[Funland] Dịch sách cổ: Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Hiện tại em chưa thấy có vi phạm nào như tố cáo của cụ PI ZIN nên đề xuất vẫn để thớt tồn tại

Tuy nhiên nhắc cụ doctor76 sửa lại một số phần lời tựa ở #1 cho chính xác và kỹ lưỡng hơn để tránh những thắc mắc, hiểu lầm không đáng có. Em trích dưới đây


Muốn tìm hiểu về Lịch sử giai đoạn này, nhất là cuộc sống, địa lý, phong tục, buôn bán, trang phục...lại phải đọc và dịch sách Trung Quốc.
Các nhà sử học Vn hầu như chỉ quan tâm đến vài cuốn sử lớn, chứ ít bỏ công dịch các sách khác,thành ra đôi khi cái nhìn về một giai đoạn Lịch sử có chút phiến diện chăng?
Nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp hầu các cụ ham mê Lịch sử, để tìm hiểu 1 giai đoạn thời Lý, bổ xung những kiến thức chưa tỏ.
Việc tìm hiểu lịch sử một nước, thông qua sử nước khác, là chuyện rất bình thường. Việt Nam là một trong những nước có truyền thống viết sử từ sớm, theo phương pháp khoa học, nên học sinh mới có sử tương đối đầy đủ mà học để biết về đất nước mình. Đại đa số các nước trên thế giới không có may mắn đó, một là đất nước quá lạc hậu không có sử (như hầu hết các nước châu Phi), hai là không có sử biên niên (tức là sử chép ngay tại thời điểm sự việc xảy ra) mà chỉ là do các nhà sử học sống hàng trăm năm sau viết ra (như các dân tộc nói ngôn ngữ Iran và các dân tộc Ả-rập và hầu hết các nước châu Âu đến tận thời cận đại), tức là mức độ hư cấu rất nhiều; ba là dựa vào sử nước khác để tìm hiểu sử nước mình. Trên thế giới, theo em biết chỉ có người Trung Quốc (và phần nào đó là Việt Nam, Triều Tiên) và một hai dân tộc nói ngôn ngữ Giéc-manh là có sử biên niên (nhờ các cụ chuyên ngành sử cho ý kiến thêm) mà mức độ cũng không thể nào chi tiết và khoa học như sử Trung Quốc.

Trung Hoa là nước văn hiến hàng đầu trên thế giới. Lịch sử mà họ viết không phải chỉ được mỗi Việt Nam tham khảo, mà các nước sau đây cũng phải dùng sử Trung Hoa để hiểu thêm về lịch sử của họ:

  • Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ nói một ngôn ngữ Đột Quyết (Turkic) có xuất xứ từ Trung Quốc/Đông Á nên họ coi các dân tộc Đột Quyết cổ đại ở Trung Quốc và Mông Cổ là tổ tiên của họ. Sử Trung Quốc vẫn được sử dụng để giảng dạy ở trường học cho học sinh Thổ Nhĩ Kỳ về lịch sử các đế quốc Turkic mà người Thổ Nhĩ Kỳ coi là tiền thân, từ đế quốc Đột Quyết (Gokturk) cho đến Seljuk) (mức độ chi tiết tất nhiên tùy thời kỳ. Thời Gokturk là hoàn toàn dựa vào sử Trung Quốc).
  • Nga: Nga vẫn phải sử dụng sử Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử của các dân tộc nằm trên đất Nga hiện đại mà trong lịch sử có quan hệ với người Hán. Tiếng Nga là một ngôn ngữ Xla-vơ nhưng về văn hóa và chủng tộc thì người Nga khá gần gũi với các tộc Đột Quyết và Finno-Ugric sống ở lưu vực sông Volga và Xi-bê-ri, mà lịch sử các dân tộc này trước thế kỷ 15 (sau khi Nga thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ) thì phải dựa (một phần) vào sử Trung Quốc mới biết được (tương tự, tiếng Việt thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, nhưng văn hóa của người Việt cổ không có gì chung với người Mon ở Myanmar hay người Khmer ở Campuchia và về chủng tộc, người Việt Nam gần với người nói ngôn ngữ Thái hơn (có lẽ là Đông Thái như Choang, Tày, Nùng, chứ không phải là Tây Thái như Lào, Thái Lan))
  • Bulgari: Người Bulgari có gốc gác từ dân tộc Bulgar ở lưu vực sông Volga, xa hơn nữa là từ vùng Mông Cổ / Kazakhstan, đại khái là một bộ phận của các bộ tộc Hung-nô. Nếu họ muốn tìm hiểu sử của tổ tiên chắc chắn phải thông qua sử Trung Quốc
  • Hungari: Người Hungari tự nhận mình là con cháu người Hung-nô (nên tên nước họ mới có chữ Hun), chắc chắn muốn tìm hiểu sử tổ tiên ở châu Á phải thông qua sử Trung Quốc
  • Mông Cổ và hầu hết, nếu không nói là tất cả các dân tộc Trung Á: Cái này dễ hiểu, vì cho đến tận thời Thành Cát Tư Hãn thì đa phần họ chưa có chữ viết, mà kể cả có chữ viết và có nhà nước thì cũng chưa văn minh được như Trung Quốc để có ghi chép lịch sử của dân tộc của họ ở mức độ chi tiết
  • Ấn Độ: Người Ấn Độ vẫn phải sử dụng ghi chép của nhà sư Đường Huyền Trang và các nhà lữ hành người Trung Quốc đã từng đi đến Ấn Độ / Trung Á để tìm hiểu về lịch sử của đất nước họl
  • Gần như tất cả các dân tộc Đông Nam Á
  • Còn nhiều dân tộc khác em không liệt kê hết được, như Phần Lan, Estonia,....vì họ cũng phần nào có gốc gác từ châu Á / Xi-bê-ri hay một số quốc gia Tây Âu khác đã từng bị các dân tộc châu Á da vàng (người Avar, người Hung-nô, người Mông Cổ) xâm lược.
Một điểm yếu nghiêm trọng của sử Việt Nam là các nhà sử học thời phong kiến đều viết sử bằng chữ Hán, tức là viết bằng tiếng nước ngoài, cho nên việc mô tả rất hạn chế, không thể nào phong phú được như người Trung Quốc viết chữ Hán. Về ngày tháng, sự kiện thì có thể có, nhưng phong tục, tập quán, quần áo, lễ tết, ma chay, hiếu hỉ, hình án, xét xử… và các vấn đề khác của cuộc sống hàng ngày hầu như không có mô tả, hoặc mô tả sơ sài (có lẽ chủ yếu do không biết được mặt chữ để viết), thậm chí đến đầu thời nhà Nguyễn cũng rất sơ sài, chưa nói đến nhà Lê hay Lý, Trần. Ngoài ra, ngành hội họa kém phát triển, nên không rõ vua ngày xưa mặt mũi thế nào, ăn mặc thế nào, chưa nói đến dân thường, dẫn đến những việc như tượng vua Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ ăn mặc hoàn toàn như vua Trung Quốc, hay các bạn trẻ tập cưỡi ngựa bắn cung hiện nay mặc như người Mông Cổ / Bắc Trung Quốc (nếu em không nhầm) và nói đó là võ phục thời nhà Lê.

