[Funland] [Dáng và Da] Những câu chuyện bên lề chưa kể

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,247
Động cơ
477,504 Mã lực
Cảm ơn cụ! Em uống thừa nước chứ không phải nhiều, tập thể dục như con nghiện nhưng về cơ bản là da vẫn xấu và dễ kích ứng. May mắn tìm được dòng mỹ phẩm phù hợp nên giờ giảm kích ứng kha khá. Cơ mà bôi trât gì lên mặt cũng phải đe chừng:D
Mưa giống a rồi! Hồi xưa da a cũng xấu và hay dị ứng mỗi khi trở trời nóng lạnh. Từ hồi may mắn gặp được viên nén thực phẩm chức năng dạng nước, thành phần chiết xuất từ lúa mạch và hoa houblon thiên nhiên, thân thiện môi trường, a cũng thấy thay đổi hẳn, da mặt hồng hào trở lại. Giờ mỗi lần dùng thuốc anh rất tự tin, thậm chí chém gió phần phật, giữa nơi đông người cũng dám hô 1 2 3 zô rất to! :D
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,028
Động cơ
159,723 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Chả mấy khi được các cụ quan tâm đặc biệt thế này. Em xúc động quá, chả biết nói gì, chỉ biết hỏi ai mời em trà, ai mời em bia nhở :))
Hẹn chiều nay công viên chỗ cũ xong bia nhé ;)
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,028
Động cơ
159,723 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
549
Động cơ
431,361 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E

Mưa!

Xe điện
Biển số
OF-319947
Ngày cấp bằng
16/5/14
Số km
2,594
Động cơ
280,083 Mã lực
Phản đối vô hiệu, em thích ngập tràn vì em biết bơi, hehe, bơi dưới Mưa! hơi bị hay đấy cụ Chiên xù ạ
Mưa giống a rồi! Hồi xưa da a cũng xấu và hay dị ứng mỗi khi trở trời nóng lạnh. Từ hồi may mắn gặp được viên nén thực phẩm chức năng dạng nước, thành phần chiết xuất từ lúa mạch và hoa houblon thiên nhiên, thân thiện môi trường, a cũng thấy thay đổi hẳn, da mặt hồng hào trở lại. Giờ mỗi lần dùng thuốc anh rất tự tin, thậm chí chém gió phần phật, giữa nơi đông người cũng dám hô 1 2 3 zô rất to! :D
Hẹn chiều nay công viên chỗ cũ xong bia nhé ;)
Đã Mưa! mà mợ còn khuyên uống nhiều nước? Định cho cả nước ngập lụt hay gì? :))
Phản đối! :-t Phản đối! :-t
Đội phá thớt này chắc phải phạt bằng mấy vại thực phẩm chức năng dạng nước chiết xuất từ lúa mạch và hoa hublon mới yên :))
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Em cũng rất thích chủ đề chiến tranh, cả phim ảnh và văn. Trước đây gần như nghe nói có VCD phim gì về Thế chiến là em thuê về xem, phim hay thì bỏ cọc giữ lại luôn. Truyện thì đọc từ Đông Chu đến Tam quốc và sử Việt; nhưng thích nhất vẫn là mảng Hồi ký này. Tuy nó chỉ là hồi ký, nhớ và ghi lại nhưng bằng giọng của người trong cuộc và ít nhiều ko bị nhiễm thói văn chương thái quá nên ko bị moliphe đi; vì thế e đọc thấy cuộc chiến và suy nghĩ, tình cảm của người lính chân thực sống động y như xem phim tư liệu chiến trường; như có thể thấy mùi cỏ cháy, mùi thuốc súng, mùi máu và cả suy nghĩ được mất...
Hồi nhỏ đọc sgk nghĩ về người lính lúc nào chỉnh chu, đẹp tươi như các anh bộ đội tòng quân đầu Xuân vẫn thấy. Lớn lên mới biết cái đẹp đấy quá tầm thường và nhỏ trước cái đẹp của người lính trong cuộc chiến thực sự; và cả sau cuộc chiến trở về. Em cũng mấy lần thăm NT Trường Sơn, NT đường 9 và NT Quảng Trị; dù ko có người nhà tham gia trực tiếp 2 cuộc kc nhưng đến để cảm nhận, tri ân và đứng trong khung cảnh đó, dễ nhận ra giá trị cs hôm nay!
Em góp mấy ảnh NT đường 9 và Trường Sơn; em đến khá sớm, khoảng 5h30 sáng khi vẫn còn đèn. Ảnh cuối là NTTS thì khoảng 9h.



