi nổi tiếng vì những nụ cười. Nụ cười huyền bí Bayon. Bayon thuộc Angkor Thom, gồm 54 ngọn tháp, trên mỗi ngọn tháp đều có tạc gương mặt đang mỉm cười ở bốn hướng. Bayon được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 dưới triều đại của nhà vua Jayavarman VII. Điểm đặc biệt của nhà vua là ông không theo Ấn Độ giáo như các triều vua trước mà theo Phật giáo Đại thừa. Vì vậy các tháp Bayon được xem là tạc gương mặt Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng là gương mặt của chính nhà vua Jayavarman VII theo quan niệm Bồ Tát chính là ta.

Dừng chân ở cổng thành phía bên ngoài thấy một bên là 54 thần Deva, bên kia là 54 quỷ Asura đang kéo con rắn Naga. Công trình điêu khắc này có liên quan đến truyền thuyết “Khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh”.

Theo thần thoại Ấn Độ giáo có ba vị thần tối cao. Brahma là thần sáng tạo, Vishnu là thần bảo hộ và Shiva là thần hủy diệt, hợp thành tam vị nhất thể (trimurti). Và ngày xửa ngày xưa quỷ và các vị thần sống chung với nhau, đều phải chịu cảnh sinh – lão – bệnh - tử. Các thần muốn trở thành bất tử nên xin thần Brahma cho thuốc trường sinh. Thần Brahma cho biết thuốc trường sinh nằm dưới ngọn núi Meru giữa biển sữa, phải khuấy lên rất lâu thuốc mới xuất hiện.

Thần Brahma sai rắn Naga đến giúp các thần khuấy biển sữa. Các thần không đủ sức nên mới nhờ quỷ giúp. Bọn quỷ ra điều kiện sẽ giúp, nhưng bên nào lấy được thuốc trường sinh sẽ không cho bên kia.

Thế là các thần và quỷ nắm rắn thần Naga quấn mình quanh ngọn núi Meru rồi xoay tròn, khuấy biển sữa với mục đích làm ra thuốc trường sinh.

Rắn thần Naga nổi giận phun nọc độc với ý định hủy diệt các thần và bọn quỷ. Các vị thần do giữ phần đuôi rắn nên không sao, còn bọn quỷ giữ do phần đầu con rắn thần nên bị trúng nọc độc. Thần Brahma nhờ thần Shiva nuốt những nọc nầy. Bọn quỷ thoát chết nhưng do trúng nọc độc của rắn thần nên mặt chúng sau này rất xấu xí.

Thần Vishnu hóa thân thành một con rùa để nâng đỡ ngọn núi Meru giúp cho việc khuấy biển sữa kéo dài thêm trên 1000 năm.

Cuối cùng thuốc trường sinh được làm ra nhưng bọn quỷ nhanh tay chụp lấy. Thần Vishnu do không muốn thuốc trường sinh rơi vào tay bọn ác quỷ, nên đánh thắng bọn quỷ và đoạt lại thuốc trường sinh về cho các vị thần.

Những bọt sữa bay lên biến thành vô số nàng Apsara xinh đẹp.



Đây là các vị thần.



Còn đây là ác quỷ.



Ác quỷ nhìn gần có vẻ xấu nhưng không ác lắm.



Không tìm được mẫu nên đành tự chụp mình đứng cạnh thần.



Đi qua chiếc cổng chỉ đủ cho voi lọt này thì mới đến đền Bayon.

 
Chỉnh sửa cuối:

HI_CLASS

Xe container
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
5,405
Động cơ
502,326 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Mợ viết bài hay quá, cứ như một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, thanks mợ nhe1
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Tôi đến Bayon vào buổi chiều. Chiều Bayon buồn lắm. Trời không nắng mà xám màu chì. Từ xa nhìn lên thấy những mặt người đồ sộ đang mỉm cười. Nụ cười vừa chứa cả niềm vui sống của cuộc đời, vừa chứa cả những đắng cay thế thái nhân tình. Có cái khắc khoải vô thường, lại vừa có cái thâm trầm minh triết.





Chế Lan Viên từng có một bài thơ về Bayon:

Tháp Bayon bốn mặt

Anh là tháp Bayon bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.



Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng có bài thơ Trước tượng Bayon, tuy không nổi tiếng bằng bài thơ của Chế Lan Viên.

Bayon quay mặt vào tôi
Còn ba mặt nữa với người đâu đâu
Cỗ xe chớp bánh trên đầu
Nụ cười đặt giữa binh đao nói gì.





Nhưng tôi lại thích bài thơ này. Bài thơ nhặt được trên blog của một ai đó.

Tháp Bayon

Tháp Bayon bốn mặt cười
Cả chiều nhìn ngắm phía tôi mặt nào?
Nụ cười đâu cũng chiêm bao
Nỗi đau cõi thế tạc vào tâm linh
Phật nghìn tay độ chúng sinh
Mà sao bể khổ nhân tình chưa vơi.




Đây được mệnh danh là “nụ cười Bayon” đẹp nhất. Du khách đua nhau chụp hình tại đây.



Nhưng Bayon không chỉ có bốn mặt cười. Bayon còn có những dãy phù điêu dài sống động. Người xưa đã kỳ công đục đẽo chạm khắc từng mảnh đá, để ghép lại thành những bức tranh tường có hồn.



Hàng dài những bức phù điêu kể lại những sự tích xưa, ghi lại những chiến công.







Tôi lại tìm được mẫu ở đây. Hai du khách phương Tây và một em bé Campuchia. Tất nhiên nụ cười của những người trong ảnh không thể nào là nụ cười kiểu Bayon được.



Ra về với một câu hỏi lớn trong đầu: Bao giờ mới có thể gặp được “nụ cười Bayon” trên một gương mặt sống? Hay chỉ có đá xám mới đủ sức tạc nên một nụ cười vĩnh cửu?
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Tự nhận là có chút ít miền Tây trong con người mình và là người nặng lòng với mảnh đất ấy. Thế nên hôm nay không khỏi chạnh lòng khi nghe hỏi: Về miền Tây có còn biết nhớ “Người tình” không?

Thế kỷ XXI đã mười năm rồi, làm sao tìm lại được bóng dáng của mảnh đất ngót trăm năm trước.

Mượn một bài viết cũ của chính mình để trả lời cho người hỏi.

KHI ĐÔNG VÀ TÂY TÌM THẤY NHAU

Đọc “Người tình” của Marguerite Duras, nhưng ít ai cảm được “Người tình” nếu không có chút hiểu biết về mảnh đất Nam Kỳ thuộc Pháp ngày xưa.

Sẽ không hiểu được “Người tình” nếu không có dịp đi ngang qua những chuyến phà trên sông Tiền, sông Hậu.

