[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

2connhimlaixe

Xe đạp
Biển số
OF-13978
Ngày cấp bằng
14/3/08
Số km
10
Động cơ
516,670 Mã lực
Bạn này đại diện cho VN đi thi Kayseberg quốc tế 2023 ở TQ bảng festival. Bạn Võ Minh Quang cũng đại diện VN ở bảng competition. Em cũng chưa biết có cuộc thi âm nhạc dành riêng cho bạn khiếm thị trên tg cũng như VN, cụ có thể khai nhãn cho em biết thông tin.
Năm 2022 cuộc thi Kayseberg ở VN tổ chức rất lớn ở HN, giải cao nhất mỗi bảng có khi lớn nhất từ xưa đến nay( 1 đàn piano đứng hiệu Kayserberg), ko biết đội miền Nam có đem quân ra thi ko?
Master chef Mĩ vô địch còn có bạn khiếm thị gốc Việt.
Bạn này đạt giải 4 ở cuộc thi Kayseberg có quy mô lớn, toàn bạn sáng mắt cả.
Rất phi thường. Chứ ko tầm thường như cách com của cụ.
Với một bạn kiếm thị đi được như vậy là nỗ lực rất lớn của bản thân, gia đình và thầy cô, mọi người đều ghi nhận. Còn mơ thì ai cũng có quyền mơ :D các bạn bình thường học tập lao động nghiêm túc ngày 3-5-7 tiếng cũng mơ Chopin. Mỗi cuộc thi cần có một câu chuyện riêng cho nó, bác đánh đồng các bạn bình thường cũng chỉ ngang và thua bạn khiếm thị thì giải đấu đã thành công về mặt hình ảnh :D

Kỳ thi mà bác đề cập thì là mà do TED sg đứng ra tổ chức tại hn, bạn quán quân vô địch thì đến cuối cùng bỗng dưng xuất hiện thi đấu và vô số những thứ khác ......
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Với một bạn kiếm thị đi được như vậy là nỗ lực rất lớn của bản thân, gia đình và thầy cô, mọi người đều ghi nhận. Còn mơ thì ai cũng có quyền mơ :D các bạn bình thường học tập lao động nghiêm túc ngày 3-5-7 tiếng cũng mơ Chopin. Mỗi cuộc thi cần có một câu chuyện riêng cho nó, bác đánh đồng các bạn bình thường cũng chỉ ngang và thua bạn khiếm thị thì giải đấu đã thành công về mặt hình ảnh :D

Kỳ thi mà bác đề cập thì là mà do TED sg đứng ra tổ chức tại hn, bạn quán quân vô địch thì đến cuối cùng bỗng dưng xuất hiện thi đấu và vô số những thứ khác ......
Cụ nhét chữ không đúng, cái com này để trả lời cho cái com cụ quang1970. Đọc kiểu gì thành ra tôi dìm hàng bạn sáng mắt.
Bạn này cũng thi đỗ đầu vào nhạc viện đã là phi thường.
Còn giải Kayserberg là ted sg tổ chức có vấn đề gì thì tôi ko quan tâm.
Bên Tàu nó mà xây dựng câu chuyện gì thì bạn suy diễn. Giải 4 thì làm được câu chuyê j gì?
Ở VN bạn khiếm thị và bạn Quang đat giải là thuyết phục, ban giám khảo có chất lượng Ta, Tàu, Đài. Chọn đại diện đi thi Kayserberg quốc tế mà chọn tào lao sao được?
Thông tin bạn đưa ra là ko chính xác.
Con ai bảo đồ Tàu thì thôi, miễn bàn. Cứ ăn được cái giải Tàu đi hẵng rồi nghĩ chuyện xa xôi.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Liên quan quá. Cụ tổ lái từ cuộc thi Kayseberg sang cái đàn Kayserberg là đàn Tàu, giờ đến chuyện hạng 4 bằng indo.
Thôi cụ tự chém vậy. Thân ái
Với một bạn kiếm thị đi được như vậy là nỗ lực rất lớn của bản thân, gia đình và thầy cô, mọi người đều ghi nhận. Còn mơ thì ai cũng có quyền mơ :D các bạn bình thường học tập lao động nghiêm túc ngày 3-5-7 tiếng cũng mơ Chopin. Mỗi cuộc thi cần có một câu chuyện riêng cho nó, bác đánh đồng các bạn bình thường cũng chỉ ngang và thua bạn khiếm thị thì giải đấu đã thành công về mặt hình ảnh :D

Kỳ thi mà bác đề cập thì là mà do TED sg đứng ra tổ chức tại hn, bạn quán quân vô địch thì đến cuối cùng bỗng dưng xuất hiện thi đấu và vô số những thứ khác ......
Cụ nhét chữ không đúng, cái com này để trả lời cho cái com cụ quang1970. Đọc kiểu gì thành ra tôi dìm hàng bạn sáng mắt.
Bạn này cũng thi đỗ đầu vào nhạc viện đã là phi thường.
Còn giải Kayserberg là ted sg tổ chức có vấn đề gì thì tôi ko quan tâm.
Bên Tàu nó mà xây dựng câu chuyện gì thì bạn suy diễn. Giải 4 thì làm được câu chuyê j gì?
Ở VN bạn khiếm thị và bạn Quang đat giải là thuyết phục, ban giám khảo có chất lượng Ta, Tàu, Đài. Chọn đại diện đi thi Kayserberg quốc tế mà chọn tào lao sao được?
Thông tin bạn đưa ra là ko chính xác.
Con ai bảo đồ Tàu thì thôi, miễn bàn. Cứ ăn được cái giải Tàu đi hẵng rồi nghĩ chuyện xa xôi.
Chuyện đâu còn có đó. :D

Các bác cứ bàn tán cho xôm, cho "hết nhẽ" rồi tôi nói một lần cũng chửa muộn! :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
[-X [-X [-X

Theo nhận định của cá nhân tôi thì đội ngũ thí sinh Hà Nội trong bảng B rất mạnh! =D>

Còn đoạt giải ra sao, ntn thì ................................ tùy theo sự sắp xếp của ban tổ chức. =))

Lại nói về cái cuộc thi "Mùa Thu"!
Tuy chưa thi xong chung kết, nhưng do mấy tuần trước tôi "nằm mơ" thấy lễ trao giải, nên xin cung cấp danh sách những cháu mà tôi còn nhớ qua "giấc mơ" này:
Các cháu ở T/P HCM thì tôi biết mặt nhớ tên còn các cháu Hà Nội thì tôi chỉ nhớ nhõn mỗi cái tên sáng nhất bảng C. :D

+ Bảng A: QT, UT, TT
+ Bảng B: PV, ĐK, ......
+ Bảng C: TKH, TP, .......
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Bạn này thật phi thường.
Không ai đánh thuế những ước mơ" bác ạ! [-X

Tham gia thi dăm ba cuộc thi chuyên dành cho người khiếm thị thì OK, chắc chắn sẽ có giải nhưng thi cuộc thi Chopin thì lại là một chuyện khác. :P
Chuyện đâu còn có đó. :D

Các bác cứ bàn tán cho xôm, cho "hết nhẽ" rồi tôi nói một lần cũng chửa muộn! :P

Nhắc lại, tôi sẽ viết và phân tích cặn kẽ sau, khi có hứng.

