[Luật] dành cho các bác đang học lái: đề-pa lên dốc không dùng phanh tay

tranngochai1979

Xe tải
Biển số
OF-54171
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
445
Động cơ
454,769 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thật ra nếu mà dừng nhanh, không quá khoảng 10" thì theo quan điểm của em không cần dùng phanh chân, vê côn 1 chút là xe đứng yên mà !
 

quangtuan2907

Xe hơi
Biển số
OF-198437
Ngày cấp bằng
14/6/13
Số km
148
Động cơ
326,170 Mã lực
Trong thao tác khởi hành xe lên dốc khi xe đang đỗ giữa dốc có bước kéo phanh tay để giữ cho xe không trôi. Sau khi tăng ga và nhả côn cho máy bắt đầu bám hệ truyền động, mới thả phanh tay để xe đi lên. Trong thực tế, nhiều khi lên dốc ở đường đông tắc như dốc cầu Chương Dương, các xe nhích từng chút một và thời gian nắm chết 1 chỗ rất ngắn, thường chỉ dừng lại 1 chút rồi đi ngay, để rút ngắn thời gian thao tác và cơ động hơn, có thể bỏ qua bước sử dụng phanh tay. Lúc này chân phải vẫn ghìm phanh chân giữ xe không trôi, chân côn từ từ nhả côn đến khi hơi "bám" côn thì nhả chân phanh chuyển sang chân ga để xe từ từ đi lên mà không bị trôi ngược lai.

Tuy nhiên để thực hiện tốt thao tác này cần thuần thục, bĩnh tĩnh, đã quen và nhạy cảm với tầm côn, ga... của xe để đảm bảo xe không bị trôi ngược, xe vọt lên quá nhanh hoặc chết máy.

Những trường hợp không nên áp dụng là xe có tải trọng lớn (thường với xe du lịch 5 - 7 chỗ thì OK), dốc cao, dừng xe ở lưng dốc trong thời gian dài, người lái chưa thực sự quen với xe...

Các bác cho ý kiến về nội dung bài viết giúp em.
cái này minh được học khi thi rồi, đề pa kiểu này mình thấy chuyên nghiệp hơn.
 

lehuy2205

Xe hơi
Biển số
OF-309852
Ngày cấp bằng
28/2/14
Số km
100
Động cơ
299,760 Mã lực
Hay quá bácowj.
 

shumi

Xe tải
Biển số
OF-776
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
472
Động cơ
582,170 Mã lực
Nơi ở
với 1 Thằng Cò, 1 vợ cả và 9 bà vợ hai => Mệt
sau nhiều năm e đi xe manual, ngày nào cũng qua cầu chương dương, kết luận là tả bổ xiểng, lúc thì phanh chân, lúc dùng phanh tay, tùy sướng. Hồi đầu cố ko để trôi, h em toàn nhả luôn phanh cho nó trôi rồi mới ra ga
 

huuhungmd

Xe hơi
Biển số
OF-21903
Ngày cấp bằng
2/10/08
Số km
128
Động cơ
497,526 Mã lực
Nơi ở
Sơn la
Giữ chân ga, nhả côn tới khi xe hơi rung, ko cần dùng phanh.
 

Daylai hn

Xe tăng
Biển số
OF-310048
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
1,155
Động cơ
310,319 Mã lực
thực ra lúc thi thì mới cần thật chuẩn thôi chứ còn ngoài đường thì đơn giản cứ làm phanh chân cho nhanh,lới côn ra rồi ga vào vùa vừa tầm là lên , có hơi tụt tí cũng chẳng sao
 

Elly na

Xe đạp
Biển số
OF-323220
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
11
Động cơ
288,610 Mã lực
E hỏi có hơi "ngu" 1 tí nhưng các Cụ đừng ném đá Em nhé, tội nghiệp (E mới học lái được có 2 buổi thôi). Tại sao khi đề pa lên dốc lại phải dùng côn? E cứ nghĩ đơn giản thế này, khi dừng ngang dốc nhả chân ga, đạp hết chân phanh, dùng phanh tay cho xe đứng yên. Khi đi tiếp thi chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, xe đi rồi thì nhả phanh tay. Như thế có được không hả các Cụ, híc, đừng ném đá, Em không biết mới hỏi!
 

dracula_bg

Xe điện
Biển số
OF-179590
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
2,899
Động cơ
67,073 Mã lực
tốt nhất là các cụ cứ tập luyện cho tốt cả 2 phương pháp. nó sẽ ứng dụng cho từng trường hợp khác nhau. các cụ tập phanh chân đến lúc thi lấy phải con garanti yếu thì chỉ có ngáp. còn khi đi đường đang lên dốc cầu mà cứ kéo tạ bằng phanh tay thì cũng hơi bị mệt.
 