Cũng sẽ không hiểu được “Người tình” nếu chưa một lần đặt chân đến những thị xã (nay phần lớn đã là thành phố) nhỏ nhắn, xinh đẹp, yên bình của miền Tây, chưa một lần đặt chân đến những dãy phố cổ ồn ào trong khu Chợ Lớn.

Và cũng sẽ lạ lẫm với “Người tình” nếu chưa hiểu gì về tiểu thuyết theo kiểu “tiểu thuyết Mới” của Pháp, pha trộn với dư vị của tiểu thuyết “dòng ý thức”.

Tin chắc là như vậy. Hoặc giả họ có hiểu “Người tình”, thì cũng sẽ không hiểu hết cái cảm giác thân quen gần gũi mà xa xôi diệu vợi mà “Người tình” đã gợi nên. Cái bầu không khí uể oải nhục cảm, thấm đẫm mùi hương tình ái, cái ngột ngạt của mảnh đất nhiệt đới phương Nam. Thân quen gần gũi với người Việt vì chúng ta đều biết đến mảnh đất đó, nhưng xa lạ với chúng ta vì mọi điều kể lại được nhìn qua mắt của một người – đàn – bà - trẻ - con (chứ không phải là một thiếu nữ) của một dân tộc khác đang đóng vai cai trị mảnh đất này.

Còn hơn là một tiểu thuyết, “Người tình” chính là một lời tâm sự đẹp đẽ, một hồi ức của “tuổi hoa” (mượn chữ của Marcel Proust với cuốn tiểu thuyết “Dưới bóng những cô gái tuổi hoa”), một mảnh đời kỳ lạ, một tình yêu mãi không thể quên của nữ văn sĩ Pháp tài danh, như lời của chính bà trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tuần báo Le Nouvel Observateur: "Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy, với tuổi nhỏ và tuổi trẻ tôi ở đó, càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó. Và điều lạ lùng, cuốn sách này còn như một chiếu sáng, một cắt nghĩa cho tất cả những cuốn sách tôi đã viết ra.”

Giải Goncourt năm 1984 là sự tưởng thưởng xứng đáng cho thiên tiểu thuyết đậm màu sắc tự sự ấy.

Nhưng “Người tình” không hề dễ đọc nếu không biết cách, nếu không nhập thân vào từng dòng chữ của Duras. “Trong “Người tình”, Marguerite Duras, với một giọng tự tại, đã trở lại với những hình ảnh và chủ đề vẫn ám ảnh tất cả tác phẩm của bà… Cần phải đọc những đoạn hay nhất trong Người tình cho cao giọng. Ta sẽ cảm nhận được tốt hơn nhịp điệu, sự nhấn nhá, cái hơi thở thầm kín của văn xuôi, những bí mật tinh tế của nhà văn. Ngay từ những dòng đầu tiên của truyện đã rạng ngời nghệ thuật và tài khéo của Duras, sự tự do của bà, sự thách thức của bà, những cuộc chinh phục suốt ba mươi năm để đạt đến việc viết được cái ngôn ngữ dịu nhẹ, trung tính, gấp gáp và cả ám ảnh này nữa, cái ngôn ngữ có khả năng nắm bắt tất cả các sắc thái, và đuổi kịp tốc độ chính xác của suy nghĩ và những hình ảnh. Một chủ nghĩa hiện thực cực điểm (ta nhìn được dòng sông; ta nghe thấy những âm thanh của Chợ Lớn sau lớp cửa chớp trong căn hộ độc thân của anh chàng người Hoa), và cùng lúc là một dạng của giấc mơ được đánh thức, của cuộc sống được mơ mộng, một ác mộng của cuộc đời: loại văn xuôi không giống bất kỳ nơi đâu này có được một hiệu quả tuyệt diệu. Sự hiện đại, sự chân thực và những độc đáo của nó đều phi thời, ở ngoài mọi phong cách, mọi kiểu mẫu.” (Francois Nourissier - nhà báo kiêm nhà văn, thành viên ban giám khảo giải Goncourt)

Marguerite Duras quả thật là một tài năng đa dạng. Bà viết những thiên tiểu thuyết đầy mê hoặc, tự tay chuyển thể chúng thành kịch bản phim. Bà cũng trực tiếp sáng tác cả kịch bản phim. Có ai còn nhớ bộ phim kinh điển “Hiroshima tình yêu của tôi” (Hiroshima mon amour, 1959), tuyệt tác khác của Duras hay không? Bà tham gia vào hoạt động sân khấu. Lĩnh vực nào, bà cũng gặt hái thành công. Ngôn từ của văn chương khác phim, cũng khác cả sân khấu. Nhưng ở Duras chúng đều là một, hòa trộn vào nhau, tạo thành một giọng đặc biệt, không thể lẫn với ai khác và điều này xác lập cho bà một vị thế riêng biệt trong nền văn chương Pháp thời hiện đại có quá nhiều ngôi sao sáng. Không viết những câu dài, thường xuyên để cho giọng kể chuyện xuất hiện như những lời thì thầm bất tận, giọng văn của Duras lúc đầu làm cho người đọc cảm thấy mơ hồ, rối rắm khó hiểu, nhưng khi đã quen thì lại thấy thích thú với sự liên miên không dứt của nó, giống như những cảnh liên tiếp trong phim diễn ra không ngừng nghỉ, đập vào thị giác của người xem.

Một cô gái da trắng mười lăm tuổi rưỡi gặp một chàng trai Hoa kiều 36 tuổi (nguyên mẫu là Huỳnh Thủy Lê, con trai út của điền chủ Huỳnh Cẩm Thuận ở Sa Đéc) trên một chuyến phà qua sông. Họ là sự tương phản, quá đỗi tương phản. Từ màu da, từ tuổi tác, từ cung cách sống. Nàng là người Pháp thuộc về giai cấp thống trị đất nước này, nhưng nàng là một Pháp kiều nghèo, và chàng, người đàn ông da vàng lại quá ư giàu có. Và rồi họ yêu nhau. Không một lời giải thích tại sao tình yêu lại nảy sinh. Không một lời giải thích tại sao họ lại bị cuốn hút vào nhau không thể cưỡng lại được. Có thể vì dòng sông Cửu Long cứ trôi uể oải, có thể vì bầu trời thuộc địa oi bức, có thể vì làn gió xứ nhiệt đới ngột ngạt, có thể vì những đường phố Sài Gòn hoa lệ làm người ta chợt mất tự tin và người ta cần tìm một ai đó để bám víu, có thể vì những con phố Tàu ồn ào, náo nhiệt, và có thể vì cô gái có gương mặt của thiếu nữ 15 tuổi và tâm hồn của một thiếu phụ khát khao dục cảm ái tình. Cũng có thể vì chàng công tử Sa Đéc với vẻ ngoài của người đàn ông từng trải, giàu có, lịch lãm với bộ Âu phục và chiếc ô tô đắt tiền thật ra lại có trái tim yếu đuối và dễ bị tổn thương.