Trước mắt, thì:
FYI, ở T/p HCM cách đây mấy năm trước Covid cũng đã từng có cái "tiền lệ" na ná như vậy! :D

Chuyện là có một cô bé khiếm thị tên L. Cô bé này sống trong một mái ấm ("nhà mở") ở trong một con hẻm đường Lê Văn Sỹ bên hông Nhà thờ Vườn Xoài. Nhà mở này do một nữ tu và nam tu sĩ (Sư huynh) phụ trách vì nó nuôi cả các cháu trai lẫn cháu gái mồ côi, hay vì một lý do nào đó phải "bỏ nhà đi ra đường" sống . Nên xem ra thì hoàn cảnh của các cháu bé này còn đáng thương hơn là cậu bé đang ấp ủ giấc mơ "chuẩn bị đi thi Chopin" kia! =((

Cô bé L. cũng đi thi hay nói chính xác là tham gia liên hoan ....... gì gì đó. Rồi hễ có thi là có giải! Cô bé đoạt giải nhất piano, rồi, ............... và .............
Sau đó bên nhạc viện TP mang tên Bác cũng tạo điều kiện cho học "tử tế" và cử giáo viên dạy riêng cho cô bé. Giáo viên này không phải là một giáo viên tầm thường nhé! [-X
Sau đó thì cô (giáo viên này) cũng kịp thời tìm cho em một cái học bổng qua bên .............. Thái Lan học cho ........... rảnh tay, rồi "xách váy" mà đi, vì không dám (thể) dạy lâu,....................... =))

Cái gì cũng vậy, ở bên trong luôn còn rất nhiều chuyện "hay" mà người ở ngoài thì chỉ thấy được cái hào nhoáng, quảng cáo PR cho sướng tai, đẹp truyền thông, mà nào biết nội tình bên trong nó "bốc mùi" như thế nào! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
.............................................................
3. Rất tình cờ ng quen của e mua 1 cây Kawai ND 21 của XX, gần đây có chút trục trặc nên gọi XX đến kiểm tra và lên dây luôn, nhưng liên lạc rất khó và chờ lâu.Sau đó đành nhờ ng khác sửa hộ. Khách hàng mua đàn còn như thế, thì e ko chắc cây đàn cho mượn biểu diễn ĐÃ ĐƯỢC LÊN DÂY!
.................................
Nói về cái Model Kawai ND 21 này thì nó là đây là một một đàn piano được làm ở Indo và giá bán thông báo chính thức khá cao khoảng 100 triệu nhưng sau lại được khuyến mãi giảm giá ì xèo , thì cỡ tầm 70 - 80 triệu.

Trong thực tế rất nhiều người ngơ ngác bước vào chốn đàn phách, thích hay muồn yên tâm nên mua đàn "Brand new" rơi ngay vào cái "bẫy" đàn Indo ntn! :
+ Nhìn khá gọn và đẹp,
+ Do là là đàn mới cũng như do máy mới, nên cảm giác khi đánh rất "sướng tay" và nghe đều nhau nhưng:
+ âm thanh của nó thì thực sự mà nói, là nghe không "sạch" tiếng đàn mờ nghe có nhiều tạp âm,
+ đặc biệt là những nốt ở Octave 6, 7 luôn luôn cây nào cũng bị tịt và âm lượng hơi nhỏ. (Tôi đã đánh 1 cây ở nhà thờ sau khi chính tay tôi chỉnh sửa, hai cây ở hai Showroom khác nhau của Việt Thương) đều là như vậy và do là đàn làm ở Indo nên độ sâu của phím canh không chuẩn xác dầu là đàn mới ở showroom!

Nên với người học Amateur (nghiệp dư) thì không có gì để bàn nhưng với người học chuyên nghiệp thì tốt nhất là đừng bao giờ chạm tay vào nó vì rất nhiều hệ lụy kèm theo!

Bác nói với người thân của bác, mở dười thùng đàn ra coi lại con ngựa (piano bridge), nếu trên con ngựa đàn mà lớp chì đen bôi trên con ngựa mỏng dính như thế này thì phải xử lý ngay, chứ không sẽ có cơ hội liên tục thưởng thức nỗi đau vì dây đàn (bass) sẽ tuần tự đứt theo thời gian! :))

BTW, Cây KAWAI K-800, dòng piano mắc nhất của Kawai nằm ở trong Nhà thờ Ba Chuông, được tín đồ mua nguyên thùng mới 100% và cúng tiến thìcũng "chẳng hơn gì"! :((


BTW, còn về lên dây, thì với cây với đàn Kawai ND 21 này, do búi dây của nó có 4-5 vòng thay vì 3 vòng như thông thường, nên ngoài cách lên dây bình thường, nếu độ chênh nhỏ (+/- 3%) thì còn có một cách lên nhanh khá giống lên dây đàn Grand piano, nghĩa là không chỉ "Twist" mà có thể lên theo cách "Bend" để đạt được cao độ vừa ý.

Tuy nhiên việc lên ba dây giống nhau cho ra tiếng đàn ở Octave 3, 4 có âm sắc rõ nét như một trong khoảng 2 giờ/cây đàn, luôn luôn là một thách thức với tất cả thợ ở VN.
Bác nói với người bạn người quen của bác nếu thợ nào mà lên được ba dây, đặc biệt là ở octave 3, 4 cây đàn Kawai ND 21 nhà bác này giống nhau như một, vá theo yêu cầu tôi đã từng đưa ra (trong "còm" #586) tôi sẽ trả tiền cho người thợ thay vì chủ nhân cây đàn phải trả. Sướng thế còn gì nũa, phải không nào! :P

Dĩ nhiên cũng trừ hai Tuner mà tôi đã từng đề cập ra, còn lại, cứ kêu bất kỳ ai nhé! =D>
Bác nói rất chính xác về cây này. Độ sâu rất khó chịu.
E sẽ chuyển lời bác đến gia chủ. May mắn là đã dùng đc 6,7 năm mà chưa bị đứt dây nào. Phải công nhận là nó rất đẹp, chữ Kawai màu bạc rất sang.
Về kèo free lên dây thì chắc ko cần lắm, vì kinh tế ng này mua đứt cái Công ty phân phối cây đàn Nd21 này luôn cũng được.
Độ sâu của nó (Kawai ND-21) khó chịu không phải do sâu quá hay nông quá mà là do mức độ nông sâu không đều nhau, làm cho người đàn rất khó làm sắc thái cũng, như vẽ ra những note nhạc nhanh chậm, manh nhẹ theo ý mình.
.......................................................................................