Chính vì thế, những tác phẩm văn học, hội họa, bút ký…của người nước ngoài (người Trung Quốc cũng như người phương Tây) viết về Việt Nam rất quan trọng để có thể hiểu được cuộc sống người Việt trong quá khứ, điều đó là thực tiễn lịch sử buộc phải chấp nhận. Và tất nhiên, khi đọc những tác phẩm đó, chúng ta cũng phải chấp nhận cách nhìn của các tác giả đó qua lăng kính của họ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Tập 11 ngắn cụ nhỉ :)

11. Vải vóc-Trang phục

Khăn vuông An Nam


Sứ giả của An Nam đến Khâm Châu, quan Thái thú dùng ca kỹ hát múa để đãi tiệc, cũng đem tặng các ca kỹ, người ta đem cho một cái khăn vuông. Khăn vuông mịn như tấm lưới nhỏ nhưng trùm khăm thì dùng gấm. Người Giao Chỉ khi tự mặc y phục, đều để khăn vuông bó kín bên trong người vậy??? [đoạn này người dịch không rõ tác giả mô tả cái khăn gì???]. Tôi cũng không biết cái khăn vuông như mắt lưới này của người An Nam dùng để làm gì?

Ta nghe nói người Man lấy được vải đỏ của Trung Quốc, đều gỡ sợi tơ màu mà tự đan áo, có lẽ khăn vuông này cũng gỡ sợi tơ ấy ra mà làm thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngựa của người Man

Người An Nam hay mua ngựa của người Man, đều có nguồn gốc từ nước Đại Lý. Người La Điện 羅殿, Tự Kỷ 自杞, Đặc Ma 特磨 hàng năm đều đem ngựa lại bán, tất cả đều là những người buôn bán nhỏ từ Đại Lý. Rồi 5 dân tộc phiên là: Long, La, Trương, Thạch, Phương, gọi chung những dân tộc ở Đại Lý đều nuôi ngựa bán, loại ngựa này mõm to, cổ mềm, chân cao, thực là ngựa kém. Chỉ có vùng đất qua Tây Bắc là có ngựa tốt hơn hẳn.

Ngựa của An Nam thì hay chạy nhảy lung tung như phát cuồng, khó mà cưỡi hay mắc vào xe kéo, ngựa này cũng đem phục vụ việc binh được, nhưng nghe lệnh hay ngẩng đầu lên hý. Một hai con ngựa đem kéo xe thường ra nhiều mồ hôi toàn thân, không như ngựa phương Bắc có thể chịu đựng dẻo dai hơn.

Như thình lình vớ được ngựa tốt, chắc chắn là ngựa phương Bắc cường tráng, nếu không phải vậy, thế thì tại sao Tây Vực lại có nhiều chủng ngựa dị thường đến vậy? Ngựa tốt, một con ngựa Trực Hoàng Kim 直黃金 có giá hơn chục lượng vàng, ngoài ra, có thể ngựa này do 1 viên quan ở khê động nào đó mua mà thôi, chứ quan thường cũng không có thể [ nhiều tiền] mà mua được ngựa [Tây Vực]. Người Man cột ngựa vào xe, lại gọi là ngồi ngựa, họ đi lại từ Đại Lý đến An Nam [ mua bán ngựa] hàng vạn dặm, đi nửa bước cũng cưỡi ngựa, còn lạc đà thì chở những hàng hóa nặng, thường đi đường xa rất mệt mỏi. Người Man thà chết chứ không lấy ngựa [ của mình] cho người khác, mỗi người có 1 con ngựa quý của mình, họ coi ngựa là con vật trung thành như người ta không phản quốc, thường nói: ngựa hay giao việc sinh tử cho chủ là vậy chăng.

Nghe nói Nam Chiếu có người Việt đến Thiểm Tây nuôi ngựa sản sinh ra nhiều ngựa tốt, 1 ngày ruổi cả trăm dặm, người đời khen ngựa Việt Đạm là tuấn mã, người Man cũng thường tìm mua để cưỡi loại ngựa này.

