Hình này là Tập đón Obama mà, sao lại lẫn lộn thế?
Đây! Vừa lòng hả dạ chưa bác?
- Em cực khinh cái bọn đem trẻ em ra chào đón nguyên thủ qg, dồn 1 đống trẻ lại, phơi nắng phơi mưa, bắt chung phải tươi cười chào những người mà nó éo biết là ai.
- Giả tạo đến thế là cùng
Vậy là
bác ghét Mỹ? Ghét Việt Nam vì "
dồn 1 đống trẻ lại, phơi nắng phơi mưa, bắt chúng phải tươi cười chào những người mà nó éo biết là ai"?
Và
bác không ghét Trung quốc vì các
"Tiểu hài tử" không
"phong vũ bất cận" lại
"thân trung hào phòng" ???
Em phải dùng tiếng Hán vì nghĩ bác là ..................
Bẩm các bác,
Chọc ghẹo đùa vui thì được. và em cũng thích đùa vui.
Tuy nhiên, có những cái chúng ta không nên đùa vui hay phát biểu vì tuy mình đùa vui nhưng vô tình làm người khác thấy được, hay chúng ta "lòi ra" sự ấu trĩ trong suy nghĩ cũng như sự dốt nát về kiến thức, thì em e bất cập!
Nghi lễ đón tiếp một nguyên thủ quốc gia, hay một quan chức cao cấp nước ngoài, là một nghi lễ mang tính chất bài bản, kinh điển và có những quy định ngặt nghèo, không phải muốn hay không muốn, mà có những trường hợp, nước chủ nhà phải cố gắng hoàn thiện trong khả năng cho phép!
Bác có thể không thích việc "
dồn 1 đống trẻ lại, phơi nắng phơi mưa, bắt chung phải tươi cười chào những người mà nó éo biết là ai"? nhưng
các nước chủ nhà phải làm như vậy vì đây là một phần của nghi thức ngoại giao!
Tất cả tất cả những quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hợp Quốc, có ký kết Công Ước Lãnh Sự Viên 1961, đều phải tuân thủ, cũng như thực hiện những nguyên tắc quy chế về ngoại giao theo công ước này quy định, mà việc tiếp đón này chỉ là một phần rất nhỏ trong những quy chế trong đó!
Để nói cho dễ hiểu tất cả các quốc gia có bang giai với nhau trên toàn thế giới, có tham gia Công Ước Lãnh Sự Viên 1961, đều phải nắm vững và thực hiện khi ứng xử theo
4 quy tắc chung có thể nói là bất di bất dich và không được thiếu sót (tách rời) sau đây:
+ Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau;
+ Không phân biệt đối xử;
+ Có qua có lại;
+ Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người (bên) mà ứng xử.
Các bác cứ đọc bốn nguyên tắc trên, rồi ngẫm nghĩ, để hiểu và thấy được rằng mọi hoạt động ngoại giao mà Việt Nam, Hoa Kỳ hay Trung Quốc hoặc Singapore thực hiện, luôn luôn phải chiếu theo mà làm, điều này không thể nói là thích hay không thích, muốn hay không muốn!
Cũng xin phép nói thêm một chút về việc cho các em bé đón chào các nguyên thủ quốc gia: Ai cũng biết trong cuộc sống có hai loại (thứ) hình mà
chụp hình không bao giờ xấu đó lại trẻ em và hoa!
Khi một người khách tới nhà và giả dụ có một (các) đứa bé ra chào, là sự lễ phép tôn trọng người trên, đó là cái nhìn của người châu Á nói chung.
Trong nghi lễ ngoại giao các nước, còn có một nghĩa khác của việc cho em bé ra chào đón các nguyên thủ quốc gia: Ý nghĩa là giới thiệu cho biết rằng đây là một người bạn,
người bạn này được công nhận bởi những người đã trưởng thành, và ngay cả thế hệ tương lai cũng coi là bạn! Nó mang ý nghĩa duy trì tình bạn không phải bây giờ mà mãi về sau!
Nói tóm lại mọi nghi thức ngoại giao,
Nếu mình chỉ nhìn ở góc độ cảm tính, thì sẽ rất nhiều điều phức tạp, hoặc không vừa ý thậm chí bất cập. Nhưng xin thưa với các bác,
tất cả nghi thức ngoại giao: đi, đứng, ngồi, nhìn, treo cờ bên phải bên trái, treo trước hay sau, đều đã có quy định để tạo được sự công bằng cũng như cân nhắc đong đếm vô cùng cẩn thận!!!