[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 6/9/1988, ông V.S. Vovk vội vàng gọi điện thông báo trong quá trình rửa giếng ở đoạn cuối thì đột nhiên dòng dầu lên mạnh, áp suất đầu giếng khoảng 110 at, hiện đang đóng đối áp để chờ ý kiến trong bờ.

Tin vui đến quá bất ngờ. Không thể đóng giếng lâu vì lo thiết bị đầu giếng với áp suất thiết kế không chịu nổi...

Giếng cho dòng lớn, lúc đó không đo được chính xác, nhưng ước tính là khoảng 2.000 tấn/ngày. Không những cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro vui mừng mà cả nước vui mừng.

Không ít lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không kìm nổi xúc động phải gặng hỏi rằng có phải nghe nhầm thông tin từ Vietsovpetro không?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Dầu tiếp tục được phát hiện và khai thác sâu dần trong móng. Cột dầu tăng dần theo chiều sâu ở những giếng phát hiện về sau. Vỉa dầu nằm trong tầng móng nứt nẻ có chiều cao trên 1.500 m, lưu lượng dầu đạt trên 1.000 tấn/ngày đêm.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Trải qua hơn 8 năm liên tục thăng trầm trong quá trình tìm kiếm, thăm dò, Liên doanh Vietsovpetro đã tìm kiếm, phát hiện và khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Đỉnh điểm là phát hiện các tầng chứa dầu trong các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

Riêng đối với mỏ Bạch Hổ, Xí nghiêp Liên doanh Vietsovpetro đã khẳng định sự tồn tại tầng dầu Miocen và phát hiện các tầng dầu mới.

Theo lý thuyết địa chất, trong tầng đá móng là không thể có dầu, nên khi khoan tới tầng móng người ta thường dừng lại, không khoan tiếp nữa. Trước đó đã có nhiều công ty tư bản khoan thăm dò trên thềm lục địa Nam Việt Nam cũng đã bỏ cuộc vì tới tầng đá móng nhưng không có dầu.

Có những Tập đoàn Dầu khí tầm cỡ thế giới như Mobil - Hoa Kỳ chẳng hạn đã khoan thấy dầu, nhưng họ chỉ thấy trữ lượng ở tầng Miocen dưới, họ không nghĩ là dưới tầng đá móng có dầu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1988, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro khai thác tầng dầu sản lượng cao từ móng đá granit nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ với lưu lượng mỗi giếng trên 1.000 tấn/ngày đêm và mỏ này được xếp vào trong số các mỏ có trữ lượng dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Cho đến nay, mỏ Bạch Hổ đã đem lại cho đất nước hàng chục triệu tấn dầu thô và khí đốt.

Điều đáng ghi nhận trong thời kỳ này là tinh thần làm việc quên mình vì sự nghiệp dầu khí của tập thể lao động quốc tế Việt Nam - Liên Xô, họ đã làm nên nhiều kỳ tích.

Chỉ trong một thời gian ngắn, cùng với trang thiết bị và công nghệ không cao, nhưng họ đã lập được chiến công rạng rỡ, mang dòng dầu về cho đất nước!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Có thể xem mỏ Bạch Hổ với thân dầu trong móng granitoid nứt nẻ-hang hốc có trữ lượng và sản lượng lớn, cường độ khai thác cao và được tổ chức khai thác có hệ thống và hiệu quả là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong văn liệu dầu khí thế giới.

Sau 30 năm khai thác dầu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ, dựa trên diển biến động năng của vỉa có thể chia quy trình khai thác thành 3 giai đoạn với hệ phương pháp kỹ thuật-công nghệ có tính đặc thù riêng biệt:
  • giai đoạn khai thác không có duy trì áp suất vỉa
  • giai đoạn khai thác có duy trì áp suất vỉa bằng nước bơm ép.
  • giai đoạn khai thác suy giảm cuối đời mỏ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
I. Giai đoạn khai thác không có duy trì áp suất vỉa

Từ tháng 9/1988 đến tháng 6/1993 thân dầu trong đá móng được khai thác ở chế độ giảm áp tự nhiên, nói đơn giản là tận dụng sự dãn nở tự nhiên của dầu vỉa và của khí hòa tan trong dầu khi giảm áp suất trong quá trình khai thác.

Từ nhận thức ban đầu thân dầu là lớp vỏ phong hóa, quá trình khoan phát triển và nghiên cứu mô hình mỏ ở giai đoạn này đã giúp Vietsovpetro nhận hiểu đây là một mỏ lớn liên quan đến thân dầu trong đá móng granit nứt nẻ-hang hốc có độ bất đồng nhất về tính thấm-chứa cao, thân dầu lớn và sâu, mà các phương pháp truyền thống bình thường không thể áp dụng được, đòi hỏi phải nghiên cứu và xây dựng hệ phưng pháp riêng cho đặc tính thân dầu này,

mà trọng tâm là mô hình mỏ với hệ các nứt nẻ liên quan đến đứt gãy được xem vừa là tầng chứa vừa là kênh dẫn và cơ chế dòng chảy trong môi trường rỗng nứt nẻ hỡ.
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,979
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Keep going bác Lầm nhé
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,520
Động cơ
471,240 Mã lực
Bạch Hổ, mỏ dầu chủ lực quyết định thành — bại của ngành dầu khí Việt Nam, được tìm thấy từ trước 30-4-1975.

