Em cũng giống cụ, ngày nào cũng đi qua TTHNQG mà không biếtƠ! Em ở Từ Liêm mà ko biết có Đền ông Hoàng Ba nhỉ?
Em cũng giống cụ, ngày nào cũng đi qua TTHNQG mà không biếtƠ! Em ở Từ Liêm mà ko biết có Đền ông Hoàng Ba nhỉ?
Đền năm sau trung tâm cụ ạ. Nho nhỏ nhưng bên trong rộng rãi lắm ạEm cũng giống cụ, ngày nào cũng đi qua TTHNQG mà không biết
Thực ra việc nhập nhằng đấy thì không hại đến ai cả đâu nên cụ đừng lo. có nhiều lần cụ em về nhập vào mẹ em (khi thắp hương, cúng) chứ chả có thầy bà nào về gọi hồn cả. Mà lại là nhiều lần, và nhập vào mẹ em nên em tin. Lần đầu cũng ko tin lắm và hơi sợ nhưng sau thì thấy bình thường, ko sợ mà ngồi nói chuyện như ng nhà thôi. có 1 số điểm làm e tin hơn là mẹ e ko bao giờ uống rượu hay hút thuốc mà...lúc cụ em nhập vào thì uống mấy chén riệu nặng cũng ko say. hút thuốc ko ho hen gì hết.E ngồi sau cũng cố hỏi han ấy mà hỏi cái ngài lấy tay che miệng cứ u u ko nói. Hic nghe rợn lắm
khiếp, vừa làm loạn bên kia đã kịp sang đây rồi! chúc mừng năm mới mợ túng náBác Chim có vẻ thông văn sử nhể, bác làm ơn quá bộ sang thới Bói, Bói quẻ đàu năm hộ mợ Ốc cái nhề?
Vâng cám ơn lão, xem bố trí hôm nào 3B đêkhiếp, vừa làm loạn bên kia đã kịp sang đây rồi! chúc mừng năm mới mợ túng ná
khao vụ có tý nheo đê lão túngVâng cám ơn lão, xem bố trí hôm nào 3B đê
18h thứ năm ngoài 34 nhékhao vụ có tý nheo đê lão túng
Bẩm kụ ông Hoàng Ba chính là Hoàng Bơ trong hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Phủ nhà mình đó kụ.Nhưng đây là ông Hoàng Ba mà cụ??!!?
Ra vậy. E dễ hiểu dần rùi ạBẩm kụ ông Hoàng Ba chính là Hoàng Bơ trong hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Phủ nhà mình đó kụ.
Vả lại theo em biết và hiểu thì Tín ngưỡng thờ Tứ phủ là bao gồm thờ cả Thiên Thần và Nhân thần.Ra vậy. E dễ hiểu dần rùi ạ
Lão chim đã chém thì chém cho chót đi.Theo em được biết thì ở hai làng Mễ Trì Thượng - Hạ xưa có chung ngôi đình ở đầu phía Bắc đầm Đại. Đình thờ Cao Sơn và Quý Minh, tương truyền là hai trong số 50 người con theo Lạc Long Quân đi ra biển cả. Về sau, đình bị đổ nát nên hai làng dựng đình riêng. Đình Mễ Trì Hạ thờ Lý Lữ - tướng của Lê Đại Hành, đình Mễ Trì Thượng phụ thờ Diêm Lý Phật Tử. Đình Mễ Trì Hạ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm vào dịp Người đi kiểm tra chống hạn (11- 01 - 1958).
- Làng Mễ Trì Hạ có ông Đỗ Văn Hãng (1486 ) đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Thuận (1514), làm quan đến chức Tả Thị lang ông Đỗ Huy Giáp đỗ Hương cống thời Lê.
- Thời Trần, có ông Giang Héo cùng các ông Đỗ Đức Lưu, Đỗ Ngọc Thuận là những đô vật giỏi, đã tham gia kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
- Tháng 11 - 1426, tướng quân Lê Thụ chỉ huy một cánh quân Lam Sơn đóng tại đây, lập đài quan sát trên núi Anh, sau đó đã chặn đánh quân xâm lược Minh do Phương Chính chỉ huy, buộc chúng phải tháo chạy về thành Đông Quan. Trong chiến dịch này, làng Mễ Trì Thượng có ông Nguyễn Tiến theo Lê Thụ đánh giặc, lập được nhiều công nên về sau được thăng chức Ngự tiền Đô chỉ huy sứ.
- Đến mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), một cánh quân của Đô đốc Long cũng đóng tại đồng Đầm, dựng đài quan sát trên núi Anh rồi bất ngờ đánh ra đồn Khương Thượng.