DBDCBF86-6FBB-442E-9FA7-30A0F76B218D.jpeg






6E8A5EA3-872C-43E1-9A18-30EA769C91CD.jpeg
Những truyện của Trung Quốc cụ Chuột kể, đọc để hiểu cái dụng ý, cái sâu xa trong cách dùng người; xem diễn biến để làm đầy thêm vốn sống...Còn truyện của nước mình, nhất là các cuốn Hồi ký, gần gũi và mang hơi thở, máu thịt của dân tộc, đồng bào mình trong đó...nên dễ "cảm" hơn. Hai nữa, là chúng ta cùng lớn lên không ở giai đoạn chống Pháp, Mỹ ác liệt, nhưng tàn dư của hai cuộc chiến đó, ít nhiều chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Rồi chiến tranh biên giới (Tây Nam và ở phía Bắc, điển hình là Mặt trận Vị Xuyên giai đoạn 1984-1989), đã làm cho cuộc sống của những người sinh ra trong giai đoạn đó xáo trộn. Trong cuốn "Chuyện lính Tây Nam" hay các cuốn được viết lại trong những năm đó, đều có nhắc đến sự kiện lịch sử - cuộc chiến chống Tàu những năm 84-89...
Vì ở những năm 80 của thế kỷ trước, song em với cụ Chuột, hay rất nhiều các cụ/mợ trong đây, sinh ra giai đoạn trước đó, và sau một chút, đều cảm nhận được những dư âm của chiến tranh, của súng đạn. Và việc hàng năm - nhất là năm nay, kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, VTV1 có một chương trình "Khúc tráng ca hoà bình" vô cùng xúc động, đã khiến cho hàng ngàn người nghẹn ngào, dù chỉ xem qua màn ảnh...

Những bộ phim đen trắng ngày xưa, như "Biệt động Sài Gòn", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Hoa ban đỏ",...hay những bộ phim khác, em cũng đã xem, không chỉ bởi màu xanh áo lính đẹp đẽ khi ra trận vào mùa Xuân, balo vẫy vẫy cành lá nguỵ trang - một hình ảnh kinh điển khi mường tượng về những NGƯỜI LÍNH. Mà sau này, có rất nhiều hình ảnh đẹp khác, dù chỉ được miêu tả qua ngôn từ của nhân vật Tôi, cũng đủ sức làm cho nhiều trái tim thổn thức. Thổn thức, vì trong những hoàn cảnh sinh tử, họ vẫn khoác cho mình một lớp áo mờ ảo, văn chương đầy khí chất. Thế nên, càng đọc các tác phẩm viết về chiến tranh, dù là chiến tranh ở giai đoạn nào, em hay chúng ta, đều thấy có sự gần gũi. Cảm giác như "chạm" tay được vào nhân vật, hay họ ở đâu đó rất gần với chúng ta - những cựu binh hồi hương làm kinh tế, hoặc trong những thước phim ghi lại những trăn trở của họ...
Cụ Chuột hơn em ở việc được đến thăm các Nghĩa trang đó, em còn chưa được đến. Đôi lúc, tự soi mình trong những hình hài của các ngôi mộ Liệt sĩ, tự thấy hổ thẹn và ngại ngùng, vì mình còn nhiều bon chen, sân si và chưa được "vẹn tròn" quá...!