Nay nghe nói ở khê động có loại ngựa Nhất Hoàng Đạm Sắc 一黃淡色 [ ngựa có màu vàng nhạt], cao đến hơn 4 xích [ hơn 1,3m], tai lại nhỏ đựng thẳng đứng, mắt to như miệng cái chuông lớn, khi đóng yên cương lại, thân thể nó nổi lên đầy bắp thịt, chỉ cần giật cương, ngựa chợt phóng như bay, nhảy tường vượt hố dễ dàng, dừng lại hý vang. So với ngựa của vua Man cưỡi đến, thì [ ngựa vua Man] kém xa. Các viên quan ở khê động còn lấy hàng trăm lượng vàng mua thuốc chữa bệnh cho ngựa, sau khi vua Man quay lại, chỉ biết khen ngợi thán phục, muốn lấy 200 lượng vàng mua bằng được ngựa mới quay về, quả là đáng đồng tiền vậy. Thường cũng có những nhóm người chuyên làm việc chăm sóc ngựa, họ thường đóng móng ngựa cho các quan ở khê động, làm cho ngựa đi xa không hại đến móng chân. Loại ngựa tôi vừa kể thực tế cũng hiếm gặp, có khi chỉ thấy 10, 11 con trong hàng vạn con [ngựa khác] thôi. Người Giao Chỉ bảo rằng điều gì mong muốn mà đạt được nhanh quá thì [kèm theo đó] cũng có nhiều cái tai hại đấy?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
19. Chuyện Cổ tích

Cột đồng


Tướng nhà Hán là Phục Ba [ tướng quân] Mã Viện bình định Giao Chỉ, dựng cột đồng xác định ranh giới nhà Hán ở cực Nam, thời Đường đổi là An Nam đô hộ phủ, những người Di 夷, người Lão 獠 [ gọi tên các sắc dân thiểu số ở cả TQ và Vn] dựng lên 2 cột đồng ở những chỗ [cũ] của Phục Ba [Mã Viện], lấy những chữ còn rõ ràng [ từ cột đồng cũ] gọi là chữ của Phục Ba, là cột đồng tại An Nam vậy. Đời Đường có Hà Lý Quang 何履光 [ người quận Châu Nhai, nay là Quỳnh Sơn, Hải Khẩu, Hải Nam. Thời Đường Huyền Tông 唐玄宗 và Túc Tông 唐肃宗 lần lượt giữ chức Đô đốc, tức là chức quân trưởng cao cấp ở địa phương, sau được thăng đến Tả Vũ vệ đại tướng quân 左武卫大将军, Lĩnh Nam tiết độ sứ, hàm Nhị phẩm. Giữa năm Thiên Bảo, tức khoảng năm 749, đem 10 đạo quân đi đánh Nam Chiếu, lấy thành An Ninh 安宁城, Diêm Tỉnh 盐井 ở Vân Nam] bình định Nam Chiếu 南詔, cũng dựng lại cột đồng Mã Viện. Xét Nam Chiếu hiện nay là nước Đại Lý, thì cột đồng dựng ở Đại Lý. Lại có đất Chiêm Thành địa hình toàn núi với biển, cột đồng cũng dựng để định giới [ Giao Chỉ-Chiêm Thành], phía Nam có đất Đại Phố大浦 [ người dịch chưa rõ ở đâu] có 5 cột đồng, hình núi như thể hơi nghiêng, phía Tây nhiều hang động còn phía Đông ven núi giáp biển. Đất Đại phố nay ở trong nước Chiêm Thành. Nghe nói biên giới Khâm Châu có động Cổ Sâm 古森峒 [ nay là phía tây bắc Phù Long, cảng Phòng Thành] giáp giới với An Nam, cũng có cột đồng Mã Viện. Người An Nam mỗi khi đi qua dưới chân cột đồng, mỗi người lấy một hòn đá đắp vào, sau thành cái gò lớn. Có thuyết nói, Phục Ba có lời thề rằng: Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt 銅柱折, 交趾滅 [cột đồng gãy, Giao Chỉ diệt vong], người [ An Nam] sợ [cột gãy] nên đắp bồi. Lại có lời đồn rằng, bên trong biên giới Giao Chỉ cũng có nhiều cột đồng, tôi thì chưa thấy cái nào.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Giao Ch

Sách Lễ kí 禮記 viết:

- Phương nam gọi là Man, Điêu Đề [ trán xăm con chim], Giao Chỉ, có người không nấu ăn bằng lửa.

Sách Giao Châu kí 交州記 viết:

- Người Giao Chỉ, xuất phát từ huyện Nam Định 南定縣, xương chân không có đốt, thân mình có lông, nằm thì dựa vào mới ngồi dậy được.

Ta đến Khâm Châu, thấy đàn ông răng đen, đi chân trần, y phục màu đen, tai người, nhìn như con quạ, gọi là chân không có đốt, thân có lông chăng? Có người nói người Đạo Châu 道州 thấp lùn, nay người Đạo Châu cao bảy thước [ 1 thước = 0,23m, vậy là cao 1,6m, không hề lùn], mà người huyện Cung Thành 恭城 thuộc Chiêu Châu 昭州 cách Đạo Châu một bờ ruộng, vùng này chỉ có một hai người lùn, trộm nghĩ người huyện Nam Định giống người huyện Cung Thành vậy. Nếu không phải, há có người mà chân không có đốt mà lại dựa vào nhau được sao? Vùng này bị khí chướng lệ, mới đặt tên ấy [ chứ không phải xương chân không có đốt, người có lông], tôi nghĩ rằng như thế.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
20. Phong tục dân Man

Từ Giao Chỉ cho đến Chiêm Thành, Chân Lạp đều dùng kiệu khiêng bằng đòn trên vai, lấy vải bố làm thành hình như cái túi, sau đó dùng 1 đòn tre dài xỏ qua mà khiêng, phía trên trang trí bằng cái mui đan bằng phên tre, lấy lá cây xếp lên để che, thì đại khái cũng giống như kiệu ở Trung Châu [ TQ] vậy. 2 người khiêng 1 cái đòn tre dài, lại có 2 người nữa đi đốc thúc, tiếng An Nam gọi là Để Nha 抵鴉 [ người dịch chưa rõ nghĩa của Để Nha là gì???]. Sứ giả An Nam mỗi khi sang thường ngồi kiệu rất oai, lại còn sai bọn Để Nha [ khiêng] kèm thêm cả 1 người thiếp của mình theo sau. Phàm khi sứ giả đến Khâm Châu, đều ngồi kiệu mỏng, phía trên [mái] thì quét sơn đen rất bóng, có 2 cái đòn tre ngắn ở mỗi đầu kiệu dành cho 2 người khiêng, mưa nắng đều dùng cả. Ấy là tôi thấy bên An Nam cũng bắt chước Trung Quốc vậy mà thôi. Cũng như bản quốc [ TQ] dùng phu khiêng kiệu thì [ An Nam] có bọn Để Nha.

