"
Dấu chân người lính" và lối cỏ bừng lên những hoa vàng...(1)
Miền Bắc, vẫn là cái đặc trưng không thể lẫn vào đâu được mỗi khi trở rét. Nắng hanh hao, và đêm mưa kèm gió xào xạc. Thời tiết này, nếu đi biển, chắc sẽ lanh đến run người đó cụ
hxduong,
. Nhưng cảm giác đứng trước biển, hít căng luồng gió mằn mặn vị muối, bỏ những bon chen ở lại, và nghe "
Dấu chân người lính", hoà quyện cả rừng, cả biển trong một chiều hoàng hôn, có lẽ, cũng không hề vô vị,
.
Tình cờ, trong một post trên tường cá nhân, khi vu vơ gõ mấy chữ về dòng văn học chiến tranh, điển hình là một vài tác phẩm em đã nói tới, và một cơ số những tác giả trong "quansuvn.net", có một người nhắc tới kênh "Win win Việt Nam" với em. Vậy là, sự tình cờ đã dụ dỗ em ngụp lặn trong cả hai miền. Để thỉnh thoảng, khi quá mệt mỏi vì những chỉ tiêu, những thúc giục cho những cuối tháng, lại ru mình với những ghi chép, mô tả về đời những người lính - ở đây, là tác giả Nguyễn Minh Châu với tác phẩm em đề cập phía trên. Để được "sống" trong những tình cảm chân thành, giản dị mà đẹp đẽ. Được xúc động, nín thở vì những cuộc gặp gỡ mang tính "định mệnh", hay những lí lắc mà các anh "phơi" ra, dưới ngòi bút văn chương của chú. Đâu đó, thấp thoáng hình ảnh thân quen của những người Bố, người Anh,...mà một phần cuộc đời đã dành cho chiến trận!
1972 - năm mà em còn chưa biết mình sẽ được sinh ra trên đời, đâu đã biết có ngày sẽ "chạm" vào thế giới của những anh hùng, thông qua các kênh thông tin như hiện tại. Vây mà năm đó, bác Nguyễn Minh Châu đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết "
Dấu chân người lính" sau khi thai nghén suốt 4 năm ròng từ kết quả của một chuyến đi tham dự buổi tổng kết chiến dịch.
Hình ảnh "xếp bút nghiên" để toàn tâm toàn ý đánh giặc của các chiến sĩ trong tác phẩm của bác Nguyễn Minh Châu vừa lạc quan, vừa sinh động; vừa đầy chất thơ, lại vừa chân thực. Tuy mới nghe được 5 chap trong chuỗi 18 chap, trong một đêm mưa xào xác, cái lạnh len vào từng khoảng không, mà khí thế hừng hực trong cuốn tiểu thuyết, cuốn người nghe muốn được hoà cùng những cuộc hành quân mang đậm khí thế thắng trận.
Chính uỷ Kinh - người đi qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, tinh tường và khôn ngoan, pha chút dí dỏm. Khuê - chàng trợ lý của Chính uỷ, với đôi mắt đen khiến người khác ấn tượng, lúc thì nhận xét về cuộc đời như một đứa trẻ, lúc lại như từng trải đời sâu sắc lắm. Ở anh, người ta thấy sự thông minh, khéo léo, xen cả vẻ đẹp của một người đàn ông - đó là sự điềm đạm. Và Lữ - con trai của Chính uỷ Kinh, nối tiếp truyền thống đánh giặc, lớp lớp theo Cha, Anh để tình nguyện viết đơn đi cứu nước...Mỗi nhân vật, đều để lại trong lòng người nghe/người đọc một hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc, kính trọng và yêu mến. Dù có xuất thân ở gia đình làm nông, hay trí thức tiểu tư sản, thì khi dấn thân vào cuộc chiến, họ đều chỉ có một tình yêu: Tổ Quốc!
Bên cạnh những tình cảm chân thành, giản dị - như thường thấy trong dòng văn học chiến tranh - còn là những hoàn cảnh vừa trớ trêu, vừa xúc động. Như khi bố Kinh gặp lại con trai Lữ trong hoàn cảnh rất tình cờ, giữa ba quân mà hai bố con chỉ biết nén lại sự nghẹn ngào, bắt tay nhau như những người chiến sĩ. Không thiếu những dòng chữ miêu tả những khó khăn, mà có lẽ thời bình này, thế hệ sinh sau đẻ muộn như em, không thể tượng tượng nổi. Mới đó thôi, hoà bình được đổi bằng xương, máu, vẫn hiển hiện trong đó sự mất mát, để một đêm mưa mùa Đông như hôm qua, khiến cho em phải lặng-người!
...
P/s: Em chẳng có gì để trưng cho một ngày đầu tuần, gửi ảnh quả Gấc chín vàng ruộm về đây, để có cảm hứng nghe tiếp những phần sau của cuốn tiểu thuyết. Cuộc đời, đâu cần quá nhiều những lo toan...