Ta tạm xếp lại cái "Mùa thu" kia vì hãy coi như nó đã kết thúc! :-h

Và nhân cuối tuần xin chia sẻ thêm tới những ai quan tâm tới piano, và đặc biệt là cây KAWAI ND-21, cây đàn đã từng có những bài viết về nó. :D

FYI, gần đây có một lời nhờ lên dây và "coi lại" một cây Kawai ND-21 mua nguyên thùng từ Nhà phân phối chính thức của Kawai nhưng vừa mới hết hạn bảo hành, và ngoài cái âm thanh nghe không nổi, thì cái piano Touchée cũng không chịu nổi. Cô bé chủ nhân luôn than phiền về cảm giác nặng đánh rất khó chịu, và cô giáo không hài lòng. :(

Trong thực tế đây không phải là "khách hàng" mà tôi muốn phục vụ do cháu này học piano nghiệp dư mà tôi chỉ thích và muốn giúp (lên dây canh chỉnh) cho những ai học chuyên nghiệp mà thôi. Nhưng nghe nói là cây Kawai ND-21 mới nguyên thùng mua từ công ty XX là tôi gật đầu ngay! :))

Cây đàn này may mắn là lũ thợ bên Indo bôi đủ chì vào (lên) con ngựa đàn (Piano bridge) nên hiện tượng đứt dây như cây ND-21 của nhà thờ Phan-Xi-Cô chưa xảy ra. [-X

Thế nhưng độ sâu của phím qua tay nghề của KTV Kawai Indonesia thì đúng là "lôm côm". ;)
Mời các bác coi hình, tôi đã cẩn thận nhờ phụ huynh ấn miếng Key dip cho công bằng chính xác, rồi chụp lại ntn:

1701440065786.png


Các bác chịu khó ZOOM lên để coi tay nghề của kỹ thuật viên KAWAI bên Indo ntn! =((
Độ sâu của phím chẳng những cạn mà còn cạn không đều chỉ từ 9,2 mm đến 9,8 mm. Trong khi độ sâu chuẩn cho Pianist nhà nghế là 10,5 mm tới 11 mm.

Về âm thanh sau mấy năm bảo trì lên dây từ công ty ủy quyền của Kawai, âm thanh cây đàn hiện thời ngoài cái gọi là âm thanh nghe thật tởm lợm thì PITCH của nó chỉ là La A 438 Hz! :(

Đây là âm thanh của cây KAWAI ND-21 sau khi nâng lên tầng số La A442Hz và làm Pitch Tuning cũng như canh chỉnh lại độ sâu của phím và Action Regulation:


Còn đây là Singing Tone của cây KAWAI ND-21 sau khi nâng lên tần số La A442Hz và làm Pitch Tuning (khi đàn không 0 đạp Pedal):

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Chiều mai thứ Năm 30/11. Vòng 2 (Final/chung kết) bảng B sẽ bắt đầu.
Bác nào muốn nhìn tận mắt nghe tận tai bài "Lý ngựa Ô" của Nguyễn Hữu Tuấn và qua ngón đàn của Minh KHANG thì mời đến dự khán cuộc thi này.
.....................................................................................

Trong thực tế, nhiều bác dầu yêu thích, và muốn nghe piano nhưng lại không có điều kiện đến Nhạc viện Hà Nội để tham dự và thưởng thức tài năng của các cháu tham dự kỳ thi năm nay. Riêng với những bác muốn xem tài nghệ của Minh Khang, mà không có điều kiện, thì xin mời các bác xem bài thì hay nói chính xác là hay nghe Minh Khang diễn giải (interpretation) bài Lý Ngựa Ô của Nguyễn Hữu Tuấn trong clip này.
FYI, tác phẩm Lý Ngựa Ônày đã giúp cho chú bé đoạt giải người chơi tác phẩm Việt Nam hay nhất trong Bảng B (The Best Vietnamese Folk Song Performance Player) và một giải khác cùng bảng.


Tài năng của chú bé đã được một thành viên có uy tín trong ban giám khảo nhận định: "M. Khang đàn hay lắm. Tiếng đàn thật đặc biệt , sau này thành nghệ sĩ sẽ rất thành công" và vị GK này cũng có ý kiến nhận xét thêm là "Trong cuộc thi đừng đàn tốc độ chậm như Khang vừa rồi, sẽ bất lợi. " đây cũng là một trong nhưng lý do chú bé có tên trong danh sách những người đoạt giải lần này.

Riêng tôi, tôi thích cách diễn giải bài Lý Ngựa Ô và tiếng đàn của chú bé khi đàn ở nhà hơn: sạch, trong, rõ, nét, nhiều màu sắc bắt chước (imitate) giống các loại nhạc cụ VN !


Rõ ràng là người nghe có thể dễ dàng nhận ra được "âm thanh của "cả một dàn nhạc dân tộc (Tranh, bầu, sáo, nhị, Tam thập lục, cùng tiếng đập phèng la, tiếng gõ mõ, .....) cùng với cả "tiếng rung lục lạc thật duyên dáng lí lắc của con ngựa" vì qua ngón đàn của Minh Khang mọi thứ đã được thể hiện thật rõ nét, không lẫn lộn.

Khi so sánh cả hai clip, nếu ai tinh ý sẽ nghe ra âm thanh của từng loại nhạc cụ dân tộc VN trong bài nhạc càng rõ nét, nếu cây piano được lên dây thật chuẩn xác.
 
Chỉnh sửa cuối:

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Chúc mừng đoàn Tp HCM đã xuất sắc trong liên hoan âm nhạc mùa thu 2023 Hà Nội
Lễ Bế mạc và trao giải cuộc thi âm nhạc mùa thu 2023.
Đoàn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được các giải:

🎹Thí sinh thể hiện xuất sắc tác phẩm Việt Nam tại cuộc thi do hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng:
-Violin B: Đỗ Hoàng Ngọc Yên
-Piano B: Nguyễn Viết Minh Khang

🎹Giải triển vọng tài năng:
Piano A: Phạm Uyển Trân
Piano Bảng C : Hồ Thiên Phước.