Mợ Mưa! đợi em xíu nha, em đọc xong rồi, nhưng còn vài việc em chưa xử lý xong ạ. Sáng nay, đọc những tâm tư của pinsu90 , thấy cuộc đời này, còn nhiều những yêu thương quá Su nhỉ? Phải nói "Cảm ơn" Su rất rất nhiều, vì em như giọt nước mát lành, tưới tắm cho những "cây đại thụ", "già cỗi" trong này một chút nước ấy. Không có em, có lẽ, chẳng ai có nhiều cảm xúc để chia sẻ những tích cực, hay nâng niu những xúc cảm tự nhiên như vầy đâu...:D!
 

pinsu90

Xe điện
Biển số
OF-597402
Ngày cấp bằng
3/11/18
Số km
3,289
Động cơ
163,775 Mã lực
Những truyện của Trung Quốc cụ Chuột kể, đọc để hiểu cái dụng ý, cái sâu xa trong cách dùng người; xem diễn biến để làm đầy thêm vốn sống...Còn truyện của nước mình, nhất là các cuốn Hồi ký, gần gũi và mang hơi thở, máu thịt của dân tộc, đồng bào mình trong đó...nên dễ "cảm" hơn. Hai nữa, là chúng ta cùng lớn lên không ở giai đoạn chống Pháp, Mỹ ác liệt, nhưng tàn dư của hai cuộc chiến đó, ít nhiều chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Rồi chiến tranh biên giới (Tây Nam và ở phía Bắc, điển hình là Mặt trận Vị Xuyên giai đoạn 1984-1989), đã làm cho cuộc sống của những người sinh ra trong giai đoạn đó xáo trộn. Trong cuốn "Chuyện lính Tây Nam" hay các cuốn được viết lại trong những năm đó, đều có nhắc đến sự kiện lịch sử - cuộc chiến chống Tàu những năm 84-89...
Vì ở những năm 80 của thế kỷ trước, song em với cụ Chuột, hay rất nhiều các cụ/mợ trong đây, sinh ra giai đoạn trước đó, và sau một chút, đều cảm nhận được những dư âm của chiến tranh, của súng đạn. Và việc hàng năm - nhất là năm nay, kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, VTV1 có một chương trình "Khúc tráng ca hoà bình" vô cùng xúc động, đã khiến cho hàng ngàn người nghẹn ngào, dù chỉ xem qua màn ảnh...

Những bộ phim đen trắng ngày xưa, như "Biệt động Sài Gòn", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Hoa ban đỏ",...hay những bộ phim khác, em cũng đã xem, không chỉ bởi màu xanh áo lính đẹp đẽ khi ra trận vào mùa Xuân, balo vẫy vẫy cành lá nguỵ trang - một hình ảnh kinh điển khi mường tượng về những NGƯỜI LÍNH. Mà sau này, có rất nhiều hình ảnh đẹp khác, dù chỉ được miêu tả qua ngôn từ của nhân vật Tôi, cũng đủ sức làm cho nhiều trái tim thổn thức. Thổn thức, vì trong những hoàn cảnh sinh tử, họ vẫn khoác cho mình một lớp áo mờ ảo, văn chương đầy khí chất. Thế nên, càng đọc các tác phẩm viết về chiến tranh, dù là chiến tranh ở giai đoạn nào, em hay chúng ta, đều thấy có sự gần gũi. Cảm giác như "chạm" tay được vào nhân vật, hay họ ở đâu đó rất gần với chúng ta - những cựu binh hồi hương làm kinh tế, hoặc trong những thước phim ghi lại những trăn trở của họ...
Cụ Chuột hơn em ở việc được đến thăm các Nghĩa trang đó, em còn chưa được đến. Đôi lúc, tự soi mình trong những hình hài của các ngôi mộ Liệt sĩ, tự thấy hổ thẹn và ngại ngùng, vì mình còn nhiều bon chen, sân si và chưa được "vẹn tròn" quá...!