Phong tục của Giao Chỉ, vào những Tuần đầu tháng ba âm lịch [ nguyên văn là Thượng Tị Nhật 上巳日], cả nam và nữ cùng tụ hội, cùng nhau đi thành từng đoàn, lấy chỉ ngũ sắc kết thành quả cầu, vừa hát vừa ném [cầu cho nhau], gọi là Phi Đà 飛駝 [ nghĩa đen là quả cầu bay], nếu như người nam và người nữ tự thích nhau, người nữ bắt quả cầu người nam ném đến, thì coi như hôn nhân đã định.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
21. Những chuyện kỳ dị

Khâm Châu dưới quyền cai quản của Trần Thừa 陳承, gọi là Vĩnh Thái 永泰, vào năm Hy Ninh 熙寧 thứ 8 [ niên hiệu của Tống Thần Tông, 1075], quân Giao Chỉ vào đánh phá Khâm Châu, bắt giết cầm tù binh lính [ TQ]. Trước tiên, người Giao Chỉ bảo người Khâm Châu rằng:

- Nước chúng ta sắp đánh châu của các ngươi đấy.

[ Người Khâm Châu] bèn báo cho Vĩnh Thái, nhưng [ Thái] không tin. Đến lúc thuyền chiến Giao Châu xâm nhập qua biên giới đánh mạnh quá, Vĩnh Thái vẫn lên thuyền bày rượu ra uống, lại có tin giặc đã vây kín thành, vẫn không quay đầu trông lại. Quân Giao Chỉ vào thành, bắt quan lại đưa đến hành nha [ chỗ quan làm việc], nói:

- Không giết lính tráng bọn mày, chỉ lấy vàng bạc lụa thôi.

Nhưng sau đó lại cướp hết của cải, giết sạch không tha cho ai. Người Khâm Châu đắp tượng voi ở miếu thành hoàng, cúng tế rồi kêu khóc thảm thiết:

- Đại vương hãy chuyển cho trí khôn.

Người dân có ý chê Trần Thừa không có trí tuệ nên mới nói thế. Sau này, những người ngu dốt đều gọi là “Trần Thừa Chế” vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xem chân gà

Người An Nam có món xem chân gà, phép xem này là lấy chân con gà trống nhỏ, thường là 1 cặp chân, sau đó đốt hương cầu cúng rồi xem xét kỹ, lấy xương chân gà làm sạch, dùng sợi dây đay buộc xương vào giữa, lấy khúc tre nhỏ cắm vào chỗ buộc, khiến cho 2 cái xương xoay về với nhau ở đoạn tre, cầm khúc tre cầu cúng múa may liên tục. Xương chân bên trái là Nông 儂, [ tiếng An Nam] Nông là tôi, tao vậy???, xương bên phải là Nhân, Nhân nghĩa là xem đoán sự việc ra sao, lại xem kỹ 2 cái chân gà các mạch máu thế nào, lấy những khúc tre nhỏ dài chừng hơn 1 thốn cắm xuống, hoặc nghiêng hoặc thẳng, hoặc đứng hoặc lệch, căn cứ vào vị trí đứng, nghiêng, thẳng, lệch mà đoán điềm cát hung [ lành dữ]. Phép xem này có 18 cách, đại thể là nếu khúc tre thẳng hoặc đứng hoặc [ các ngón chân gà] dựa vào nhau là có nhiều điềm lành. Các khúc tre vẹo lệch hay các ngón chân gà cách xa nhau thì có nhiều điềm dữ. Cũng có thể dùng trứng gà để bói được, đốt hương cầu cúng, đem sách, mực bày ra, đặt quả trứng lên, lấy 4 cái dây buộc trứng rồi thả vào nồi nấu, vớt ra quan sát màu trứng, nếu màu đen thì nơi ở có biến? nếu màu trắng dày mỏng khác nhau có nghĩa định rằng chủ nhân đang sắp có điềm lành dữ.

Từ thời Hán Vũ [Đế], đã có phép xem chân gà giống như người Việt, nhưng đến nay đã thất truyền, nay chỉ còn trong biên chép mà thôi.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Xem chân gà

Người An Nam có món xem chân gà, phép xem này là lấy chân con gà trống nhỏ, thường là 1 cặp chân, sau đó đốt hương cầu cúng rồi xem xét kỹ, lấy xương chân gà làm sạch, dùng sợi dây đay buộc xương vào giữa, lấy khúc tre nhỏ cắm vào chỗ buộc, khiến cho 2 cái xương xoay về với nhau ở đoạn tre, cầm khúc tre cầu cúng múa may liên tục. Xương chân bên trái là Nông 儂, [ tiếng An Nam] Nông là tôi, tao vậy???, xương bên phải là Nhân, Nhân nghĩa là xem đoán sự việc ra sao, lại xem kỹ 2 cái chân gà các mạch máu thế nào, lấy những khúc tre nhỏ dài chừng hơn 1 thốn cắm xuống, hoặc nghiêng hoặc thẳng, hoặc đứng hoặc lệch, căn cứ vào vị trí đứng, nghiêng, thẳng, lệch mà đoán điềm cát hung [ lành dữ]. Phép xem này có 18 cách, đại thể là nếu khúc tre thẳng hoặc đứng hoặc [ các ngón chân gà] dựa vào nhau là có nhiều điềm lành. Các khúc tre vẹo lệch hay các ngón chân gà cách xa nhau thì có nhiều điềm dữ. Cũng có thể dùng trứng gà để bói được, đốt hương cầu cúng, đem sách, mực bày ra, đặt quả trứng lên, lấy 4 cái dây buộc trứng rồi thả vào nồi nấu, vớt ra quan sát màu trứng, nếu màu đen thì nơi ở có biến? nếu màu trắng dày mỏng khác nhau có nghĩa định rằng chủ nhân đang sắp có điềm lành dữ.

