Ở Đức, con cháu gái em nói là trẻ con bị cấm dùng điện thoại thông minh đến năm 14 tuổi nên trẻ con ít bị nghiện điện thoại hơn. Mình chắc cũng nên học tập. Chứ để nghiện rồi mới lôi nhau ra chữa thì khó.
Kiểu giống 2 F1 nhà e, hơn năm trước đứa tứ 2 cũng vào lớp 10, điện thoại dí vào mặt, nói ko đc e đập béng đi, giờ cho 1 cái khác để dùng tạm nhưng dỗi không cầm đi, về nhà mới sử dụngHôm nay em stress vì con nên lên đây bán than và hỏi xem các bác có con tuổi mới lớn xem làm thế nào cải thiện được tình hình.
Em có 2 con tuổi 15,17. Các cháu học đều khá ổn, đỗ vào các trường chuyên của Hà nội. Đặc điểm chung của con nhà em là trừ lúc học hay mẹ bắt làm 1 chút việc nhà còn lại mắt cứ dính chặt vào điện thoại. Em cũng có khá nhiều thời gian, nên dành thời gian theo sát con từ nhỏ đến giờ. Về cơ bản thì các cháu đều ngoan, có ý thức học tập. Đặc biệt là cháu lớn, dù có chơi game hay xem phim, chat chit thì vẫn đặt việc học lên hàng đầu nên kết quả học tập khá tốt. Nhưng cháu gái thứ 2 mới vào lớp 10 thì em thấy mệt mỏi quá. Cháu vào tuổi dậy thì, xa cách bố mẹ hơn. Sang cấp 3 em cũng cấp cho 1 đt thông minh (c2 thì dùng nokia cục gạch), thì cháu cứ kè kè đt ở bên, đi học thì chớ về nhà là chui vào phòng xem đt, hỏi thì cháu bảo đọc truyện, xem youtube. Bảo làm việc gì cũng trở nên khó khăn và luôn trì hoãn. Từ việc vệ sinh cá nhân, có khi còn quên không tắm, ăn uống thì qua quít. Bài vở để dồn đến deadline mới cuống lên thức đêm hôm để làm. Hôm nay anh trai đi vắng đến tối, cháu vẫn ôm đt cả ngày, em bảo cháu phơi quần áo (việc của anh) thì cháu chống đối không làm. Nói thế nào cũng không. Em cáu quá bảo, thế giờ còn không chịu giúp ai, đến lúc mẹ ốm thì con có nấu cháo, có đưa mẹ vào bệnh viện không. Nó bảo con không biết nấu cháo, không biết lái xe. Thế là em tuyên bố mẹ sẽ thu đt của con 1 thời gian, để con sống bớt vô tri đi. Rồi em nhắn cho cô giáo, giờ con không dùng đt một thời gian, có việc gì liên quan đến học tập, bài vở, cô nhắn cho phụ huynh, phụ huynh sẽ nhắn lại con. Thì nó lại tiếp tục chống đối, nó bảo con không nhận thông tin từ mẹ. Cần gì con sẽ dùng đt của con nhắn cho cô.
Mệt mỏi quá, em chả biết phải làm sao với nó nữa.
Em cảm ơn cụ, nhưng lời khuyên chi tiết thế này em có copy ra một note riêng để nghiên cứu dần ạ. Nhưng em nghĩ chắc sẽ áp dụng luôn đoạn thưởng phạt tiền tiêu vặt vì bình thường em không trừ, xin mua gì đa phần em đáp ừng, dù cháu cũng không đòi hỏi quần áo giầy dép gì nhiều ạ.Vấn nạn thế kỷ này đấy mợ.
Xem short video nhiều sẽ làm giảm khả năng tập trung tinh thần. Bào mòn dopamine trong cơ thể, dần dần dễ chán nản, mất động lực sống, khả năng chịu áp lực giảm đáng kể đấy. Mợ cần có quy định thời gian mục đích sử dụng rõ ràng.
Nhà em thì thế này:
Ipad:
Trong tuần: Từ 12h trưa đến 8h tối, 1 tiếng.
Cuối tuần hoặc nghỉ học: Từ 12h trua đến 8h tối, 3 tiếng. Trong đấy mạng xh 1h, game 1h.
Các app giáo dục ko giới hạn thời gian.
Iphone;
Chỉ để nghe gọi khi đi ra ngoài với 1 số app cần thiết.