tuananh25575

Xe hơi
Biển số
OF-299119
Ngày cấp bằng
19/11/13
Số km
147
Động cơ
310,411 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
18/24 Định Công Thượng - Hoàng Mai - Hà Nội
Em đã chứng kiến 1 bác làm cùng văn phòng em, mới lấy bằng được mấy ngày và đi xe KIA-CD5,
Khi từ Hải phòng thì lưng mỏi, đầu gối run, tay lẩy bẩy :)) :)) (Hải phòng về mà) đến dốc cầu Chương dương đúng vào giờ cao điểm nên xe ôtô tắc nghẽn, lúc đầu thì kéo phanh tay ngon lành nhưng sau các xe nối sát đuôi nhau nên cuống hết lên chẳng biết xử lý ra sao liền bảo bác ngồi cạnh xuống xe kiếm viên gạch và đứng sau *** xe để chặn lốp xe mỗi khi tiến lên và dừng lại,

Nhìn đằng sau mà fun vãi luôn, :)) :))
Cụ fun quá làm e nhớ lại thời ngày xưa e đi theo xe tải chở hàng lên Điện Biên lúc lên đèo Pha đin chỗ dốc Cổng trời bác tài nhà e lúc đó k quen đườg mà xe lại chở hơi quá tải nên k lên đc bị tụt dốc. Lúc đó k lên nổi nên bác tài pải xuống mở thêm của dầu và bắt e ôm 1 hòn đá chạy 1 bên, bên kia là a phụ xe cầm cái chèn để khi nào xe tụt dốc thì e chèn hòn đá còn a pụ xe chèn bằng cục chèn kia. Hic e chạy bên cái ống xả, mà xe tải máy dầu đã mở thêm
cửa dầu nó k đốt hết nên khói đen xì, lên đến đỉnh cổng trời cái mẹt e nó đen thui nhìn thấy mỗi răng và mắt:(
Tối lên đến Điện Biên e cứ tưởg tượg e là lính bộ binh vác súng chạy theo xe tăng các cụ ạ:)
E nhớ hồi đó là năm 2002 đườg HN-ĐB xấu và bé k đc như bây h. Nghĩ lại thấy ngày đó dại thật, nó mà tụt dốc thì e toi rồi:(
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
14,675
Động cơ
480,247 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
E hỏi có hơi "ngu" 1 tí nhưng các Cụ đừng ném đá Em nhé, tội nghiệp (E mới học lái được có 2 buổi thôi). Tại sao khi đề pa lên dốc lại phải dùng côn? E cứ nghĩ đơn giản thế này, khi dừng ngang dốc nhả chân ga, đạp hết chân phanh, dùng phanh tay cho xe đứng yên. Khi đi tiếp thi chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, xe đi rồi thì nhả phanh tay. Như thế có được không hả các Cụ, híc, đừng ném đá, Em không biết mới hỏi!
1.Xe số sàn thì đề pa phải dùng côn. Vì lúc cụ dừng ngang dốc, đạp phanh thì phải đạp côn, nếu không đạp côn thì xe sẽ chết máy.
2. Cái đoạn đỏ, chỉ xe AT mới làm được như thế.
 

cachuoicon

Xe tải
Biển số
OF-326676
Ngày cấp bằng
11/7/14
Số km
409
Động cơ
288,652 Mã lực
Cụ chủ thớt giật tít "dành cho các bác đang học lái: đề-pa lên dốc không dùng phanh tay" nên mấy bác càng mới thì càng không nên áp dụng nhất là với dốc cao và đường đông và chú ý mấy anh bạn xe đã đủ điều kiện tham gia vào hội người cao tuổi phanh trợ lực chân không khi chết máy trợ lực không hoạt động đạp phanh không ăn thì cụ đi sau liệu hồn ... Còn với các cụ lái cứng thì có khi chẳng cần dùng cả phanh chân vì xe đang lên dốc nên côn ga hợp lý là xe có thể bò chậm và dừng lại theo ý chủ rất tiện lợi như cụ chủ thớt nêu nhưng hại côn hơn là điều hiển nhiên. Nhà cháu mạn phép thấy nào nói vậy, có gì chưa phải xin cụ chủ thớt và các cụ chỉ bảo và bỏ qua cho.
 

muitranhaibanh

Xe buýt
Biển số
OF-33437
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
660
Động cơ
483,446 Mã lực
cũng là một cách nhưng không an toàn
 

gã họ vương

Xe đạp
Biển số
OF-312585
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
19
Động cơ
296,861 Mã lực
k phải là cách hay cho các cụ lái k chuyên nghiệp.càng k nên với các cụ đang tập lái.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-324382
Ngày cấp bằng
21/6/14
Số km
152
Động cơ
288,700 Mã lực
Mỗi lúc tích một chút, nghe các cụ để có thêm kiến thức, Kính cụ!
 

Khanhooc

Xe hơi
Biển số
OF-327040
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
102
Động cơ
286,230 Mã lực
Đạp chân phanh đỡ chân côn trong trường hợp vẫn còn di chuyển đc,chứ đường tắc trên cầu có mà mỏi chết :D
 

Khanhooc

Xe hơi
Biển số
OF-327040
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
102
Động cơ
286,230 Mã lực
Các cụ cao thâm có thể dạy em cách drif trong phố cổ ko ạ,xem nfs thích quá mà ko làm đc :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top