E tìm trên mạng thì có cái trang này em đọc cũng lâu lâu rồi - ... nói thật em cũng chạ hiểu hết đcThớt này nhiều kiến thức bổ ích quá! có cụ nào biết về khái niệm Hyperfocal distance và đặc biệt là cách xác định nhanh nó cho từng loại lens và từng độ mở f không? chia sẻ với e với ạ.
Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao.
Ảnh bên trái ngoài cùng lấy nét vào tiền cảnh. Những chiếc lá rất nét nhưng nền phía sau lại mờ. Ảnh giữa lấy nét vào hậu cảnh. Đám cây phía sau rất nét nhưng những chiếc lá lại mờ. Ảnh cuối lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự giúp độ sâu trường ảnh đạt giá trị cực đại. Ảnh: Blogspot.
Khi bạn lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, ảnh thu được sẽ tạm coi là rõ nét từ vô cực cho đến một khoảng cách nào đó trước ống kính. Khoảng không rõ nét trước ống kính lúc này được gọi là khoảng vượt tiêu cự (tạm dịch từ "Hyperfocal distance").
Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao. Khi ống kính lấy nét vào đúng giới hạn ngoài cùng của khoảng vượt tiêu cự, ảnh sẽ nét từ điểm chính giữa khoảng vượt tiêu cự cho đến vô cực. Lúc này, độ sâu trường ảnh (DOF) đạt giá trị cực đại. Kỹ thuật lấy nét theo khoảng vượt tiêu cự sử dụng khi chụp hình trong đó có nhiều chủ đề đòi hỏi rõ nét từ khoảng cách gần nhất đến xa nhất, như chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc...
Sơ đồ mô tả khoảng vượt tiêu cự và vùng lấy nét đạt được khi lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự.
Ảnh: Nikonian.
Khoảng vượt tiêu cự phụ thuộc nhiều vào thiết lập tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Với các ống góc rộng, khoảng này khá ngắn khi đặt giá trị khẩu độ lớn (khép khẩu càng sâu). Chẳng hạn, khoảng vượt tiêu cự của một ống 35mm f/16 gắn trên máy phim 35mm chỉ tầm 2,4m. Mọi vật thể ở khoảng cách 1,2m so với ống kính cho đến vô cực sẽ được coi là sắc nét nếu lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự (2,4m). Các ống tiêu cự dài rất hiếm khi được sử dụng để chụp một vùng ảnh lớn do nhược điểm về góc bao quát hẹp cũng như độ dài của khoảng vượt tiêu cự quá lớn. Khi lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, các vật thể ở gần sẽ mờ tịt. Ngược lại, khi cố lấy nét vào các vật ở gần, phần hậu cảnh phía sau sẽ mất hết chi tiết.
Khoảng vượt tiêu cự chỉ mang tính chất tương đối ngay cả khi cố định tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Điều này có thể lý giải là do khái niệm "độ sắc nét" không hoàn toàn đồng nhất trên mọi khoảng cách so với người chụp. Với kỹ thuật lấy nét hyperfocal, các điểm nằm ở chính giữa vùng vượt tiêu cự và ở vô cực có độ nét kém nhất. Khi phóng to những khu vực ảnh này, những chấm mờ (circle of confusion) cũng sẽ lớn dần lên, khiến khái niệm "sắc nét" không còn đúng nữa. Nói cách khác, khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước bản in. Chẳng hạn, với ống kính Nikon 24mm thiết lập f/16, khoảng vượt tiêu cự trên bản in kích thước 25cm và 40cm sẽ lần lượt là 1,1m và 1,8m. Tóm lại, khoảng vượt tiêu cự phải tăng lên khi bạn muốn in một bức ảnh lớn hơn.
Khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước cảm biến hoặc phim máy ảnh. Kích thước cảm biến khác nhau dẫn đến vùng ảnh thu được cũng có sự sai khác. Cảm biến nhỏ hơn kích thước full frame sẽ phải chịu thêm hiệu ứng cắt cúp (hay còn gọi là hệ số nhân tiêu cự) có tác dụng gần giống như việc phóng to phần trung tâm bức ảnh chụp bởi máy phim chuẩn 35mm. Điều này khiến kích thước các chấm mờ tăng lên tương tự như trường hợp ở trên. Do đó, khoảng vượt tiêu cự tăng tỷ lệ nghịch với kích thước cảm biến. Chẳng hạn, ống kính Nikon 50mm thiết lập f/16 trên thân máy D3 sẽ cho hyperfocal distance vào khoảng 4,8m. Khi sử dụng trên D300 (crop factor 1,5x), con số này sẽ là 7,3m.
Ống kính đời cũ. Ảnh: DOFMaster.