Mợ Mưa! đợi em xíu nha, em đọc xong rồi, nhưng còn vài việc em chưa xử lý xong ạ. Sáng nay, đọc những tâm tư của pinsu90 , thấy cuộc đời này, còn nhiều những yêu thương quá Su nhỉ? Phải nói "Cảm ơn" Su rất rất nhiều, vì em như giọt nước mát lành, tưới tắm cho những "cây đại thụ", "già cỗi" trong này một chút nước ấy. Không có em, có lẽ, chẳng ai có nhiều cảm xúc để chia sẻ những tích cực, hay nâng niu những xúc cảm tự nhiên như vầy đâu...:D!
Hì hì, lại phải cảm ơn chị luôn iu ái em nữa rồi ^^
“Hôm nay tôi thấy yêu đời
Thấy hoa rất đẹp, thấy trời rất trong
Thấy bao giông tố trong lòng
Hoá thành cơn gió bay không lối về.

Xin em đừng cứ ủ ê
Nhìn xem hoa lá vỗ về, thương nhau
Em trông xinh thế, lẽ nào?
Yếu mềm hơn ngọn cỏ lau ven đường.”
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,028
Động cơ
159,723 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Đội phá thớt này chắc phải phạt bằng mấy vại thực phẩm chức năng dạng nước chiết xuất từ lúa mạch và hoa hublon mới yên :))
Off đê off đê, offf thôi :))
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
Chị không rành về công nghệ, chỉ là vô tình ngó qua vài thứ thôi đó Su. Nhớ hồi còn hay đụng mặt với điện trở, tụ điện và những kỳ báo cáo quay cuồng, là lại lên cơn sốt. Những con điện trở màu sắc "đen 0, nâu 1, đỏ 2, cam 3, vàng 4...", như những chú kiến màu sắc, rất ngộ. Đứng cùng những con tụ cao lêu nghêu, như mô hình của một khu đất sắp được giải toả. Cuối năm hay cuối quý, audit rồi ppm cứ hoa hết mắt...

Khi cầm trên tay chiếc BlackBerry đầu tiên, có track-ball hay trackwheel gì đó, chạm ngón tay vào, và lia theo các icon, rất phấn khích. Mặc dù, track-ball không phải phát minh của nhà RIM, nhưng khi đặt ở vị trí rất "trung tâm", khiến cho cảm quan nhìn vào thấy một sự tinh tế và đặc trưng của "Dâu Đen". Có lẽ, đó là hình ảnh khó phai mờ nhất với chị, nếu nhớ về BlackBerry. Tuy nhiên, dùng lâu thì track-ball cũng có nhiều hạn chế ấy nhỉ cụ hxduong. Nói qua nói lại, thì nhìn BB có vẻ hơi khô khan. Thiết kế mãi về sau, như các dòng Bold mới bo viền mềm mại hơn xíu. Ai không trải nghiệm, vẫn thấy BB như là gã đàn ông mặc đồ jean: Khoẻ khoắn, lạnh lùng. Nhưng thiếu đi cái điều kiện cần và đủ là nên kết hợp với áo pull, hoặc sơ mi trắng, mới toát hết vẻ "manly".

Nhìn mấy con số của cụ HX, chị lại nhớ đến cung Xử Nữ. Tháng 9 này, là tháng sinh thần của cung cầu toàn và kỹ tính nhất trong 12 cung Hoàng Đạo. Cũng là khởi đầu của một mùa hi vọng với những dự định, ấp ủ của họ trong tháng rất đẹp này. Họ rất hợp với hoa cúc, nên cho em mượn chiếc ảnh này về trưng cho tháng 9 thật là rực rỡ với Xử Nữ cái nào...🌼!