Từ thời Hán Vũ [Đế], đã có phép xem chân gà giống như người Việt, nhưng đến nay đã thất truyền, nay chỉ còn trong biên chép mà thôi.
Hay quá. Cụ dịch xong cho in đi. Em mà thấy ở nhà sách thế nào cũng mua.
 

legend7seas

Xe tải
Biển số
OF-709609
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
219
Động cơ
76,862 Mã lực
21. Những chuyện kỳ dị

Khâm Châu dưới quyền cai quản của Trần Thừa 陳承, gọi là Vĩnh Thái 永泰, vào năm Hy Ninh 熙寧 thứ 8 [ niên hiệu của Tống Thần Tông, 1075], quân Giao Chỉ vào đánh phá Khâm Châu, bắt giết cầm tù binh lính [ TQ]. Trước tiên, người Giao Chỉ bảo người Khâm Châu rằng:

- Nước chúng ta sắp đánh châu của các ngươi đấy.

[ Người Khâm Châu] bèn báo cho Vĩnh Thái, nhưng [ Thái] không tin. Đến lúc thuyền chiến Giao Châu xâm nhập qua biên giới đánh mạnh quá, Vĩnh Thái vẫn lên thuyền bày rượu ra uống, lại có tin giặc đã vây kín thành, vẫn không quay đầu trông lại. Quân Giao Chỉ vào thành, bắt quan lại đưa đến hành nha [ chỗ quan làm việc], nói:

- Không giết lính tráng bọn mày, chỉ lấy vàng bạc lụa thôi.

Nhưng sau đó lại cướp hết của cải, giết sạch không tha cho ai. Người Khâm Châu đắp tượng voi ở miếu thành hoàng, cúng tế rồi kêu khóc thảm thiết:

- Đại vương hãy chuyển cho trí khôn.

Người dân có ý chê Trần Thừa không có trí tuệ nên mới nói thế. Sau này, những người ngu dốt đều gọi là “Trần Thừa Chế” vậy.
Hình như Khâm Châu là binh tướng giữ thành tử thủ đến cùng gần 2 tháng nên khi vỡ thành mới bị quân ta đồ sát toàn bộ. Có trách thì trách nhà Tống tích trữ lương thảo gần biên giới trước làm gì không biết. Chắc cùng suy nghĩ với các bạn bồ câu yêu hoà bình ngày nay là đất nhà tao tao thích làm gì thì làm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xem bói bằng cỏ mao [ nguyên tác: mao bốc 茅卜]

Người An Nam còn có phép xem bói bằng cỏ mao, những người chuyên xem bói kiểu này bẻ 1 nhành cỏ, cầm lấy để xem bằng tay phải, đo từ khuỷu tay đến đầu ngón tay giữa [ của người muốn xem bói], trao lại cho người xem bói, cầm nhánh cỏ cầu cúng, sau đó gập nhánh cỏ lại, thầy bói bèn nói:

- Phụng xin Mao Tướng Quân 茅將軍 [ tướng quân cỏ], Mao tiểu nương 茅小娘, trên biết phép trời, dưới biết địa lý …v/v.

Cuối cùng lại cầu cúng xem gia chủ muốn biết việc gì, miệng cầu đảo, tay thì ngắt cỏ, ngắt dần từ giữa đến đuôi ngọn cỏ, lại từ phần giữa đến đầu ngọn cỏ, cho đến khi còn 4 đoạn, nếu dư ra 1 đoạn, nếu dư ra 2 đoạn là có chuyện bi thương, dư 3 đoạn là có chuyện liên quan đến bệnh tật, dư 4 là có chuyện tốt lành. [ Gọi là quẻ] Liệu giả Tước dã 料者雀也 [đây là quẻ bói dựa theo Kinh Dịch, gần như quẻ số 14] như những người đi xem bói, buổi sáng sớm gặp [ chim sẻ], nếu người ta đang đi trên đường, đúng vào lúc chim sẻ rời tổ, giữa ngày gặp, chắc là người đi đường đang có chí lớn? lúc buổi tối chim đang về tổ, thường là buổi chiều muộn, lúc chim về tổ mà nó không về. Nghe tiếng kêu như đau thương, có thể là có mèo rình rập, thì quẻ này đại cát, trăm sự đều hân hoan hòa hợp. [ Đây là ngôn ngữ xem bói theo Kinh Dịch, nên rất khó dịch cho sát nghĩa, đại khái dựa theo những lời này để suy đoán, luận quẻ, người dịch cố gắng diễn tả để dễ hiểu].

Quẻ: Tật giả hắc diện miêu dã 疾者黑面貓也 [Mèo đen là điềm xấu mang lại bệnh tật], quẻ này không tốt lành, công việc hiện tại không hòa hợp. Công việc sau này bị đình trệ, phàm mọi việc đều đình trệ.

Nếu đầu ngọn cỏ dư ra 2: gọi là Liệu Quán Thương 料貫傷 [ quẻ này thương tật nối tiếp nhau].

Nếu đầu ngọn cỏ dư ra 3: gọi là Liệu Quán Tật 料貫疾 [ quẻ này chủ về bệnh tật].

Nói chung người ta dựa vào số dư để đoán vậy. Nhưng người An Nam xem bói thường cực kỳ linh nghiệm, đặc biệt là xem các khúc cỏ vào khoảng giờ Thìn [ 9-10 giờ sáng], phân biệt cả ngũ hành, nói rõ mọi chuyện, đại để thì cũng không vượt quá 4 số dư [ ngọn cỏ]. Nói quanh 4 số dư mà có đầy đủ các điềm cát hung, lại còn biết được công danh sự nghiệp, công việc.

Đang lúc xem bói mà có người đến, tức thì xem 1 quẻ đặc biệt, gọi là “người ngoài làm đứt đoạn quẻ” [ Ngoại nhân đạp đoạn quái hỹ 外人踏斷卦矣], lúc này những ngọn cỏ dư ra sẽ xem bói theo quẻ này, tức là quẻ “Dịch” 易, quẻ này ứng với quẻ “Thiệt” như trong bói cỏ thi. Tôi từng hỏi thẳng thầy bói, nay ghi lại cho đủ.