Năm tháng qua đi, nhưng dư âm mối tình ấy còn lại mãi. Còn lại để đủ Marguerite viết thành hai thiên tiểu thuyết được ngợi khen: “Người tình” và “Người tình Hoa Bắc”. Đủ đế cho sáu mươi năm sau, người tình năm xưa ấy vẫn rụt rè cất tiếng trong điện thoại với người - phụ - nữ - trẻ - con: “Và rồi anh không còn biết nói gì với cô nữa. Và rồi anh đã nói với cô. Anh nói rằng mọi sự vẫn như trước, rằng anh vẫn yêu cô, rằng anh không bao giờ có thể ngừng yêu cô được, rằng anh sẽ yêu cô cho đến chết.”

Về bộ phim, một đạo diễn Pháp được đánh giá là có tài trong thế hệ của ông, Jean - Jacques Annaud đã thành công trong việc đưa hương vị phương xa vào một bộ phim dễ làm mê hoặc người Pháp (chứ không phải người Việt Nam). Jane March 17 tuổi, còn ngỡ ngàng với điện ảnh, thật ra lại đóng đạt hơn cả Tony Leung (Lương Gia Huy), nhưng có lẽ một phần cũng vì ngoại hình phù hợp với nhân vật cô gái trong truyện, nhờ ánh mắt và gương mặt khá biểu cảm. Nhưng xem phim, thấy dòng sông, con phà, những đường phố, những chuyến đi quả thật là thấy yêu miền Tây nhiều hơn chút nữa, yêu Sài Gòn nhiều hơn chút nữa. Cảnh cô gái Pháp 15 tuổi, dáng mong manh, nhưng ánh mắt già dặn hướng về phía dòng sông trên chuyến phà buổi sớm là một cảnh ấn tượng. Có điều gì đó trong ánh mắt ấy như nói rằng tôi không sinh ra ở đây, nhưng tôi thuộc về mảnh đất này. Ánh mắt ấy lại trống rỗng, vô hồn khi chứng kiến đám cưới qua sông của người tình Hoa kiều. Cảnh cuối phim, khi cô gái lên tàu về Pháp cũng là cảnh dễ khiến ai đa cảm phải sụt sùi đôi chút. Từ vẻ mặt có vẻ khinh khỉnh, bất cần, đến sự tức giận và cuối cùng là bật khóc, còn ở góc khuất đằng xa kia, một chiếc ô tô đang đậu và một người đàn ông trong đó…

Nhà văn Sơn Nam, một người viết nhiều về đất Nam Bộ xưa được mời làm cố vấn cho phim. Cảnh quay tại ngôi nhà của chàng công tử Hoa kiều được quay ở một ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi tại Bình Thủy, Cần Thơ. Đây cũng là bối cảnh của nhiều phim truyền hình có cảnh Nam Bộ xưa. Đâu đó tại miền Tây vẫn còn lưu lại những ngôi nhà như thế, chứng tích của một thời thuộc địa với những điền chủ giàu có và những “công tử Bạc Liêu” đốt tiền mua vui cho người đẹp.

Xem tiểu thuyết, xem phim “Người tình”, nhớ nhà văn Rudyard Kipling (cha đẻ của cậu bé Mowgli người sói) có một câu thơ rất nổi tiếng cách đây hơn một thế kỷ:

“Ôi, phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau,
Cho đến khi Đất Trời có mặt tại Tòa phán xử tối cao của Thượng Đế;
Nhưng sẽ chẳng có Đông cũng chẳng có Tây, chẳng có Ranh giới, chẳng có Giống nòi, cũng chẳng có Sinh sôi,
Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ đến từ những nơi tận cùng của Trái đất!”

Khác với suy nghĩ của Kipling cho rằng Đông và Tây sẽ bị xóa nhòa “khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau”, tôi chỉ đơn giản cho rằng ranh giới giữa Đông và Tây có thể xóa nhòa bằng một phương cách đơn giản hơn, cổ xưa hơn, huyền bí hơn và mạnh mẽ hơn. Đó là tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà. “Người tình”, đơn giản chỉ là một tình yêu như thế.

Về với miền Tây đi, dẫu trăm năm qua rồi, biết đâu vẫn còn chút bóng dáng của "Người tình" và những cảnh của ngày xưa.
 
Chỉnh sửa cuối:

lucky-luke

Xe buýt
Biển số
OF-40050
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
679
Động cơ
475,400 Mã lực
Hic! Văn mợ hay quá! E ước j được đi nhiều như mợ nhỉ...
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Có những lúc thấy nỗi nhớ xa lăng lắc. Nhớ về Long Xuyên của ngày xưa.

Thị xã nhỏ, giờ đã là thành phố. Nhưng nét tỉnh lẻ vẫn còn.

Đọc bài viết của một người bạn, lòng cũng thầm mơ về một ngôi nhà ở tỉnh lẻ để dừng chân, ngày ngày đọc sách. Một khoảng sân và một góc trời riêng. Có thể trồng vài chậu hoa, nuôi một con mèo lông mượt.

Từng có một ngôi nhà như thế của tuổi thơ. Giờ thì nhớ quay quắt muốn về. 12 năm không dài cũng chẳng ngắn. Nhưng 12 năm của tuổi thơ thì không bao giờ quên được. Rồi nhà xưa không còn nữa, rồi mình đã thành người của đô thị Sài Gòn ồn ào 19 năm nay, đôi khi chán Sài Gòn tận cổ thì lại bỗng mơ về một góc tỉnh lẻ xa xôi ngày nào.

Không hiểu sao có những ký ức ấu thơ cứ dai dẳng, có những tình cảm mãi không chịu nhạt phai. Quên một người yêu đôi khi còn dễ hơn là quên một vùng đất, một ngôi nhà.

Ngôi nhà xưa xây kiểu Pháp, nằm bên bờ sông mát rượi, giữa hai cây cầu Duy Tân và Hoàng Diệu. Ngôi nhà gần trường học, mình chỉ cần đi bộ vài bước là thấy đã đứng ở sân trường. Bên kia đường là một hàng cây phượng, chưa mùa hè, cứ khoảng tháng tư đã đỏ rợp trời. Ngôi nhà thành chỗ tụ tập của bạn bè cùng lớp và cả khác lớp, khác trường. Giữa đám bạn miền Tây, bỗng hoàn toàn quên lãng mình là người gốc Bắc, bởi lẽ mình có sống ở đấy bao giờ.

Thỉnh thoảng giữa Sài Gòn, lại nhận được cuộc điện thoại của bạn bè thuở nhỏ: “Về Long Xuyên với tụi mình đi”. Về thì về. Ngang qua ngôi nhà cũ giờ đã thành một công viên, thấy mắt ướt, mũi cay. Nhà mình đâu còn.

