Cuối tuần, nhân vừa trải qua một kinh nghiệm vui, và cũng gọi là rảnh rỗi, và do Sài Gòn vẫn còn đang mưa bão, nên em có giờ ngồi chia sẻ lại với các bác câu chuyện về cây đàn KAWAI ND21: Vừa là kinh nghiệm, và cũng là góp một câu chuyện vui cuối tuần.
Theo thông tin chính thức trên các website thì:
"Cây đàn piano cơ Kawai ND21 được làm tại indonesia nên có mức giá rất tốt bởi: tận dụng được nguồn gỗ, nguồn nhân lực giá không cao và thừa hưởng hệ thống dây truyền sản xuất hiện đại và nghệ thuật chế tác piano của hàng hãng Kawai (Nhật).
Cây đàn piano cơ Kawai ND21 dành cho người mới bắt đầu học đàn piano và bán toàn cầu nên đưa ra tiêu chí cơ bản như bảo đảm các yêu cầu đáp ứng về kỹ thuật: cảm giác phím tốt, chất lượng bền bỉ và chịu được các vùng khí hậu khắc nghiệt. Do vậy, cây đàn piano này luôn được yêu thích và chào đón."
FYI, Cây piano cơ
Kawai ND21 mà em đề cập, là một cây đàn của một nhà thờ và tu viện tại Quận Nhất mua khoảng 3 năm. Trong quá trình sử dụng, đã xảy ra một sự cố lập lại nhiều lần là đứt dây Bass! Tính từ lúc mua cho đến nay là tám sợi!
Cha quản hạt, cha phụ trách, và ngay cả người giới thiệu đàn (một tín hữu, Chấp sự trong nhà thờ này, và cũng là một cổ đông của cái công ty lớn, cung cấp cây đàn này cho nhà thờ) đều "đau đầu nhức óc" vì sao mà nó cứ như vậy!
Như đã nói, theo thông tin cung cấp, thì cây đàn này, được làm tại Indonesia và em đã được trực tiếp "thọc tay" vào nó mấy lần (chỉnh dây và canh lại độ sâu của phím cũng như Enhance âm lượng của Octaves 6, 7 vì vốn dĩ, âm thanh gốc ban đầu bị lép - lần đầu là tháng 12/2021).
Trong những lần đứt dây trước, ngay sau khi mua về một thời gian ngắn, đàn bị đứt dây và được thay lại bằng dây khác cuốn ở Việt Nam. Chất lượng âm thanh của dây cuốn ntn, thì không nói ra thì các bác cũng biết là
khó mà đồng âm được hoàn toàn, nhưng đó là chuyện nhỏ, hay phải chấp nhận vì "
Không có chó thì bắt mèo ăn cứt"! Đàn đứt dây Bass mà có dây thay được, là quý lắm rồi trong tình hình trong văn hóa, và thực tế sửa chữa đàn tại Việt Nam nó là như vậy.
Do những lần đứt dây trước, do em không trực tiếp nhìn vị trí đứt, và khi hỏi lại về cái vị trí này nằm ở đâu trên sợi dây, thì cũng chẳng ai nhớ, đứt như thế nào và ở đâu, chỉ biết khi đứt thì đơn vị bảo hành, cũng như vị chấp sự kia, tức tốc lấy mẫu dây đứt về về cuốn lại, hoặc kiếm một sợi tương tự rồi tề cắt cho giống AMAP và thay vào là xong!
Cách đây mấy hôm đàn lại đứt dây, và cha phụ trách báo cho em biết là đàn bị đứt một sợi dây. Nên ngay sáng hôm sau, em đã đến mở ra coi thực tế, thì không phải đứt một sợi mà là hai sợi!
