E có may mắn là ngày nào cũng ra/vào Nhạc viện Hà nội 4 lần (em gửi xe trong ấy), nên có 1 chút thông tin vui vui (ko kiểm chứng đc) gửi bác, coi như là ca fe chém gió
............................................................................................................................
Bác
cà rốt xanh nói đúng, nhưng chỉ đúng một phần, và chỉ là bề nổi, chứ không phải cái gốc, cũng như chỉ thấy cái ngọn, cái phô bày, hay cái vỏ bên ngoài chứ chẳng là cái ruột!
Và đây là phân tích từng vấn đề bác nêu:
E có may mắn là ngày nào cũng ra/vào Nhạc viện Hà nội 4 lần (em gửi xe trong ấy), nên có 1 chút thông tin vui vui (ko kiểm chứng đc) gửi bác, coi như là ca fe chém gió
1. Cái cuộc thi Steiway ở VN này, tuy tổ chức thường niên nhưng độ khắc nghiệt cực cao, vì tính chất của nó là chọn 1 người đi thi vòng quốc tế. Vì vậy, với các bạn chuyên nghiệp tham gia cuộc thi này, thì chỉ có 1 người thắng. Còn lại là thua hết, kể cả nhất bảng khác, nhưng ko đc đại diện đi quốc tế. Do vậy, nếu ko thực sự chắc tay, và tự tin, thì ít bạn đăng ký, ít thầy cử học trò đi.
Nếu nói khắc nghiệt, thì cuộc thi nào cũng khắc nghiệt chứ không cứ gì cuộc thi Steinway và chuyện chỉ có một người duy nhất được cử đi thi, (
người đoạt giải nhất bảng C chuyên nghiệp (Class C Proffesional) là
điều vẫn luôn xảy ra trong suốt 6 kỳ thi đã có và là quy luật không thay đổi và chưa có ngoại lệ.
Những người đoạt giải khác (trong nhưng bảng còn lại) không phải là không được cái "ngon lành" !!!
FYI, theo thông tin gần đây nhất, những em đoạt giải 1, 2 và 3 trong các Bảng Tài tử A, B và C ( Amateur Class A, B, C) sẽ được xét tuyển thẳng vào các nhạc viện niên khóa 2022 sắp tới, và được những "giá trị" khác.
BTW, Tài năng của Võ Minh Quang là điều hiển nhiên, như em đã từng nói và ca ngợi rất nhiều lần khi xem clip chú bé này khi còn bé, đánh ở nhà bài Fur Elise, nên ta không phải bàn cãi!
Ngay như Lan Anh một thí sinh vô cùng sáng giá, học trò cưng của giảng viên là Lê Hồ Hải, Trưởng khoa Piano tại Nhạc viện nhạc viện Sài Gòn ới biết bao nhiêu lời tán tụng, tung hô và fan hâm mộ, danh hiệu, "ưu đãi", và theo bình chọn của khán giả Steinway thì cao ngất ngưởng (
4.384 votes/ 9.188 người coi clip ~
48%) trong khi Võ Minh Quang vỏn vẹn chỉ có
40 Votes/ 540 người coi clip ~
7,4% (trong đó có 08 phiếu là của em và những người bạn em!)
Nhưng
Võ Minh Quang đã vẻ vang giành giải nhất Bảng C chuyên nghiệp và đồng nghĩa với việc là người duy nhất đại diện cho VN đi thi quốc tế Châu Á Thái Bình Dương!
Nguyễn Lan Anh (12 tuổi), được mọi người đặt cho biệt danh “thần đồng” piano.
thanhnien.vn
Phân phối độc quyền đàn piano C. Bechstein, W. Hoffmann, Zimmermann, bảo hành chính hãng 5 năm, đổi trả do lỗi của nhà sản xuất, bảo trì định kỳ 6 tháng/lần, thu đàn piano cũ đổi đàn piano mới, trả góp lãi suất thấp đến 0%
bechstein.com.vn
Nên trong chuyên môn, có những cái mình "ở ngoài", sẽ không thể hiểu được tại sao và vì sao!?
Bạn chỉ có thể hiểu, nếu bạn là người trong cuộc!