Nhưng vẫn còn đường phố ngày xưa, còn ngôi chợ bên bờ sông tấp nập. Còn trường cũ, thầy xưa. Còn thương, còn nhớ, và còn tiếc nhiều điều.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Lâu lâu viết nhảm một cái cho vui :P


Đàn ông lãng tử

Do công việc, do đi nhiều nên tôi quen biết nhiều vị đàn ông tự xưng là lãng tử, có vẻ lãng tử và tin mình là lãng tử thứ thiệt.

Thế lãng tử là cái quái gì mà hầu hết đàn ông đều tin rằng mình là kiểu người ấy hay có phẩm chất ấy? Bèn cẩn thận tra cứu từ điển. Từ điển tiếng Việt không có từ “lãng tử”. Hóa ra những người biên soạn từ điển tin chắc rằng dân Việt Nam là… không lãng tử, nên không đưa vào từ điển giải nghĩa.

Quay sang tìm ở từ điển tiếng Hán, thì từ điển giải nghĩa rằng: Lãng tử là kẻ lang thang.

Tôi phản đối cách giải nghĩa của từ điển tiếng Hán. Nói lãng tử là kẻ lang thang thì chưa đủ. Lãng tử còn có nghĩa nhiều hơn thế. Cứ như đôi mắt trần tục của tôi nhìn thấy thì lãng tử xuất hiện ở vào khoảng lứa tuổi từ 20 đến 60, có nghĩa là từ thanh niên mới lớn cho đến các ông ở lứa tuổi gần đất xa trời. Suy ra lãng tử đâu sá gì chuyện tuổi tác, tóc còn xanh hay tóc đã trắng, chỉ cần vui chân là ta lên đường.

Lãng tử có thể làm đủ mọi ngành nghề, từ lĩnh vực kỹ thuật đến văn chương, miễn là kiếm ra tiền. Vì nếu không kiếm ra tiền thì làm sao rong chơi được.

Lãng tử có thể đi ô tô (hoành tráng đắt tiền hay ọp ẹp cũ nát), đi xe máy (mô tô phân khối lớn rất ngầu hay xe máy công chức trang nghiêm đứng đắn kiểu như Dream hay Future). Còn có lãng tử có sở thích khác người là đi xe đạp, kiểu xe thể thao và không hề rẻ. Như vậy, lãng tử nhất định phải có phương tiện đi lại, dù là phương tiện gì đi chăng nữa.

Lãng tử là phải đi nhiều. Đi khắp Việt Nam, xông pha thế giới, lang thang phiêu bạt, ngóc ngách nào cũng đặt chân, xó xỉnh nào cũng mò đến, nơi nào càng hoang vu, càng ít người đặt chân tới, thì lãng tử càng khao khát chinh phục.

Lãng tử không biết đàn thì cũng phải biết hát, dù đa phần là đàn cũng dở mà hát cũng dở nốt. Và thường hay hát bên bàn nhậu, bên bờ suối vắng, bên cánh rừng hoang vu… là những nơi lãng tử hay đặt chân tới. Cũng có vài lãng tử được trời cho cái năng khiếu chơi đàn guitar hay thổi kèn saxophone tuyệt hay, nhưng số này hiếm lắm.

Lãng tử thường biết một ít chuyện văn chương, chuyện lịch sử, chuyện phim ảnh, chuyện chính trị, chuyện thâm cung bí sử. Không nhiều lắm, nhưng cũng đủ xài cho một đời lãng tử và đủ vốn để tiếp chuyện với thiên hạ.

Lãng tử đều biết uống rượu bia, sành ăn, nhưng lại cũng dễ ăn. Vì nhiều khi lang thang mấy ngày trời không có gì bỏ bụng thì món gì cũng xơi tuốt.

Lãng tử đương nhiên phải có vợ con. Tất nhiên cũng có lãng tử bị vợ bỏ, nhưng số này không nhiều. Phải có vợ thì mới có người ở nhà trông coi nhà cửa và con cái khi lãng tử chu du thiên hạ. Thế nên dù đi xa đến mấy, tim có nhiều ngăn đến mấy, lãng tử đương nhiên vẫn dành một ngăn cho vợ con ở nhà.

Lãng tử đương nhiên phải có bồ. Vì nếu không có bồ thì lấy ai đi cùng lãng tử trong một số (hay nhiều số) chuyến đi. Trong khi vợ ở nhà trông con thì bồ sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành hoàn hảo. Nếu bồ đẹp, lãng tử sẽ hầu hạ, chiều chuộng và nâng niu nàng, đồng thời tự hào khoe nàng với những lãng tử khác. Nếu bồ xấu, lãng tử sẽ để nàng chiều chuộng, hầu hạ mình, và nhiều khi tặc lưỡi nghĩ thầm: cứ coi như là một fan hâm mộ.

Lãng tử luôn kè kè máy ảnh bên người, thậm chí nhiều khi hai tay hai súng. Có thể là Canon hay Nikon hàng khủng, vì đây là hai nhãn hiệu phổ thông nhất, dễ mua nhất. Còn nếu dùng một loại máy ảnh khác, kiểu như Leica, thì lại là thuộc đẳng cấp nhiếp ảnh khác, cao hơn một chút. Ảnh của các lãng tử chụp thường khá giống nhau, nhìn như nhân bản vô tính, nhất là khi có nhiều lãng tử đi ngao du cùng một địa điểm.

Lãng tử cũng hay lên mạng. Lên để viết blog, tham gia forum, kể về những chuyến đi và post ảnh hoành tráng, thu hút được một lượng người hâm mộ đông đảo. Viết không hay thì post ảnh để thay lời muốn nói. Nhờ có lượng người hâm mộ đông đảo, thường là giới phụ nữ hay là những anh chàng chưa có điều kiện trở thành lãng tử, mà lãng tử thường đinh ninh mình là dân có số có má trong làng lãng tử.

Thỉnh thoảng lãng tử lại offline. Offline với những lãng tử khác và với những người hâm mộ. Offline để bàn việc đi chơi tiếp tục.

Cứ như thế, ngày qua ngày, lãng tử sống, làm việc và ngao du. Có ai hỏi đến thường cười khà khà nhắc lại câu thơ của Hồ Dzếnh:

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…

Hay ngâm nga câu thơ của Nguyễn Bính:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Xem phim là một sở thích của tôi, một sở thích đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Ngày xưa thích những phim kinh điển, phim đoạt giải Oscar. Còn bây giờ thì xem từ phim cho trẻ con đến phim hành động, mạo hiểm, kinh dị, các kiểu phim bom tấn. Ngày xưa xem để biết, còn bây giờ xem để giải trí nhiều hơn.