Phép bói cỏ thi được dùng thay thế hoặc bổ sung cho phép bói Giáp Cốt [ mai rùa]. Cách lập quẻ Dịch bằng cỏ thi: lấy 50 cọng cỏ thi hoặc 50 que nhỏ, quy ước các ngón bàn tay trái là ngón [trỏ] số 1, ngón giữa số 2, ngón [áp út] số 3 và ngón [út] số 4. Thao tác ba lần mới được một Hào, mất 18 lần mới được một Quẻ bói.

Gieo Hào sơ:

Lần thứ nhất:

Trả một cọng cỏ vào hộp [hộp dùng để đựng các cọng cỏ bói], chỉ dùng 49 cọng để bói vậy. Chia thành 2 phần bất kỳ, đặt mỗi phần vào một cái khay, gọi Tả là phần bên trái, Hữu là phần bên phải

Lấy một cọng cỏ ở phần Tả kẹp vào kẽ ngón 3 và ngón 4 tay trái.

Tay phải tách phần Hữu thành từng đợt 4 cọng, sao cho số cọng dư còn lại là ít hơn hoặc bằng 4. Lấy số cọng dư đó kẹp vào kẽ ngón 2 và ngón 3 tay trái.

Tay phải tách phần Tả thành từng đợt 4 cọng như trên rồi kẹp số cọng dư ít hơn hoặc bằng 4 vào kẽ ngón 1 và 2 tay trái.

Tổng các cọng trên bàn tay trái là 5 hoặc 9 [9 sẽ được xem là 2, 5 sẽ được xem là 3]. Để số que [5 hoặc 9] này qua một bên. Đó là kết quả lần 1.

Lần thứ 2

Bó cọng còn lại sẽ là 44 hoặc 40 [do 49 quẻ trừ đi kết quả lần 1 là 5 hoặc 9]. Lại chia thành hai mớ bất kỳ Tả và Hữu. Tiếp tục làm như ở lần 1. Tổng các que trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc 4 [8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3]. Để số cọng cỏ [8 hoặc 4] này qua một bên. Đó là kết quả lần 2.

Lần thứ 3

Số cọng cỏ còn lại đại để là 32 hoặc 36 hoặc 40 [ 44 và 40 trừ kết quả lần 2 là 4 hoặc 8]. Lại đem chia đại làm hai phần bất kỳ Tả và Hữu, rồi tiếp tục tách ra từng đợt như các lần trên. Sau đó tổng các cọng trên bàn tay trái sẽ là 8 hoặc 4 [8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3]. Để số cọng [8 hoặc 4] này qua một bên. Đó là kết quả lần thứ 3.

Gộp cộng 3 kết quả trên với nhau được một Hào. Dựa theo con số để phán Hào như Hào Động [ tức là Lão Dương, Lão Âm có số 9, 6] hay Hào Tĩnh [ Thiếu Dương, Thiếu Âm tức là số 7, 8].

Gieo các Hào tiếp theo cũng đại để như vậy. Sau đó thầy bói sẽ căn cứ vào Kinh Dịch để đoán vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tác giả tỏ ra là người rất am tường về lý số, Kinh Dịch, bói toán, nên trong nguyên tác có nhiều từ khó hiểu vì chuyên về nguyên tắc bốc, gieo quẻ.
Bản thân em cũng rất am tường Kinh Dịch , Tử vi, Lý Số....đã xem cho chính bản thân mình chính xác, nhưng mà không sao tránh được. Hehehe.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Phép bói này chỉ nuôi béo mấy ông thầy, 75% sẽ rơi các trường hợp xui xẻo cần thầy giải hạn (dư 1,2,3 đoạn).

Nghề Cờ bạc bịp xứ ta có nguồn gốc cũng lâu bền gớm :D

Xem bói bằng cỏ mao [ nguyên tác: mao bốc 茅卜]

Người An Nam còn có phép xem bói bằng cỏ mao, những người chuyên xem bói kiểu này bẻ 1 nhành cỏ, cầm lấy để xem bằng tay phải, đo từ khuỷu tay đến đầu ngón tay giữa [ của người muốn xem bói], trao lại cho người xem bói, cầm nhánh cỏ cầu cúng, sau đó gập nhánh cỏ lại, thầy bói bèn nói:

- Phụng xin Mao Tướng Quân 茅將軍 [ tướng quân cỏ], Mao tiểu nương 茅小娘, trên biết phép trời, dưới biết địa lý …v/v.

Cuối cùng lại cầu cúng xem gia chủ muốn biết việc gì, miệng cầu đảo, tay thì ngắt cỏ, ngắt dần từ giữa đến đuôi ngọn cỏ, lại từ phần giữa đến đầu ngọn cỏ, cho đến khi còn 4 đoạn, nếu dư ra 1 đoạn, nếu dư ra 2 đoạn là có chuyện bi thương, dư 3 đoạn là có chuyện liên quan đến bệnh tật, dư 4 là có chuyện tốt lành. [ Gọi là quẻ] Liệu giả Tước dã 料者雀也 [đây là quẻ bói dựa theo Kinh Dịch, gần như quẻ số 14] như những người đi xem bói, buổi sáng sớm gặp [ chim sẻ], nếu người ta đang đi trên đường, đúng vào lúc chim sẻ rời tổ, giữa ngày gặp, chắc là người đi đường đang có chí lớn? lúc buổi tối chim đang về tổ, thường là buổi chiều muộn, lúc chim về tổ mà nó không về. Nghe tiếng kêu như đau thương, có thể là có mèo rình rập, thì quẻ này đại cát, trăm sự đều hân hoan hòa hợp. [ Đây là ngôn ngữ xem bói theo Kinh Dịch, nên rất khó dịch cho sát nghĩa, đại khái dựa theo những lời này để suy đoán, luận quẻ, người dịch cố gắng diễn tả để dễ hiểu].

Quẻ: Tật giả hắc diện miêu dã 疾者黑面貓也 [Mèo đen là điềm xấu mang lại bệnh tật], quẻ này không tốt lành, công việc hiện tại không hòa hợp. Công việc sau này bị đình trệ, phàm mọi việc đều đình trệ.