- Cuối năm 1883, nghĩa quân Tự So đã lập căn cứ tại Mễ Trì để chống Pháp. Bằng võ thuật cao cường, nghĩa quân đã phục bắt tại làng Phương liệt (nay thuộc quận Thanh Xuân) cả toán lính cùng con voi do Tuần phủ Ninh Bình gửi ra tặng tên tướng thực dân Pháp ở Hà Nội.
Đấy là các thông tin chính thống mà sử sách hay các trang sử nhà mềnh còn lưu trữ. Các cụ có thể tìm thoải mái trên mạng. Nhưng có những thông tin mà trên mạng không có được mà vẫn còn nhiều bí ẩn. Em chỉ được hóng thằng bạn em làm xe ôm hay đỗ gần cái cổng vào làng Mễ Trì. Ngày trước thời còn đuổi ong bắt bướm câu ếch nhái em tuyền cùng mấy anh em ở Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình ở đấy suốt gần 20 ợ. Nên cũng có đôi chút biết tý. Còn cụ nào bảo không linh thiêng thì nên cẩn thận. Đền ông Hoàng ba vốn nổi tiếng bí ẩn ợ. Thứ nhất nếu các cụ để ý nhé. Chỉ cần những năm chiến tranh từ chống Pháp, Mẽo thì riêng ở đây có rất nhiều tích có thật nhưng không công bố hoặc ít ai nói.
- Như có vụ chú Trịnh Nguyên Thủy thì ai cũng biết rồi, làm cái khu sinh thái ở đấy để chế mấy cái bột trắng au đó bòm rồi. Cũng chỉ vì chổng mông vào đền ợ. Khi làm cái một phần hạ tầng ở khu đấy hình như thợ của ô này đào được một cái huyệt cổ nhưng không nói cho ai biết, tự động đem ra gần khu vực đền đấy chôn. Sau đó đúng 3x7=21 ngày sau thì nổ ra vụ Trịnh Nguyên Thủy. thế là đi cả cụm ợ. Khổ nhất là ông anh vợ của chú này tên là L là giáo viên đại học kiến trúc, thiết kế và chỉ huy thi công khu đấy ợ. Do có liên lụy nên mất cơ cấu lên lãnh đạo ở trường đấy. Cũng lao đao mất hai năm. Đến bg mất hết cơ hội.
- Vụ thứ hai là một ông đội trưởng thi công cũng ngoẻ bất đắc kỳ tử khi xây cái TTHNQG, lúc đấy do ông này chỉ huy một đội vào làm món xung quanh đền. Em dự là do không cẩn thận về lễ bái. Sau khi chết cả đội thi công bí mật chuyển đi. Vụ này các đơn vị thi công ở đấy chỉ một hai nhóm biết. Sau đấy một loạt xxx bên A về xem xét. Em hóng thấy có mời cả một vị tăng khá nổi tiếng đế nghía. Sau đó, vụ cao tăng đấy mới giải mã cho các lờ đờ nhà mềnh vụ này. Nên sau đấy, cứ bắt đầu hội họp là phải cúng khấn ợ. Ngay cả cây cối ở cái đền đấy chả ai dám động tý gì
- Vụ thứ ba là một xxx bị mất chức, một vị BT cũng thế. Cả hai cùng dính một vụ án liên quan cùng nhau. Cũng bắt nguồn từ việc khi đến đấy để thực hiện một số nghĩa vụ với dự án đấy, nhưng chỉ có sơ xuất không đến khấn đền. Em thấy đồn là khi đến gần đền, hai ông này đang nói chuyện bỗng nhiên có một khu đất bị sụt trước mặt nên không hiểu tại sao. Thấy thế cho lính tráng đến lấp đi. Nhưng theo một số lời các cụ khảo cổ nói thì đấy chính là nơi cái cổng vào đền bị lấp và mất sau nhiều năm. Sau đấy, hai cụ không cẩn thận thì đúng ngày hôm sau, nổ ra một vụ án trọng điểm của QG. Em cũng chỉ biết đến đấy. Đến bg một cụ suốt ngày oánh cờ, tennis ở khu bọn Nhật ở đường Thụy Khê, một cụ sau khi lao đao mất hết danh vọng, cũng vác bàn cờ oánh với cụ tổ trưởng, lúc đấy chỉ biết ngẩng đầu trách sao mình ko để ý chuyện tâm linh