Rồi cũng như bất cứ kẻ mê phim nào, tôi cũng có hẳn một danh sách những diễn viên yêu thích. Từ già nua, đẹp lão đến trẻ trung, tươi mới, từ huyền thoại điện ảnh đến thường thường bậc trung. Từ vô số giải Oscar đến vô danh tiểu tốt.

Angelina Jolie là một cái tên trong danh sách ấy. Vốn thích những bộ phim hành động do nữ diễn viên này đóng, vậy nên tôi đến ngôi đền Ta Prohm ở Angkor với sự tò mò về một nơi đã từng làm bối cảnh trong phim «Bí mật ngôi mộ cổ», với diễn xuất của Angelina Jolie. Khi đoàn làm phim đến đây, họ đã trả một thù lao lớn để toàn bộ khu đền này đóng cửa không đón khách du lịch trong suốt thời gian quay phim. Khách du lịch đã kêu la rất nhiều, nhưng không thể phủ nhận rằng lượng khách du lịch đến ngôi đền này đã tăng vọt sau khi bộ phim ra đời. Ai cũng háo hức muốn xem cảnh thật ngoài đời để so sánh với bộ phim.

Ta Prohm vẫn nằm trong quần thể Angkor Thom, tương truyền được xây dựng để tôn vinh mẹ của nhà vua Jayavarman VII, vào khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 13.

Ngoài cổng đền



Phía bên trong hoang tàn



Và đổ nát




Nét đặc sắc của ngôi đền không chỉ ở kiến trúc, mà còn ở những cây cổ thụ khổng lồ bám rễ trên những phiến đá. Không hẳn mọc lên từ đất, mà có thể thời xa xưa, những hạt cây đã rơi trên những tầng tháp đá, theo thời gian, rễ cây vươn dài, chạm đất để hút chất dinh dưỡng, rễ cây mọc xòe ra, ôm trọn những phiến đá lớn.







Có một câu chuyện rất hay về một cái góc nhỏ trong ngôi đền này. Nếu mình muốn biết người yêu của mình có thật lòng với mình không, hãy để người yêu đứng vào góc đó và bảo anh ấy (hay cô ấy) hãy tự đấm ngực. Nếu có tiếng vang vọng lại thì tình yêu đó là chân thật, vĩnh viễn. Còn nếu không thì anh ấy (hay cô ấy) đang dối trá, không thật lòng. Nhiều khách du lịch đứng lại đây thử đấm ngực. Tôi ngần ngừ giây lát rồi quay đi, không dám thử. Có ai dám chắc tình yêu của mình là thật lòng hay vĩnh viễn đời đời không?

Có những bức tường còn dấu vết của một thời hoàng kim. Nơi này ngày xưa khảm nhiều viên ngọc bích. Quân Xiêm sang xâm lăng đã cướp đi chỉ để lại những lỗ trống trên tường. Lịch sử Thái Lan và lịch sử Campuchia ghi dấu không ít cuộc chiến tranh và chưa bao giờ mối quan hệ giữa hai đất nước này thật bình yên. Có những dân tộc như thế. Ở cạnh nhau, miệng nói lời hữu hảo, mà trong tiềm thức của mỗi con người, vẫn không ưa nhau. Sự kiện lịch sử tưởng đã qua trăm năm, ngàn năm, mà vẫn hằn vết trong tâm trí con người.

 

Ti tach

Xe buýt
Biển số
OF-17345
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
896
Động cơ
515,514 Mã lực
Nơi ở
Sau vô lăng
Lâu lâu viết nhảm một cái cho vui :P


Đàn ông lãng tử

Do công việc, do đi nhiều nên tôi quen biết nhiều vị đàn ông tự xưng là lãng tử, có vẻ lãng tử và tin mình là lãng tử thứ thiệt.

Thế lãng tử là cái quái gì mà hầu hết đàn ông đều tin rằng mình là kiểu người ấy hay có phẩm chất ấy? Bèn cẩn thận tra cứu từ điển. Từ điển tiếng Việt không có từ “lãng tử”. Hóa ra những người biên soạn từ điển tin chắc rằng dân Việt Nam là… không lãng tử, nên không đưa vào từ điển giải nghĩa.

Quay sang tìm ở từ điển tiếng Hán, thì từ điển giải nghĩa rằng: Lãng tử là kẻ lang thang.

Tôi phản đối cách giải nghĩa của từ điển tiếng Hán. Nói lãng tử là kẻ lang thang thì chưa đủ. Lãng tử còn có nghĩa nhiều hơn thế. Cứ như đôi mắt trần tục của tôi nhìn thấy thì lãng tử xuất hiện ở vào khoảng lứa tuổi từ 20 đến 60, có nghĩa là từ thanh niên mới lớn cho đến các ông ở lứa tuổi gần đất xa trời. Suy ra lãng tử đâu sá gì chuyện tuổi tác, tóc còn xanh hay tóc đã trắng, chỉ cần vui chân là ta lên đường.

Lãng tử có thể làm đủ mọi ngành nghề, từ lĩnh vực kỹ thuật đến văn chương, miễn là kiếm ra tiền. Vì nếu không kiếm ra tiền thì làm sao rong chơi được.

Lãng tử có thể đi ô tô (hoành tráng đắt tiền hay ọp ẹp cũ nát), đi xe máy (mô tô phân khối lớn rất ngầu hay xe máy công chức trang nghiêm đứng đắn kiểu như Dream hay Future). Còn có lãng tử có sở thích khác người là đi xe đạp, kiểu xe thể thao và không hề rẻ. Như vậy, lãng tử nhất định phải có phương tiện đi lại, dù là phương tiện gì đi chăng nữa.

Lãng tử là phải đi nhiều. Đi khắp Việt Nam, xông pha thế giới, lang thang phiêu bạt, ngóc ngách nào cũng đặt chân, xó xỉnh nào cũng mò đến, nơi nào càng hoang vu, càng ít người đặt chân tới, thì lãng tử càng khao khát chinh phục.

Lãng tử không biết đàn thì cũng phải biết hát, dù đa phần là đàn cũng dở mà hát cũng dở nốt. Và thường hay hát bên bàn nhậu, bên bờ suối vắng, bên cánh rừng hoang vu… là những nơi lãng tử hay đặt chân tới. Cũng có vài lãng tử được trời cho cái năng khiếu chơi đàn guitar hay thổi kèn saxophone tuyệt hay, nhưng số này hiếm lắm.

Lãng tử thường biết một ít chuyện văn chương, chuyện lịch sử, chuyện phim ảnh, chuyện chính trị, chuyện thâm cung bí sử. Không nhiều lắm, nhưng cũng đủ xài cho một đời lãng tử và đủ vốn để tiếp chuyện với thiên hạ.