678A96F6-BE93-4E58-A9C0-13096F2FCF51.jpeg
Bộ mã code màu cho điện trở theo chuẩn Mỹ, nó còn tiếp các vòng màu là "... tím, xám, trắng". Thật ra nếu đọc mã màu theo tiếng Việt thì hơi khó đúng, mà phải là tiếng Anh mới tiện tra cứu theo tài liệu sách vở, .... thậm chí khi ra chợ Trời để tìm mua linh kiện điện trở, cũng phải tra theo code màu. Mã màu trên điện trở, được in thành các vòng trên thân điện trở, theo quy ước thứ tự là: "Black, Brown, Red, Orange, Yellow, Violet, Grey, White".
Mợ RedMer biết mã màu điện trở thế này thì là dân kỹ thuât chính hiệu rồi.
 

Transit2010

Xe buýt
Biển số
OF-114969
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
724
Động cơ
392,186 Mã lực
Nơi ở
Forests
Em đang ở xa Hà Nội, vào đọc các mợ viết về mùa thu HN cho đỡ nhớ.
 

Tài mới sún dai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558642
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
1,929
Động cơ
156,159 Mã lực
Tuổi
58
Hì hì, lại phải cảm ơn chị luôn iu ái em nữa rồi ^^
“Hôm nay tôi thấy yêu đời
Thấy hoa rất đẹp, thấy trời rất trong
Thấy bao giông tố trong lòng
Hoá thành cơn gió bay không lối về.

Xin em đừng cứ ủ ê
Nhìn xem hoa lá vỗ về, thương nhau
Em trông xinh thế, lẽ nào?
Yếu mềm hơn ngọn cỏ lau ven đường.”
Em làm tôi phải vấn vương
Con tim thổn thức bất thường rồi đây
Dạt dào cảm xúc dâng đầy
Ngắm em bỗng thấy sắc mây ửng hồng ...kkk
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Bộ mã code màu cho điện trở theo chuẩn Mỹ, nó còn tiếp các vòng màu là "... tím, xám, trắng". Thật ra nếu đọc mã màu theo tiếng Việt thì hơi khó đúng, mà phải là tiếng Anh mới tiện tra cứu theo tài liệu sách vở, .... thậm chí khi ra chợ Trời để tìm mua linh kiện điện trở, cũng phải tra theo code màu. Mã màu trên điện trở, được in thành các vòng trên thân điện trở, theo quy ước thứ tự là: "Black, Brown, Red, Orange, Yellow, Violet, Grey, White".
Mợ RedMer biết mã màu điện trở thế này thì là dân kỹ thuât chính hiệu rồi.
Dạ vâng cụ, đúng là đọc mã màu của điện trở, phải theo các từ tiếng Anh như cụ đã nói. Từ 1-9 khi đọc theo quy ước từng phiên âm tiếng Anh, sẽ dễ đình hình được trong quá trình đọc hoặc thay thế các linh kiện. Em chỉ thấy những "con" điện trở carbon đó rất ngộ nghĩnh. Như các chú kiến có chiếc càng lênh khênh trên các bo mạch điện tử. Chưa nói đến màu sắc cũng khá đẹp. Còn chip trở được hiển thị con số trên thân, thì ngoài việc tính toán, về mặt "nghệ thuật" hơi khô khan, đơn điệu, :D.
 

Tài mới sún dai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558642
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
1,929
Động cơ
156,159 Mã lực
Tuổi
58
đâu ra mà vui ?!

Đêm thu buồn lắm ! chị Hằng ơi
Trần thế nay em chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Gọi Hằng nghe giọng kiểu hụt hơi
Cung Quảng chị đang cảnh chán đời
Dạo này Cu ..ội sinh chày bửa
Ngân Hà hẹn nhé sẽ cùng bơi ...kkk
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Chuyện lính Tây Nam
(Trung Sỹ)

Buổi chiều một ngày trong tuần, nhớ ra trong tất cả những cuốn sách viết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam, còn thiếu một cuốn cũng rất nổi tiếng: "Chuyện lính Tây Nam", nên em vào Tiki đặt. Trở lại với nhịp điệu của những ngày nghỉ, cũng chắc mẩm sẽ nhận được sớm thôi - tuần sau chứ mấy!

