- Biển số
- OF-46019
- Ngày cấp bằng
- 9/9/09
- Số km
- 59
- Động cơ
- 462,600 Mã lực
Ba lang nhang.
Thế lát e báo anh Ba đến đây khấn cho vốn FDI vào VN nhiều hơn, các nhà đầu tư xuống tiền nhiều hơn cho cả nước có lộc nháthấy cũng thiêng phết: Vừa thành tâm khấn xin lộc được 1 phút đã thấy tin nhắn báo chuyển tiền công trình vào tài khoản!
Chuẩn rồi, ngày trước đi theo đường đất, sau đá ven làng ngoài Mễ Trì Thượng rồi đi qua cái bờ là đến mà; Còn có cái cây chỗ hồ câu Anh Sơn ngày xưa, phía sát đường Láng Hòa LẠc chỉ có bát hương nhỏ thôi, chỗ này là chỗ xe ủi của nhà máy gạch ĐL bị trục trặc suốt đấy.Em nhớ ra cụ rồi. Cụ mà cũng nói ra đền này là đường làng thì em cũng chịu cụ. Đền này trước nằm ở khu vực Mễ thượng trên em, còn Mễ hạ dưới cụ thì phải đi qua sân kho mới ra được cơ mà.
Cụ cứ thêu dệt để tỏ ra nguy hiểm, em không có ý gì nhạo báng thánh thần, nhưng người chết ở đây là do an toàn lao động chưa tốt, thợ thủ công coi thường tính mạng của mình. Chắc cụ cũng biết cậu công nhân của Lilama lắp dựng xà gồ rồi bị xà gồ rơi xuống đề không thấy đầu đâu chứ, cụ kể thêm cho thêm phần li kỳ cụ ợThưa các Cụ:
Đền này là có từ xa xưa lắm Em không biết. nhưng năm 2006 Khi quy hoạch TTHNQG kiến trúc sư người Đức đã có ý định giữ lại Đền này theo quan niệm tâm linh của Người Việt. Đền được tu bổ lại và làm mới các phần cổng, sân đền, cột cờ. Ban thờ cũng được trùng tu lại. Xung quanh ngôi Đền này cũng có nhiều chuyện rất khó giải thích: Ngay sau khi phát lệnh khởi công công trình TTHNQG đã xảy ra 1 trận bão cát cực mạnh mà trước đó trời đang nắng gắt sau đó khoảng 10 phút trời lại nắng trở lại ( Em có ghi hình được hiện tượng này nhưng chưa kịp tìm để port lên cho các Cụ xem). Công trình này cũng ghi nhận nhiều người bị tai nạn lao động lắm và có những cái chết vô cùng ngớ ngẩn. Tiếp theo tháng 11/ 2006 sau khi kết thúc Hội nghị APEC đã có 1 trận cuồng phong rất lớn làm hư hỏng toàn bộ dàn tản nhiệt điều hòa của TTHNQG gần đó và chiếc xe cẩu của TTHNQG nặng 11 tấn cứ như có ai kéo chạy gần sang đến đền. Ngay tại hồ chạy xung quanh đền cũng đã có 1 mạng chết mà hồ chỉ sâu có 1,5 m mà cậu này lại là cao thủ về bơi lội. Nên Em nghĩ đền đó cũng rất thiêng đấy ạ.
Chuẩn, em nhớ hôm kết thúc apec cả hà nội mưa to gió lớn cho đã. chẳng riêng gì chỗ này.Nhưng cái thời vô thần vô thánh đó có ai bị vật chết đâu cụ ?? cái thời đó lại đánh thắng Pháp , thắng Mỹ mới lạ kì . đúc kết lại thế hệ cha ông ta ( mà cụ gọi là thời vô thần vô thánh đó) họ mới là những vị thần cho hậu thế mình kính cẩn noi theo đó thưa cụ, kính cụ ạ.
cụ ơi, cuộc sống cứ vô tư đi cụ ợ. Khi ở thiên đường mình đang sống có những niềm tin, hay nói cách khác những cái mà mình đặt niềm tin cao nhất hay cần phải tin nó không còn nữa hay mất đi thì cũng nên lấy một niềm tin vào những gì của văn hóa dân tộc Việt NAm mà tin. Cái đấy không bao giờ mất cả. Còn mấy cái mà cần tin thì bg eó dám tin hay nó mất mợ nó rồi. Tin vào toàn làm mình biết thành ông chủ để công bộc, tôi tớ nó oánh mít bắt mình làm trâu ngựa thôi. Thế theo cụ bg nên tin ai? Thôi thì đức tin vào tâm linh theo nền VN của mình vẫn là mãi mãi cụ ợCụ nói chuẩn đới.