Khi chiến tranh Việt Nam gần đến hồi kết, các công ty dầu quốc tế rút lui. Bạch Hổ nằm yên dưới đáy biển suốt hơn một thập niên cho đến ngày được bùng lên với bao bí mật chưa kể…

Sao như có đường lười bò thế kia cụ
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,520
Động cơ
471,240 Mã lực
Nó là giới hạn 200 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế. :)
Tính từ đường cơ sở hay từ thềm lục địa mà thấy nó lại chạy sát bờ rồi lại vòng ra vậy cụ. KHá trùng với đường lưỡi bò
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Phức tạp thế này bảo sao bọn Trung Đông nó khôn,thằng nào ăn chia đàng hoàng tử tế với phương Tây thì thịnh vượng, còn thằng nào tham và ngu đòi bật thì ăn cám hết.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,884
Động cơ
494,454 Mã lực
Năm 1988, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro khai thác tầng dầu sản lượng cao từ móng đá granit nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ với lưu lượng mỗi giếng trên 1.000 tấn/ngày đêm và mỏ này được xếp vào trong số các mỏ có trữ lượng dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Cho đến nay, mỏ Bạch Hổ đã đem lại cho đất nước hàng chục triệu tấn dầu thô và khí đốt.

Điều đáng ghi nhận trong thời kỳ này là tinh thần làm việc quên mình vì sự nghiệp dầu khí của tập thể lao động quốc tế Việt Nam - Liên Xô, họ đã làm nên nhiều kỳ tích.

Chỉ trong một thời gian ngắn, cùng với trang thiết bị và công nghệ không cao, nhưng họ đã lập được chiến công rạng rỡ, mang dòng dầu về cho đất nước!
Em hỏi tí về số liệu, cứ cho là 1000 tấn / ngày thì 1 năm đã đc 36 triệu tấn rồi chứ cụ nhỉ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Việc khai thác dầu trong tầng móng ở chế độ suy giảm tự nhiên đã làm giảm mạnh áp suất vỉa ở độ sâu quy chiếu @3650m từ 417 at còn 333,5 at vào tháng 6/1993, trung bình giảm 17,3 at/năm.

Trong khai thác dầu khí, áp suất vỉa càng giảm thì khai thác càng khó.

Đến hết năm 1993, sau 5 năm khai thác thân dầu trong đá móng, sản lượng dầu khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đạt gần 20 triệu tấn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
II. Giai đoạn khai thác có duy trì áp suất vỉa

Sự giảm mạnh áp suất vỉa trong khoảng thời gian ngắn ở thân dầu móng nứt nẻ đòi hỏi phải nhanh chóng áp dụng giải pháp duy trì năng lượng vỉa mới có thể đạt sản lượng đỉnh, tăng hệ số thu hồi dầu, phải nghiên cứu lại mô hình địa chất và mô hình khai thác mỏ Bạch Hổ.

Để đạt mục tiêu tối ưu hóa vị trí các giếng phát triển và khai thác cần phải làm rõ cấu trúc móng, nhận dạng các đới đứt gãy, các vùng nứt nẻ, và khả năng nối kết giữa chúng, đặc biệt sự liên thông giữa các không gian rỗng chứa dầu với tính chất hai độ rỗng macro và micro.

Nhưng các đứt gãy trong móng luôn có độ dốc lớn (thường trên 700), vì thế độ phân dị tốc độ sóng địa chấn kém, bức tranh sóng địa chấn phức tạp, rất khó xây dựng mô hình địa chất của thân dầu dựa trên mô hình vận tốc sóng địa chấn, đó là những thách thức chính đòi hỏi phải có những thử nghiệm và giải pháp phù hợp.

Nhiều phương pháp xử lý địa chấn đặc biệt được áp dụng để xây dựng chính xác hơn mô hình mỏ, nghiên cứu sự bất đồng nhất về thuộc tính của sóng địa chấn và ứng dụng kỷ thuật mạng nơron để xác lập sự phân bố các vùng có tính thầm-chứa tốt, nơi kỳ vọng có sản lượng dầu cao..
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong quá trình nghiên cứu các nhà địa chất đã phát hiện độ rỗng của đá chứa có ba dạng:

(1) - độ rỗng giữa các tinh thể của đá có kích thước nhỏ hơn 0,01mm, còn được gọi độ rỗng của “nền đá” hay “matrix đá”.

