- Biển số
- OF-631346
- Ngày cấp bằng
- 11/4/19
- Số km
- 6,849
- Động cơ
- 235,160 Mã lực
pinsu90 về đọc những tâm tình, réo rắt của mợ Mưa! đi này. Sẽ thấy "phụ nữ càng mạnh mẽ càng dịu dàng" quả là không sai...Em chưa xem phim “Em và Trịnh” nhưng mỗi ngày lướt mạng thấy nhiều ý kiến xoay quanh bộ phim. Thực tế, mỗi người nên nhận định rõ ranh giới giữa thực và ảo, giữa cuộc sống và nghệ thuật thì sẽ có nhìn khách quan hơn về bộ phim.
Em nghe và hát nhạc Trịnh từ năm 15t, đã từng có những khoảng thời gian cảm giác như mình phiêu diêu trong từng ca từ và âm thanh của Trịnh để rồi trải dài những yêu thương với người với đời và nhặt lại mình trong đó trọn vẹn, như thể không phải mình hát nhạc của Trịnh mà là cất lên những tiếng hát từ chính cuộc đời của mình.
Em không quá ngưỡng mộ và sùng bái nhạc Trịnh nhưng em tìm thấy sự đồng điệu ở Trịnh là một tâm hồn cô đơn, lấy chim muông, cây cỏ, lấy nắng mưa của trời làm bạn để quên đi nhân tình thế thái nhưng vẫn nặng lòng với quá khứ, với thân phận những kiếp người. Vì thế, phảng phất đâu đó những ca từ như tự vỗ về chính mình và cả “ta”, như một cách níu kéo cuộc sống, gắng gượng đứng dậy sau những vấp ngã
Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng…
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên…
Em cũng tìm thấy sự đồng điệu ở Trịnh bới tình yêu cái đẹp, những người con gái đi qua đời ông mong manh như sương sớm, thánh thiện như đức mẹ Maria “Màu nắng hay là màu mắt em, mùa thu mưa bay cho môi mềm…”, “…vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xăm”
Đi bên đời những nàng thơ như thế, nhưng lòng Trịnh vẫn mãi cô đơn, vẫn khát khao yêu đương, “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ… lời hẹn thề là những cơn mưa”, mỗi người tình bỏ đi, trái tim một lần tổn thương, Trịnh lại tìm về với nắng mưa làm bạn, tuyệt nhiên không một lời trách cứ, chỉ đọng lại những dang dở, lỡ làng, những giây phút hạnh phúc không hình hài…
Rồi, em lại tìm thấy sự đồng điệu ở Trịnh trong sự bình thản đối diện với cuộc sống, mỗi người đều như một người khách tạm ở cõi trần, lãng du khắp chốn để cuối cùng lại về với cát bụi hư không. Suy cho cùng, vạn vật đều ở trọ cùng nhau, nương tựa nhau… “Mây kia ở trọ tầng không, mưa nắng ở trọ bên trong nỗi buồn… em nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cũng đành”
Nhiều người nói nhạc Trịnh buồn, u uất, cũng có người nói nhạc Trịnh giàu triết lý nhân sinh. Em không quá đặt nặng hay phán xét, nghe và hát nhạc Trịnh chỉ đơn giản bởi em tìm thấy trọn vẹn mình trong đó, để rồi tự thấy được vỗ về, tự tâm tình, tự an yên. Để mỗi giây phút trong cuộc đời đều muốn tự mình ngân nga vài câu từ dù ở sắc thái nào vẫn toát lên sự thiết tha với cuộc sống này.
Tuy vậy, những ca khúc Da vàng của Trịnh là em không dám nghe, 1 đôi lần em trót nghe, thấy lòng đau như cắt, sự giằng xe tâm can dữ dội từ nỗi đau của đồng loại trải qua chiến tranh, nỗi đau đó thật sự ám ảnh. Những ca khúc này không phổ biến vì nhiều giai đoạn bị cấm lưu hành.
Từ lúc bắt đầu nghe, em đã mặc định, chỉ có giọng Khánh Ly là đủ dày cho cái tình, cái hồn của nhạc Trịnh, nhưng sau này, có nhiều ca khúc tưởng như ông viết ra là để dành cho Hồng Nhung, giống như Hồng Nhung chính là đoá hoa vô thường trong lòng của ông vậy. Giống như cuộc đời Trịnh, mỗi nàng thơ đi qua để lại những dấu ấn riêng, những ca khúc của ông cũng mỗi bài 1 vẻ, một sắc thái, muôn mặt hình hài như tính cách của mỗi nàng thơ. Có lẽ phải thiết tha với đời, với người lắm ông mới viết được những ca từ và những âm thanh như thế.
