[Funland] Đề cử ngũ hổ tướng và top 3 mưu sĩ thời nhà Trần

Maucuatinhyeu

Xe máy
Biển số
OF-750804
Ngày cấp bằng
23/11/20
Số km
89
Động cơ
53,790 Mã lực
Tuổi
24
Trong ngũ hổ tướng, tôi vẫn hơi băn khoăn thứ tự số 2 và số 3
- Tướng Khải là thái tử đỏ, nên điều kiện thăng tiến và quân công có thể được lãnh tụ/ nhà vua đánh giá cao hơn so với mặt bằng chung bình thường.
- Tướng Dư: là thiên tài quân sự ở mức chiến thuật và một phần chiến lược. Quân công hơn hẳn tướng Duật và có thể nói không kém tướng Khải. Tuy nhiên không phải thái tử đỏ nên được đánh giá ở mức tướng 3*. Nếu công bằng hơn một chút có thể đánh giá mức 4* ngang bằng với tướng Khải. Do vậy có thể có 2 tướng ở vị trí số 2 là tướng Khải, tướng Dư.
Về tư tưởng lấy dân làm gốc thì tướng Dư lại đối lập hoàn toàn với tướng Tuấn. Tướng Dư coi dân là vịt, tướng là chim ưng vặt lông và ăn thịt vịt. Trong khi tướng Tuấn coi cần lấy dân làm gốc, khoan sức dân, dùng chiến tranh nhân dân để chiến thắng kẻ địch.
Tướng Dư dính phốt mấy vụ buôn lậu cửa khẩu Móng Cái nên khó đánh giá. Nghe đâu trong số tướng lĩnh nhà Trần, cụ này mà số 2 thì không có ai giàu số 1.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,690
Động cơ
623,683 Mã lực
Bác Tắc là nhà chính trị văn hóa, trình độ thâm sâu nhưng vướng vào việc cũ ngành họ. Lại nhân có biến loạn thời thế mới thành ra như vậy, về trình độ văn hóa thì chắc kinh rồi. Sử gia chuyên nghiệp đầu tiên thì phải nhỉ.
Điển hình của người rất tài năng nhưng lại thiếu khiêm tốn.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,331
Động cơ
582,403 Mã lực
Cụ An với cụ Siêu chỉ nổi tiếng văn hay chữ tốt và đạo đức chứ có giúp làm thay đổi thế cuộc gì đâu, gọi là danh nhân thôi chứ không phải mưu sĩ tài ba thao lược.

Cụ Trần Nhật Duật cần được đánh giá cao về tầm chiến lược, ngoại giao khi thống lĩnh cánh quân che chắn cả mặt tây bắc, thu phục nhân tâm các tù trưởng miền núi..... Cá nhân em đánh giá cụ Duật cao hơn cụ Khải, cụ Dư.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
709
Động cơ
145,419 Mã lực
Tuổi
45
Kính thưa các cụ mợ.
Triều đại Lý, Trần, Lê là các triều đại rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong đó, thời nhà Trần có thể coi là rực rỡ nhất với 3 lần chiến thắng đại đế quốc Mông Nguyên. Hiển nhiên rằng, các minh quân/hoàng đế và các lãnh tụ là hạt nhân của các thành công rực rõ này. Bên cạnh đó là đóng góp không nhỏ của các mưu sĩ giúp lãnh tụ điều hành đất nước và các vị tướng quân xông pha trận mạc. Để vinh danh các tiền nhân, và truyền cảm hứng thêm về lịch sử Việt Nam, xin được đề của Ngũ hổ tướng và top 3 mưu sĩ thời nhà Trần. Các cụ mợ cho ý kiến của riêng mình.
Kính.