🎹Giải thưởng người biểu diễn dân ca Việt Nam hay nhất
Piano A: Nguyễn Thành Công Danh
Phạm Uyển Trân:
🎹Giải 3:
Piano
A: Trần Lý Mai Phương
B: Nguyễn Viết Minh Khang
Nguyễn Trần Phương Vy
Hồ Lê Đăng Khôi
C: Đào Vũ Nhiên Hương
Thanh nhạc:
A: Hoàng Uyên Nhi

🎹Giải 2:
Piano:
A: Nguyễn Trần Quốc Thắng
Nguyễn Trương Thi Thiên
B: Vũ Hoàng Gia Bảo
Violin:
B: Tăng Lạc Kỳ Nam

🎹Giải 1:
Piano:
C: Hồ Thiên Phước
Thanh Nhạc:
B: Trần Quốc Đạt
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Chúc mừng đoàn Tp HCM đã xuất sắc trong liên hoan âm nhạc mùa thu 2023 Hà Nội
Lễ Bế mạc và trao giải cuộc thi âm nhạc mùa thu 2023.
Đoàn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được các giải:

🎹Thí sinh thể hiện xuất sắc tác phẩm Việt Nam tại cuộc thi do hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng:
-Violin B: Đỗ Hoàng Ngọc Yên
-Piano B: Nguyễn Viết Minh Khang

🎹Giải triển vọng tài năng:
Piano A: Phạm Uyển Trân
Piano Bảng C : Hồ Thiên Phước.

🎹Giải thưởng người biểu diễn dân ca Việt Nam hay nhất
Piano A: Nguyễn Thành Công Danh
Phạm Uyển Trân:
🎹Giải 3:
Piano
A: Trần Lý Mai Phương
B: Nguyễn Viết Minh Khang
Nguyễn Trần Phương Vy
Hồ Lê Đăng Khôi
C: Đào Vũ Nhiên Hương
Thanh nhạc:
A: Hoàng Uyên Nhi

🎹Giải 2:
Piano:
A: Nguyễn Trần Quốc Thắng
Nguyễn Trương Thi Thiên
B: Vũ Hoàng Gia Bảo
Violin:
B: Tăng Lạc Kỳ Nam

🎹Giải 1:
Piano:
C: Hồ Thiên Phước
Thanh Nhạc:
B: Trần Quốc Đạt

Thắng thua kỹ thuật chừng bao nả? :P
Hơn kém tài năng được mấy phân? ;)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
.........................................................................
FYI, tác phẩm Lý Ngựa Ô này đã giúp cho chú bé đoạt giải người chơi tác phẩm Việt Nam hay nhất trong Bảng B (The Best Vietnamese Folk Song Performance Player) và một giải khác cùng bảng.


Tài năng của chú bé đã được một thành viên có uy tín trong ban giám khảo nhận định: "M. Khang đàn hay lắm. Tiếng đàn thật đặc biệt , sau này thành nghệ sĩ sẽ rất thành công" và vị GK này cũng có ý kiến nhận xét thêm là "Trong cuộc thi đừng đàn tốc độ chậm như Khang vừa rồi, sẽ bất lợi. " đây cũng là một trong nhưng lý do chú bé có tên trong danh sách những người đoạt giải lần này.

Riêng tôi, tôi thích cách diễn giải bài Lý Ngựa Ô và tiếng đàn của chú bé khi đàn ở nhà hơn: sạch, trong, rõ, nét, nhiều màu sắc bắt chước (imitate) giống các loại nhạc cụ VN !


Rõ ràng là người nghe có thể dễ dàng nhận ra được "âm thanh của "cả một dàn nhạc dân tộc (Tranh, bầu, sáo, nhị, Tam thập lục, cùng tiếng đập phèng la, tiếng gõ mõ, .....) cùng với cả "tiếng rung lục lạc thật duyên dáng lí lắc của con ngựa" vì qua ngón đàn của Minh Khang mọi thứ đã được thể hiện thật rõ nét, không lẫn lộn.

Khi so sánh cả hai clip, nếu ai tinh ý sẽ nghe ra âm thanh của từng loại nhạc cụ dân tộc VN trong bài nhạc càng rõ nét, nếu cây piano được lên dây thật chuẩn xác.


In addition, đây là bản thu âm bài Lý Ngựa Ô thu bằng cái Micro chuyên dụng "shua shéo" (trang web này đang quảng cáo là dùng thu toàn bộ các bài thi trong cuộc thi - Shure MV51) của một trang Web nhưng âm thanh nghe cứ như "đấm vào tai"! :(
Rõ thật "Vì thương mà lại bằng mười hại nhau"! :))




Shua này nghe thật chưa vào nhĩ! ;)
Năm mốt (MV51) rõ là kém tám mươi (MV88)! :D


"Tiền nào của nấy" ra là thật! :P
"Nhồi nhét vào đâu" rõ chẳng sai. [-X

 
Chỉnh sửa cuối:

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Rõ ràng năm nay cuộc thi chất lượng, giải nhất trao cho các bạn có tuổi cao trong từng bảng, thể hiện đúng thực lực của âm nhạc cổ điển nước nhà. Tập lâu sẽ dẫn đầu. Còn tài năng thần đồng thì chưa thấy. Và có lẽ đợi trời cho.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Rõ ràng năm nay cuộc thi chất lượng, giải nhất trao cho các bạn có tuổi cao trong từng bảng, thể hiện đúng thực lực của âm nhạc cổ điển nước nhà. Tập lâu sẽ dẫn đầu. Còn tài năng thần đồng thì chưa thấy. Và có lẽ đợi trời cho.

Ối giời! chất lượng năm Mão thật! =))
Ra thế, công bằng trước giờ không? :P
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Ối giời! chất lượng năm nay thật! =))
Ra thế, công bằng trước giờ khộng? :P
Nền âm nhạc cổ điển nước nhà nó cũng tầm tầm như cái thể thơ lục bát, thất ngôn mà bất kì bà nông dân ít chữ nào cũng làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
Nền âm nhạc cổ điển nước nhà nó cũng tầm tầm như cái thể thơ lục bát, thất ngôn mà bất kì bà nông dân ít chữ nào cũng làm được.

