- Biển số
- OF-44950
- Ngày cấp bằng
- 29/8/09
- Số km
- 10,200
- Động cơ
- 536,693 Mã lực
Miền Bắc cũng có nhiều dốc dựng đứng thế nào, thường ở những đường liên huyện. Đường quốc lộ với liên tỉnh thì em chưa gặp.
Dù có hỗ trợ đổ đèo vẫn phải đệm phanh nếu dốc cao.Hỗ trợ đổ đèo là tính năng gì thế cụ? Em phượt cũng nhiều mà chưa bao giờ phải dùng số 1, số 2 là ỳ rồi.
Đường này em qua mấy lần, nhất là ngày xưa có hồi còn làm hướng dẫn viên du lịch khi đi từ Thung Nai sang Tam Cốc-Bích Động.Có phải đèo nằm giữa đoạn Chợ Bến đến cầu Đồi Chè cách Bo 2 km không cụ?Thanhtranbk nói:Em đi kha khá đèo ở MB, con đèo em thấy dốc nhất là đèo Chồng Mâm nối giữa Lương Sơn và Kim Bôi, đèo tuy ngắn nhưng dốc ngược, cua tay áo 4 lần, em đi xe máy bò số 1 mới đi nổi.
Trước 2007-2008 khách DL vẫn đi oto lên Bà Nà bình thường.Làm sao cụ lại được đi xe lên đấy ạ.
La Pán Tẩn giờ ô tô vào tận trung tâm bản rồi cụ, mà là sedan chứ ko phải chỉ suv với bán tải. Từ trung tâm bản đi thăm ruộng mới phải bắt xe ôm.Đường vào Hang Kia - Pà Kò ở Hoà Bình cũng dốc cao! Đường vào La Pán Tẩn ở Yên Bái cũng dốc cao , oto chỉ đi vào nửa đường , còn chỉ đi được xe máy
Hỗ trợ đổ đèo là chức năng tự động kiểm soát tốc độ khi xuống dốc, có trên các xe đời cao. Cụ chưa bao giờ phải dùng số 1 thì chắc mới chỉ phượt quốc lộ thôi, chưa chui rúc và các vùng sâu vùng xa.Hỗ trợ đổ đèo là tính năng gì thế cụ? Em phượt cũng nhiều mà chưa bao giờ phải dùng số 1, số 2 là ỳ rồi.
Hinh như là chức năng O/DOOF thì phải cụ ạ, như xe ecosport thì khi bấm cái nút trên cần số nó hiện hình cái xe xuống dốc. Còn nhà cháu chủ yếu sử dụng O/D OFF khi lên dốc hoặc vượt xe khác, còn xuống thì đi số L,2,1 tùy độ dốc thôi.Hỗ trợ đổ đèo là tính năng gì thế cụ? Em phượt cũng nhiều mà chưa bao giờ phải dùng số 1, số 2 là ỳ rồi.
Cảm ơn cụ, tôi có tìm hiểu lại cách tính toán món này và đã thừa nhận như ở còm #113.Không biết gì cụ đừng chém ẩu, thực ra độ dốc này nó là kiến thức chuyên môn rất cơ bản của Kỹ sư ngành xây dựng (tương tự 1+1 = 2 với học sinh THPT)
Trong đó bây giờ phát triển không chỉ hôn sờ thằng tây mà cả nhà nghỉ.La Pán Tẩn giờ ô tô vào tận trung tâm bản rồi cụ, mà là sedan chứ ko phải chỉ suv với bán tải. Từ trung tâm bản đi thăm ruộng mới phải bắt xe ôm.
La Pán Tẩn oto vào đc đến đoạn UB xã là OK rồi, trước đoạn vào đến UB vừa qua cái cầu sắt đó có cái dốc khá cao và đường beetoong nên độ bám kém, xe yếu full tải cầu trước thì phải có đà tí không là khó lên, còn đi lên cao hẳn trên mấy bản núi cao thì phải là xe chuyên off road mới lên dc.Đường vào Hang Kia - Pà Kò ở Hoà Bình cũng dốc cao! Đường vào La Pán Tẩn ở Yên Bái cũng dốc cao , oto chỉ đi vào nửa đường , còn chỉ đi được xe máy
Xe auto mà có hỗ trợ đổ đèo thì cụ chỉ đệm thêm phanh mà đi thôi chứ về số 1 làm gì? Tôi đi bao lần tam đảo chưa bao giờ phải về số 1!Dù có hỗ trợ đổ đèo vẫn phải đệm phanh nếu dốc cao.