Lãng tử đều biết uống rượu bia, sành ăn, nhưng lại cũng dễ ăn. Vì nhiều khi lang thang mấy ngày trời không có gì bỏ bụng thì món gì cũng xơi tuốt.

Lãng tử đương nhiên phải có vợ con. Tất nhiên cũng có lãng tử bị vợ bỏ, nhưng số này không nhiều. Phải có vợ thì mới có người ở nhà trông coi nhà cửa và con cái khi lãng tử chu du thiên hạ. Thế nên dù đi xa đến mấy, tim có nhiều ngăn đến mấy, lãng tử đương nhiên vẫn dành một ngăn cho vợ con ở nhà.

Lãng tử đương nhiên phải có bồ. Vì nếu không có bồ thì lấy ai đi cùng lãng tử trong một số (hay nhiều số) chuyến đi. Trong khi vợ ở nhà trông con thì bồ sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành hoàn hảo. Nếu bồ đẹp, lãng tử sẽ hầu hạ, chiều chuộng và nâng niu nàng, đồng thời tự hào khoe nàng với những lãng tử khác. Nếu bồ xấu, lãng tử sẽ để nàng chiều chuộng, hầu hạ mình, và nhiều khi tặc lưỡi nghĩ thầm: cứ coi như là một fan hâm mộ.

Lãng tử luôn kè kè máy ảnh bên người, thậm chí nhiều khi hai tay hai súng. Có thể là Canon hay Nikon hàng khủng, vì đây là hai nhãn hiệu phổ thông nhất, dễ mua nhất. Còn nếu dùng một loại máy ảnh khác, kiểu như Leica, thì lại là thuộc đẳng cấp nhiếp ảnh khác, cao hơn một chút. Ảnh của các lãng tử chụp thường khá giống nhau, nhìn như nhân bản vô tính, nhất là khi có nhiều lãng tử đi ngao du cùng một địa điểm.

Lãng tử cũng hay lên mạng. Lên để viết blog, tham gia forum, kể về những chuyến đi và post ảnh hoành tráng, thu hút được một lượng người hâm mộ đông đảo. Viết không hay thì post ảnh để thay lời muốn nói. Nhờ có lượng người hâm mộ đông đảo, thường là giới phụ nữ hay là những anh chàng chưa có điều kiện trở thành lãng tử, mà lãng tử thường đinh ninh mình là dân có số có má trong làng lãng tử.

Thỉnh thoảng lãng tử lại offline. Offline với những lãng tử khác và với những người hâm mộ. Offline để bàn việc đi chơi tiếp tục.

Cứ như thế, ngày qua ngày, lãng tử sống, làm việc và ngao du. Có ai hỏi đến thường cười khà khà nhắc lại câu thơ của Hồ Dzếnh:

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…

Hay ngâm nga câu thơ của Nguyễn Bính:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi.

Có lãng tử NỮ không Bác. Tôi đọc khá nhiều bài của bác và có cảm nhận đây là tự sự ....L-)
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Có lãng tử NỮ không Bác. Tôi đọc khá nhiều bài của bác và có cảm nhận đây là tự sự ....L-)
Bác ơi, người ta không gọi là lãng tử NỮ vì chữ "tử" là để chỉ nam giới. Tương ứng với từ "lãng tử" có từ "du nữ" dùng để chỉ phụ nữ thích xê dịch lang thang. Để hôm nào rảnh thử viết một bài về du nữ.

Alice chỉ viết cảm nhận của mình thôi, chắc cũng có chút yếu tố tự sự trong đó ;;)
 

vanveo

Xe máy
Biển số
OF-44009
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
98
Động cơ
464,970 Mã lực
Xin chào mợ Alice. bài và ảnh của mợ hay quá ,dễ đọc dễ hiểu .tôi cứ đọc một lèo chỉ mong được xem và đọc nữa .chúc mợ luôn tươi trẻ mạnh khỏe để dịch chuyển đc nhiều nơi cho anh chị em đc mở rộng tầm mắt với nhé. mời mợ một ly để tỏ lòng kính phục
 

vanveo

Xe máy
Biển số
OF-44009
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
98
Động cơ
464,970 Mã lực
Cảm ơn mợ chủ đã cho tôi đc nhìn lại khung cảnh của cánh đồng chum .mới đây mà đã 30 năm trôi qua .bao kỷ niệm .hồi ức lại ùa vào tâm trí ,vì chính nơi đây tôi đã từng đóng quân .tôi và đồng đọi đã từng nướng sắn trong cái hang mầ mợ viết là lò thiêu ấy .và cũng đã múc nước mưa đọng trong chum để uống .bao cảm xúc đang tràn đầy trong tôi . xin cảm ơn mợ lần nữa
 

enci

Đi bộ
Biển số
OF-62054
Ngày cấp bằng
17/4/10
Số km
7
Động cơ
440,270 Mã lực
Oa, những bức ảnh đẹp dã man! hic hic bao giờ mới đc đến tận nơi chiêm ngưỡng??????. Em chẳng có đkđi đâu cả, toàn ro ró xó nhà hic hic...........................................................
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Biển Hồ, nơi mênh mông nhớ mênh mông.

Biển Hồ Tonle Sap là trái tim của đất nước Campuchia, cũng là nguồn sống của nhiều người dân trên đất nước này. Nối liền với sông Tonle Sap, Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất vùng Đông Nam Á. Vào mùa nước lên, Biển Hồ gần như mở rộng ra gấp đôi diện tích ban đầu. Người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá.



Sông Cửu Long ở Nam Bộ sống theo nhịp thở của Biển Hồ, nên đến nơi này thấy gần gũi và thân quen. Sông Cửu Long mênh mông, Biển Hồ cũng mênh mông. Phù sa nơi này xuôi xuống dòng Cửu Long. Cá nơi này cũng tung tăng bơi lội trên dòng Cửu Long.

Biển Hồ gắn với trái tim của người dân Campuchia, cũng như người dân miền Bắc gắn bó với sông Hồng, người dân miền Nam gắn bó với sông Cửu Long. Khoảng 3 triệu dân Campuchia được hưởng lợi từ những nguồn thủy sản phong phú của Biển Hồ. Nhưng họ vẫn đói nghèo, vẫn vất vả mưu sinh, vẫn dầm mình mưa nắng qua ngày.



Chiếc thuyền chở tôi đi giống chiếc thuyền này. Du khách đến Campuchia thường ghé Biển Hồ.



Người ta đã nói nhiều về những người Việt sống nơi đây. Có khoảng hơn 200.000 người Việt sống bám xung quanh Biển Hồ. Những con người sống trên nhà thuyền hay nhà bè, không giấy tờ tùy thân, biết ít nhiều chữ Việt và tiếng Việt. Sống bằng nghề chài lưới hoặc mua bán vật dụng, nghèo khổ và da diết nhớ quê hương, bằng sự hảo tâm từ nhiều nơi, với sự trợ giúp của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Siem Reap, từ năm 1997 trên Biển Hồ đã mọc lên một ngôi trường nổi dạy chữ cho những trẻ em người Việt, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.