Bị phạt thì trừ giờ sử dụng.
Giúp đỡ bố mẹ (ngoài những việc các bạn phải làm) thì hoặc thưởng tiền hoặc thêm giờ sử dụng.
Vâng, em cũng sẵn sàng dành thời gian cho nó nhưng nó thì thấy đt hấp dẫn hơn là nói chuyện với mẹ. Hoặc tùy lúc, lúc nó hứng thú kể chuyện thì nó sẽ ra hóng và chém cùng bố, mẹ, anhThay vì chặn, cấm... thì cụ nên bỏ ra thêm giời gian dành cho con. Nói chuyện, làm việc nhà... cùng nó
Em cảm ơn cụ, em cũng note những ý này lại rồi ạEm còn ít tuổi song em xin phép các cụ các mợ chia sẻ mấy kinh nghiệm từ bản thân:
1. Người lớn phải làm gương cho con trẻ, bố mẹ lúc nào cũng tay cầm điện thoại thì nói con nó khó.
2. Con học đến lớp 8 (ngày xưa thế hệ em là lên lớp 7, còn thế hệ bố em là lên lớp 5) là bố mẹ phải tôn trọng, coi con là người lớn: từ cách xưng hô (ko gọi tên ở nhà, ko xưng mày tao); con cái phải có phòng riêng (không gian sống), phải có sự riêng tư được tôn trọng (phòng ngủ, tủ, sách vở, nhật ký,...) mà bố mẹ không tùy tiện xâm phạm; không mắng, chê con trước mặt người khác; nói chuyện nghiêm túc như với đối tác trưởng thành, rõ ràng mục tiêu - tiến độ - trách nhiệm - thưởng phạt; nhất là không được hứa suông, coi con trẻ là đối tượng yếu để bố mẹ dễ bắt nạt, bắt con làm việc này việc kia tùy tiện
3. Bố mẹ nên sớm nhận thức rõ tố chất của con (mạnh yếu, sở thích, cá tính, khả năng - đa phần là do gene quy đinh và do văn hóa gia đình), từ đó giúp con có định hướng muốn trở thành ai, nghề nghiệp trong tương lai, làm như thế nào sớm.
4. Rèn cho con trẻ các thói quen tốt, bỏ dần các thói quen quen xấu. Tốt: đọc sách, tập thể dục, thuyết trình về 1 chủ đề trong 10-15p, trao đổi với người thân, chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ việc nhà, đặc biệt là quản lý tài chính/thời gian/công việc
5. Bố mẹ nên cho các con trẻ va đập sớm với xã hội, vào đời sớm (tiêu tiền, làm thêm, tình yêu, ...), bảo vệ chứ không bao bọc, đồng hành chứ đừng dắt tay, hướng dẫn chứ đừng làm hộ, dạy và dỗ, lý thuyết đi đôi thực hành.
6. Cuối cùng: bố mẹ sinh con trời sinh tính, nhưng con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Ông bà xưa đã đúc kết nên trong việc dạy dỗ con trẻ người bố vai trò rất lớn, dù là con trai hay con gái.
Vâng, em cảm ơn cụ đã động viênThôi cứ suy nghĩ tích cực là sau này sẽ thay đổi, cháu gái e cũng gần thế có thể k ích kỷ vô tâm nhưng việc nhà thì rất kém, bố mẹ kêu suốt nhưng sang Mỹ học 1 năm hè vừa rồi về thay đổi khác hẳn luôn. Cũng thấy mừng.
Cầm cái điện thoại ném cái bộp thế là xong.Hôm nay em stress vì con nên lên đây bán than và hỏi xem các bác có con tuổi mới lớn xem làm thế nào cải thiện được tình hình.