Cái "bà nông dân" trong mồm bác còn có chữ để mà đong đếm "ít với nhiều", chứ tôi thì chẳng có chữ nào sất cả mà bì tỉ ít với chả nhiều! :((

Ít ra thì bác cũng sửa còm, bổ sung thêm cái từ "thất ngôn", nhưng xem ra trình đọc tiếng Việt của bác còn ................. :))
Phàm là thơ Thất ngôn thì không có nhoẽn hai câu! [-X



BTW, không biết bác nghe nhạc cổ điển được mấy năm, để ý quan sát nền nhạc cổ điển VN được mấy thập kỷ, cá nhân tôi, với tư cách và góc độ của một người từng dằm thắm trong nó không ít năm và tiếp xúc không ít người có "dây mơ rễ má" với hai chữ cổ điển, tôi có thể mạnh dạn khẳng định, nhạc cổ điển, đặc biệt là piano cổ điển VN đang và sẽ phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu: Các cháu học piano ngày càng dễ dàng tiếp cận được với những tiện ích (đàn, sách vở, Band đĩa, thầy cô giỏi trong ngoài nước, xe cộ, phương tiện đi lại, ..............) và tiện nghi trong học tập (phòng ốc, máy lạnh, ăn uống,.......) trong học tập hơn bao giờ hết.
Trong một tương lai gần, VN sẽ có những cháu ngay từ VN đi tham gia các Concour lớn (Chopin, Van Cliburn, ........) kết quả ntn thì dĩ nhiên còn chờ xem nhưng nó cũng nói lên được ý chí và quyết tâm vươn lên của thế hệ nhạc sinh piano VN ngày nay.


FYI, việc học piano dĩ nhiên là tốn kém, nhưng chỉ tốn kém với những ai không thực sự có tài năng hay chưa có cơ hội. Cứ lấy ví dụ như chú bé Covid Minh Khang, với điểm 10 tuyệt đối, chú được học bổng toàn phần trong những năm theo học bên nhạc viện Sài Gòn, khi có những lớp Masterclass, chú được ưu tiên cho học và miễn phí.......... Ngay chuyến đi Hà Nội thi lần vừa qua, chi phí của chú cũng được chi cấp........................
May mắn hơn khi cần phải học ngoài với giáo viên của mình, tiền học cũng được giáo viên "nâng đỡ" ngay đến cây đàn grand piano mà chú đánh ở nhà cũng là "trả chậm" và tuy nó không phải là đàn tốt nhất lại càng không phải là cây đàn mắc nhất nhưng nó là cây piano chuẩn xác nhất trong khả năng cho phép mà hiếm có một pianist hay người đàn/học piano nào có được.
Đấy là chưa nói những tình cảm chân thật của thầy cô bạn bè dành cho chú theo đúng nghĩa "Thầy yêu bạn mến"!

Không biết ở Hà Nội và những nơi khác ntn nhưng ở Sài Gòn thì những cháu thực sự có tài và gia cảnh khó khăn, thì luôn có rất nhiều thuận lợi và may mắn luôn "ập đến" với các cháu.

Trước mắt, chỉ vài tháng nữa một Concour piano quốc tế do ĐTS tổ chức ngay ở VN sẽ nói lên được ý chí và quyết tâm vươn lên của thế hệ nhạc sinh piano VN, đặc biệt là Sài Gòn ngày nay ra sao.

In closing, những nào bác thực sự yêu, quan tâm tới piano VN, trong những tháng ngày tới sẽ có cơ hội trải nghiệm và vững tin vào thế hệ con cháu mình: Chúng sẽ không làm cho người đi trước phải xấu hổ.

Wait and see!
 
Chỉnh sửa cuối:

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Cái "bà nông dân" trong mồm bác còn có chữ để mà đong đếm "ít với nhiều", chứ tôi thì chẳng có chữ nào sất cả mà bì tỉ ít với chả nhiều! :((

Ít ra thì bác cũng sửa còm, bổ sung thêm cái từ "thất ngôn", nhưng xem ra trình đọc tiếng Việt của bác còn ................. :))
Phàm là thơ Thất ngôn thì không có nhoẽn hai câu! [-X



BTW, không biết bác nghe nhạc cổ điển được mấy năm, để ý quan sát nền nhạc cổ điển VN được mấy thập kỷ, cá nhân tôi, với tư cách và góc độ của một người từng dằm thắm trong nó không ít năm và tiếp xúc không ít người có "dây mơ rễ má" với hai chữ cổ điển, tôi có thể mạnh dạn khẳng định, nhạc cổ điển, đặc biệt là piano cổ điển VN đang và sẽ phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu: Các cháu học piano ngày càng dễ dàng tiếp cận được với những tiện ích (đàn, sách vở, Band đĩa, thầy cô giỏi trong ngoài nước, xe cộ, phương tiện đi lại, ..............) và tiện nghi trong học tập (phòng ốc, máy lạnh, ăn uống,.......) trong học tập hơn bao giờ hết.
Trong một tương lai gần, VN sẽ có những cháu ngay từ VN đi tham gia các Concour lớn (Chopin, Van Cliburn, ........) kết quả ntn thì dĩ nhiên còn chờ xem nhưng nó cũng nói lên được ý chí và quyết tâm vươn lên của thế hệ nhạc sinh piano VN ngày nay.


FYI, việc học piano dĩ nhiên là tốn kém, nhưng chỉ tốn kém với những ai không thực sự có tài năng hay chưa có cơ hội. Cứ lấy ví dụ như chú bé Covid Minh Khang, với điểm 10 tuyệt đối, chú được học bổng toàn phần trong những năm theo học bên nhạc viện Sài Gòn, khi có những lớp Masterclass, chú được ưu tiên cho học và miễn phí.......... Ngay chuyến đi Hà Nội thi lần vừa qua, chi phí của chú cũng được chi cấp........................
May mắn hơn khi cần phải học ngoài với giáo viên của mình, tiền học cũng được giáo viên "nâng đỡ" ngay đến cây đàn grand piano mà chú đánh ở nhà cũng là "trả chậm" và tuy nó không phải là đàn tốt nhất lại càng không phải là cây đàn mắc nhất nhưng nó là cây piano chuẩn xác nhất trong khả năng cho phép mà hiếm có một pianist hay người đàn/học piano nào có được.
Đấy là chưa nói những tình cảm chân thật của thầy cô bạn bè dành cho chú theo đúng nghĩa "Thầy yêu bạn mến"!

Không biết ở Hà Nội và những nơi khác ntn nhưng ở Sài Gòn thì những cháu thực sự có tài và gia cảnh khó khăn, thì luôn có rất nhiều thuận lợi và may mắn luôn "ập đến" với các cháu.

Trước mắt, chỉ vài tháng nữa một Concour piano quốc tế do ĐTS tổ chức ngay ở VN sẽ nói lên được ý chí và quyết tâm vươn lên của thế hệ nhạc sinh piano VN, đặc biệt là Sài Gòn ngày nay ra sao.

In closing, những nào bác thực sự yêu, quan tâm tới piano VN, trong những tháng ngày tới sẽ có cơ hội trải nghiệm và vững tin vào thế hệ con cháu mình: Chúng sẽ không làm cho người đi trước phải xấu hổ.

