Công nhận toán giúp rèn luyện tư duy nhưng k cần nhiều đến như vậy. Theo e ý cụ thớt là giáo trình của mình đang quá nặng về lý thuyết, dạy quá sâu và nâng cao những chỗ k cần thiết, k hề ứng dụng cho cuộc sống or k đc giải thích cụ thể những kiến thức đó ứng dụng cho lĩnh vực nào. Cứ đâm đầu dạy và học.
Giờ bọn trẻ con k chỉ học giống chúng ta ngày xưa mà còn học nhiều môn khác theo xu hướng pt của xh như tiếng Anh, năng khiếu, thể thao ... nên e thấy còn áp lực hơn.
Thời kỳ Phục Hưng.
Những tay nhà giàu kinh doanh tài chính phát hiện ra Toán Học vô dụng. Chỉ là môn lý thuyết, đầu tư tiền vào là mất. Nên họ rút kinh nhiệm (với nhau, với các ngân hàng, các chủ nợ ... ) đừng cho bọn làm toán vay tiền. Cho nó vay là mất. Hãy cho bọn lao động vay có lời nhiều hơn.
Thời kỳ cận đại :
Sau khi các ngành khai khoáng, hàng hải vận tải đường thủy, đường không, ... đã bão hòa. Đổ bao nhiêu tiền vào thì mỗi năm tăng trưởng cũng chỉ loanh quanh dưới 20 % trên đồng vốn. Có một bọn tăng trưởng chóng mặt là bọn bán thiết bị máy tính, máy tính toán, máy vi tính, thiết bị công nghệ (các sản phẩm hitech), giới tài chính nhao nhao đầu tư tiền vào đó vì lợi nhuận có thể kiếm từ 40-100% trên đồng vốn.
Thời kỳ hiện đại :
Các cty ở Thung Lũng Silicon có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn 100% đồng vốn là bọn làm phần mềm hệ điều hành Windows, bọn làm phần mềm tìm kiếm Google, bọn làm hệ thống mạng xã hội ... đầu tư vào nhóm này có thể đem lại lợi nhuận từ 100-500% đồng vốn mỗi năm. Cổ phiếu khối này như con gà đẻ trứng vàng, cứ đổ tiền vào là lãi.
Có thể thấy, cận đại và hiện đại khối Toán học (máy tính toán, phần mềm) lại thắng thế các khối vật lý (điện, năng lượng), hóa học (khai khoán), vận tải cơ khí chế tạo ....
Thời xưa các nhà toán học cũng được coi trọng :
- Người đánh cờ giỏi được coi trọng vì họ có thể bố trí quân sự, có khả năng điều hành quân đội.
- Dùng bàn tính gạt giỏi thì làm kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán giỏi.
- Môn kế toán (Hy Lạp) vẫn giữ vị trí quan trọng trong điều hành tiền tê của các doanh nghiệp hiện đại từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn doanh nghiệp lớn.