Em có 2 con tuổi 15,17. Các cháu học đều khá ổn, đỗ vào các trường chuyên của Hà nội. Đặc điểm chung của con nhà em là trừ lúc học hay mẹ bắt làm 1 chút việc nhà còn lại mắt cứ dính chặt vào điện thoại. Em cũng có khá nhiều thời gian, nên dành thời gian theo sát con từ nhỏ đến giờ. Về cơ bản thì các cháu đều ngoan, có ý thức học tập. Đặc biệt là cháu lớn, dù có chơi game hay xem phim, chat chit thì vẫn đặt việc học lên hàng đầu nên kết quả học tập khá tốt. Nhưng cháu gái thứ 2 mới vào lớp 10 thì em thấy mệt mỏi quá. Cháu vào tuổi dậy thì, xa cách bố mẹ hơn. Sang cấp 3 em cũng cấp cho 1 đt thông minh (c2 thì dùng nokia cục gạch), thì cháu cứ kè kè đt ở bên, đi học thì chớ về nhà là chui vào phòng xem đt, hỏi thì cháu bảo đọc truyện, xem youtube. Bảo làm việc gì cũng trở nên khó khăn và luôn trì hoãn. Từ việc vệ sinh cá nhân, có khi còn quên không tắm, ăn uống thì qua quít. Bài vở để dồn đến deadline mới cuống lên thức đêm hôm để làm. Hôm nay anh trai đi vắng đến tối, cháu vẫn ôm đt cả ngày, em bảo cháu phơi quần áo (việc của anh) thì cháu chống đối không làm. Nói thế nào cũng không. Em cáu quá bảo, thế giờ còn không chịu giúp ai, đến lúc mẹ ốm thì con có nấu cháo, có đưa mẹ vào bệnh viện không. Nó bảo con không biết nấu cháo, không biết lái xe. Thế là em tuyên bố mẹ sẽ thu đt của con 1 thời gian, để con sống bớt vô tri đi. Rồi em nhắn cho cô giáo, giờ con không dùng đt một thời gian, có việc gì liên quan đến học tập, bài vở, cô nhắn cho phụ huynh, phụ huynh sẽ nhắn lại con. Thì nó lại tiếp tục chống đối, nó bảo con không nhận thông tin từ mẹ. Cần gì con sẽ dùng đt của con nhắn cho cô.
Mệt mỏi quá, em chả biết phải làm sao với nó nữa.
Em thì nghiêng về đối thoại, không đối đầu. Lần trước em có thu 1 lần, rồi em hỏi cháu giờ tối đi học về thì con đưa đt cho mẹ. Cháu đề xuất là 8 rưỡi mới lấy đt và 11 rưỡi trả, nhưng em cũng phải đi hò hét hàng ngày, chưa tự giác.Kiểu giống 2 F1 nhà e, hơn năm trước đứa tứ 2 cũng vào lớp 10, điện thoại dí vào mặt, nói ko đc e đập béng đi, giờ cho 1 cái khác để dùng tạm nhưng dỗi không cầm đi, về nhà mới sử dụng
Theo quy luật tự nhiên hết cụ ạ. Nước mình đang trong giai đoạn giao thoa từ nghèo sang giàu, từ lạc hậu sang hiện đại sẽ có nhiều bậc bố mẹ bị sock vì con cái như thế này lắm. Tương lai sẽ giống Hàn, Nhật thôi. Tình cảm gia đình không còn gắn bó nhiều như thế hệ xưa nữa. Các cụ mợ thích nghi dần là vừa. Càng khắt khe với con cái chúng càng xa cách mình hơn đấy ạCông nhận, em biết một cụ cả hai vợ chồng có đứa con gái, đầu tư toàn bộ vào cho nó, phải nói là mất hàng chục tỷ. Nó từ cấp 2 đã cho sang Úc học rồi học đại học thì sang Mỹ, sau đó lấy chồng và có nhà cửa ở Mỹ, nhưng nó chả có tình cảm mấy với bố mẹ. Nó đẻ con bố mẹ bảo sang thăm cháu nó bảo thôi, ông bà xem cháu qua điện thoại, ông bà sang đảo lộn cuộc sống gia đình con. Cả hai ông bà kia đều buồn phát ốm luôn.
Em lại thấy cái hướng tiêu cực xảy ra nhiều hơn. Rèn thì phải rèn từ khi còn nhỏ chứ không thể trông chờ vào xã hội được.Cái này là em đúc rút từ thực tế nhà em và người quen xung quanh thôi cụ.. và thực tế lại là hướng thứ 2 của cụ ít xảy ra hơn.. vì cơ bản dở chỉ xảy ra với những đứa hư hỏng thật sự, chứ con mợ thớt theo mô tả thì em thấy chưa hỏng, chỉ là đang nghiện mạng xã hội nên lười hết các việc khác. Phải cho nó xa rời vòng tay mẹ yêu sớm, và phải cho nó ở tập thể, đó là ý kiến cá nhân của em.