Ngũ hổ tướng triều Trần
1. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Tướng 4*, Tổng tư lệnh quân đội nhà Trần trong các cuộc chiến chống Mông Nguyên lần 2,3. Được phong là vị thánh bảo vệ đất nước và người dân đất Việt.
2. Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải - Tướng 4*, Quân công chỉ sau Hưng Đạo đại vương, chỉ huy tối cao trong trận đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, là chiến thắng quyết định trong trong kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.
3. Nhân Huệ vướng Trần Khánh Dư - Tướng 3*, tham chiến cả 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên, tiêu biểu nhất là chiến thắng Vân Đồn trong kháng chiến Nguyên Mông lần 3, cắt đứt toàn bộ lương thảo quân địch, tạo bước ngoặt dẫn tới chiến thắng.
4. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - Tướng 3*, nổi bật với chiến thắng Hàm Tử bắt sống Toa Đô trong cuộc chiến Mông Nguyên lần 2.
5. Tướng Phạm Ngũ Lão - Tướng 1*, ví như Triệu Tử Long - thường thắng tướng quân. Kháng chiến Mông Nguyên lần 2, là phó tướng của Tướng Trần Quang Khải trong trận Chương Dương, Thăng Long. Sau dẫn quân đánh Ai Lao, Chiêm Thành toàn thắng.

Top 3 mưu sĩ triều Trần
1. Thái sư Trần Thủ Độ - Người mưu lược thay đổi triều đại từ Lý sang Trần một cách êm ấm. Mưu lược không thua Tào Tháo, Tư Mã Ý.
2. Vạn thế sư biểu - nhà giáo Chu Văn An - người dâng thất trảm sớ đề nghị vua Trần Dụ Tông trảm các quan tham nhũng sâu mọt, nhóm đốt lò các thanh củi gộc trong triều đình.
3. Thái phó Trương Hán Siêu - mưu sĩ cho 4 đời vua Trần, người cùng với Vạn thế sư biểu Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu thời vua Trần Nghệ Tông. Hiện nay chỉ còn Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu cùng Khổng Tử.
1. Về ngũ hổ tướng: Theo quan điểm của em thì nếu tiêu đề của cụ là tướng đại công thần thì em thấy đúng, chứ ngũ hổ tướng thì e không phải, vì tầm của 2 cụ số 1 và 2 cụ trên không phải là võ biền, không phải cầm đao xông pha vào trận địch. Mà ngũ hổ tướng chủ yếu nói về võ công.
2. Về quân sư: Cụ Chu Văn An chỉ là nhà giáo có đạo đức, nhân cách được kính ngưỡng, được người đời thờ phụng thôi, chứ về mưu sĩ thì em không hiểu ông đã đóng góp được mưu gì? Quân sư cho ai?
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,504
Động cơ
796,193 Mã lực
Quan điểm riêng của em về 2 lần thắng giặc Mông Nguyên triều nhà Trần (em không bàn đến lần 1).
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được ca ngợi nhiều nhất về tầm chiến lược, chiến thuật. Em không đồng ý vì rõ ràng chiến lược, chiến thuật ban đầu của cụ hoàn toàn bị phá sản. Dẫn chứng rõ ràng nhất là thất bại ở trận Vạn Kiếp. Ý đồ của cụ là quyết chặn giặc ở trận này nhưng thua toé loe. Hai vua nhà Trần nếu không có Trần Bình Trọng quyết tử thì đã bị bắt làm tù binh. Ngay cả cụ 1 mình 1 ngựa bỏ chạy, không có Yết Kiêu đón thì cụ cũng thành tù binh. Vai trò của cụ là đưa các vua chạy và chạy, rất may là cô thương, tự nhiên có các trận thắng xoay chuyển tình thế của cụ Duật, cụ Khải (lần 2) và cụ Dư (lần 3). Ngay cả lần 3, cụ Tuấn cũng chủ trương để cụ Dư chiến đấu với Ô Mã Nhi, thua sấp mặt. Cụ Dư lẽ ra bị bắt về chịu tội nhưng sợ tội nên thu nhặt tàn quân đánh trận nữa. Trận 2 này làm mất toàn bộ thuyền lương của giặc nên giặc mới bỏ chạy.
Tóm lại cụ THĐ tính 1 đằng, ra 1 nẻo nhưng may mắn nên vẫn thắng. Ngay cả chủ trương vườn không nhà trống cũng không phải của cụ THĐ. Ngay lần 1 dân VN đã làm vậy. Em nghĩ đây là đặc tính của dân Việt Nam ta. Máy bay đang rơi cũng phải vơ đồ đạc trước khi chạy. Hôm rồi xem cái video, xe ô tô đang cháy ầm ầm mà tài xế vẫn nhảy vào lấy giấy tờ xe.
Cụ THĐ nổi tiếng với trận Bạch Đằng, truy sát quân thù khi chúng đang rút quân. Em không hiểu sao người ta ca ngợi trận này thế trong khi trận này so về tầm quan trọng thì xách dép cho trận Hàm Tử, Tây Kết và Vân Đồn dù tiêu diệt được nhiều địch hơn.
Cụ Khải và cụ Duật có chiến thắng Hàm Tử và Tây Kết thay đổi cục diện cuộc chiến. Hai trận chiến này hoàn toàn không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ.
Cụ Dư cũng có 1 chiến thắng xoay đổi cục diện của trận đấu khi phá hủy hoàn toàn lương thực của giặc. Trần này cũng không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ. Nhưng cụ Dư may mắn, cụ cũng tính 1 đằng ra 1 nẻo. Cụ tính cương luôn trận đầu với Ô Mã Nhi nhưng bị đánh cho te tua. Sau sợ tội nên vơ vét nốt ít tiền thả bừa vào con lô, ai ngờ ăn 3 nháy.
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,233
Động cơ
485,828 Mã lực
Là sao ạ? Em thấy cụ này tuổi nghề có tí, công trạng gì đâu. Cụ này truy sát địch hăng quá còn vong thân, kinh nghiệm nhìn vào tuổi thì chắc hẳn là ít quá rồi.
Chắc nếu gương tuổi trẻ chống giặc thôi chứ cụ Toản rất bình thường.
 
