Ôi em buồn ngủ rồi nên xin phép các cụ cho em phiếm đàm một chút về bảo tồn:
Các nhà sử học và các nhà khảo cổ học (xin mạn phép gọi là các Nhà ngiên cứu- NNC) đều cần phải có sự thận trọng cần thiết, chắc chắn các nhà nghiên cứu đều biết vị trí đó chưa phải là vị trí tâm của đàn tế.
Vậy câu hỏi là: tâm đàn tế ở đâu? Muốn biết thì phải đi tìm rồi. Nhưng mà làm thế nào để tìm được? Khó rồi! Đào khảo cổ tiếp? Vậy đào theo hướng nào và đào rộng bao nhiêu sâu bao nhiêu? Hướng này chắc là: Tắc.
Theo hướng khác vậy: có cần thiết phải tìm tiếp không? Tìm thấy thì làm gì nhỉ? Đưa vào danh mục Di tích quốc gia? Đã ghi rồi. Xử lý như thế nào bây giờ? Lấp lại hay để phanh ra? Lấp lại thì lại như cũ mà phanh ra thì lại hỏng, cần phải xử lý mà xử lý như thế nào? Phục dựng ư? Làm gì có đủ cơ sở, mà phục dựng là làm đồ giả? Hay là trưng bày nguyên hố đào? Câu hỏi lại là: giải pháo bảo quản như thế nào? Trưng bày ra sao? Rồi tiếp: Tổ chức giao thông, tham quan, thuyết minh thế nào? quản lý, kinh phí đầu tư, con người ra sao?... nhiều vấn đề quá, kinh phí lớn quá, nhiều người tham gia quá… Lại quay lại câu hỏi: Tìm ra để làm gí? Xu hướng là sẽ tắc tiếp trong hàng chục năm.
Trên thực tế thì dù có cố gắng đến cỡ nào thì cái mà các NNC đã và sẽ tìm thấy cũng chỉ là các dấu vết (có thể) của một (trong một số) đàn tế xã tắc do một triều đại trong lịch sử dựng lên.
Về sự linh thiêng, tính tâm linh "trời- đất" đối với vận mệnh của dân tộc thì nó chỉ có giá trị tại thời điểm đó, là "trời- đất" với dân tộc trong triều đại đó và trong một giai đoạn của lịch sử nước nhà mà thôi.
Vì, ngay đến hoàng cung- trung tâm quyền lực và cả nơi ở của người trị vì cái triều đại đã dựng lên đàn tế đó- cũng đã không giữ được, ông chủ tế cũng không giữ được chỗ ngồi (ngai vàng) và có thể không giữ được cả chỗ đặt vương miện thì còn ai đến nơi đặt cái đàn tế để cử hành lế tế nữa. Từ thời khắc đó đàn tế đã hết vai trò của nó, bị bỏ phế. Sự linh thiêng đã chấm dứt.
(Nếu “trời đất” có linh thiêng thật sự thì chắc đến giờ chúng ta chắc vẫn đang sống dưới triều đại vĩ đại đó ).
Vì sự tất yếu của lịch sử nên các NNC cũng dễ dàng biết rằng còn một số (chắc chắn) đàn xã tắc khác đã được dựng lên vào các triều đại khác. Vậy nếu biết tại sao các vị không chỉ luôn đi để đề nghị NN lập quy hoạch bảo tồn luôn cho trọn vẹn với cha ông, với dân tộc. Hay là mấy cái đàn đó không quan trọng, không thiêng liêng??? Đến đây mới thấy câu chuyện địa điểm hay vị trí linh thiêng gì đó có được để các vị đăng đàn cũng chỉ được tìm thấy và nâng cao quan điểm phần nhiều nhờ sự tình cờ mà thôi. Trước đây chả thấy có vị thông thái nào lên tiếng bảo vệ, giờ thì ý kiến ào ào, nâng tầm quan trọng, kể chuyện thần thánh … dọa nạt, nghe cũng thấy rờn rợn.
Đứng trên quan điểm bảo tồn thì vị trí khảo cổ học đã tìm thấy rõ ràng chứa đựng các giá trị lịch sử, giá trị khảo cổ học nào đó, còn nói nó có giá trị tâm linh đối với xã hội hiện đại thì chẳng qua chỉ là cưỡng ép, gán thêm giá trị cho thêm phần sang trọng của các NNC mà thôi.
Nói về Bảo tồn bây giờ như một trào lưu thời trang, nhiều người thích nói đến bảo tồn hay bảo tồn di sản chỉ cho nó sang cái miệng mà chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của công việc bảo tồn. Bảo tồn không có nghĩa là phải giữ lại tất cả. Bảo tồn có nhiều giải pháp ứng xử khác nhau. Việc quyết định thành phần nào cần phải giữ nguyên trạng, thành phần nào chỉ cần lưu giữ, ghi nhớ bằng các biện pháp ước lệ khác… cần đến một lĩnh vực khoa học đa- liên ngành: khoa học về bảo tồn di tích. Bảo tồn di tích nói riêng không phải là giữ lại để rồi không biết ứng xử với di tích ra sao, như kiểu “đười ươi giữ ống”, thì giống như là hành động phá hoại được gắn mác bảo tồn, xâm hại các giá trị văn hóa, lịch sử mà thôi.
Hãy nói chuyện bảo tồn di sản, di tích và nhìn về bảo tồn theo quan điểm tích cực và khoa học hơn.
Nên biết cách bảo tồn mà vẫn phát huy các giá trị lịch sử, để các giá trị đó sống cùng với con người, tham gia vào cuộc sống xã hội mà ta đang sống. Ấy mới là bảo tồn hiện đại.
Văn em hơi cục nhưng em nói thật,
Em xin hết ạ