các cụ đừng nghĩ đề tài TS phải cái gì thật hoành tráng, vĩ mô... những cái tên đề tài đao to búa lớn mới cần xem lại chất lượng nghiên cứu.
Bản thân em là 1 ng đang làm nghiên cứu ở nước ngoài, và hầu hết các đề tài PhD ở chỗ em (UK) đều đi sâu vào phân tích những khía cạnh nhỏ. Đề tài nghiên cứu quan trọng nhất là
tính cống hiến (contribution) chứ ko đặt mạnh tính ứng dụng (application). Cơ bản vì, đề tài mang tính ứng dụng thì chỉ áp dụng được cho 1 trường hợp cụ thể, còn đề tài có tính cống hiến thì có thể có đóng góp cho học thuật (literature) và là nền tảng cho các đề tài khác tiếp tục nghiên cứu. Đề tài mang tính ứng dụng chủ yếu phù hợp với luận văn đại học hoặc Thạc sỹ, còn với Luận án TS thì phải có tính cống hiến, tìm ra cái mới về mặt hàn lâm, nếu chỉ có tính áp dụng thì chết từ trong trứng nước ngay.
Vậy khi chọn đề tài hầu hết nghiên cứu sinh đều chọn các chủ đề hẹp, vì dễ đào sâu tìm tòi được cái mới, còn ít chọn những đề tài to lớn, do tính cống hiến hay cái mới của nó ko còn nữa. Nếu các cụ đọc đề tài PhD bên nc ngoài sẽ thấy rất buồn cười, ví dụ như: Thói quen giao phối của loài chim trĩ etc...
Đề tài TS, nó cũng ko cần thiết phải cho đại chúng đọc, và phần lớn đại chúng đọc cũng ko hiểu, vì ko trong lĩnh vực học thuật đó. Bản thân e nghiên cứu về Finance, bảo e đọc nghiên cứu về Business là e chịu, mặc dù nó khá gần. Đề tài TS chỉ cần những người trong lĩnh vực nghiên cứu đó quan tâm và tìm đọc, nó ko dành cho đại chúng. Đóng góp hàn lâm đó sẽ là nền tảng của các đề tài ứng dụng thấp hơn sau này, có thể đi vào thực tiễn. Các cụ cần phân biệt rõ bài báo khoa học (paper) đăng trên các tạp chí khoa học (journal), nó khác rất xa với các mẩu tin, bài viết (press) trên các trang báo điện tử, kể cả các báo như Financial Times hay The economist.
Hãy khoan phán xét nội dung các đề tài ở Viện Hàn lâm KHXH này vội, vì ko ai trong các cụ được đọc đầy đủ. Còn nếu chỉ nhìn tên đề tài rồi cười họ, thì cho phép e cười các cụ 1 cái