Biển số
OF-720165
Ngày cấp bằng
14/3/20
Số km
80
Động cơ
79,210 Mã lực
Quan điểm riêng của em về 2 lần thắng giặc Mông Nguyên triều nhà Trần (em không bàn đến lần 1).
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được ca ngợi nhiều nhất về tầm chiến lược, chiến thuật. Em không đồng ý vì rõ ràng chiến lược, chiến thuật ban đầu của cụ hoàn toàn bị phá sản. Dẫn chứng rõ ràng nhất là thất bại ở trận Vạn Kiếp. Ý đồ của cụ là quyết chặn giặc ở trận này nhưng thua toé loe. Hai vua nhà Trần nếu không có Trần Bình Trọng quyết tử thì đã bị bắt làm tù binh. Ngay cả cụ 1 mình 1 ngựa bỏ chạy, không có Yết Kiêu đón thì cụ cũng thành tù binh. Vai trò của cụ là đưa các vua chạy và chạy, rất may là cô thương, tự nhiên có các trận thắng xoay chuyển tình thế của cụ Duật, cụ Khải (lần 2) và cụ Dư (lần 3). Ngay cả lần 3, cụ Tuấn cũng chủ trương để cụ Dư chiến đấu với Ô Mã Nhi, thua sấp mặt. Cụ Dư lẽ ra bị bắt về chịu tội nhưng sợ tội nên thu nhặt tàn quân đánh trận nữa. Trận 2 này làm mất toàn bộ thuyền lương của giặc nên giặc mới bỏ chạy.
Tóm lại cụ THĐ tính 1 đằng, ra 1 nẻo nhưng may mắn nên vẫn thắng. Ngay cả chủ trương vườn không nhà trống cũng không phải của cụ THĐ. Ngay lần 1 dân VN đã làm vậy. Em nghĩ đây là đặc tính của dân Việt Nam ta. Máy bay đang rơi cũng phải vơ đồ đạc trước khi chạy. Hôm rồi xem cái video, xe ô tô đang cháy ầm ầm mà tài xế vẫn nhảy vào lấy giấy tờ xe.
Cụ THĐ nổi tiếng với trận Bạch Đằng, truy sát quân thù khi chúng đang rút quân. Em không hiểu sao người ta ca ngợi trận này thế trong khi trận này so về tầm quan trọng thì xách dép cho trận Hàm Tử, Tây Kết và Vân Đồn dù tiêu diệt được nhiều địch hơn.
Cụ Khải và cụ Duật có chiến thắng Hàm Tử và Tây Kết thay đổi cục diện cuộc chiến. Hai trận chiến này hoàn toàn không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ.
Cụ Dư cũng có 1 chiến thắng xoay đổi cục diện của trận đấu khi phá hủy hoàn toàn lương thực của giặc. Trần này cũng không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ. Nhưng cụ Dư may mắn, cụ cũng tính 1 đằng ra 1 nẻo. Cụ tính cương luôn trận đầu với Ô Mã Nhi nhưng bị đánh cho te tua. Sau sợ tội nên vơ vét nốt ít tiền thả bừa vào con lô, ai ngờ ăn 3 nháy.
Em ủng hộ cụ,
Không phủ nhận triều đại nhà Trần là 1 trong những triều đại mạnh nhất của nước ta
Nhưng chính sử tô vẽ thời nhà Trần nhiều quá,
Tiêu biểu như Hôn nhân cận huyết thời nhà trần là 1 cái đi ngược với truyền thống và khoa học
 

