dành cho các bác đang học lái: đề-pa lên dốc không dùng phanh tay

ManRoland

Xe buýt
Biển số
OF-4163
Ngày cấp bằng
8/4/07
Số km
514
Động cơ
555,810 Mã lực
Tuổi
43
bản thân em thấy an toàn là trên hết, bác nào thấy quen kiểu nào thì xài kiểu đó, còn về độ hại thì em nghĩ là như nhau (ý kiên của riêng em nhé), vì bác có kéo phanh tay lúc tiến lên kiểu gì cũng phải nới côn và rồ ga lên chút vì thế côn vẫn bị mòn thôi, nhưng thông thường em thấy các bác xế già thích làm cách kia hơn.
 

Dungcaanj

Xe tải
Biển số
OF-96
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
474
Động cơ
585,850 Mã lực
bản thân em thấy an toàn là trên hết, bác nào thấy quen kiểu nào thì xài kiểu đó, còn về độ hại thì em nghĩ là như nhau (ý kiên của riêng em nhé), vì bác có kéo phanh tay lúc tiến lên kiểu gì cũng phải nới côn và rồ ga lên chút vì thế côn vẫn bị mòn thôi, nhưng thông thường em thấy các bác xế già thích làm cách kia hơn.
Đúng đấy, quen thế nào làm thế ấy thôi. Đứng dốc hôm nào chân khoẻ thì đạp phanh, hôm nào lười lười thì kéo phanh tay. Với em kiểu nào cũng được. Nhưng em nghĩ, dạy lái xe người ta dạy dùng phanh tay để khởi hành dốc cũng phải có cái lý do của người ta. Vậy nên em dùng phanh tay nhiều hơn. Các bác cứ thử nghĩ nếu bác lái liên tục cả ngày, phanh tay sẽ là cứu cánh lúc này - có những hôm em lái cả ngày, gần 500 km, về đến cầu còn chả muốn đạp phanh luôn. Nếu phanh tay chả có tác dụng gì để có thể mà tháo ra tập cho lên tay thì em cũng chịu thua luôn. Nhưng em lại thấy, các bác tài già, lái xe to, không sử dụng phanh tay nhiều, có lẽ vì xe to sử dụng phanh chân an toàn hơn (em nghĩ thế).
 
Chỉnh sửa cuối:

gl1600

Xe điện
Biển số
OF-1255
Ngày cấp bằng
12/8/06
Số km
2,193
Động cơ
596,440 Mã lực
mới lái cũng có thể áp dụng được chiêu này, nếu xe có đồng hồ tua, bác quan sát đồng hồ tua, nhả côn cho đến khi kim đồng hồ giảm xuống, giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc và tải trọng của xe (cái này theo kinh nghiệm), khi kim đồng hồ đã tới vị trí mình muốn thì giữ côn lại, nhả phanh chân, chuyển sang chân ga mà đi, có khi chỉ cần nhả phanh chân là xe đã nhúc nhích rồi. Hầu hết dốc trong TP khi depart ko cần dùng phanh tay (trừ dốc lên đê). Cách này khi quen, sẽ nhanh hơn là dùng phanh tay, hiệu quả khi chờ đèn xanh. Em thấy nhiều bác dừng dốc chờ đèn xanh, khi nhả phanh chân xe thường bị lùi xuống 1 tý, không pro tý nào.
Về lý thuyết cách này còn đỡ hại côn hơn dùng phanh tay, vì nếu dùng phanh tay thế nào cũng có thời điểm bác vừa đạp ga vừa đạp côn, thời gian "ngâm côn" tùy thuộc vào skill của mỗi người.
Cái này của bác cực chuẩn và dễ thực hiện.
 

shumi

Xe tải
Biển số
OF-776
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
471
Động cơ
582,170 Mã lực
Nơi ở
với 1 Thằng Cò, 1 vợ cả và 9 bà vợ hai => Mệt
- Dừng lâu lên phanh tay. Cho đỡ mỏi . Khởi hành như bài thày dạy .
Nếu dừng <10s: Côn + phanh . Khởi hành là vẫn phanh, nhả côn bao giờ thấy xe rùng rùng như ...thì giữ côn lại đó rồi chuyển chân ga . Thời gian chuyển chân,tải trọng xe, độ cao dốc tỷ lệ với khoảng bị lùi .
- Nếu nhích trên dốc, dừng <5s: Phanh từ từ xuống dần, côn vào dần . Đến tầm xe vừa bám côn, không chết máy, xe không đi nữa thì giữ nguyên hiện trường . Nếu muốn nhích thì nhả phanh, vài cm vẫn ok .
Bài học này sau 2 ngày thuê xe côn của em .
Chú ý: Nếu chân côn mỏi quá (xe côn nặng), muốn giữ lâu tại điểm nào đó thì mũi chân đạp côn, gót chân đặt xuống sàn . Sao cho khi lực côn đẩy bị phân tích gần hết xuống sàn qua gót chân.
Em làm thế, nhưng mới lái 2 ngày, các bác nghĩ sao ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Beifahrer