Rất nhanh, sáng hôm sau, đã lại có điện thoại của bên giao hàng "em giao sách cho chị". Cầm trên tay cuốn Hồi ký đậm chất văn chương của một binh sĩ, sau hơn 30 năm im lặng, cảm xúc vẫn háo hức, tò mò, và, trong lòng dâng lên một niềm xúc cảm rất "đặc biệt". "Đặc biệt", bởi vì, có những người thân tham gia hai cuộc chiến tranh, Pháp, Mỹ, và giờ đây, là cuốn Hồi ký được kể lại khi còn là một Trung sỹ Thông tin, đâu đó, có sự gần gũi đến kỳ lạ. Hơn nữa, riêng dòng văn học chiến tranh, với sự kể lại, ghi chép của những người lính, có một sức quyến rũ đến mê mẩn với riêng em. Có lẽ, cái khí phách, cái chính trực, sự bồng bột hay trong sáng của họ, đến từ những cuộc đời, những lát cắt của từng số phận, tạo nên một màu sắc vừa ma mị, vừa kiêu hùng. Chỉ bấy nhiêu thôi, không đủ nói lên sức hấp dẫn, mà còn là vẻ bình thản, không oán trách, không phán xét hay đổ lỗi do chiến tranh, do số phận của họ. Cái sự chấp nhận, dấn thân và dám liều mình bảo vệ nghĩa vụ quốc tế ấy, thoát ra khỏi cái nhỏ nhen, tầm thường mà cuộc đời vốn đã chẳng dễ dàng gì, ngay cả khi, chỉ cần được sống thôi - là đủ!

Văn chương vốn dĩ có một màu sắc nghệ thuật, tuỳ ý người kể. Mang trạng thái thấu cảm hay lột tả sự trần trụi, đều ở tâm thế và góc nhìn của nhân vật Tôi. Những cảm xúc được chưng cất bằng văn chương thuần khiết, ít nhiều đều làm cho người đọc một nỗi khao khát được "chạm", được "sờ", được "nắn, bóp" những hình hài (có thực), mà dưới giọng kể của Tôi, ai cũng đều mang một vẻ huyền bí. Vậy đó, Trung Sỹ (tên thật là Xuân Tùng), đã kể lại một cách trọn vẹn, đủ và vừa vặn với bối cảnh chiến tranh biên giới Tây Nam (giai đoạn 1978-1983). Kể cho hàng ngàn độc giả thôi là thứ yếu, nhưng bác đã kể, kể cho cả những người đã chết, như là họ vẫn bên nhau những buổi tối, sau những giờ hành quân, bập bùng ánh lửa và nghêu ngao cùng với chiếc đàn ghi-ta, hay với những đạo cụ là báng súng, xoong nồi. Kể như là những đồng đội vẫn đâu đó, tề tựu bên dưới, há miệng, ngẩn người để "nuốt" từng từ, từng chữ...

Lời kể này, có gì khác với "Mùa chinh chiến ấy", "Rừng khộp mùa thay lá", hay "Mùa linh cảm" không?
410FBC99-DEFE-40EE-9940-2B48DDE71DF8.jpeg
Chuyện lính Tây Nam
(Trung Sỹ)

[...]

Có lẽ, thành công nhất của cuốn Hồi ký này, là sự chân thực và bình thản trong giọng kể, xen lẫn một màu văn chương nhuốm màu “áo lính”. Không một lời trách móc khi chiến tranh đẩy họ vào biển lửa, vào cỗ máy “nghiến xác người”. Nếu như trong “Rừng khộp mùa thay lá”, hay “Mùa chinh chiến ấy”, có rất nhiều đoạn khiến cho độc giả bật khóc, vì những miêu tả quá xúc động, quá “đời”, thì trong “Chuyện lính Tây Nam”, không ít lần, độc giả sẽ cảm thấy tim mình như nghẹn lại, hoặc cúi mặt rưng rưng vì những rung động rất “con người”…