Nếu đầu ngọn cỏ dư ra 2: gọi là Liệu Quán Thương 料貫傷 [ quẻ này thương tật nối tiếp nhau].

Nếu đầu ngọn cỏ dư ra 3: gọi là Liệu Quán Tật 料貫疾 [ quẻ này chủ về bệnh tật].

Nói chung người ta dựa vào số dư để đoán vậy. Nhưng người An Nam xem bói thường cực kỳ linh nghiệm, đặc biệt là xem các khúc cỏ vào khoảng giờ Thìn [ 9-10 giờ sáng], phân biệt cả ngũ hành, nói rõ mọi chuyện, đại để thì cũng không vượt quá 4 số dư [ ngọn cỏ]. Nói quanh 4 số dư mà có đầy đủ các điềm cát hung, lại còn biết được công danh sự nghiệp, công việc.

Đang lúc xem bói mà có người đến, tức thì xem 1 quẻ đặc biệt, gọi là “người ngoài làm đứt đoạn quẻ” [ Ngoại nhân đạp đoạn quái hỹ 外人踏斷卦矣], lúc này những ngọn cỏ dư ra sẽ xem bói theo quẻ này, tức là quẻ “Dịch” 易, quẻ này ứng với quẻ “Thiệt” như trong bói cỏ thi. Tôi từng hỏi thẳng thầy bói, nay ghi lại cho đủ.

Phép bói cỏ thi được dùng thay thế hoặc bổ sung cho phép bói Giáp Cốt [ mai rùa]. Cách lập quẻ Dịch bằng cỏ thi: lấy 50 cọng cỏ thi hoặc 50 que nhỏ, quy ước các ngón bàn tay trái là ngón [trỏ] số 1, ngón giữa số 2, ngón [áp út] số 3 và ngón [út] số 4. Thao tác ba lần mới được một Hào, mất 18 lần mới được một Quẻ bói.

Gieo Hào sơ:

Lần thứ nhất:

Trả một cọng cỏ vào hộp [hộp dùng để đựng các cọng cỏ bói], chỉ dùng 49 cọng để bói vậy. Chia thành 2 phần bất kỳ, đặt mỗi phần vào một cái khay, gọi Tả là phần bên trái, Hữu là phần bên phải

Lấy một cọng cỏ ở phần Tả kẹp vào kẽ ngón 3 và ngón 4 tay trái.

Tay phải tách phần Hữu thành từng đợt 4 cọng, sao cho số cọng dư còn lại là ít hơn hoặc bằng 4. Lấy số cọng dư đó kẹp vào kẽ ngón 2 và ngón 3 tay trái.

Tay phải tách phần Tả thành từng đợt 4 cọng như trên rồi kẹp số cọng dư ít hơn hoặc bằng 4 vào kẽ ngón 1 và 2 tay trái.

Tổng các cọng trên bàn tay trái là 5 hoặc 9 [9 sẽ được xem là 2, 5 sẽ được xem là 3]. Để số que [5 hoặc 9] này qua một bên. Đó là kết quả lần 1.

Lần thứ 2

Bó cọng còn lại sẽ là 44 hoặc 40 [do 49 quẻ trừ đi kết quả lần 1 là 5 hoặc 9]. Lại chia thành hai mớ bất kỳ Tả và Hữu. Tiếp tục làm như ở lần 1. Tổng các que trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc 4 [8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3]. Để số cọng cỏ [8 hoặc 4] này qua một bên. Đó là kết quả lần 2.

Lần thứ 3

Số cọng cỏ còn lại đại để là 32 hoặc 36 hoặc 40 [ 44 và 40 trừ kết quả lần 2 là 4 hoặc 8]. Lại đem chia đại làm hai phần bất kỳ Tả và Hữu, rồi tiếp tục tách ra từng đợt như các lần trên. Sau đó tổng các cọng trên bàn tay trái sẽ là 8 hoặc 4 [8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3]. Để số cọng [8 hoặc 4] này qua một bên. Đó là kết quả lần thứ 3.

Gộp cộng 3 kết quả trên với nhau được một Hào. Dựa theo con số để phán Hào như Hào Động [ tức là Lão Dương, Lão Âm có số 9, 6] hay Hào Tĩnh [ Thiếu Dương, Thiếu Âm tức là số 7, 8].

Gieo các Hào tiếp theo cũng đại để như vậy. Sau đó thầy bói sẽ căn cứ vào Kinh Dịch để đoán vậy.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,579
Động cơ
201,953 Mã lực
Tuổi
49
Món ăn kỳ l

Người dân ở Lưỡng Quảng cùng với dân các khê động, Giao Chỉ, không cần biết là Chim, Thú, Rắn, hay Côn trùng, không con gì là không ăn. Thực là những món ăn kỳ dị, có món thì ngon có món thì kinh tởm. Trên núi có con ba ba, trong rừng tre trúc có con chuột [con dúi], chim Thương quát 鶬鸛 [ loại chim giống như hạc, mỏ và cánh rất dài, từ cổ trở lên màu trắng, phần lông cánh còn lại màu tro hoặc tro thẫm, chung quanh mắt màu đỏ] cũng đem nấu ăn. Môi cá tầm ngư còn đang sống cũng xẻo ra ăn, nghe nói là kể cả cá thần [ 魚魂 ngư hồn] cũng chén hết. Càng những món kì quái lại cho là món trân quý. Đi đường gặp rắn tất là đuổi bắt, không cần biết dài ngắn ra sao, gặp chuột cũng bắt, không phân biệt to nhỏ, đến con dơi bẩn là thế [cũng ăn], rồi con tắn kè nhìn đáng sợ, châu chấu, côn trùng còn sống, đều bắt đem quay, rán, hay nướng lên mà ăn. Lại đi phá bắt tổ ong lấy mật rồi ấu trùng đem nướng ăn, nhộng tằm nhìn ngọ ngoạy phát tởm, cũng đem rang lên uống rượu hay ăn. Trứng của các loại châu chấu cào cào, từ [trứng] con trăn cho đến trứng chim, đều đem ướp muối mà ăn, ngon ngọt bổ béo gì những thức ăn kì quái đó vậy? Thậm chí còn ăn cả phân trong ruột non con dê [ món nậm pịa rùng rợn], làm ra một món canh hỗn tạp không sạch sẽ chút nào, gọi là Thanh Canh青羹, món này đem đãi tân khách mới coi là thực tâm, khách mà có khả năng ăn được thì rất vui vẻ, nếu khách không dám ăn thì cho là sợ mà khinh thường chủ nhà, bất biết khách có văn hóa ăn uống thế nào, thành ra cứ ai không thích ăn món gì chủ nhà thết đãi là bị coi là xấu xa vậy sao? Cứ thử mời khách cá muối, thịt chim oanh ca 鶯哥 hay thịt chim Khổng tước 孔雀 xem có vậy không?
Em đọc đoạn này thấy sinh động quá 😂
 