Như là làn nước mỏng, len lỏi vào từng ngõ ngách trong lòng, bởi những lời thiết tha được viết lên từ một phụ nữ đang ở độ "chín".
Em cũng không phải người yêu nhạc Trịnh đến si mê, hay cảm thấy nặng nề u tối trong những ca từ của Ông đâu mợ Mưa! . Chỉ là, có những giai điệu, cảm thấy được "nói thay" ý niệm của mình, trong một không gian từa tựa như thế, một khoảnh khắc na ná hay một cái gì đó của Ông thật sự khắc khoải, mà vốn từ của mình hạn hẹp - không đủ để giãi bày.
Mà, Trịnh Công Sơn hoang hoải với đời, với "tình" với những nàng thơ đi qua đời Ông. Day dứt với những phận đời, với nỗi niềm yêu quê hương, xứ sở. Tràn đầy tình yêu đời, yêu người đến thiết tha. Còn đa tình của Ông, có lẽ, là cái đa tình, mà, có lẽ những phụ nữ đến và đi trong đời (Ông), cũng không hề oán trách.
Tìm đọc về Trịnh Công Sơn, em cảm nhận, hình như, là hình như thôi, suốt cuộc đời, Ông chỉ yêu mình cô Dao Ánh (?!). Những người phụ nữ khác, Ông chỉ yêu một bờ vai thon, một mái tóc hay chỉ là một tiếng cười . Yêu một điểm nào duy nhất, trong tổng thể của một người, đó có lẽ là tâm hồn quá ư da diết với cuộc đời, để chọn lọc ra những tinh tuý, và gửi những điều đẹp đẽ đó vào âm nhạc.
Và, cô Khánh Ly, lại là tri kỷ trong việc truyền tải những điều thi vị đó tới đông đảo nhân dân...
Em cũng chưa xem "Em và Trịnh". Chỉ đọc những bài viết khen/chê của người có chuyên môn và nghiệp dư trên mạng xã hội. Mỗi người, đều có những quan điểm của riêng mình. Người thì "ghét" quá, nên bút pháp cực kỳ sắc sảo, mổ xẻ những diễn viên, âm nhạc và cả những phân đoạn (mà họ cho rằng) chưa được hợp lý. Người thì trung lập, bình thản tâm đắc với hình ảnh và diễn viên đẹp. Người yêu thì ca tụng hết lời với những ưu ái, mềm mại như muốn được "đắm mình" trong không gian của Đà Lạt, của Huế hay muốn được ngân vang mãi khúc ca "Ngẫu nhiên" khi một trong những "người tình" của Ông hát - Michiko, cô nháy nhót, lí lắc và kéo ông vào hoà chung nhịp điệu. Cuộc đời mà, yêu quá, đôi khi người ta cũng sẵn sàng gay gắt, chỉ muốn mọi người thấy rằng, vì mong một sự "hoàn hảo" hơn với người Nhạc sĩ tài hoa.
Dù thế nào đi nữa, Ông cũng là một người có đóng góp lớn lao trong nền âm nhạc Việt Nam. Cuộc đời Ông, vô tình lại thành chủ đề thú vị trên cả mạng xã hội và ngoài đời thực. Trịnh Vĩnh Trinh, người em gái mà sau này, đã có rất nhiều bài phỏng vấn liên quan đến người Anh đa tài của mình, đã rất tự hào và thương tiếc. Hơn ai hết, những bóng hồng từng đi qua đời Ông, khắc khoải, xen lẫn hãnh diện, vì một trong những giai đoạn cuộc đời họ, được Ông lấy làm cảm hứng sáng tác. Với họ, có lẽ chỉ vậy thôi - là đủ!
Xét cho cùng, chúng ta chẳng thể làm gì được, ngoài thưởng thức và chọn lọc những ca từ phù hợp với mình. Để những ngày nắng-mưa, sẽ được hoà mình vào với những thanh thuần, dịu ngọt của nhạc Trịnh. Yêu một người, đôi khi còn không đủ rộng dài để nương tựa, huống chi một Nhạc sĩ đàn hát hay, vẽ đẹp, thuộc về mọi người (trong âm nhạc) thì việc khen/chê ấy, em nghĩ là quá thường tình...
Mợ Mưa giữ gìn sức khoẻ nhé! Dịu dàng trong chữ viết lắm rồi, nhưng đi nhẹ, nói khẽ cười duyên, có lẽ hợp với mợ Mưa hơn. Sứt sẹo chỗ nào, đều khiến cho mặt mày kém sắc. Nghe nhạc Trịnh mà phải băng bó vết thương, nghe có vẻ hơi u tối, ...