Wait and see!
Khi nào nền văn học dân dã VN có giải nobel thì sẽ có Chopin thứ 2. Văn học và nghệ thuật hay song hành với nhau. Còn với kiểu thơ rối rắm thì em xin không dám hiểu.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
........................................................................................
Không biết ở Hà Nội và những nơi khác ntn nhưng ở Sài Gòn thì những cháu thực sự có tài và gia cảnh khó khăn, thì luôn có rất nhiều thuận lợi và may mắn luôn "ập đến" với các cháu.

Trước mắt, chỉ vài tháng nữa một Concour piano quốc tế do ĐTS tổ chức ngay ở VN sẽ nói lên được ý chí và quyết tâm vươn lên của thế hệ nhạc sinh piano VN, đặc biệt là Sài Gòn ngày nay ra sao.
.................................................................

Nếu chỉ đưa chú bé Covid Minh Khang ra làm ví dụ minh họa, thì nhiều bác sẽ nghĩ rằng tôi quảng cáo cho chú bé hoặc Minh Khang, cũng là chỉ có một trường hợp duy nhất cá lẻ về điều tôi nói. :D

Trong thực tế trong các nhạc sinh ở Sài Gòn, có rất nhiều cháu giỏi lại nằm trong hoàn cảnh khó khăn và được mọi người nâng đỡ, nhưng tôi thấy không nhất thiết phải đưa ra: phần vì các cháu đó ít tham gia các cuộc thi hay Concour nên nói ra chắc các bác khó hình dung và biết tài năng ra sao, cũng như vì nhiều lý do khác, ................
Anyway, Và, cũng để chứng minh thêm tôi đưa thêm một trường hợp khác là cháu gái này, cũng gia đình khó khăn vì cha là giáo viên, nhưng cháu cũng được những ưu ái (học bổng toàn phần, học Masterclass, ..........) của nhà trường và những thuận lợi khác dành cho cháu, mặc dù cháu này, ngoài piano cháu còn là một học sinh xuất sắc về văn hóa ( HS giỏi toán cấp thành phố).

Cây đàn của cháu dùng cũng là cây đàn rẻ tiền, mua từ một nguồn "tài trợ" từ người thân, giá chỉ 100 triệu, đàn này mua của một học sinh của bố cháu, anh ta là người kinh doanh piano ở SG.

Mời các bác nghe tiếng đàn của cháu gái này đánh Liszt trên cây đàn tầm thường và đồng thời cũng xin chia sẻ thêm một cháu khác ở Hà Nội, cũng giỏi, nhà có điều kiện hơn và đánh cùng một tác phẩm trên một cây đàn Steinway D (full size) mắc tiền hơn cả trên 50 lần xem nó như thế nào?


 
Chỉnh sửa cuối:

ntdz27

Xe tải
Biển số
OF-38898
Ngày cấp bằng
22/6/09
Số km
387
Động cơ
474,777 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khi nào nền văn học dân dã VN có giải nobel thì sẽ có Chopin thứ 2. Văn học và nghệ thuật hay song hành với nhau. Còn với kiểu thơ rối rắm thì em xin không dám hiểu.

Nếu bác cứ tranh luận quan điểm về âm nhạc với một ông thợ lên dây ngáo nghề thì dần dần những giá trị cốt lõi của âm nhạc sẽ chuyển thành giá trị của những cái cà lê, tuốc nơ vít hết, hơn chút nữa thì cũng chỉ loanh quanh dừng lại ở đội gà chọi piano ở HCM thôi.

Từ khi nào việc lên dây đàn lại trở thành một đạo giáo và thần thánh hóa như vậy ? Nên biết là bất cứ một người chơi nhạc cụ nào lâu năm và chuyên nghiệp họ đều có thể tự lên dây nhạc cụ của mình tốt hơn bất cứ ông thợ nào nhé và đa phần họ sẽ tự làm công việc đó thường xuyên và trước mỗi buổi diễn. Riêng với piano vì có quá nhiều chi tiết linh kiện, số lượng dây đàn, cần có chút sức lực thời gian để thực hiện nên mới sinh ra cái nghề bảo dưỡng lên dây đàn piano. Người nghệ sỹ piano họ dành phần việc mất time và sức lực này cho người thợ lên dây bảo dưỡng hỗ trợ họ thực hiện, điều đó ko có nghĩa là họ phó mặc cho thợ, mà họ sẽ hậu kiểm kỹ lưỡng và yêu cầu người thợ tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh cho đến khi họ thấy chính xác và ưng ý.

Công việc lên dây bảo dưỡng cây đàn suy cho cùng là công việc cố gắng giúp cây đàn qua năm tháng sử dụng giữ được chất lượng tốt giống như thủa ban đầu chứ nó ko tạo thêm giá trị nghệ thuật hay thần thánh hóa như những người ngáo nghề mong muốn. Ngay như việc lên nốt La ở 440hz cũng chỉ là theo chuẩn mực chung được thiết lập gần đây để thống nhất cho các nhạc cụ trong cùng buổi hòa tấu, thực tế nhiều khảo sát cho thấy việc lên nốt La ở 432hz đa phần lại được người nghe cảm thấy dễ chịu và phù hợp hơn. Do vậy lên dây đơn giản là lên dây cho tròn vành đúng nốt, không bị chênh phô, với đàn piano thì có những nốt có 2 đến 3 dây thì cần căn chỉnh để các dây dc đồng nhất, thế thôi. Âm thanh hay, có nhiều cảm xúc nó phụ thuộc vào chính chất lượng của mỗi cây đàn và quan trọng nhất là do người nghệ sỹ thể hiện tác phẩm.

Trân quí nghề này và những người thợ chân chính đã mang đến những giá trị thực chất cho XH, nhưng người thợ lên dây bảo dưỡng đàn piano cũng cần hiểu rõ nghề nghiệp của mình và nhớ rằng nếu đàn piano không quá nhiều dây, quá nhiều linh kiện chi tiết cần chăm sóc thì cũng sẽ không có sự phát triển của nghề và sẽ giống như các nhạc cụ khác thôi. Do vậy đừng thần thánh nó đến nỗi đàn hỏng bất cứ cái gì cũng là do lên dây chưa đúng, đàn nào chưa được mình lên dây cũng vứt đi, còn đàn được mình lên dây thì dù sắp vứt ra sọt rác tiếng cũng long lanh chấp hết các cây đàn khác, chỉ làm màu được với những người không biết và ít tiếp xúc thôi.