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,129
Động cơ
258,322 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em hy vọng thời gian tới nhiều phim làm về lịch sử hơn, đầu tư làm phim dã sử dài tập
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
16,497
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ sĩ phu, nhà giáo muôn đời này được thờ trong Văn Miếu hơn 600 năm rồi cụ ạ. Con, cháu cụ có thể hàng ngày vào khấn vái sì sụp ở Văn Miếu đó. Cụ sĩ phu này là thánh văn để so sánh với thánh võ là tướng Tuấn.
Thánh văn có mỗi một bài lại đúng bài thất truyền, thảo nào nền quốc văn nhà ta giờ phải dung đến cả điển tích của Khơ me và Lép tôn xì tôi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Quan điểm riêng của em về 2 lần thắng giặc Mông Nguyên triều nhà Trần (em không bàn đến lần 1).
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được ca ngợi nhiều nhất về tầm chiến lược, chiến thuật. Em không đồng ý vì rõ ràng chiến lược, chiến thuật ban đầu của cụ hoàn toàn bị phá sản. Dẫn chứng rõ ràng nhất là thất bại ở trận Vạn Kiếp. Ý đồ của cụ là quyết chặn giặc ở trận này nhưng thua toé loe. Hai vua nhà Trần nếu không có Trần Bình Trọng quyết tử thì đã bị bắt làm tù binh. Ngay cả cụ 1 mình 1 ngựa bỏ chạy, không có Yết Kiêu đón thì cụ cũng thành tù binh. Vai trò của cụ là đưa các vua chạy và chạy, rất may là cô thương, tự nhiên có các trận thắng xoay chuyển tình thế của cụ Duật, cụ Khải (lần 2) và cụ Dư (lần 3). Ngay cả lần 3, cụ Tuấn cũng chủ trương để cụ Dư chiến đấu với Ô Mã Nhi, thua sấp mặt. Cụ Dư lẽ ra bị bắt về chịu tội nhưng sợ tội nên thu nhặt tàn quân đánh trận nữa. Trận 2 này làm mất toàn bộ thuyền lương của giặc nên giặc mới bỏ chạy.
Tóm lại cụ THĐ tính 1 đằng, ra 1 nẻo nhưng may mắn nên vẫn thắng. Ngay cả chủ trương vườn không nhà trống cũng không phải của cụ THĐ. Ngay lần 1 dân VN đã làm vậy. Em nghĩ đây là đặc tính của dân Việt Nam ta. Máy bay đang rơi cũng phải vơ đồ đạc trước khi chạy. Hôm rồi xem cái video, xe ô tô đang cháy ầm ầm mà tài xế vẫn nhảy vào lấy giấy tờ xe.
Cụ THĐ nổi tiếng với trận Bạch Đằng, truy sát quân thù khi chúng đang rút quân. Em không hiểu sao người ta ca ngợi trận này thế trong khi trận này so về tầm quan trọng thì xách dép cho trận Hàm Tử, Tây Kết và Vân Đồn dù tiêu diệt được nhiều địch hơn.
Cụ Khải và cụ Duật có chiến thắng Hàm Tử và Tây Kết thay đổi cục diện cuộc chiến. Hai trận chiến này hoàn toàn không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ.
Cụ Dư cũng có 1 chiến thắng xoay đổi cục diện của trận đấu khi phá hủy hoàn toàn lương thực của giặc. Trần này cũng không có chút dấu ấn nào của cụ THĐ. Nhưng cụ Dư may mắn, cụ cũng tính 1 đằng ra 1 nẻo. Cụ tính cương luôn trận đầu với Ô Mã Nhi nhưng bị đánh cho te tua. Sau sợ tội nên vơ vét nốt ít tiền thả bừa vào con lô, ai ngờ ăn 3 nháy.
Trận Bạch Đằng các cụ sử và nhân dân ta lấy làm to vì nó là đối đầu trực diện, tiêu diệt quân chủ lực địch. Cái đó là khác lạ với cách tiến hành chiến tranh của dân tộc mình, nhất là với đối thủ mạnh Nguyên Mông.
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
13,243
Động cơ
596,912 Mã lực
Em tưởng đề cử tứ tử trình làng trong năm cô vít thứ 2 này ý chứ. đọc kỹ thì không phải em lại đi ra
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,250
Động cơ
422,211 Mã lực
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,250
Động cơ
422,211 Mã lực
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
252
Động cơ
65,777 Mã lực
Em thấy xếp thế này cứ sao sao.

