mình thích nhìn đẹp đẹp như thế này :
Các cụ gói bánh dầy nhỉ? Em lại gói mỏng mỏng ăn cho nó ngon. Mà mặt trong lại không lót mầu xanh, lúc bóc bánh ra sẽ có mầu vàng vàng chưa đẹp mắt lắm.
Các cụ cho mặt xanh vào trong hay mặt có gân lá nhỉ, trước e gói toàn cho mặt xanh ra ngoài
Gói khuôn 2 lớp lá thì một lớp mặt xanh vào trong, còn một lớp ngoài thì mặt xanh ra ngoài, nhưng vậy từ trong ra ngoài bánh đều xanh.
phiền phức, rắc rối và khó chịu. Năm nào cũng dụ dỗ mama : năm nay nhà mình đặt bánh đi, cúng có 3 ngày tết mà, có ai ăn đâu. Năm nào cũng gật gù ra chiều tâm đắc lắm: cũng đúng. Tới tết thì lại trở quẻ, hớn hở theo mọi người gói bánh báo hại mình mừng hụt.
Cụ tân tiến quá, hay bọn em cổ hủ quá chăng. Đối với em tết là lúc nhắc nhở bọn trẻ trong nhà các vấn đề liên quan đến truyền thống, cho nên gói bánh là một hạng mục không thể thiếu.
Mấy năm không gói thấy nó thiếu thiếu, năm nay gói thấy rôm ra hẳn. Nó cũng là cái cớ để gia đình có cái chung.
Đúng là không khí đón tết nó cần có nồi bánh mới đủ ạ.
Cứ cho chuẩn bin sẵn.
Đặt lá, lót góc, lót sàn, đổ gạo, dàn đều, đổ đậu, gắp thịt, lại đậu, lại gạo, dagn đều và nén, gấp lá, chỉnh cạnh, buộc lạt.
Riêng mấy chữ trên em gõ đã mất 2 phút rồi. Cụ làm nhanh hơn thì bái phục cụ.
Cụ ấy mà làm nhanh thế thì không thể trau chuốt được cái bánh rồi, gói bánh cũng như làm nghệ thuật ấy, nó phải dồn hết tâm sức vào thì mới ý nghĩa.
Riêng em gói bánh rất cầu kỳ.
1. Chọn gạo, nhiều năm trước thì toàn phải đặt gạo nếp cái hoa vàng từ quê lên để gói, mấy năm gần đây bà con nông dân bỏ hết giống đó rồi nên em lại phải đặt gạo nếp Thái Lan để gói. Vo sạch, đãi sạn cẩn thận rồi ngâm vào nước có pha muối cho phần bánh được đậm đà.
2. Đỗ không dùng loại siết sẵn ngoài hàng, mà phải loại đỗ ta hạt nhỏ, về chọn bỏ hạt xấu rồi siết, ngâm, đãi sau mới đồ lên, nắm thành các nắm đều nhau, mỗi bánh 2 nắm.
3. Thịt cũng phải đặt hàng lợn tin cậy, về pha ra, ướp với nước mắm cốt ở quê, cô khô lên, rồi thêm hạt tiêu vào, riêng mì chính em ghét nên không cho, có nhiều vùng quê thêm cả hành khô vào nhưng em không thích vị đó lắm.
4. Lá dong phải rửa sạch từng lá, vì nếu không sạch bánh hay bị mốc nên khoản này phải làm cẩn thận.
Mấy việc trên mà làm cẩn thận cũng phải mất nửa ngày rồi, còn nửa ngày còn lại thì túc tắc gói, lúc gói thì em cũng làm giống các cụ thôi, gói khuôn, lớp trong thì mặt xanh vào trong, lớp ngoài thì mặt xanh lại ra ngoài.
Lúc đun thì cho lửa to, xếp bánh cách mặt nồi phải hơn 10cm, mục đích là để sôi to lửa nước không tràn ra ngoài, chỉ cần sôi to lửa liên tục khoảng 4-6 tiếng là có thể vớt được rồi.
Còn ở HN không có điều kiện đun củi thì em cứ cho vào nồi áp suất điện đun 4h liên tục là bánh mềm nhũn luôn, mỗi tội được có 2 cái một lần đun.
Tiêcs quá em gói xong ăn mất rồi mà chẳng có cái ảnh nào cả.