Xuống dốc rất cao thì việc sử dụng số của xe số sàn là hiệu quả nhất. Với số tự động, trừ loại ly hợp kép, ở dốc cao cài số 1 thì vẫn phải đệm phanh vì xe vẫn trôi quá nhanh.
Bác cứ chạy thử ở mấy cái dốc em tả thì sẽ thấy cài số 1 với xe số sàn mới đủ. Cái xe AT của em cũng có hỗ trợ đổ đèo, nhưng đoạn vừa ra khỏi TT Tam Đảo hay từ vườn QG Ba Vì xuống nhiều chỗ vẫn phải chuyển về số 1 (số tay).
Đúng là bây giờ có GPS nên người ta có thể nhận biết trước đường ở sau khúc cua để chuẩn bị sẽ phải chạy như thế nào. Ngày xưa chạy đường núi tụi em cứ nhìn khi không thấy mấy ngọn cây nhô lên là biết sau cái mép đường là vực sâu. Chạy đường núi không quá vắng thì có khi đi tối dễ hơn đi ngày vì ánh đèn sẽ cho phép người ta nhận biết mấy cái xe đối diện!
Đúng cụ nhưng đúng nó phải là Long Sơn (Lương Sơn, trước là Kim Bôi, sau nà tách về Lương Sơn) - Kim Sơn (Kim Bôi)Có phải đèo nằm giữa đoạn Chợ Bến đến cầu Đồi Chè cách Bo 2 km không cụ?
Em đi cách đây 7 8 năm rồi hồi đó đường xấu đi khó, giờ làm đường lại chắc dễ đi hơn, lâu cũng ko có dịp đi lối đó nữaĐường này em qua mấy lần, nhất là ngày xưa có hồi còn làm hướng dẫn viên du lịch khi đi từ Thung Nai sang Tam Cốc-Bích Động.
Nhưng ngồi trong xe chứ không lái nêm không để ý. Đường ngày xưa rất xấu, vừa rồi đi lại thì họ đã sửa nên dễ đi hơn rất nhiều!
Tức là cũng có thể có cái dốc 23% nhưng chỉ là 1 khúc.ngay sau cái cua đó là thẳng đứng cụ ợ.
Đồng Văn giờ quá khác xưa, như một thị trấn dưới miền xuôi rồi.Trong đó bây giờ phát triển không chỉ hôn sờ thằng tây mà cả nhà nghỉ.
Ngay đường lên Đồng Văn-Mèo Vạc rất khó mở rộng mà giờ xe khách-tải to cũng vào được, trước đây không phải vì dốc mà mấy khúc cua nên chỉ tới được Yên Minh.
Đơn sơ với thiên nhiên thật sự chỉ còn ở những chỗ khác thôi.
Dịp 30 tháng tư Năm 2009 em đưa vợ con lên đấy, lúc đó họ đang làm lại đường từ HG vào. Mặ nhựa-đá bị bóc hết trơ ra lớp đất nền, mấy hôm đó lại mưa lớn nên mặt đường là lớp đất sét và bùn. Lúc vào gần phố Cáo (hồi đó cả cái "Phố" này không có 1 cái chòi, đừng nói nhà) đoạn dốc ngoặt bình thườn xe chạy lên đã phải về số 1, có 1 cái tải đi xuống. Bác lái xe đỗ nép vào taluy trong để nhường, em phải xuống xe nhờ bác ấy chạy dịch lên ra taluy ngoài, vì chỗ đó chỉ có đất sét+bùn, xe lên sẽ bị trượt, khả năng trượt xuống vực rất cao. Đi dọc được có mấy đám 2B đang dừng giúp nhau cạy bùn bết vào bánh xe. Vào đến Đồng Văn đã hơn 7 giờ tối, đến cái nhà nghỉ em hay ở đã thấy đám 2B đứng giữa sân dưới trời mưa, em quay lại mấy cái nhà nghỉ xấu hơn, chẳng cái nào không thấy người đi 2B chờ trước cửa cả (hồi đó Đồng Văn chỉ có 2 nhà nghỉ khá đẹp ở đối diện chợ, còn 5 cái nữa xấu hơn ở dọc đường vào). Em chạy tiếp lên lên Mèo Vạc, tìm mãi vào được 1 nhà hàng Karaoke họ nói sẽ dọn hành lang rồi rải cho 2 tấm thảm,... May em chạy đến nhà khách Huyện ủy thì có chỗ!