“Từ hồi chiều, chỉ huy tiểu đoàn đã lệnh cho các đại đội cấm lính bắn. Nhưng tới giờ phút thiêng liêng nào ai kiềm chế được xúc cảm con người. Chúng tôi nhớ quê nhà lá dong khói pháo, hy vọng một ngày mai về lại, câu khấn thầm thằng bạn sáng nay tử trận, nỗi lạnh lùng cô đơn của người lính tha hương…Tất cả những ẩn ức dồn nén ấy chợt hộc lên trong tiếng súng, bi tráng và day dứt hơn bất cứ dàn giao hưởng nào. Như con sói của Jack London cũng đã từng tru lên như thế trong đêm lạnh dưới vầng trăng vùng cực. Nghe nỗi nhớ độc thoại với cô đơn, người lính thêm trưởng thành, thêm thương bạn bè cùng cảnh ngộ, dù trong khoảnh khắc giao hoà trời đất xa xôi có nhoi nhói một nỗi tủi thân riêng tư.”


Hoặc những bất lực vì hoàn cảnh chiến tranh, không cho con người ta được lãng mạn, được cứu rỗi tinh thần mình thoát ra khỏi cái vòng vây của súng, của những cái chết rình rập, bất thình lình, không biết đến lúc nào. Dù có thể, vừa trêu nhau cách đây chừng 5’:
…"Sau này, khi được xem bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười, thấy cậu trai làng đốt cánh diều tuổi thơ lúc chia tay người yêu ra trận, tôi cười nhạt cúi đầu thương nhớ cây đàn cũ. Đàn tan diều cháy đã hoá vàng ngày xưa êm ấm thanh bình. Chết chóc chia ly theo chiến tranh kéo đến, giờ thản nhiên hoá kiếp nốt hai chục phím đồng khát khao lãng mạn. Trận mạc lược bỏ đi phù phiếm, tối giản phận lính trụi trần sinh tử còn vương ít nhiều tiếc nuối thuở thanh bình.”…

Chiến tranh là như vậy, ít nhất trong giọng kể của “Tôi’, mọi thứ đều trần trụi và nghiệt ngã đến cùng cực. Khi đói, khi khát, khi hành quân trong rừng khộp mùa khô, nắng và bụi bám lên áo một màu nhờ nhờ; mặt mũi rộc rạc vì những cơn đói ngủ, chôn vội giấc thèm khi gác súng chờ hành quân…

Cái hay của Trung Sỹ khác với các tác giả khác trong cùng bối cảnh như Nguyễn Vũ Điền, Đoàn Tuấn,…là với chất giọng rất “lính” rất thật nhưng lại xen được cái nghệ thuật của một cậu trai hàng phố (từ chỉ những người lính sinh ra và lớn lên ở những con phố bắt đầu bằng từ Hàng, thuộc Hà Nội). Những liên tưởng, suy ngẫm hay những cảm xúc thanh thuần từ khi là tân binh, cho đến khi đã dạn dày súng đạn, đều cho người đọc những cảm nhận thân quen, gần gũi. Có lúc lại được mở ra với những mỹ cảm vô cùng dịu ngọt.
…"Các đơn vị nổi lửa nấu cơm chiều ven sông. Đôi bờ tối bập bùng những bếp lửa lính kéo dài xa hút trong sương, ngó thấy ấm lòng. Những đống lửa chiều hôm ở bến sông xa khiến tôi nhớ bếp ấm quê nhà. Trong nỗi nhớ có riêng thêm một niềm kiêu hãnh ngấm ngầm của người lính vừa đánh thắng”…

