Đầu Xuân Quý Mão em xin chúc các cụ các mợ an khang thịnh vượng, thật nhiều niềm vui và nhiều thành công ạ!
Nhân có chủ đề này, em xin hỏi các cụ các mợ: Phật giáo nước ta hiện nay đa phần có phải theo trường phái Trúc lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập( viết lại) không ạ.
Em thấy chùa quê em (Vụ bản, Nam định) được chia làm ba phần, hai phía phải trái thờ thần, thánh và cô, gian giữa thờ Phật, vậy chùa được sắp xếp như vậy theo nhánh phái nào ạ?
1/ Phật Giáo Việt Nam (PG_VN) là một trong những nền PG may mắn nhất trên thế giới. Không chỉ được PG truyền thừa vào từ rất sớm (tk 3 sau CN) mà PGVN còn được truyền thừa bởi cả 2 Phái Nam truyền và Bắc truyền. Cả 2 hướng truyền thừa này đều thuộc PG bộ Phái ( PG Bộ phái hình thành sau khi Phật niết bàn ) mà sau này gọi là Bắc Tông & Nam tông
Hiện nay PG nam Truyền được phát triẻn mạnh ở VN. có các hệ phái Nam Tông Khme, Nam Tông Kinh, Và Khất Sỹ.
Đặc điểm là có "đắp y và đi bát"
PG Bắc truyền thì có rất nhiều trải dài từ băcs chí nam. trong đó có 2 dòng truyền thừa chính là
Lâm Tế và Trúc Lâm Yên Tử( do Trúc lâm là phái tổng hòa của tất cả các bộ phái Nam_Bắc vào một, ngay cả các sư dòng Lâm Tế sau này cũng hoằng Pháp cho Thiền phái Trúc Lâm YT( Thièn sư Chân Nguyên). do vậy mợ nghĩ là đa phần PGVN có trong TP Trúc Lâm YT cũng không sao ( ngay cả tôn trượng của Ngài sơ Tổ TLYT cũng tạc ngài đắp Y nam Truyền), Bởi vì Thiền Phái TRúc lâm Yên Tử bao hàm hết PGVN ở trong đó, cả Thiền, Tịnh, Mật đều có.
Nói thêm về TPTLYT.
Vào đầu thế kỷ XIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường dần dần sát nhập thành một.Thiền sư Thường Chiếu có thể được gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường và cũng là gạch nối giữa Phật giáo đời Lý và Phật giáo đời Trần. Phái thiền Trúc Lâm được thành lập vào đời nhà Trần. Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) thành lập phái thiền Trúc Lâm với ý định thống nhất Phật giáo Đại Việt, ngoài ra có thể còn có một số chi phái thiền khác nữa.
phái thiền TrúcLâm bắt nguồn từ truyền thống ở núi Yên Tử, nên người ta thường gọi là Trúc Lâm-Yên Tử. Phái thiền Trúc Lâm chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống Yên Tử như trên, nhất là chịu ảnh hưởng của Thượng sĩ Tuệ Trung. Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo thống nhất đời Trần.
Sau này Phái thiền Trúc Lâm nổi danh với ba vị Tổ đầu tiên là: Trúc Lâm Đầu Đà, Tôn giả Pháp Loa và Tôn giả Huyền Quang,
Vị sơ tổ là Trần Nhân Tông, người không chỉ làm rạng danh Phật Giáo VN thời Trần, và còn là niềm tự hào cho các đời sau. Ngài được suy tôn là Điều Ngự Giác Hoàng, Trúc lâm Đại Sỹ...
Nhị Tổ Pháp Loa, là bặc kỳ tài. Ngài đắc Pháp từ rất trẻ, và rất thạo Mật Tông
Tam Tổ Huyền Quang là Tiến sỹ đương triều, mà xuất gia. sau này đắc Pháp, Giai thoại đươc ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái truyện
Tìm đọc cuốn Thiền sư VN. của HT Thích Thanh Từ
2/ Việc cụ/ mợ nói chùa Quê cụ/mợ Thờ Phật gian giữa, 2 chái 2 bên thờ Thánh (Mẫu) và Cô
Có thể cụ/ mợ nhìn thấy, đó là Khu nhà Tổ hậu viện của Chùa.
Hoặc Chùa Nghèo đơn sơ không đủ chỗ nên phối thờ Tam Bảo với Thánh vào 1.
Cho dù thế nào Chính Điện vẫn phải Thờ Phật, các Thánh được Phối thờ thường để 2 bên, Nếu không đủ chỗ thì để ở dưới( thấp hơn tượng Phật)
Nguyên Nhân có cách Phối thờ này có thể chùa đó thờ Tam Giáo Đồng Nguyên. Hoặc là Phương Tiện để Nhiếp Pháp, nên đưa tín ngưỡng bản địa vào( CHùa Dâu thờ Phật Mẫu)
3/ Do chưa đủ dữ liệu ( ảnh) nên không thể xác định chùa đó theo dòng truyền thừa nào. Nhưng Phối thờ Thánh thi 100% bắc Truyền
Tạm thế đã. có gì ccm guc thêm mà đọc