[Funland] ĐH Ô Phở - Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,983
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt này nhiều kiến thức bổ ích quá! có cụ nào biết về khái niệm Hyperfocal distance và đặc biệt là cách xác định nhanh nó cho từng loại lens và từng độ mở f không? chia sẻ với e với ạ.
E tìm trên mạng thì có cái trang này em đọc cũng lâu lâu rồi - ... nói thật em cũng chạ hiểu hết đc

Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao.



Ảnh bên trái ngoài cùng lấy nét vào tiền cảnh. Những chiếc lá rất nét nhưng nền phía sau lại mờ. Ảnh giữa lấy nét vào hậu cảnh. Đám cây phía sau rất nét nhưng những chiếc lá lại mờ. Ảnh cuối lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự giúp độ sâu trường ảnh đạt giá trị cực đại. Ảnh: Blogspot.

Khi bạn lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, ảnh thu được sẽ tạm coi là rõ nét từ vô cực cho đến một khoảng cách nào đó trước ống kính. Khoảng không rõ nét trước ống kính lúc này được gọi là khoảng vượt tiêu cự (tạm dịch từ "Hyperfocal distance").

Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao. Khi ống kính lấy nét vào đúng giới hạn ngoài cùng của khoảng vượt tiêu cự, ảnh sẽ nét từ điểm chính giữa khoảng vượt tiêu cự cho đến vô cực. Lúc này, độ sâu trường ảnh (DOF) đạt giá trị cực đại. Kỹ thuật lấy nét theo khoảng vượt tiêu cự sử dụng khi chụp hình trong đó có nhiều chủ đề đòi hỏi rõ nét từ khoảng cách gần nhất đến xa nhất, như chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc...



Sơ đồ mô tả khoảng vượt tiêu cự và vùng lấy nét đạt được khi lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự.
Ảnh: Nikonian.


Khoảng vượt tiêu cự phụ thuộc nhiều vào thiết lập tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Với các ống góc rộng, khoảng này khá ngắn khi đặt giá trị khẩu độ lớn (khép khẩu càng sâu). Chẳng hạn, khoảng vượt tiêu cự của một ống 35mm f/16 gắn trên máy phim 35mm chỉ tầm 2,4m. Mọi vật thể ở khoảng cách 1,2m so với ống kính cho đến vô cực sẽ được coi là sắc nét nếu lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự (2,4m). Các ống tiêu cự dài rất hiếm khi được sử dụng để chụp một vùng ảnh lớn do nhược điểm về góc bao quát hẹp cũng như độ dài của khoảng vượt tiêu cự quá lớn. Khi lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, các vật thể ở gần sẽ mờ tịt. Ngược lại, khi cố lấy nét vào các vật ở gần, phần hậu cảnh phía sau sẽ mất hết chi tiết.

Khoảng vượt tiêu cự chỉ mang tính chất tương đối ngay cả khi cố định tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Điều này có thể lý giải là do khái niệm "độ sắc nét" không hoàn toàn đồng nhất trên mọi khoảng cách so với người chụp. Với kỹ thuật lấy nét hyperfocal, các điểm nằm ở chính giữa vùng vượt tiêu cự và ở vô cực có độ nét kém nhất. Khi phóng to những khu vực ảnh này, những chấm mờ (circle of confusion) cũng sẽ lớn dần lên, khiến khái niệm "sắc nét" không còn đúng nữa. Nói cách khác, khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước bản in. Chẳng hạn, với ống kính Nikon 24mm thiết lập f/16, khoảng vượt tiêu cự trên bản in kích thước 25cm và 40cm sẽ lần lượt là 1,1m và 1,8m. Tóm lại, khoảng vượt tiêu cự phải tăng lên khi bạn muốn in một bức ảnh lớn hơn.

Khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước cảm biến hoặc phim máy ảnh. Kích thước cảm biến khác nhau dẫn đến vùng ảnh thu được cũng có sự sai khác. Cảm biến nhỏ hơn kích thước full frame sẽ phải chịu thêm hiệu ứng cắt cúp (hay còn gọi là hệ số nhân tiêu cự) có tác dụng gần giống như việc phóng to phần trung tâm bức ảnh chụp bởi máy phim chuẩn 35mm. Điều này khiến kích thước các chấm mờ tăng lên tương tự như trường hợp ở trên. Do đó, khoảng vượt tiêu cự tăng tỷ lệ nghịch với kích thước cảm biến. Chẳng hạn, ống kính Nikon 50mm thiết lập f/16 trên thân máy D3 sẽ cho hyperfocal distance vào khoảng 4,8m. Khi sử dụng trên D300 (crop factor 1,5x), con số này sẽ là 7,3m.




Ống kính đời cũ. Ảnh: DOFMaster.


Hầu như không thể xác định được khoảng vượt tiêu cự khi nhìn qua kính ngắm hoặc màn hình trong chế độ chờ, vì lúc ấy ống kính mở khẩu cực đại để lượng ánh sáng đi vào là nhiều nhất. Việc áng chừng khoảng vượt tiêu cự khi nhấn nút xem trước độ sâu trường ảnh (DOF Preview) cũng rất khó vì ống kính khép khẩu sâu khiến ảnh rất tối và khó phân biệt vùng giao mờ - nét trên khung ngắm. Với những người mới bắt đầu, một số tài liệu hướng dẫn lấy nét vào các vật nằm ở gần và khép khẩu lại thật sâu. Khi đó, vùng không gian từ giữa khoảng vượt tiêu cự đến vô cực sẽ hiện ra khá rõ nét trên ảnh. Cách này có ưu điểm là đơn giản nhưng lại mang tính tương đối cao và gây nhiều bối rối cho những người mới cầm máy.

Một số ống kính đời cũ được trang bị đồng thời cả thước đo khoảng cách và thước ước lượng độ sâu trường ảnh (thước DOF). Người sử dụng sẽ dễ dàng xác định khoảng vượt tiêu cự nhờ rãnh Focus Index nằm chính giữa thước ước lượng độ sâu trường ảnh. Chẳng hạn, hình trên cho thấy ống kính đang được đặt ở khẩu độ f/16 (đánh dấu bằng số 16 màu xanh lơ). Điều chỉnh thước đo khoảng cách sao cho ký hiệu vô cực nằm thẳng hàng với vạch màu xanh lơ tương ứng nằm trên thước DOF. Có thể nhận thấy, độ sâu trường ảnh kéo dài từ 9 feet đến vô cực. Vạch Focus Index màu trắng nằm chính giữa thước DOF cho thấy khoảng vượt tiêu cự là 18 feet. Khi thiết lập ở các giá trị khẩu độ khác, ta tìm đến màu ứng với giá trị khẩu độ đó trên thước DOF và suy ra hyperfocal distance với cách làm tương tự trên.



Bảng tra cứu khoảng vượt tiêu cự trên một số tiêu cự ống kính thông dụng. Ảnh: Nikonian.

Nếu ống kính không được trang bị thước DOF, có thể tự tìm khoảng vượt tiêu cự bằng cách tính toán dựa vào công thức, tra bảng hoặc áng chừng dựa trên kinh nghiệm bản thân. Có thể chụp trước một bức ảnh với điểm lấy nét ở vô cực, từ đó suy ra khoảng vượt tiêu cự nằm ở ranh giới giữa vùng ảnh nét và mờ trên ảnh.



Cần chú ý đến khoảng vượt tiêu cự trong những bức ảnh phong cảnh rộng lớn.
Ảnh: Digital Photography School.