Nhiều đoàn khách du lịch Việt Nam đã ghé qua nơi này, tặng tiền, mì tôm, gạo, xà bông, sách vở… cho các em. Tôi và những người bạn cũng không là ngoại lệ, cũng kệ nệ mua đồ, cũng góp nhau một ít tiền cho các em. Biết chữ Việt có nghĩa là sợi dây liên hệ với quê hương còn đó, để các em còn nhớ rằng mình có một quê hương, dù là xa xôi, chẳng biết đến khi nào có dịp về thăm.


Trường có hai thầy giáo, một già và một trẻ, từ Việt Nam tình nguyện sang Biển Hồ dạy chữ cho con em người Việt. Chỉ vì tấm lòng thiện nguyện, chỉ vì muốn truyền bá văn hóa quê hương. Họ sống chủ yếu nhờ vào lòng hảo tâm và sự đóng góp của bà con người Việt và của những du khách Việt Nam.

Ánh mắt trẻ thơ.



Và cái vẫy tay tạm biệt của các em, hẹn một ngày gặp lại. Tôi vội vàng quay đi, vì sợ nhìn vào những ánh mắt ấy, lòng mình lại chùng xuống, lại rưng rưng. Biển Hồ mênh mông, tình người ở đây cũng mênh mông và chắc hẳn trong lòng người Việt xa xứ, nỗi nhớ quê nhà cũng mênh mông.

 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng.

Có một chuyến công tác Cần Thơ. Một cuộc hội thảo.



Có đến mấy năm rồi không ghé Cần Thơ, nhất là từ ngày xây xong cầu Cần Thơ, tự nhiên lại không muốn về đây nữa. Ngày trước mỗi lần đến Cần Thơ, lại nghe ngọt ngào câu hát «Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến bắc Cần Thơ. Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng, dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương». Nhớ những chuyến phà đêm, ánh đèn chao nghiêng hun hút, mặt sông lấp loáng thẳm sâu. Nhớ tiếng rao lảnh lót vang xa trong đêm. Nhớ cảm giác mát lạnh của gió sông thổi, xóa tan cơn buồn ngủ và những nỗi mệt nhọc đường xa.

Giờ thì không còn những điều ấy nữa. Thay vào đó là chiếc cầu dây văng hiện đại, rút ngắn thời gian về với đất Tây Đô. Biết là hiện đại, tiện lợi cho giao thông, nhưng vẫn thấy hẫng hụt, buồn buồn. Kết luận: mình càng ngày càng hoài cổ mất rồi.



Đường cao tốc cũng hiện đại, mà hiện đại theo kiểu Việt Nam.



Hồi xưa còn nhỏ, hay được Papa cho theo đi trong những chuyến công tác, ngang dọc các tỉnh miền Tây. Những ký ức khi còn nhỏ bao giờ cũng rõ nét hơn, nhớ nhiều hơn. Tôi nhớ những bữa cơm đặc sản miền Tây dọc đường đi, nhớ trái dừa xiêm ngọt lịm của đất Bến Tre, nhớ cái lẩu mắm đầy rau của đất Cần Thơ, nhớ những lần leo núi Thất Sơn, nhớ bãi biển Hà Tiên…

Khi mới có cầu Mỹ Thuận, nhìn chiếc cầu dây văng thấy hay hay, đẹp đẹp. Nhưng bây giờ đi ngang qua cầu Cần Thơ, rồi cầu Rạch Miễu, lại thấy quen quen, nhàm nhàm.

Cần Thơ có gì? Có vài đền chùa nổi tiếng, có bến Ninh Kiều nổi tiếng thơ mộng ngày xưa, giờ là nơi hàng quán sầm uất. Khách sạn nơi tôi ở rất gần bến Ninh Kiều, đi bộ chỉ vài bước chân. Ồn ào hơn, náo nhiệt hơn, hoa lệ hơn, nhưng mất đi vẻ gần gũi thân quen ngày trước. Sau một ngày hội thảo, ngồi thanh thản với bạn bè, nhấm nháp ly sinh tố ngọt lịm bên bờ sông, thấy lòng mình mềm lại, thấy mọi lo toan xa đi tít tắp.

Và Cần Thơ có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài lẩu mắm còn có lẩu vịt nấu chao.



Còn có bánh tằm.



Một buổi sớm thức dậy, đi chợ nổi Cái Răng lúc 5 giờ sáng, để được đón bình minh trên sông. Nhưng hôm nay trời không chiều lòng người cho lắm, trời âm u xám xịt, không chút ánh nắng.

Xuất phát từ bến Ninh Kiều, đi khoảng 30 phút trên sông bằng ghe máy thì đến chợ nổi Cái Răng. Chợ nổi Cái Răng xưa nay nổi tiếng vì bán nhiều loại trái cây đặc sản và lương thực, rau củ. Chợ họp từ sớm, đến 8, 9 giờ sáng là đã vãn. Chợ có nhiều ghe bán cà phê, ghe bán đồ nhậu, ăn sáng… Tóm lại là y như một cái chợ bình thường, chỉ có khác là ở trên sông. Sách vở hay nói, chợ nổi là vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Dòng sông nhộn nhịp tàu thuyền qua lại, dù trời chưa sáng hẳn.



Có cả nhà bè điều tiết giao thông.



Có nhà bè của Petrovietnam bán xăng dầu cho các ghe máy.



Ghe chở đầy trái cây.



Chiếc ghe này bán cà phê, nước ngọt.



Có đủ thứ thực phẩm trên ghe.



Vé số cũng bán trên ghe.



Bán đồ ăn sáng cũng trên ghe.



Người ta sinh sống trên sông.



Xuồng ghe đậu san sát.



Vẫn còn nhịp chèo tay. Vẫn còn nón lá. Nhưng những cô gái đẹp “nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ” thì bây giờ mỏi mắt vẫn không tìm ra nổi. Có người đi cùng đoàn nói vui là các cô gái đẹp miền Tây đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hết rồi. Nghe mà nghẹn đắng cổ họng. Cùng thân phận phụ nữ…



Nhiều du khách phương Tây cũng thích thú với cảnh chợ nổi sáng sớm.



Đời thương hồ lênh đênh sông nước. Chỉ ở miền Tây mới có chữ “thương hồ” để chỉ những người buôn bán trên sông. Đời người gắn với đời sông. Nước sông vẫn chảy xuôi dòng, đời người vẫn trôi qua năm tháng.
 

minhchaustudio

Xe hơi
Biển số
OF-33491
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
122
Động cơ
478,320 Mã lực
Lâu lâu viết nhảm một cái cho vui :P


Đàn ông lãng tử

Do công việc, do đi nhiều nên tôi quen biết nhiều vị đàn ông tự xưng là lãng tử, có vẻ lãng tử và tin mình là lãng tử thứ thiệt.