Nhưng không bởi những cảm nhận mang hơi hướng văn học nghệ thuật làm cho độc giả bị cuốn vào những dòng chữ. Mà còn có rất nhiều hình ảnh đẹp đẽ được viết lên trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Đặc biệt, những cái chết đến với người lính hoàn toàn bất ngờ, khiến cho ai đọc cũng đều đau xót. Có lúc, dâng lên niềm căm phẫn đến tột độ, khi tội ác, sự dã man của Pon Pot đã từng làm. Chỉ bằng những từ ngữ, được ghi chép lại mà sục sôi niềm căm hận. Bởi chính sách “vườn không nhà trống” hay những tiểu xảo mà Kh’mer Đỏ đã dùng, làm cho các đồng đội của bác (Trung Sỹ) trở tay không kịp. Chòng chành giấc ngủ vội vàng bị súng đạn làm cho tan tác; những bữa cơm ruồi bu đen như tổ ong rơi “bịch” xuống đất khi quá nặng; những vũng nước đục ngầu bên dưới lấp ló một chiếc đầu lâu trắng bệch…
Dường như tất cả những điều đó, ẩn sâu bên trong sự bình thản, không oán trách, còn là nỗi bất lực khi sự nhỏ bé, có hạn của nhân lực, vật lực, mà không làm sao để thoát ra khỏi những khó khăn mà mỗi ngày đều là một cuộc vật lộn.

Ngay từ trang bìa, một màu ngà đục bi thương, cùng với màu máu nhoè đi như là vệt tay viết trên bức tường của thời gian, đã toát lên sự trần trụi đến tàn nhẫn của chiến tranh, sự mất mát của những đồng đội. Không một lời rên rỉ, một tiếng ai oán khóc than, mà tưởng như mỗi một người “đi”, dù toàn vẹn thân thể hay không, là mất đi một phần trong đời của (bác) Trung Sỹ. Sự mất mát đó, những khi lặng tiếng súng, dội về bên trong một tiếng nói khe khẽ, muốn gọi tên đồng đội, để được thấy họ như đâu đây: “Tiếng hoét hoét đạn rơi hút gió dựng liền liền mấy bựng khói thưa xám. Thằng Khoát vận tải dính trái cối giữa đỉnh đầu. Phần sọ biến mất, hình hài còn nguyên khúc vai nhám khói trở xuống…Khoảng lặng đen giữa nhịp thoát đầu nòng và tiếng trái phá nổ chỉ vài chục giây, nghe dằng dặc như muốn già thêm nửa đời người.:…

Đọc xong “Chuyện lính Tây Nam”, không hề có cảm giác nặng nề, u ám. Chỉ thấy một nỗi thương cảm, xót xa vây quanh, và sự căm ghét quân diệt chủng Pon Pot. Man mác trong lòng một câu hỏi: Người viết 119 thiên truyện này, đã làm cách nào để nhớ lại chi tiết từng hình ảnh, của đồng đội đến như vậy? Làm cách nào, để đi qua những ngày khi nhớ về chiến trường xưa ấy, cảm xúc “dữ dội” của nỗi nhớ, của niềm thương vọng về? Của những khi trở lại tìm đồng đội, bặt tin và hàng ngày vẫn đau đáu khôn nguôi…?
 

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
549
Động cơ
431,361 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E
Hôm rồi em lên núi chơi, đi qua chỗ hoa nhài, thơm rất nhẹ, đúng lúc nghiêng người quệt qua mới phát hiện ra hoa nhài, nhưng nó không bông kép như ở nhà mình, nó lại bông đơn, ngửi mùi lại nhớ chè thạch ướp hoa nhài ngày xưa.

20220909_100256.JPG
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,321
Động cơ
337,766 Mã lực
Ở nhà em thấy gọi đây là cây nguyệt quế cụ ạ. Lá nguyệt quế ngày xưa được các hàng hoa khai thác triệt để. Nhà em lúc nào cũng có 1 chậu nguyệt quế ở ban công, thơm dịu dàng rất là thích.
Mơ post hình chậu nguyệt quế ở nhà mơ lên đi. Nếu đẹp, mình sẽ.....chôm về cho chậu nhà mình có bạn:
IMG_20220308_153127.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top