Mọi vật thể tính từ điểm chính giữa khoảng lấy nét đến vô cực sẽ thuộc DOF kể cả khi ống kính lấy nét vào điểm đằng sau khoảng vượt tiêu cự. Điều này đồng nghĩa với việc có thể lấy nét thoải mái vào sau khoảng vượt tiêu cự mà ảnh vẫn nét khá đều. Tuy nhiên, khi đó DOF sẽ thu hẹp lại. Chẳng hạn, khi khép khẩu f/8, hyperfocal distance sẽ đạt 12 feet. Vùng ảnh nét sẽ trải từ 6 feet đến vô cực. Nếu bạn lấy nét vào điểm cách ống kính 15 feet thì các vật ở khoảng cách 7,5 feet cho đến vô cùng cũng vẫn sẽ nét. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này, vùng DOF của bạn đã bị thu hẹp đi 7,5 - 6 = 1,5m.

Không nên lấy nét vào điểm phía trước khoảng vượt tiêu cự vì các vật ở rất xa sẽ trở nên hơi mờ.

Khép khẩu lại hẹp nhất nếu có thể để khoảng vượt tiêu cự tiến lại gần ống kính. Khi đó, vùng DOF sẽ mở rộng và bức ảnh sẽ trở nên nét đều tại mọi điểm. Tuy nhiên, việc khép khẩu quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi kích thước lỗ sáng nhỏ cỡ milimet. Đối với máy ảnh sử dụng cảm quang full frame, khẩu độ tối thiểu cho phép là f/16.

Trần Hạ
http://www.hoa-viet.com/forum/showthread.php?t=20593


Khi chụp phong cảnh, nhiều trong số chúng ta có thói quen chỉnh khoảng cách trên ống kính đến vô cực. Thực ra đây không phải là cách lấy nét tối ưu nhất cho ảnh chụp cần độ nét sâu.

Chiều sâu ảnh trường đạt ở cực đại khi ống kính được thiết lập ở vị trí Hyperfocal Distance. Ảnh minh họa sẽ cho thấy rõ hơn về Hyperfocal Distance.



Làm thế nào để xác định Hyperfocal Distance? Đây là bảng tính Hyperfocal Distance.



Bước 1: Đầu tiên là xác định tiêu cư ống kính trên trục ngang [bên dưới].

Bước 2: Xác định khẩu độ đóng của ống kính khi chụp.

Bước 3: Kéo ngang ra để xác định Hyperfocal Distance [HD] cho khẩu độ đó. [Đơn vị dùng trong bảngnày là feet]

Ví dụ trong ảnh minh hoạ là cách xác định HD cho ống kính 50mm đóng ở khẩu độ f/16. HD là 17 feet.

http://vungtauphoto.com/forum/showthread.php?t=215
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,777
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Thớt này nhiều kiến thức bổ ích quá! có cụ nào biết về khái niệm Hyperfocal distance và đặc biệt là cách xác định nhanh nó cho từng loại lens và từng độ mở f không? chia sẻ với e với ạ.
Thông tin thì các bác khác đã post ở trên rồi, cụ tham khảo bảng tính trực tuyến trong link này ạ:

http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/hyperfocal-distance.htm

Nếu cụ dùng Iphone hoặc Windows thì có thể cài các bản sau:

Iphone: http://www.dofmaster.com/iphone.html
Windows: http://www.dofmaster.com/custom.html
 

khonggiancong

Xe tải
Biển số
OF-24492
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
455
Động cơ
495,950 Mã lực
Cảm ơn cụ Giaothong và cụ Sacuda. Em dang đọc, và tìm hiểu. Khi nào xong sẽ phát biểu cảm tưởng. Đấy, chuyển sang chế độ Manual là mệt thế. Nhung biết là sao được, không biết thì phải học! hic.
 

khonggiancong

Xe tải
Biển số
OF-24492
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
455
Động cơ
495,950 Mã lực
Về khái niệm Hyperfocal distance và cách xác định nó

Cảm ơn cụ Giaothong và cụ Sakuda đã chỉ dẫn tài liệu. Theo các TL các cụ cung cấp và tìm hiểu thêm một số TL khác tôi thấy đúng là nó lằng nhằng, nhưng gắng đọc thì chung quy lại có thể tóm tắt một vài lời ngắn gọn như sau:

1- Nếu người chụp đứng ở điểm A thì tồn tại những điểm B mà nếu ta đặt khoảng cách lấy nét vào nó thì trong ảnh tất cả các điểm từ điểm giữa đoạn AB đến vô cùng sẽ nét. Nếu lấy điểm B(min) gần điểm A nhất thỏa mãn tính chất đó thì đoạn AB gọi là Hyperfocal Distance (còn dịch ra tiếng việt thì tùy các cụ).
2- Ứng dụng: - nếu chọn được Hyperfocal Distance để điều chỉnh ống kính thì dải nét của ảnh sẽ dài nhất (tức độ nét sâu nhất)
- Khi chụp những vật di động mà ta biết chắc nó nằm trong dải nét thì cứ bấm không cần lấy nét nữa (nếu sợ mất cơ hội)
3- Xác định Hyperfocal Distance như thế nào?
- Vào http://www.dofmaster.com/download_chart.html tải chương trình dofcsetup.exe về (miễn phí) cài đặt lên máy, chạy chương trình. Trong chương trình này đòi hỏi ta 3 thông số chính: a- Focal length (thí dụ: 28mm hoặc 70-200mm v.v…) cái này xem trên ống kính của ta. b- f-number (thí dụ 2.8, 5.6,vv..) cái này là tùy người chụp chọn theo bối cảnh. Và c- Circles of Confusion (CoC) thông số thứ 3 này tra trong bản tại trang http://www.dofmaster.com/digital_coc.html căn cứ vào loại máy của ta (trong này đã bao gồm cả hệ số Crop).
Sau khi khai 3 thông số trên ta nhận được một biểu đồ tương tự như trong hình của bài mà cụ Sakura cung cấp. Từ đó dễ dàng xác định các Hyperfocal Distance tương ứng với từng độ mở của ống kính. Xong!
Trong trường hợp của tôi máy Leica M8 ống kính 28mm tôi đã xác định xong cho mình các tham số như sau:
Độ mở: 2.8; 4 5.6 8 11 16 22

Hyperfocal Distance: 12.2 8.5 6.1 4.3 3.1 2.2 1.6 (m)
Cắt cái này dán vào thân máy chụp vài ngày là thuộc.
Bây giờ chỉ chờ cụ GT tổ chức một chuyến đi mạn ngược để bám càng đi chụp thực hành hic!
Vậy kính trình các cụ kết quả học tập
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
508
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Theo giáo trình của các cụ thì có phải muốn có DOF sâu thì chỉ còn cách khép khẩu và chụp tốc độ chậm, hay là chụp phơi sáng cụ nhể? Chả có cách nào KFC được ạ? Ngoại trừ giở PnS ra bắn bùm phát?:D
 

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,320
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Nói chung em thấy muốn chụp được ảnh đẹp là phải giỏi PS.tìm hiểu kỹ thuật 1 lúc loạn hết cả đầu
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,951
Động cơ
428,583 Mã lực
Nói chung em thấy muốn chụp được ảnh đẹp là phải giỏi PS.tìm hiểu kỹ thuật 1 lúc loạn hết cả đầu
Photoshop vẫn cần phải dựa trên nguyên liệu là những bức ảnh gốc cơ bản là tốt. Chứ ảnh chụp đã hỏng và sai cơ bản rồi thì không thể dùng PS sửa lại được nữa đâu cụ ạ.
 

sirien

Xe hơi
Biển số
OF-83971
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
162
Động cơ
413,220 Mã lực
anh em có hay tổ chức đi chụp ảnh hem. khi nào có thì cho e tham gia với ạ
 

cubitihon

Xe đạp
Biển số
OF-125631
Ngày cấp bằng
27/12/11
Số km
16
Động cơ
378,340 Mã lực
Nơi ở
ha noi
em cũng muốn tham gia để học hỏi các chụp của các cụ...........ới em nhé..................
 

