- Biển số
- OF-70813
- Ngày cấp bằng
- 16/8/10
- Số km
- 4,319
- Động cơ
- 480,961 Mã lực
Có thêm những tiếng nói từ VD Complex
Thân chào các cư dân,
Tôi là Q, cư dân Tòa D Việt Đức Complex. Bản thân tôi không có ô tô gửi tại Việt Đức nên không thuộc phạm vi tranh chấp này, tuy nhiên, sinh hoạt của toàn thể cư dân đang bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, tôi xin nêu một số ý kiến với tư cách là một cư dân Việt Đức và đề xuất phương án giải quyết vấn đề, vì dù ai đúng ai sai, tình trạng hiện nay không thể kéo dài mãi.
1. Thứ nhất, tôi hoàn toàn chia sẻ và đồng cảm với việc một nhóm cư dân đã có những biện pháp rất trực diện để đấu tranh với Chủ đầu tư. Tôi hiểu là hành động đấu tranh này không chỉ xuất phát từ việc Chủ đầu tư tăng phí gửi xe ô tô, mà còn nhằm mục đích đòi lại quyền lợi chính đáng cho toàn thể cư dân liên quan tới việc cấp sổ đỏ, sử dụng tầng K1, K2, bãi đậu xe ngoài trời...
Tôi xin cảm ơn các anh chị về điều đó.
2. Thứ hai, trung ngôn nghịch nhĩ, tôi vẫn buộc phải nêu lên ý kiến của mình rằng việc chặn lối đi ô tô đường hầm chưa phải là giải pháp phù hợp, bởi lẽ việc này ảnh hưởng tới sinh hoạt của tất cả cư dân chúng ta chứ không phải chỉ Chủ đầu tư. Tạm thời chưa bàn tới tính pháp lý, việc chặn xe khiến người dân thiếu đường đi lại, ô tô chịu nắng mưa ngoài trời, giá trị cảnh quan chung của cả tòa chung cư sụt giảm nghiêm trọng, đồng tiền chúng ta bỏ ra mua nhà không tương xứng với giá trị quyền lợi được hưởng với tình trạng hiện nay. Nói cách khác, chúng ta đang tự làm bản thân mình cũng như Chủ đầu tư bị thương và chẳng lẽ cứ tiếp tục chờ xem ai chịu đau giỏi hơn?
Ngoài ra, tôi xin lưu ý rằng tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhóm cư dân hiện nay đang dừng lại ở tranh chấp dân sự. Mọi việc đều thuộc quyền kiểm soát và quyết định của hai bên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng tới trật tự công cộng, giao thông, cứu hỏa, cứu nạn... thì không loại trừ khả năng sẽ phát triển thành tranh chấp hành chính và hiển nhiên thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan công quyền. Tôi tin rằng đây là điều không ai trong chúng ta mong muốn.
3. Thứ ba, về phương án giải quyết, tôi đề xuất phương án như sau để các anh chị cân nhắc:
3.1. Bước 1: Các cư dân dừng việc chặn xe để tránh đưa tranh chấp leo thang thành tranh chấp hành chính cũng như để khôi phục sinh hoạt của toàn thể cư dân.
Trên thực tế, các anh chị đã thành công trong việc gây sức ép, thể hiện thái độ, buộc Chủ đầu tư phải lên tiếng và chính quyền phải can thiệp. Do đó, các anh chị không nhất thiết phải kéo dài tình trạng này thêm và nên cân nhắc các bước tiếp theo dưới đây.
3.2. Bước 2: Các cư dân có quyền lợi bị xâm phạm từ việc tăng phí trông giữ xe ô tô sẽ cân nhắc thực hiện thủ tục hòa giải thương mại với Chủ đầu tư để giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định hòa giải thương mại số 22/2017/NĐ-CP để hợp pháp hóa thủ tục hòa giải giữa các bên tranh chấp mà không phải đưa nhau ra Tòa án. Thị trường hiện nay có mấy chục tổ chức hòa giải thương mại đã và đang thực hiện thủ tục này để các anh chị lựa chọn và đề nghị tư vấn cụ thể.
Tôi cũng làm việc cho một tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm cả nghiệp vụ hòa giải thương mại, nên tôi biết đây sẽ là phương thức phù hợp đối với loại tranh chấp hiện nay của Chủ đầu tư và nhóm cư dân. Bởi lẽ thương lượng giữa hai bên không mang lại kết quả gì và chắc chẳng ai muốn đưa nhau ra Tòa thì chỉ còn lại phương án hòa giải.
Tôi cũng hiểu rằng sẽ có người nói tôi nhân cơ hội tranh thủ quảng cáo, tiếp thị cho tổ chức hòa giải của mình, là người của Chủ đầu tư cài cắm này nọ... Tôi thấy chẳng cần biện minh, giải thích gì với họ. Tôi sẽ không nêu tên tổ chức hòa giải mình đang làm việc để các anh chị tự do cân nhắc và lựa chọn trên thị trường; trong trường hợp các anh chị chọn trúng tổ chức của tôi để hòa giải với Chủ đầu tư, tôi sẽ đề xuất lãnh đạo quyết định để tôi không tham gia vào bất kỳ trình tự, thủ tục hòa giải nào nhằm bảo đảm tính khách quan, minh bạch.
3.3. Bước 3: Trong trường hợp hòa giải không thành, các anh chị có thể cân nhắc mời Luật sư tư vấn về các hình thức đấu tranh hợp pháp khác mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt của toàn thể cư dân.
Tôi có mấy lời như trên với mong muốn giải quyết ổn thỏa tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên, mong mọi người nghiêm túc cân nhắc và đừng chỉ trích vô căn cứ.