Vài lời trao đổi cùng các bác rồi đi kiếm cơm tiếp, lên dây ah…lúc nào rỗi thì làm./.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Nếu bác cứ tranh luận quan điểm về âm nhạc với một ông thợ lên dây ngáo nghề thì dần dần những giá trị cốt lõi của âm nhạc sẽ chuyển thành giá trị của những cái cà lê, tuốc nơ vít hết, hơn chút nữa thì cũng chỉ loanh quanh dừng lại ở đội gà chọi piano ở HCM thôi.

Từ khi nào việc lên dây đàn lại trở thành một đạo giáo và thần thánh hóa như vậy ? Nên biết là bất cứ một người chơi nhạc cụ nào lâu năm và chuyên nghiệp họ đều có thể tự lên dây nhạc cụ của mình tốt hơn bất cứ ông thợ nào nhé và đa phần họ sẽ tự làm công việc đó thường xuyên và trước mỗi buổi diễn. Riêng với piano vì có quá nhiều chi tiết linh kiện, số lượng dây đàn, cần có chút sức lực thời gian để thực hiện nên mới sinh ra cái nghề bảo dưỡng lên dây đàn piano. Người nghệ sỹ piano họ dành phần việc mất time và sức lực này cho người thợ lên dây bảo dưỡng hỗ trợ họ thực hiện, điều đó ko có nghĩa là họ phó mặc cho thợ, mà họ sẽ hậu kiểm kỹ lưỡng và yêu cầu người thợ tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh cho đến khi họ thấy chính xác và ưng ý.

Công việc lên dây bảo dưỡng cây đàn suy cho cùng là công việc cố gắng giúp cây đàn qua năm tháng sử dụng giữ được chất lượng tốt giống như thủa ban đầu chứ nó ko tạo thêm giá trị nghệ thuật hay thần thánh hóa như những người ngáo nghề mong muốn. Ngay như việc lên nốt La ở 440hz cũng chỉ là theo chuẩn mực chung được thiết lập gần đây để thống nhất cho các nhạc cụ trong cùng buổi hòa tấu, thực tế nhiều khảo sát cho thấy việc lên nốt La ở 432hz đa phần lại được người nghe cảm thấy dễ chịu và phù hợp hơn. Do vậy lên dây đơn giản là lên dây cho tròn vành đúng nốt, không bị chênh phô, với đàn piano thì có những nốt có 2 đến 3 dây thì cần căn chỉnh để các dây dc đồng nhất, thế thôi. Âm thanh hay, có nhiều cảm xúc nó phụ thuộc vào chính chất lượng của mỗi cây đàn và quan trọng nhất là do người nghệ sỹ thể hiện tác phẩm.

Trân quí nghề này và những người thợ chân chính đã mang đến những giá trị thực chất cho XH, nhưng người thợ lên dây bảo dưỡng đàn piano cũng cần hiểu rõ nghề nghiệp của mình và nhớ rằng nếu đàn piano không quá nhiều dây, quá nhiều linh kiện chi tiết cần chăm sóc thì cũng sẽ không có sự phát triển của nghề và sẽ giống như các nhạc cụ khác thôi. Do vậy đừng thần thánh nó đến nỗi đàn hỏng bất cứ cái gì cũng là do lên dây chưa đúng, đàn nào chưa được mình lên dây cũng vứt đi, còn đàn được mình lên dây thì dù sắp vứt ra sọt rác tiếng cũng long lanh chấp hết các cây đàn khác, chỉ làm màu được với những người không biết và ít tiếp xúc thôi.

Vài lời trao đổi cùng các bác rồi đi kiếm cơm tiếp, lên dây ah…lúc nào rỗi thì làm./.
Tâm đắc với cụ. Em nghĩ cũng là cách họ kể chuyện để nâng cao vị thế nghề nghiệp của mình, nghề nào chẳng có những điểm nhấn để được mọi người đề cao. Giới trong nghề ai cũng muốn cái nghề của mình thành cái đạo, phục vụ nhiều lợi ích cho nghề, tăng lượt view, khách hàng, nâng cao tay nghề. Bọn NB là chúa nâng cấp mọi thứ thành đạo, có lẽ một phần văn hoá như thế mà hàng hoá bọn nó top 1 về chất lượng. Khổ nỗi về VN mọi thứ nó bị tha hoá ko như phiên bản gốc được, âu cũng là cá tính của cả một dân tộc, hời hợt trong mọi thứ. Cần nhiều thế hệ mới thay đổi khi mà không ngừng làm ăn với thế giới văn minh. Tóm lại khi giàu có lên thì mới có văn minh được. Kinh tế phát triển thì mọi thứ sẽ nâng tầm.
Một khi còn lo cơm áo gạo tiền thì mọi thứ đạo, lễ nhạc là thừ phù hoa. Ông bà nói có Thực mới vực được đạo là vì thế.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,879
Động cơ
316,791 Mã lực
.................................................................
Từ khi nào việc lên dây đàn lại trở thành một đạo giáo và thần thánh hóa như vậy ? Nên biết là bất cứ một người chơi nhạc cụ nào lâu năm và chuyên nghiệp họ đều có thể tự lên dây nhạc cụ của mình tốt hơn bất cứ ông thợ nào nhé và đa phần họ sẽ tự làm công việc đó thường xuyên và trước mỗi buổi diễn. Riêng với piano vì có quá nhiều chi tiết linh kiện, số lượng dây đàn, cần có chút sức lực thời gian để thực hiện nên mới sinh ra cái nghề bảo dưỡng lên dây đàn piano. Người nghệ sỹ piano họ dành phần việc mất time và sức lực này cho người thợ lên dây bảo dưỡng hỗ trợ họ thực hiện, điều đó ko có nghĩa là họ phó mặc cho thợ, mà họ sẽ hậu kiểm kỹ lưỡng và yêu cầu người thợ tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh cho đến khi họ thấy chính xác và ưng ý.

Công việc lên dây bảo dưỡng cây đàn suy cho cùng là công việc cố gắng giúp cây đàn qua năm tháng sử dụng giữ được chất lượng tốt giống như thủa ban đầu chứ nó ko tạo thêm giá trị nghệ thuật hay thần thánh hóa như những người ngáo nghề mong muốn. Ngay như việc lên nốt La ở 440hz cũng chỉ là theo chuẩn mực chung được thiết lập gần đây để thống nhất cho các nhạc cụ trong cùng buổi hòa tấu, thực tế nhiều khảo sát cho thấy việc lên nốt La ở 432hz đa phần lại được người nghe cảm thấy dễ chịu và phù hợp hơn. Do vậy lên dây đơn giản là lên dây cho tròn vành đúng nốt, không bị chênh phô, với đàn piano thì có những nốt có 2 đến 3 dây thì cần căn chỉnh để các dây dc đồng nhất, thế thôi. Âm thanh hay, có nhiều cảm xúc nó phụ thuộc vào chính chất lượng của mỗi cây đàn và quan trọng nhất là do người nghệ sỹ thể hiện tác phẩm.