soneskimo

Đi bộ
Biển số
OF-108244
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
3
Động cơ
392,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phải công nhận nhờ có các bài viết như thế này mà trình độ cầm máy của anh em mới lên, chứ tự mày mò để chụp thì vất lắm :-< Nói chung cảm ơn bác nhiều nhiều :D
Buồn cười, trước em cầm máy hơn một năm mà mới biết đến mối liên hệ giữa tiêu cự và độ phóng đại =))
 

tieuthu8x

Xe đạp
Biển số
OF-127919
Ngày cấp bằng
17/1/12
Số km
31
Động cơ
376,360 Mã lực
Bác Giao Thông làm em hoa hết cả mắt! Cảm ơn Bác!
 

gl1600

Xe điện
Biển số
OF-1255
Ngày cấp bằng
12/8/06
Số km
2,201
Động cơ
596,440 Mã lực
Ơ đợi mãi ko thấy cụ nào tiếp giáo trình. Còn Av, Tv rùi chụp lia máy nữa... Nhà cháu đang ngồi hóng
 

meoxautinh

Xe đạp
Biển số
OF-132804
Ngày cấp bằng
29/2/12
Số km
21
Động cơ
371,990 Mã lực
Bài viết của cụ Giao Thông hay quá, đang lúc em cần nghiên cứu vì gà quá.Cảm ơn cụ nhìu nhé:D
 

dinhkem

Xe đạp
Biển số
OF-133568
Ngày cấp bằng
7/3/12
Số km
39
Động cơ
371,580 Mã lực
@Murano_2009: Nôm na là khi khoảng cách từ vật cần lấy nét đến ống kính rất lớn so với tiêu cự thì vật coi như là ở vô cực. Với ống 85 mm, khi bác lấy nét vật nào cách bác khoảng vài chục mét dở lên là cái vòng nét nó đến chỗ số tám ngã ngửa ngay, coi như là ở vô cực rồi.
bác nói như sách ý :D. Bác dậy quang hình lớp 12 à ???
 

dinhkem

Xe đạp
Biển số
OF-133568
Ngày cấp bằng
7/3/12
Số km
39
Động cơ
371,580 Mã lực
An-be Anh-xờ-tanh có câu hay nói về việc dạy học, xin tặng các giáo sư của trường:

"Ví dụ không phải là một CÁCH để dạy, mà là cách DUY NHẤT để dạy"

còn với nhà cháu:

"Ví dụ không phải là một cách để học, mà là cách duy nhất để học"

xin hầu các cụ vài cái ảnh ví dụ:




Về mặt đo sáng, trong điều kiện ánh sáng phòng cháu, ta luôn có: khẩu độ 2.8 tốc độ 1/60s khi chụp các ảnh trên.
Tuy nhiên, White Balance được điều chỉnh tăng giảm khác nhau cho ta các tông màu khác nhau.

Như vậy, việc đặt WB tức là xác định màu của nguồn sáng, nguồn sáng màu gì thì có độ K tương ứng với màu đó.

Nguồn sáng có màu "lạnh" (xanh blue, cyan) thường là 5000 độ K giở lên
Nguồn sáng có màu "ấm" (đỏ, vàng...) thường là 2700-3000 độ K
Chuận men ! Like mạnh cách diễn giải này :))
 

chaynhanh

Đi bộ
Biển số
OF-140274
Ngày cấp bằng
2/5/12
Số km
3
Động cơ
365,630 Mã lực
Cảm ơn bài viết rất đầy đủ và chi tiết của bác, em cũng đang tập tành cầm máy nên những kiến thức cơ bản thế này em thấy rất bổ ích. :)
 

HÀNH KHẤT

Xe tăng
Biển số
OF-20014
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
1,257
Động cơ
512,830 Mã lực
Nơi ở
Chỗ có Bia
Đang định mua máy, đọc xong hết muốn mua, công nhận mình học dốt thật:))
 

Getz5324

Xe điện
Biển số
OF-52590
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
3,441
Động cơ
483,383 Mã lực
Oánh dấu để đọc dần :-bd
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top