Điều đáng nói là cả hai sợi điều đứt cùng một vị trí là ở chỗ Pin Hitch nơi dây gắn trên con ngựa. Ngay khi nhìn vị trí đứt là em đoán ngay cũng như khẳng định luôn:
Dây đàn bị đứt ntn thì không phải do dây đàn có chất lượng kém, hay do người đánh đàn đánh quá mạnh, mà là do lớp chì bôi trên con ngựa quá mỏng, ít nên không đủ độ trơn láng, khiến cho độ ma sát khi dây đàn tương tác trên con ngựa sẽ rất cao, vì trong thực tế, khi đánh đàn, sợi dây đàn sẽ di chuyển trên con ngựa và đi qua cái Pin Hitch này nên việc đứt dây là bình thường, không đứt mới là lạ!
Sau khi xem sơ qua dây vị trí chỗ đứt, và mở ra xem con ngựa đàn, thì đúng như em nói trên, lớp chỉ bôi trên con ngựa rất sơ sài, nếu không muốn nói là cẩu thả. Và khi cha hỏi em tinh ntn thì em vừa cười vừa nói với cha rằng:
"Xin cha cứ yên tâm nó còn đứt nữa!"
Sau đó, em cắt nghĩa cho ngài biết lý do, và cách xử lý chuyện
"Đứt, đứt nữa, và đứt mãi" này, bằng cách sẽ bôi ngay một lớp kem chì lên trên con ngựa, đồng thời với hai sợi dây đứt em sẽ nối lại chứ không thay dây mới, và kết quả là âm sắc sau đó vẫn đồng nhất không thay đổi (sẽ có clip minh họa).
Sau đó, em cũng gợi ý với cha phụ trách, ở góc độ người tiêu dùng và chung tay đóng góp cho cộng đồng, cha nên viết cho KAWAI một lá thư, không phải để phàn nàn, hoặc đòi đền bồi mà là góp ý về công đoạn bôi chì này, hầu cho có thể tránh được những hệ lụy không đáng có tương tự, cũng như giữ uy tín cho thương hiệu KAWAI.
In closing, nếu có bác nào muốn mua những cây đàn KAWAI không làm tại Nhật mà làm tại một nước thứ ba, thì nên lưu ý vấn đề này, để tránh những sự đáng tiếc tương tự nếu có.
BTW, đây là một số hình ảnh thực tế của cây đàn, và cách khắc phục :
Cây đàn nhìn còn khá mới và "ngon lành cành đào" nếu nhìn thoáng qua:
Lớp chì bôi trên con ngựa rất mỏng và sơ sài kiểu "Giả lễ bà Chúa Mường"
:
Dây luôn bị đứt ở vị trí này!
Những sợi đây đứt trước đã được thay bằng dây cuốn tại VN hay dây "tề gọt" lại, nhìn là ra ngay:
Đây là loại "Creme chì" chuyên dụng dùng để xử lý sự cố này:
Hình con ngựa đàn sau khi xử lý (bôi) "creme chì": Do đứt nhiều dây quá nên em không tiếc mà bôi AMAP hầu khắc phục tối đa việc tái diễn:
Đây là hình con ngựa đàn sau khi xử lý (bôi) "creme chì" được hai ngày vì sau khi thay nối dây phải quay lại nhà thờ để lên lại (do dây sẽ dãn) và tiện thể chỉnh lại dây toàn bộ cả cây đàn cho .......... vui
Các bác nhìn kỹ chỗ nối dây nhé!
Sau khoảng một tuần thì con ngựa đàn sẽ "khô khắn" hoàn toàn và láng như "mông Thẩm Thúy Hằng"
.
Đúng ra chỉ sau một hay hai giờ là con ngựa đàn sẽ "khô khắn" hoàn toàn và láng nhưng vì đây là đàn của nhà thờ, và như đã nói, do đứt nhiều dây quá, nên em không tiếc vật tư, mà bôi lớp "Creme chì" này AMAP hầu khắc phục tối đa việc tái diễn.
Với Chúa thì ta đừng nên tiếc gì!