Hổ tướng ý nói tướng chiến đấu, trực tiếp xông pha chiến trận. Cụ Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải là tướng chỉ huy ko xếp cùng mâm hổ tướng được.

Lại nữa, Trần Thủ Độ phải nói là nhà chiến lược kiêm tổng đạo diễn tài ba, lại xếp vào hàng mưu sĩ thì quá sỉ cụ ấy.

Cụ Chu ngoài thất trảm sớ lừng danh ko biết có để lại dấu ấn gì mang tính chiến lược trong chính trị hay kinh bang tế thế gì ko, nên xếp vào hàng mưu sĩ e là ko ổn. Có Đoàn Nhữ Hài ko thấy nhắc đến.

Em dốt sử nên hơi lăn tăn như vậy.
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
252
Động cơ
65,777 Mã lực
Bác Dư không có cửa gì hơn bác Duật, cùng lắm ngang phân. Bác Dư ưa dùng vũ lực, bác Duật dùng nhân tâm. Về trình quân sự chưa biết thế nào chứ bác Dư võ biền mạnh bạo hơn, bác Duật thong dong trí thức, giỏi ngoại ngữ, đối ngoại. Kết quả có vẻ bác Duật hơn bác Dư.
Theo phân tích trên thì rõ là cụ Dư hơn cụ Duật ở góc độ hổ tướng.
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
252
Động cơ
65,777 Mã lực
1. Trần Khánh Dư.
2. Nguyễn Khoái
3. Dã Tượng
4. Trần Bình Trọng.
5. Yết Kiêu

Đây là danh sách ngũ hổ tướng theo thứ tự bám theo trục đường Trần Hưng Đạo :D.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,504
Động cơ
796,193 Mã lực
1. Trần Khánh Dư.
2. Nguyễn Khoái
3. Dã Tượng
4. Trần Bình Trọng.
5. Yết Kiêu

Đây là danh sách ngũ hổ tướng theo thứ tự bám theo trục đường Trần Hưng Đạo :D.
Em thấy có Ngô Quyền và Quang Trung
Vậy là thất hổ tướng hả cụ?
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,427
Động cơ
3,263,851 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy xếp thế này cứ sao sao.

Hổ tướng ý nói tướng chiến đấu, trực tiếp xông pha chiến trận. Cụ Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải là tướng chỉ huy ko xếp cùng mâm hổ tướng được.

Lại nữa, Trần Thủ Độ phải nói là nhà chiến lược kiêm tổng đạo diễn tài ba, lại xếp vào hàng mưu sĩ thì quá sỉ cụ ấy.

Cụ Chu ngoài thất trảm sớ lừng danh ko biết có để lại dấu ấn gì mang tính chiến lược trong chính trị hay kinh bang tế thế gì ko, nên xếp vào hàng mưu sĩ e là ko ổn. Có Đoàn Nhữ Hài ko thấy nhắc đến.

Em dốt sử nên hơi lăn tăn như vậy.
Đoàn Nhữ Hài lập công đầu tiên có lẽ là bài biểu tạ tội cho Trần Anh Tông.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top