Hầu như không thể xác định được khoảng vượt tiêu cự khi nhìn qua kính ngắm hoặc màn hình trong chế độ chờ, vì lúc ấy ống kính mở khẩu cực đại để lượng ánh sáng đi vào là nhiều nhất. Việc áng chừng khoảng vượt tiêu cự khi nhấn nút xem trước độ sâu trường ảnh (DOF Preview) cũng rất khó vì ống kính khép khẩu sâu khiến ảnh rất tối và khó phân biệt vùng giao mờ - nét trên khung ngắm. Với những người mới bắt đầu, một số tài liệu hướng dẫn lấy nét vào các vật nằm ở gần và khép khẩu lại thật sâu. Khi đó, vùng không gian từ giữa khoảng vượt tiêu cự đến vô cực sẽ hiện ra khá rõ nét trên ảnh. Cách này có ưu điểm là đơn giản nhưng lại mang tính tương đối cao và gây nhiều bối rối cho những người mới cầm máy.
Một số ống kính đời cũ được trang bị đồng thời cả thước đo khoảng cách và thước ước lượng độ sâu trường ảnh (thước DOF). Người sử dụng sẽ dễ dàng xác định khoảng vượt tiêu cự nhờ rãnh Focus Index nằm chính giữa thước ước lượng độ sâu trường ảnh. Chẳng hạn, hình trên cho thấy ống kính đang được đặt ở khẩu độ f/16 (đánh dấu bằng số 16 màu xanh lơ). Điều chỉnh thước đo khoảng cách sao cho ký hiệu vô cực nằm thẳng hàng với vạch màu xanh lơ tương ứng nằm trên thước DOF. Có thể nhận thấy, độ sâu trường ảnh kéo dài từ 9 feet đến vô cực. Vạch Focus Index màu trắng nằm chính giữa thước DOF cho thấy khoảng vượt tiêu cự là 18 feet. Khi thiết lập ở các giá trị khẩu độ khác, ta tìm đến màu ứng với giá trị khẩu độ đó trên thước DOF và suy ra hyperfocal distance với cách làm tương tự trên.
Bảng tra cứu khoảng vượt tiêu cự trên một số tiêu cự ống kính thông dụng. Ảnh: Nikonian.
Nếu ống kính không được trang bị thước DOF, có thể tự tìm khoảng vượt tiêu cự bằng cách tính toán dựa vào công thức, tra bảng hoặc áng chừng dựa trên kinh nghiệm bản thân. Có thể chụp trước một bức ảnh với điểm lấy nét ở vô cực, từ đó suy ra khoảng vượt tiêu cự nằm ở ranh giới giữa vùng ảnh nét và mờ trên ảnh.
Cần chú ý đến khoảng vượt tiêu cự trong những bức ảnh phong cảnh rộng lớn.
Ảnh: Digital Photography School.
Mọi vật thể tính từ điểm chính giữa khoảng lấy nét đến vô cực sẽ thuộc DOF kể cả khi ống kính lấy nét vào điểm đằng sau khoảng vượt tiêu cự. Điều này đồng nghĩa với việc có thể lấy nét thoải mái vào sau khoảng vượt tiêu cự mà ảnh vẫn nét khá đều. Tuy nhiên, khi đó DOF sẽ thu hẹp lại. Chẳng hạn, khi khép khẩu f/8, hyperfocal distance sẽ đạt 12 feet. Vùng ảnh nét sẽ trải từ 6 feet đến vô cực. Nếu bạn lấy nét vào điểm cách ống kính 15 feet thì các vật ở khoảng cách 7,5 feet cho đến vô cùng cũng vẫn sẽ nét. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này, vùng DOF của bạn đã bị thu hẹp đi 7,5 - 6 = 1,5m.
Không nên lấy nét vào điểm phía trước khoảng vượt tiêu cự vì các vật ở rất xa sẽ trở nên hơi mờ.
Khép khẩu lại hẹp nhất nếu có thể để khoảng vượt tiêu cự tiến lại gần ống kính. Khi đó, vùng DOF sẽ mở rộng và bức ảnh sẽ trở nên nét đều tại mọi điểm. Tuy nhiên, việc khép khẩu quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi kích thước lỗ sáng nhỏ cỡ milimet. Đối với máy ảnh sử dụng cảm quang full frame, khẩu độ tối thiểu cho phép là f/16.
Trần Hạ
http://www.hoa-viet.com/forum/showthread.php?t=20593
Khi chụp phong cảnh, nhiều trong số chúng ta có thói quen chỉnh khoảng cách trên ống kính đến vô cực. Thực ra đây không phải là cách lấy nét tối ưu nhất cho ảnh chụp cần độ nét sâu.
Chiều sâu ảnh trường đạt ở cực đại khi ống kính được thiết lập ở vị trí Hyperfocal Distance. Ảnh minh họa sẽ cho thấy rõ hơn về Hyperfocal Distance.
Làm thế nào để xác định Hyperfocal Distance? Đây là bảng tính Hyperfocal Distance.
Bước 1: Đầu tiên là xác định tiêu cư ống kính trên trục ngang [bên dưới].
Bước 2: Xác định khẩu độ đóng của ống kính khi chụp.
Bước 3: Kéo ngang ra để xác định Hyperfocal Distance [HD] cho khẩu độ đó. [Đơn vị dùng trong bảngnày là feet]
Ví dụ trong ảnh minh hoạ là cách xác định HD cho ống kính 50mm đóng ở khẩu độ f/16. HD là 17 feet.
http://vungtauphoto.com/forum/showthread.php?t=215