Trân trọng,
Thân chào các cư dân,
Tôi là Q, cư dân Tòa D Việt Đức Complex. Bản thân tôi không có ô tô gửi tại Việt Đức nên không thuộc phạm vi tranh chấp này, tuy nhiên, sinh hoạt của toàn thể cư dân đang bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, tôi xin nêu một số ý kiến với tư cách là một cư dân Việt Đức và đề xuất phương án giải quyết vấn đề, vì dù ai đúng ai sai, tình trạng hiện nay không thể kéo dài mãi.
1. Thứ nhất, tôi hoàn toàn chia sẻ và đồng cảm với việc một nhóm cư dân đã có những biện pháp rất trực diện để đấu tranh với Chủ đầu tư. Tôi hiểu là hành động đấu tranh này không chỉ xuất phát từ việc Chủ đầu tư tăng phí gửi xe ô tô, mà còn nhằm mục đích đòi lại quyền lợi chính đáng cho toàn thể cư dân liên quan tới việc cấp sổ đỏ, sử dụng tầng K1, K2, bãi đậu xe ngoài trời...
Tôi xin cảm ơn các anh chị về điều đó.
2. Thứ hai, trung ngôn nghịch nhĩ, tôi vẫn buộc phải nêu lên ý kiến của mình rằng việc chặn lối đi ô tô đường hầm chưa phải là giải pháp phù hợp, bởi lẽ việc này ảnh hưởng tới sinh hoạt của tất cả cư dân chúng ta chứ không phải chỉ Chủ đầu tư. Tạm thời chưa bàn tới tính pháp lý, việc chặn xe khiến người dân thiếu đường đi lại, ô tô chịu nắng mưa ngoài trời, giá trị cảnh quan chung của cả tòa chung cư sụt giảm nghiêm trọng, đồng tiền chúng ta bỏ ra mua nhà không tương xứng với giá trị quyền lợi được hưởng với tình trạng hiện nay. Nói cách khác, chúng ta đang tự làm bản thân mình cũng như Chủ đầu tư bị thương và chẳng lẽ cứ tiếp tục chờ xem ai chịu đau giỏi hơn?
Ngoài ra, tôi xin lưu ý rằng tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhóm cư dân hiện nay đang dừng lại ở tranh chấp dân sự. Mọi việc đều thuộc quyền kiểm soát và quyết định của hai bên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng tới trật tự công cộng, giao thông, cứu hỏa, cứu nạn... thì không loại trừ khả năng sẽ phát triển thành tranh chấp hành chính và hiển nhiên thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan công quyền. Tôi tin rằng đây là điều không ai trong chúng ta mong muốn.
3. Thứ ba, về phương án giải quyết, tôi đề xuất phương án như sau để các anh chị cân nhắc:
3.1. Bước 1: Các cư dân dừng việc chặn xe để tránh đưa tranh chấp leo thang thành tranh chấp hành chính cũng như để khôi phục sinh hoạt của toàn thể cư dân.
Trên thực tế, các anh chị đã thành công trong việc gây sức ép, thể hiện thái độ, buộc Chủ đầu tư phải lên tiếng và chính quyền phải can thiệp. Do đó, các anh chị không nhất thiết phải kéo dài tình trạng này thêm và nên cân nhắc các bước tiếp theo dưới đây.
3.2. Bước 2: Các cư dân có quyền lợi bị xâm phạm từ việc tăng phí trông giữ xe ô tô sẽ cân nhắc thực hiện thủ tục hòa giải thương mại với Chủ đầu tư để giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định hòa giải thương mại số 22/2017/NĐ-CP để hợp pháp hóa thủ tục hòa giải giữa các bên tranh chấp mà không phải đưa nhau ra Tòa án. Thị trường hiện nay có mấy chục tổ chức hòa giải thương mại đã và đang thực hiện thủ tục này để các anh chị lựa chọn và đề nghị tư vấn cụ thể.
Tôi cũng làm việc cho một tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm cả nghiệp vụ hòa giải thương mại, nên tôi biết đây sẽ là phương thức phù hợp đối với loại tranh chấp hiện nay của Chủ đầu tư và nhóm cư dân. Bởi lẽ thương lượng giữa hai bên không mang lại kết quả gì và chắc chẳng ai muốn đưa nhau ra Tòa thì chỉ còn lại phương án hòa giải.
Tôi cũng hiểu rằng sẽ có người nói tôi nhân cơ hội tranh thủ quảng cáo, tiếp thị cho tổ chức hòa giải của mình, là người của Chủ đầu tư cài cắm này nọ... Tôi thấy chẳng cần biện minh, giải thích gì với họ. Tôi sẽ không nêu tên tổ chức hòa giải mình đang làm việc để các anh chị tự do cân nhắc và lựa chọn trên thị trường; trong trường hợp các anh chị chọn trúng tổ chức của tôi để hòa giải với Chủ đầu tư, tôi sẽ đề xuất lãnh đạo quyết định để tôi không tham gia vào bất kỳ trình tự, thủ tục hòa giải nào nhằm bảo đảm tính khách quan, minh bạch.
3.3. Bước 3: Trong trường hợp hòa giải không thành, các anh chị có thể cân nhắc mời Luật sư tư vấn về các hình thức đấu tranh hợp pháp khác mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt của toàn thể cư dân.
Tôi có mấy lời như trên với mong muốn giải quyết ổn thỏa tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên, mong mọi người nghiêm túc cân nhắc và đừng chỉ trích vô căn cứ.
Trân trọng,