Trân quí nghề này và những người thợ chân chính đã mang đến những giá trị thực chất cho XH, nhưng người thợ lên dây bảo dưỡng đàn piano cũng cần hiểu rõ nghề nghiệp của mình và nhớ rằng nếu đàn piano không quá nhiều dây, quá nhiều linh kiện chi tiết cần chăm sóc thì cũng sẽ không có sự phát triển của nghề và sẽ giống như các nhạc cụ khác thôi. Do vậy đừng thần thánh nó đến nỗi đàn hỏng bất cứ cái gì cũng là do lên dây chưa đúng, đàn nào chưa được mình lên dây cũng vứt đi, còn đàn được mình lên dây thì dù sắp vứt ra sọt rác tiếng cũng long lanh chấp hết các cây đàn khác, chỉ làm màu được với những người không biết và ít tiếp xúc thôi.

Vài lời trao đổi cùng các bác rồi đi kiếm cơm tiếp, lên dây ah…lúc nào rỗi thì làm./.

Từ ngày vào otofun này chia sẻ kinh nghiệm về cây piano, tôi chưa bao giờ, và không khi nào cho rằng việc chỉnh dây hay sửa chữa, bảo quản đàn piano là khó!
Cái duy nhất mà tôi nói là không thấy được những cái cây đàn tử tế xuất hiện/tồn tại trong thị trường đàn ở Việt Nam và nói là luôn có chứng minh cụ thể.

Bác nói rất nhiều, mới nghe qua cũng hay nếu để ý tất cả các còm của bác chỉ là nói mồm không và chỉ một chiều, và chỉ là chỉ trích hay khích bác cá nhân, mà chưa bao giờ đưa ra được một ví dụ về điều bác nói. Tóm lại chỉ là lí thuyết suông không hay chưa thấy có chứng minh.

Trăm nghe không bằng một thấy, bác hãy đưa ra một tiếng/ cây đàn là do bác hay người bác thuê mướn, hoặc cây đàn của người bác quen biết, được lên dây canh chỉnh tử tế, cho mọi người xem coi nó như thế nào, rồi hãy mở mồm. Còn nói nghe hay như hát mà chỉ mồm suông thì .............. tốt nhất nên ngậm miệng.

In addition, cho dầu là La A 442Hz hay La A 438Hz hoặc La A 432 hz thậm chí La A428Hz, La A 447 Hz thì tiếng đàn đẹp nhất vẫn là phải hòa thanh (Unison) và cộng hưởng (reasonance) và khi nghe không như đấm vào tai.
Đấy là ta chưa nói, hiện nay, xu hướng chung ở châu Âu, một cây đàn lên dây biểu diễn tại các nhà hát sân khấu, nhất là khi chơi Mozart, Haydn,..... đều chỉnh ở mức tối thiểu là La A444Hz hay hơn thế chứ không bao giờ kém!

Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng qua các băng đĩa phát hành biểu diễn, hay các cuộc thi cử gần đây, tiếng đàn từ những pianist nổi tiếng và nhưng cuộc thi tử tế, cứ mỗi lần thấy xuất hiện trên khán phòng, và đo thì biết ngay tầng số nó như thế nào.

Mời các bác xem màn biểu diễn bonus của KISSIN trong một buổi hòa nhạc cách đây kém một ngày là tròn 2 tháng ở một trong những sân khấu hàng đầu thế giới Berliner Philharmoniker - Cây Steinway của dàn nhạc Berliner Philharmoniker được lên ở La A 443 Hz:

 
Chỉnh sửa cuối:

ntdz27

Xe tải
Biển số
OF-38898
Ngày cấp bằng
22/6/09
Số km
387
Động cơ
474,777 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Haiz, giờ thì bác công nhận việc lên dây đàn không khó và chuyển sang phạm trù kỹ thuật hòa thanh. Bản chất các nốt nhạc được sắp xếp qui định cung bậc , tần số rõ ràng, cố định. Hòa thanh là quá trình kết hợp các cung bậc đó theo tiết tấu nhịp điệu và những nguyên tắc nhất định để có được những âm thanh giai điệu tạo cảm xúc cho người nghe và không bị đấm vào tai như bác nói. Nó chẳng liên quan gì đến việc lên dây đàn, nếu cho rằng thay đổi tăng giảm phần nào đó cung bậc của các nốt theo cảm tính để tạo ra cái gọi là hòa thanh giữa các nốt qua việc lên dây đàn thì tôi lại phí thêm 1 lần com ở thớt này. Chỉ những chiếc đàn đã xuống cấp hay những cây đàn mới nhưng chất lượng thấp thì việc cộng hưởng hay hòa thanh sẽ tạo ra những âm hưởng thậm chí tạp âm ù nhòe rung rè không mong muốn... Cái này là do chất lượng nội tại của cây đàn, việc voicing căn chỉnh cũng là để nó đạt được đến khả năng tốt nhất của chính nó chứ ko làm nó hay hơn mức có thể và càng không thể hay hơn những cây đàn có chất lượng và vật liệu tốt hơn được.
Để tiếng dải cao trong vắt, ko tịt, ko mờ, tiếng dải trầm âm vang dày dặn, ko ù, ko nhòe, tiếng giải giữa ngọt ngào tròn trịa thì chất liệu búa dây, thùng cộng hưởng, vật liệu, mây móc cấu tạo nên chính cây đàn sẽ quyết định mức độ nó đạt được trên cơ sở dây đàn đã được căn chỉnh đúng theo cao độ, tần số.
Nhưng trên tất cả vẫn là giai điệu, hòa âm các nổt nhạc ntn để tạo ra thứ mà chúng ta gọi là âm nhạc cùng với sự thể hiện của người nghệ sỹ là yếu tốt quyết định, các yếu tố chưa thật hoàn hảo nếu có của một cây đàn cũng chỉ là những ảnh hưởng nhỏ, không cần nâng tầm quan điểm.
Còn về lời lẽ cá nhân giữa tôi với bác thì bác cứ lôi hết các com của tôi và bác lên đây để mọi người cùng xem ai mới là người có giọng điệu khích bác coi thường người khác. Tôi hoàn toàn có thể dùng những lời lẽ xấc xược kể cả như bác để đối đáp nhưng với chút tôn trọng còn lại vì thấy bác cũng là một người có nghề, cũng như chủ đề văn hóa nghệ thuật của thớt này nên tôi sẽ giữ im lặng chứ ko phải ngậm mồm như bác muốn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top