Còn về bảo là chiến thắng, thì trước một cuộc thi dầu lớn hay nhỏ, nếu chị mang cái tư tưởng gành ghè hơn thua, thì theo em không nên đi thi, bởi vì với cái suy nghĩ đó, họ (thí sinh và gia đình) sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích! Và phải coi một cuộc thi là mỗi lần mình rèn luyện bản thân, chiến thắng ngay chính mình!
FYI, có rất nhiều cháu học đàn, không tự tin, thậm chí mỗi lần biểu diễn là vấp váp và toát hết cả mồ hôi khi tập trung!
Với những cháu đó, em luôn khuyên và động viên rằng, mình không thể so mình với Glend Gould với Horowitz hay với Đặng Thái Sơn, thậm chí ngay việc so với thầy mình, hoặc những người bạn xuất sắc cùng lớp, cùng trường cũng không: M
à hãy so mình, với chính bản thân mình, trong từng ngày tập luyện, hay biểu diễn!
Với mỗi tác phẩm mình tập hay biểu diễn, mà khi đánh nó, chỉ cần thấy rằng hôm nay, tốt hơn hôm qua, hoàn thiện hơn hôm qua, thì mình đã thắng ngay chính mình!
Chỉ với tâm thế đó, thì người học đàn, nhất là đàn piano một môn nhạc cụ rất khắc nghiệt, mới có thể đi tiếp, đi lâu, đi dài và thưởng thức nhiều "hoa thơm cỏ lạ" trong bầu trời âm nhạc cổ điển.
Còn cái tâm thế đua ganh kiểu mình phải là số một, thì em e, âm nhạc chẳng bao giờ có thể phát triển được theo chiều rộng, và chiều sâu, cũng như đại chúng hóa, phổ cập hóa âm nhạc bác học đến toàn dân.
2. Nhưng
trong vòng 1-2 năm tới, nếu bạn nào khá, và còn tuổi, thì lại có thêm cơ hội. Vì ít nhât, các siêu sao ngoài Bắc đều hết tuổi, hoặc đã đc giải. Cứ lấy cái này làm tài liệu tham chiếu
View attachment 7222001
Điều này cũng khá chính xác, vì những "cao thủ" trong vòng 5 - 6 năm qua đã xuất hiện và đã hoặc có giải hoặc hết tuổi để thi, và những em còn lại sẽ là những tài năng hứa hẹn cho kỳ thi sắp tới.
Tuy nhiên, vốn có câu
"con chị nó đi, con dì nó lớn" cũng như trong âm nhạc, luôn có những đột phá không ngờ, thì
việc xuất hiện thêm một thí sinh x, y, z nào đó, xuất sắc là điều rất bình thường trong những kỳ thi sắp tới.
Chỉ có như vậy, thì hoạt động âm nhạc của cả nước nói chung, mới khởi sắc và giàu tính thi đua, cũng như phong phú hóa,
còn nếu như chỉ gói gọn trong một số thành phần nào đó, thì theo em, đúng là "phú quý giật lùi".
Ngoài Bắc còn mỗi bạn Trần Gia Quang chưa thi. Nếu chú bé Covid gặp bạn Quang (chưa thi này) thì cũng thôi. Hy vọng sang năm bạn Quang này ko thi
Trần Gia Quang là chú bé có tiếng đàn tốt, nhưng tốt với nhưng tác phẩm vừa hay nhanh vừa, và khi nghe vẫn thiếu đi sự tinh tế của câu nhạc mà người ta có thể dễ dàng nhìn ra khi nghe chú bé làm sắc thái. Đó là chưa nói Trần Gia Quang không có thế mạnh về đánh nhưng tác phẩm có tốc độ cao.
Còn chú bé Covid, thì lại rất giỏi, hay nói chính xác là có thế mạnh khi đánh những tác phẩm có tốc độ cao, và siêu cao, một tố chất rất cần thiết cho học các tác phẩm đỉnh cao.
3. Danh sách Giám khảo năm nay quá được. Người cấp tin cho e nói, chả biết 2 đồng chí Hàn Nhật kia là ai, nhưng chắc chắn, kết quả năm nay sẽ dập tắt những phàn nàn về vùng miền của những cuộc thi trước kia.
Về danh sách giám khảo thì thoạt nhìn thì nó là như vậy, nhưng
"ở trong còn lắm điều hay" mà chỉ người trong cuộc mới biết mà thôi!