Vâng. Cá nhân rm thì cho con dùng lâu rồi có kiểm soát theo phương pháp cụ nói cũng lâu rồi nên em chưa thấy nó có biểu hiện nghiện. Nhưng có một việc "out of control" đó là nó hay xem cùng bạn bằng thiết bị của bạn nó và cũng quên luôn việc học. Nói chung em cũng thấy nhiều trường hợp khi đã nghiện rồi là khi bị hạn chế nó cũng rất khó chịu, phản ứng tiêu cực. Thực sự em thấy mặc dù có nhiều ích lợi thật, nhưng trên mạng quá nhiều thứ nhảm nhí nên lợi bất cập hại. Dù đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhưng đôi khi vẫn cảm thấy bất lực cụ ạkhông cấm mà sẽ giảm dần cụ ạ.
Em cũng gặp vấn đề tương tự, thằng anh lớp 10 đi học về hết cắm mặt vào máy tính rồi lại điện thoại; thằng em cứ buổi đêm là xin xem youtube, rồi search cái này search cái kia.
Ban đầu em thử Microsoft Family cho máy tính của thằng anh, thấy ko hiệu quả; em dùng thử Kapesky for Kids cũng ko ổn; cuối cùng phải nghiến răng mua quả Premium của Qustodio cài lên PC của nó; trước đây thì dùng máy thả cửa, học hành sa sút, sau này em bật giới hạn lên và siết dần dần:
- giới hạn thời gian ngày trong tuần ko dùng máy quá 7h/ngày; 9h/ngày cho t7 & CN;
- giới hạn các game trên PC không quá 15' cho ngày thường, 30 phút cho t7 & CN;
Nhưng em vẫn cho nó dùng dt với điều kiện việc học hành vẫn đảm bảo và ngủ ko trễ quá 23h15 phút.
Thằng em (lớp 5) thì em vẫn dùng Microsoft Family trên con laptop cũ cho nó; cho phép dùng 30-45 cho 2 ngày cuối tuần; trong tuần thì cấm tiệt (trước đây thì ngày nào cũng dùng); trước gấu em giấu cho nó dùng đt; cứ thấy nó hỏi bố khi nào thì đi ra ngoài; em nghi nghi hỏi thì hóa ra vẫn cho dùng; em cấm luôn; học xong ko có việc gì làm thì đọc sách, chơi đồ chơi; TV em cũng đặt pass cho mấy kênh dành cho trẻ em.
Túm lại là giảm dần và kiểm soát thời gian dùng máy tính/điện thoại/game ở một mức nào đó chứ ko thể cấm hoàn toàn; vì việc đó sẽ cô lập con với bạn bè và sẽ gây tác dụng ngược.
Nó tiện ttong liên lạc. Nhưng theo em thằng zalo nó nên phát triển thêm app cho việc này chứ kiểu dùng như người lớn hiện nay rm thấy rất nguy hiểm. Đã có trường hợp các cháu nhận đc tin nhắn tán tỉnh gạ gẫm của người lạ. Và trên zalo cũng rất nhiều nội dung nhảm nhí và độc hại. Rất nguy hiểm.Haizzz, em hóng các cụ xem thế nào... Con lớn nhà em năm nay lớp 6, vừa mới đây nhất định đòi phải có tài khoản Zalo riêng. Lý do là cô giáo chủ nhiệm giao bài tập, nhận bài tập ở nhóm lớp, thông báo gì cũng trên nhóm Zalo.. Chưa kể bây giờ còn phải làm bài tập thuyết trình lưu ở laptop hoặc điện thoại rồi lên lớp kết nối điện thoại với cái tivi thông minh ở lớp để thuyết trình.. Con em nó thấy bạn có ip12 prm dùng tính năng "phản chiếu màn hình" từ ip sang cái tivi thông minh nó chưa ý kiến gì ra mặt nhưng e biết nó cũng muốn có ip như bạn nó rồi Cá nhân em thấy cái ngành GD giờ lệ thuộc vào Zalo quá
Cụ khuyên hay quá! Xong chuyến này về khéo 2 đứa lại có thêm em.Hè này hoặc sớm nhất ngay khi có thể, gia đình mợ tạm gác lại công việc, học hành đi về một vùng quê miền núi hoặc hải đảo nào đó mà không có hoặc có sóng đt nhưng chập chờn, sống khoảng 1-2 tháng, dứt hẳn cuộc sống đô thị, cả gia đình cùng trải nghiệm thực tế cuộc sống.
Chúc mợ sớm cải thiện được tình hình.