Xe máy
Biển số
OF-3796
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
66
Động cơ
553,760 Mã lực
bác thuê xe nên cứ thoải mái phá! khi nào bác chạy xe nhà thì nhớ đừng ngâm côn như "dừng <5s" nhé! bác nhớ ghi lại số gọi xe chữa cháy: côn có thể bốc khói!
 

charly2008

Xe đạp
Biển số
OF-4215
Ngày cấp bằng
12/4/07
Số km
34
Động cơ
550,560 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em xin góp tí kinh nghiệm của em thôi,nếu có sai các bác cũng thông cảm nhé!hồi mới lái xe,em có nghe lời thầy giáo là khi dừng xe giữa dốc thì phải kéo phanh tay,đợt đấy em liều chạy xe con 1t25 hyundai leo len dốc Lương yên,đang leo lên thi có thằng cha chết máy trước mặt.Nghe lời thầy em có kéo phanh tay mà nó cứ trôi ình ịch,xe chở có hơn 2t,hic!may mà ko có bác nào sau đít em,về nhà hú hồn kể lại cho ông anh chạy xe cũng được có 20 mấy năm trong nghề được ông bổ túc ngay cho bài học,xe nặng chở hàng lên dốc mà dừng trên dốc thì cứ nuôi côn với ga cho xe ở trạng thái dập dình lên dốc,tuyệt đối kô dược phanh,có lí lắm các pác a,nó mà trôi thì đi tong...
 

fireman2014

Xe tải
Biển số
OF-311438
Ngày cấp bằng
12/3/14
Số km
306
Động cơ
300,332 Mã lực
em ít đi xe, có đi thì toàn AT nên thi thoảng phải ôn lại kiến thức, cảm ơn các cụ nhiều :D
 

mrkis

Xe hơi
Biển số
OF-52259
Ngày cấp bằng
6/12/09
Số km
115
Động cơ
454,323 Mã lực
Cái này này tưởng dễ nhưng nhiều cụ vẫn chưa thực hiện được đâu ạ. Chỗ có độ dốc cao tốt nhất dùng phanh tay cho an toàn
 

FLAGSHIP

Xe hơi
Biển số
OF-310627
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
123
Động cơ
299,530 Mã lực
Người mới lái cũng cứ giống lí thuyết của chủ thớt mà làm thôi, không làm thì đến bao giờ cho quen được.
Em cũng từng chạy lên giữa dốc, đến lúc xe đông, nhích vài mét một....sau khi lấy hết sức đạp phanh chân, kéo phanh tay, xe em đứng lại được thì anh phía trước rục rịch đi. Đến lúc này em quên mất hết cả lí thuyết thầy dạy....chẳng còn cách nào khác, em quay sang thằng bạn chưa học lái xe hỏi: bây giờ làm sao để xe đi tiếp nhỉ, hic.
 

bogia120ns

Xe máy
Biển số
OF-89407
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
80
Động cơ
407,000 Mã lực
e đang học lái , đọc trường hợp của cụ nêu mà cứ giật mình thon thót
 

Minh Tây

Xe tải
Biển số
OF-313935
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
421
Động cơ
301,640 Mã lực
Trong thao tác khởi hành xe lên dốc khi xe đang đỗ giữa dốc có bước kéo phanh tay để giữ cho xe không trôi. Sau khi tăng ga và nhả côn cho máy bắt đầu bám hệ truyền động, mới thả phanh tay để xe đi lên. Trong thực tế, nhiều khi lên dốc ở đường đông tắc như dốc cầu Chương Dương, các xe nhích từng chút một và thời gian nắm chết 1 chỗ rất ngắn, thường chỉ dừng lại 1 chút rồi đi ngay, để rút ngắn thời gian thao tác và cơ động hơn, có thể bỏ qua bước sử dụng phanh tay. Lúc này chân phải vẫn ghìm phanh chân giữ xe không trôi, chân côn từ từ nhả côn đến khi hơi "bám" côn thì nhả chân phanh chuyển sang chân ga để xe từ từ đi lên mà không bị trôi ngược lai.

Tuy nhiên để thực hiện tốt thao tác này cần thuần thục, bĩnh tĩnh, đã quen và nhạy cảm với tầm côn, ga... của xe để đảm bảo xe không bị trôi ngược, xe vọt lên quá nhanh hoặc chết máy.