Zdinad

Xe máy
Biển số
OF-764306
Ngày cấp bằng
12/3/21
Số km
97
Động cơ
43,216 Mã lực
Tuổi
33
Các nước phía Tây, đại khái người ta quen gọi là Tây Thiên, thực ra có hàng trăm nước, mà cái tên nổi tiếng nhất là Vương Xá Thành 王舍城, Thiên Trúc, nằm ở miền trung Ấn Độ 中印度, nơi mà Phật sinh ra, thì cái tên từ xưa đã quan trọng vậy. Nghe nói ở vùng đất phía Đông, có sông Hắc Thủy 黑水, Ứ Hà 淤河, Đại Hải 大海, từ đất Việt chảy về phía Đông, đến Tây Vực 西域, Thổ Phồn, Đại Lý, rồi đến biên giới Giao Chỉ.

Phía Nam Giao Chỉ có một ngọn núi gọi là Bả Lưu 播流 [ người dịch chưa biết ở đâu] chu vi vài trăm dặm, giống như cái vòng tròn sắt lớn, không thể leo lên được, ở giữa lại có ruộng, duy nhất chỉ có 1 cái hang có thể đi vào, có một giống người cư trú, người Giao Chỉ cũng không có quan nào cai trị [ giống người này], tên là [người] Tam Phục Đà 三伏馱. An Nam thường muốn diệt hết những người này, nhưng vì họ cư trú ở chỗ hiểm trở, không có cách nào thâm nhập. Người Tam Phục Đà tự nói rằng:

- Tuy An Nam có binh mạnh, chúng tôi có đủ lương thực ăn.

Có lẽ muốn nói với An Nam rằng họ không thể bị tiêu diệt.
播流 chắc là Hoành Sơn, vùng đất giữa bao quanh bởi núi và chỉ có một cổng vào khả năng là vùng đồng bằng của Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, được bao quanh bởi Hoành Sơn, Trường Sơn kéo đến Bạch Mã. Tam Quốc (三伏驮国 chứ không phải 三伏馱) ở đây khả năng là Lâm Ấp + Nhật Nam (Chăm Pa) và Phù Nam. Ba quốc gia này thời trước Tống cũng tự hào về giống lúa Chiêm (Chiêm Thành) của mình, hồi đó trung quốc và Giao Chỉ chỉ có lúa mùa thôi. Sau này do Việt Nam o ép, giống lúa chiêm mới được cống nạp cho nhà Tống (với mong muốn liên minh kẹp chết bọn Việt) - một yếu tố gíup cho nhà Tống và trung quốc bùng nổ dân số và sau này đi xâm chiếm các nước khác.

Imperial_Encyclopaedia_-_Borders_-_pic159_-_三伏馱國.png

三伏驮国 - ở đây khả năng là Lâm Ấp + Nhật Nam (Chăm Pa) và Phù Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phép bói này chỉ nuôi béo mấy ông thầy, 75% sẽ rơi các trường hợp xui xẻo cần thầy giải hạn (dư 1,2,3 đoạn).

Nghề Cờ bạc bịp xứ ta có nguồn gốc cũng lâu bền gớm :D
Hóa ra nghề thầy bói có Lịch sử lâu ác đấy cụ, cũng chả khác bây giờ mấy, nhất là món xem chân gà, hehe
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,809
Động cơ
298,196 Mã lực
phê quá cụ đốc ơi. như sống lại thời đó
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hôn nhân

An Nam là xứ nóng, hình như không hợp với nam giới? [ không rõ tác giả căn cứ vào đâu mà nói vậy?], nhưng đặc biệt hợp với phái nữ. Mặt trời cứ chiếu sáng hừng hực thế thì tất có hại, nhưng tất nhiên cái gì cũng có 2 mặt lợi hại tương ứng. Tôi đã quan sát rất kỹ con gái [ An Nam], thấy hình như xứ này con gái nồng nàn hơn! Con trai [ An Nam] thân hình nhỏ hơn [ con gái], nhan sắc cũng kém hơn; những cô gái đã có chồng thường búi tóc gọn, cơ thể đẫy đà hơn, rồi chân tay cũng đen, nhưng người tròn lẳn, nghe nói nếu có 1 đứa con thì người nữ rất đẹp? lại cũng ít bệnh thừa sức. Từ thành thị đến khắp nơi, phụ nữ An Nam thường hay đi buôn bán nhỏ kiếm lời. Đàn ông đi buôn hay đi làm ăn xa, cũng đem theo vợ. Tôi rất khâm phục phụ nữ An Nam, dù cho một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng phụ nữ khá ham làm, các bà vợ đều tự đi buôn hay dựa vào các trục đường lớn ở phố chợ kiếm sống, được tiền về lại đưa cho chồng. Khi lấy chồng rồi thì người phụ nữ thường được gọi theo tên chồng, gọi tên mình thì không trả lời nữa? Có những ông chồng, hết ngày là ôm gối đi chơi, không đem theo con cái nhưng giấu tiền vào tay áo [ đi đánh bạc]. Thường thì khi con cái đã lấy chồng lấy vợ, bố mẹ sẽ làm cho 1 ngôi nhà lợp bằng cỏ tranh cho ở riêng. Tình nghĩa vợ chồng cũng khá gắn bó [ không như TQ].
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top