Không gian rỗng này có thể chứa chất lưu dầu nhưng không tham gia vào quá trình khai thác, có nghĩa chất lưu dầu dù tồn tại cũng không thể di chuyển được dưới bất cứ tác động nào;
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
(2) – độ rỗng macro, đó là những khe nứt và hốc nhỏ, trong điều kiện vỉa có kích thước phổ biến trên một mili mét, có khi lên đến centi mét, chúng liên thông và kết nối nhau thành hệ thống, đó là dạng không gian rỗng quan trọng tham gia vào quá trình khai thác ở giai đoạn đầu và giai đoạn hai.

Chúng vừa là thể tích chứa dầu và đồng thời cũng tạo mạng kênh dẫn nhỏ li ti để dầu di chuyển tự do vào các giếng khai thác.

Cơ chế dòng chảy trong không gian rỗng này mang tên “dạng piston”, có nghĩa nếu ta dùng nước bơm ép để đẩy dầu theo chế độ hợp lý thì front dầu luôn đi trước front của nước đẩy.

Nhờ đặc tính này chúng ta đã áp dụng phương pháp bơm ép nước để tăng khả năng quét và đẩy dầu từ các kênh chứa nhỏ li ti để thu gom về các giếng khai thác, mà trong khoa học dầu khí gọi “tăng hệ số thu hồi dầu”.

Việc bơm ép nước trong giai đoạn này còn mục đích là bù đắp không gian trống của dầu được khai thác bằng nước mà nôm na gọi “duy trì áp suất vỉa".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Chế độ bơm ép nước được gọi hợp lý vì nếu bơm it và yếu thì khả năng quét ít và đẩy dầu yếu, hay nói đơn giản là “không sạch”, lượng dầu thu gom sẽ ít, nhưng nếu bơm nhiều nước với áp lực quá mạnh sẽ xảy ra hiện tượng là front nước sẽ xé front dầu ra từng mảng nhỏ, vươt lên trước và ép dầu vào thành các kênh dẫn,

lúc đó ở các giếng khai thác chúng ta chỉ thu được nước còn lượng dầu khai thác sẽ ít đi, chất lưu dầu sẽ bị giử lại thành từng mảng trong không gian rỗng và mất khả năng lưu chuyển.

Trong khoa học dầu khí thường gọi “giếng bị ngập nước và chết”;
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
(3) – độ rỗng micro, đó những nứt nẻ và hốc có kích thước rất nhỏ từ 0,01mm đến 0,1mm.

Thể tích chứa chất lưu dầu ở đây cũng khá lớn, dù không thật chính xác nhưng các nhà địa chất ước tính cũng đến 30% tổng thể tích chứa dầu của đá chứa.

Làm sao để khai thác được tối đa lượng dầu chứa trong không gian rỗng này một cách hợp lý.

Dầu lưu giử ở đây do sức hút mao dẫn, vì thế không có lực bơm ép nào có thể vượt được áp suất mao dẫn để đẩy dầu ra khỏi các kênh nhỏ micro này. Cơ chế đẩy dầu khác hẳn “dạng piston”.

Vấn đề “hóc búa" này hiện làm nhiều nhà công nghệ dầu khí đau đầu, và chỉ có thể giải quyết theo hướng là sử dụng năng lượng tích hợp do dãn nở của chất lưu và đá chứa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong quy trình khai thác dầu, điều kiêng kỵ nhất là để áp suất vỉa giảm thấp hơn áp suất bão hòa hay còn gọi là áp suất điểm sôi.

Ở ngưỡng áp suất này, khí được hòa tan trong dầu sẽ bị tách khỏi dầu, vì thế dầu ở trạng thái lỏng trong lòng đất sẽ mất dần tính lưu chuyển, độ nhớt tăng, vì thế lưu lượng giếng sẽ giảm kéo theo giảm sản lượng toàn mỏ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Để bổ sung năng lượng cho vỉa, Vietsovpetro đưa giải pháp kỹ thuật bơm ép nước xuống phần đáy của thân dầu vừa để duy trì áp suất vỉa trên áp suất bão hòa vừa tạo nước đáy nhân tạo để quét và đẩy dầu từ dưới lên.

Phương pháp này ban đầu không được ủng hộ, lo ngại không kiểm soát được sự di chuyển của nước ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hồi dầu. Ngay các chuyên gia của World Bank cũng phản đối và cho rằng các chuyên gia Vietsovpetro không thể quản lý được quy trình này.

Vietsovpetro thiết kế phương án bơm ép nước và tháng 6/1993 tiến hành bơm ép thử nghiệm ở giếng 421 khối trung tâm mỏ Bạch Hổ nơi có suy giảm mạnh áp suất vỉa. Sau 2 năm, nước bắt đầu xuất hiện ở giếng khai thác 409, sau đó là một loạt giếng khác quanh đấy. Hình thành tầng nước đáy cục bộ.

Hệ thống giếng khai thác và bơm ép nước dần được hoàn thiện. Hệ thống khai thác ban đầu được xây dụng theo mô hình 3 đới: đới bơm ép nước, đới khai thác chính, đới mủ khí tiềm năng ở phần đỉnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top