- Còn một vụ nữa là những năm bọn pháp đến mềnh để chiếm đóng thành HN. Lúc đấy bọn Pháp rất nhiều quân lính vào đấy. Oánh phá mình rất nhiều, nhưng riêng khu vực đền thì không bao giờ dám bén mảng đến. Hay bị mù mầu. Nó có nguyên nhân của nó là có một thằng quan ba Pháp được cho nghe kể đền rất thiêng, cũng có tý máu nghiên cứu món này. Lục đục mang lễ lạt đến để khấn vái. Sau đấy, chú này không hiểu tại sao lại cử đi tiếp quản một đơn vị pháp khác oánh nhau ở Hải dương. Thay thê là đội của thằng Garnier. Marie Joseph François (Francis) Garnier (25.7.1835? – 21.12.1873) là một sĩ quan hải quân và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì chiến dịch quân sự tại Bắc Kỳ năm 1873. Năm 1943, Liên bang Đông Dương đã phát hành tem bưu chính để ghi công Garnier. Garnier đã viết nhiều cuốn sách trong thời gian ở Đông Dương như La Cochinchine (Nam Kỳ), De la colonisation de la Cochinchine (Về quá trình thực dân hóa Nam Kỳ). Tiếng tăm chủ yếu của Garnier là người châu Âu đầu tiên có ý tưởng thám hiểm sông Mê Kông, đồng thời là người thực hiện phần lớn công việc này. Hôm thằng này bị toán quân của Lưu Vĩnh phúc vào ngày 21-12-1873. Nếu thằng kia mà không chuyển đi oánh nhau ở Hải Dương thì đã chết ở Ô cầu giấy rồi. Sau đó thằng đấy sợ quá, đợi khi thành Hà Nội thất thủ, pháp chiếm hoàn toàn, nó mới về lễ ở đền ô Hoàng Ba này để cám ơn.
- Còn một vụ nữa mà mềnh ko nói đến là vụ ném bom của Mẽo xuống mềnh. Rất nhiều nơi bị bom nổ, nhưng ở đấy có một quả bom rơi gần khu vực đền, éo nổ. Còn nguyên. Trong khi các quả khác đều nổ ợ. Mọi hướng ném bom hay bắn phá như thế nào thì riêng đền không bị sao. Em nhớ không nhầm thấy nói có hai người làng Mễ Trì để tránh bom Mẽo, hôm đấy phải ở nhờ đền. Hồi đấy đền nằm ở giữa cánh đồng mênh mông. Tưởng chết. Ấy vậy mà khu vực Mẽo bắn pháp, ném bom thì không vào đấy. Mà người nhà hai người này thì chết hết. Hình như hai người này bây giờ chuyển lên Khương Trung sống. Vẫn còn.
Còn nhiều câu chuyện nữa về đền ông Hoàng ba. Em nói ra thì nhiều. Khi nào rỗi em xin hầu các cụ. Những caí mà cụ gúc éo có ợ. Hihi. Nên có thờ có thiêng. Có kiêng có lành. Với tín ngưỡng dân tộc đã có hàng ngàn năm, các cụ đừng nghĩa đấy chỉ là mô đất, hay mấy cái cột kèo để thành một ngôi đền đâu các cụ ợ. Có chứng kiến mới thấy. Các vị lờ đờ nhà mềnh thì khỏi phải nói. Sau vụ một lờ đờ tối cao nghe vị cao tăng hóng xong. Làm đúng như vị cao tăng nói. Thế là xuôi chèo mát mái và đến bg là coi như ổn. Ợ
Em hóng thế. Chắc thằng bạn em nó chém gió là chính. Chứ em cũng chỉ hóng lại cho vui thôi ợ
Cụ nói chuẩn đới.em thấy các bác đưa dữ liệu lên để mang tính huyền bí chứ em chẳng thấy gì là lạ.
Chuyện khẩu nghiệp, tạo nghiệp, em tin vào đức Phật Thích Ca chứ em không tin vào thần thánh lắm. Chính thần thánh mà còn dựa vào "ai khấn thì cho lộc, ai không khấn thì vặt cổ" tức là cũng vẫn còn trần tục lắm, vẫn còn biết "tham, sân, si" thì đâu có khác gì người trần đâu. Đức Phật cũng chỉ ra là nghiệp hay duyên đều do con người tạo ra cả, không ai tác động được. Làm điều xấu, bất nhân, thất đức thì tự tạo nghiệp rồi, sống như thế tâm thần bất an, chỉ có người vỗ vai nhẹ cũng đã hoang mang, bất tỉnh chứ cần gì phải dựa vào yếu tố tâm linh khác.
Mấy bác ld nếu bảo chỉ vì không cúng mà mất chức, em đồ rằng các bác ấy cũng toàn dạng cơ hội, tham ô, tham nhũng, kiếm tiền bất nghĩa hoặc dựa vào các yếu tố tâm linh, lễ bái để xin quan, xin chức cũng như là mưu cầu lợi ích cho bản thân, thì có mất chức cũng là do nhân quả thôi, tại sao lại đổ tại chuyện cầu cúng.