Đến OF còn thế này, bảo sao mấy ông quan to chả suốt ngày xì xụp với khấn vái khắp nơi. Bảo sao VN vẫn cứ muôn đời nghèo và tham nhũng, ngày nay cũng đâu có khác ngày xưa là mấy!
Thần thánh mà thiêng thế sao không cho mấy thằng tham nhũng tèo hết đê, chứ để con cháu nghèo mãi thì lấy mứt mà cúng tế à!
Thanks bác đã chia sẻ thông tin!!!!Tục thờ Mẫu và Tam Tứ Phủ,các vị Ông Hoàng,Bà Chúa thực sự là tín ngưỡng thuần Việt.
Ban đầu xuất phát xã hội Mẫu hệ,thờ Mẹ,thờ Đất vốn là tín ngưỡng bản địa Việt Nam.Để kháng cự lại với hệ thống thần linh Đạo giáo của Tàu tràn sang,cũng để hợp thức hoá việc thờ phụng tưởng nhớ các vị anh hùng Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc mà dân gian đã biến đổi,phát triển tạo nên một không gian tâm linh lung linh mờ ảo gắn liền với thiên nhiên,mang dáng dấp các Nhiên Thần có sẵn để không bị đàn áp bởi thế lực xâm lăng đang cai trị,đồng thời vẫn duy trì và phát triển được trong dân gian.
Đến những thế kỷ thứ 13 - 14,việc Đại Việt mở rộng vào phía Nam dẫn đến dung nạp thêm các biểu tượng tín ngưỡng,phong tục thờ cúng cũng như cả những truyền tích của các dân tộc phương Nam như Chăm pa cũng là một nền văn hoá tín ngưỡng gắn với biển.Ví dụ như Thiên Y Thánh Mẫu và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Đó thực sự là một quá trình lâu dài nhưng sự hoà nhập rất êm ả và hài hoà như chúng ta thấy còn đến ngày nay.
Đăc biệt chi tiết về quan Hoàng Ba có huyền tích từ biển là rất đặc sắc Việt Nam để chúng ta thấy là,Quốc phụ Việt Nam trong truyền thuyết là Lạc Long Quân từ biển mà lên.Nhiều vị thần chủ được thờ phụng ở Việt Nam gắn liền với biển.Đây là những dấu tích văn hoá biển có từ trước giai đoạn Bắc thuộc,tồn tại trong nhân dân qua hàng ngàn năm.
Cũng thấy,bên Tàu thì thần từ (hay ở)biển được thờ ở vùng Triết Giang là Đức Quan Âm Nam Hải - một vị thần Phật Giáo,còn thần made in Tàu thì em chưa đựoc biết có vị nào từ biển lên.Cụ nào biết thì cho chúng em rộng thêm kiến thức.
Không bàn chuyện dị đoan nhưng em thực sự thành tâm cầu nguyện khi đứng trước Ban thờ Các Vị,vì các vị chính là Đất,là Nước,là tiên liệt tổ tông chúng mình đây thôi.
Chuyện này cũng bình thường thôi.Toàn thấy các bà già ốm yếu bị, thanh niên khỏe như vâm thì ko thấy.
Cụ Bính này em thấy là hay say sưa lắm!Hôm nay em mới biết có Đền ở đây, em ở TX từ bé, lớn lên 1 chút hay đưa U em đi chùa Mễ trì của Sư cụ Trí và chùa Nhân Mỹ của Sư ông Bính, từ ngày chưa có công trình nào ở Mễ trì cả, thế mà không thấy các cụ nhắc đến , hiii, tks các bác đã mở mang
Ở VN thì công trình lớn éo nào chả chết cụ nhỉ, nhiều hay ít thì nó là do qui mô của công trình + ém tốt hay không thôi.Cụ cứ thêu dệt để tỏ ra nguy hiểm, em không có ý gì nhạo báng thánh thần, nhưng người chết ở đây là do an toàn lao động chưa tốt, thợ thủ công coi thường tính mạng của mình. Chắc cụ cũng biết cậu công nhân của Lilama lắp dựng xà gồ rồi bị xà gồ rơi xuống đề không thấy đầu đâu chứ, cụ kể thêm cho thêm phần li kỳ cụ ợ