Thế lãng tử là cái quái gì mà hầu hết đàn ông đều tin rằng mình là kiểu người ấy hay có phẩm chất ấy? Bèn cẩn thận tra cứu từ điển. Từ điển tiếng Việt không có từ “lãng tử”. Hóa ra những người biên soạn từ điển tin chắc rằng dân Việt Nam là… không lãng tử, nên không đưa vào từ điển giải nghĩa.

Quay sang tìm ở từ điển tiếng Hán, thì từ điển giải nghĩa rằng: Lãng tử là kẻ lang thang.

Tôi phản đối cách giải nghĩa của từ điển tiếng Hán. Nói lãng tử là kẻ lang thang thì chưa đủ. Lãng tử còn có nghĩa nhiều hơn thế. Cứ như đôi mắt trần tục của tôi nhìn thấy thì lãng tử xuất hiện ở vào khoảng lứa tuổi từ 20 đến 60, có nghĩa là từ thanh niên mới lớn cho đến các ông ở lứa tuổi gần đất xa trời. Suy ra lãng tử đâu sá gì chuyện tuổi tác, tóc còn xanh hay tóc đã trắng, chỉ cần vui chân là ta lên đường.

Lãng tử có thể làm đủ mọi ngành nghề, từ lĩnh vực kỹ thuật đến văn chương, miễn là kiếm ra tiền. Vì nếu không kiếm ra tiền thì làm sao rong chơi được.

Lãng tử có thể đi ô tô (hoành tráng đắt tiền hay ọp ẹp cũ nát), đi xe máy (mô tô phân khối lớn rất ngầu hay xe máy công chức trang nghiêm đứng đắn kiểu như Dream hay Future). Còn có lãng tử có sở thích khác người là đi xe đạp, kiểu xe thể thao và không hề rẻ. Như vậy, lãng tử nhất định phải có phương tiện đi lại, dù là phương tiện gì đi chăng nữa.

Lãng tử là phải đi nhiều. Đi khắp Việt Nam, xông pha thế giới, lang thang phiêu bạt, ngóc ngách nào cũng đặt chân, xó xỉnh nào cũng mò đến, nơi nào càng hoang vu, càng ít người đặt chân tới, thì lãng tử càng khao khát chinh phục.

Lãng tử không biết đàn thì cũng phải biết hát, dù đa phần là đàn cũng dở mà hát cũng dở nốt. Và thường hay hát bên bàn nhậu, bên bờ suối vắng, bên cánh rừng hoang vu… là những nơi lãng tử hay đặt chân tới. Cũng có vài lãng tử được trời cho cái năng khiếu chơi đàn guitar hay thổi kèn saxophone tuyệt hay, nhưng số này hiếm lắm.

Lãng tử thường biết một ít chuyện văn chương, chuyện lịch sử, chuyện phim ảnh, chuyện chính trị, chuyện thâm cung bí sử. Không nhiều lắm, nhưng cũng đủ xài cho một đời lãng tử và đủ vốn để tiếp chuyện với thiên hạ.

Lãng tử đều biết uống rượu bia, sành ăn, nhưng lại cũng dễ ăn. Vì nhiều khi lang thang mấy ngày trời không có gì bỏ bụng thì món gì cũng xơi tuốt.

Lãng tử đương nhiên phải có vợ con. Tất nhiên cũng có lãng tử bị vợ bỏ, nhưng số này không nhiều. Phải có vợ thì mới có người ở nhà trông coi nhà cửa và con cái khi lãng tử chu du thiên hạ. Thế nên dù đi xa đến mấy, tim có nhiều ngăn đến mấy, lãng tử đương nhiên vẫn dành một ngăn cho vợ con ở nhà.

Lãng tử đương nhiên phải có bồ. Vì nếu không có bồ thì lấy ai đi cùng lãng tử trong một số (hay nhiều số) chuyến đi. Trong khi vợ ở nhà trông con thì bồ sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành hoàn hảo. Nếu bồ đẹp, lãng tử sẽ hầu hạ, chiều chuộng và nâng niu nàng, đồng thời tự hào khoe nàng với những lãng tử khác. Nếu bồ xấu, lãng tử sẽ để nàng chiều chuộng, hầu hạ mình, và nhiều khi tặc lưỡi nghĩ thầm: cứ coi như là một fan hâm mộ.

Lãng tử luôn kè kè máy ảnh bên người, thậm chí nhiều khi hai tay hai súng. Có thể là Canon hay Nikon hàng khủng, vì đây là hai nhãn hiệu phổ thông nhất, dễ mua nhất. Còn nếu dùng một loại máy ảnh khác, kiểu như Leica, thì lại là thuộc đẳng cấp nhiếp ảnh khác, cao hơn một chút. Ảnh của các lãng tử chụp thường khá giống nhau, nhìn như nhân bản vô tính, nhất là khi có nhiều lãng tử đi ngao du cùng một địa điểm.

Lãng tử cũng hay lên mạng. Lên để viết blog, tham gia forum, kể về những chuyến đi và post ảnh hoành tráng, thu hút được một lượng người hâm mộ đông đảo. Viết không hay thì post ảnh để thay lời muốn nói. Nhờ có lượng người hâm mộ đông đảo, thường là giới phụ nữ hay là những anh chàng chưa có điều kiện trở thành lãng tử, mà lãng tử thường đinh ninh mình là dân có số có má trong làng lãng tử.

Thỉnh thoảng lãng tử lại offline. Offline với những lãng tử khác và với những người hâm mộ. Offline để bàn việc đi chơi tiếp tục.

Cứ như thế, ngày qua ngày, lãng tử sống, làm việc và ngao du. Có ai hỏi đến thường cười khà khà nhắc lại câu thơ của Hồ Dzếnh:

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…

Hay ngâm nga câu thơ của Nguyễn Bính:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi.
Ơ hơ , Cô Alice này ... cái cô Alice này ...??? ... Cô ấy biết mình sao ? :-$
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,044
Động cơ
554,857 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Cháu rất tiếc 1 điều là những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 đã không lưu giữ những bức ảnh về chợ nổi Long Xuyên, nằm ở chỗ chợ Long Xuyên và Bắc An Hòa ngày nay. Chợ họp 24/24, đông vui, sầm uất và quy mô lớn hơn rất nhiều chợ Cái Răng ngày nay. Không nhớ đến năm chín mấy gì đó thì dẹp để không ảnh hưởng đến hành trình của phà Bắc An Hòa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top