Những trường hợp không nên áp dụng là xe có tải trọng lớn (thường với xe du lịch 5 - 7 chỗ thì OK), dốc cao, dừng xe ở lưng dốc trong thời gian dài, người lái chưa thực sự quen với xe...

Các bác cho ý kiến về nội dung bài viết giúp em.
Ngày xưa e mới học lái xong bị tắc đường ngay dốc cầu Chương dương,cứ theo lý thuyết học đềpa kéo phanh tay.Làm khoảng 2 chục phát đến khi thoát được thấy lưng áo ướt đẫm mồ hôi,may mà ko bị làm sao.Bây giờ thì khác rồi e chạy cả loại 29 chỗ chưa bao giờ phải kéo phanh tay đềpa lên dốc nữa.Nói thì dễ nhưng để làm được là cả 1 thời gian dài tích luỹ
 

sonvg

Xe điện
Biển số
OF-197008
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
2,293
Động cơ
449,973 Mã lực
e mãi vẫn chưa quen
 
Chỉnh sửa cuối:

Thich-wagon

Xe buýt
Biển số
OF-179430
Ngày cấp bằng
31/1/13
Số km
918
Động cơ
347,360 Mã lực
Trong thao tác khởi hành xe lên dốc khi xe đang đỗ giữa dốc có bước kéo phanh tay để giữ cho xe không trôi. Sau khi tăng ga và nhả côn cho máy bắt đầu bám hệ truyền động, mới thả phanh tay để xe đi lên. Trong thực tế, nhiều khi lên dốc ở đường đông tắc như dốc cầu Chương Dương, các xe nhích từng chút một và thời gian nắm chết 1 chỗ rất ngắn, thường chỉ dừng lại 1 chút rồi đi ngay, để rút ngắn thời gian thao tác và cơ động hơn, có thể bỏ qua bước sử dụng phanh tay. Lúc này chân phải vẫn ghìm phanh chân giữ xe không trôi, chân côn từ từ nhả côn đến khi hơi "bám" côn thì nhả chân phanh chuyển sang chân ga để xe từ từ đi lên mà không bị trôi ngược lai.

Tuy nhiên để thực hiện tốt thao tác này cần thuần thục, bĩnh tĩnh, đã quen và nhạy cảm với tầm côn, ga... của xe để đảm bảo xe không bị trôi ngược, xe vọt lên quá nhanh hoặc chết máy.

Những trường hợp không nên áp dụng là xe có tải trọng lớn (thường với xe du lịch 5 - 7 chỗ thì OK), dốc cao, dừng xe ở lưng dốc trong thời gian dài, người lái chưa thực sự quen với xe...

Các bác cho ý kiến về nội dung bài viết giúp em.
còn cách nữa là cụ chả phải làm gì cứ đệm côn và ga đúng tầm thắng được lực trôi ngược của xe để xe đứng im trên dốc, lúc đi thì đệm ga 1 tí, lúc dừng lặp lại thao tác. cụ cứ thử qua hầm kim liên lúc tắc đường mà xem, nhúc nhích từng tí mà kéo phanh tay thì chả mấy đi cái cần hãm
 

Misaviet

Xe tải
Biển số
OF-314571
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
215
Động cơ
297,450 Mã lực
cháu hồi xưa đi thi sợ quả bắt dừng giữa dốc ,hj chỉ sợ chết máy
 

mrspham

Xe đạp
Biển số
OF-316782
Ngày cấp bằng
21/4/14
Số km
12
Động cơ
293,720 Mã lực
Nhà cháu đi học lái thầy chả dạy đề pa lên dốc bằng phanh tay bh, toàn dậy phanh chân như nhà cháu thấy ít thao tác và đỡ loạn với ng mới lái lại là phụ nữ như cháu. Cháu thi phần đấy lấy điểm trọn vẹn ngon choét luôn các cụ ạ :)))))
 

thanhbeo

Xe hơi
Biển số
OF-155324
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
150
Động cơ
353,988 Mã lực
theo em cứ theo lý thuyết là kéo phanh tay cho lành đỡ phải lúc nào cũng đỡ chân côn và nhất là chân côn mà yếu chẳng may xe trôi ngược vào con au đì hoặc lếc xù thù vỡ thớt
 

Daylai hn

Xe tăng
Biển số
OF-310048
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
1,154
Động cơ
310,319 Mã lực
làm phanh tay là an toàn hơn nhiều vì nếu chở năng làm phanh chân dễ chết máy các bạn ạ.mà phanh chân thì phải nhuần nhuyễn thì mới làm đc vì khi ngoài đường nhiều người còi loạn lên rồi lại cà cuống là chết máy ngay nhé
 

thuviet

Xe buýt
Biển số
OF-16016
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
755
Động cơ
518,700 Mã lực
Cái này chống chỉ đọnh vơi lái mơi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top