[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về danh nghĩa, chúa Trịnh chỉ xưng vương và đứng đầu Ngũ phủ, Phủ liêu nhưng trên thực tế lại nắm hết quyền điều hành việc nước.

Sau cái chết của vua Anh Tông, cháu vua là Lê Kính Tông (Duy Tân - con vua Thế Tông) cũng có ý định chống Trịnh Tùng và cũng bị thắt cổ năm 1619. Kể từ đó các vua Lê hoàn toàn “khoanh tay rủ áo”, như cách nói của các sử gia đương thời, đối với chính sự. Mọi công việc từ trị sự đến quân sự đều do chúa Trịnh đảm đương.

Vì vậy, mọi thành tựu, sự kiện, từ quân sự đến xã hội, thịnh trị hay rối ren, đều do tay họ Trịnh. Các chúa Trịnh đều là những người giỏi cai trị và ngoại giao nên tình hình Bắc Hà - khi họ Nguyễn đã cát cứ trong Nam - nhìn chung ổn định. Chẳng những việc chính sự mà ngay cả chuyện vợ con của các vua Lê cũng do các chúa Trịnh sắp đặt. Phần nhiều vợ các vua Lê là con gái họ Trịnh để ràng buộc.

Sau Kính Tông, trong một thời kỳ dài không có vua Lê nào chống đối họ Trịnh. Tuy nhiên, các tông thất không phải hoàn toàn chịu mất quyền, điển hình là Lê Duy Mật và thái tử Duy Vĩ. Lê Duy Mật định làm binh biến ở Thăng Long lật đổ họ Trịnh nhưng không thành nên trốn ra ngoài khởi nghĩa, cát cứ ở Trấn Ninh 30 năm trời. Thái tử Duy Vĩ (con vua Hiển Tông) cũng muốn khôi phục quyền cho nhà Lê nhưng bị chúa Trịnh Sâm giết năm 1771.

Các vua Chân Tông, Huyền Tông, Gia Tông đều là vua thiếu niên và mất sớm. Các vua Thế Tông, Thần Tông, Dụ Tông, Hy Tông, Thuần Tông và nhất là Hiển Tông (Cảnh Hưng) sau này là những ông vua “khoanh tay rủ áo” như vậy.

Khi Nguyễn Huệ ra bắc dẹp họ Trịnh (1786), vua Hiển Tông than thở: “Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì”. Câu nói đó phản ánh tư tưởng an phận giữ mình của các vua Lê.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân.

Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực.

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía bắc của các chúa Trịnh khá yên bình.

Trong khi đó ở phía nam, các chúa Nguyễn thường gây chiến với Đế chế Khmer yếu ớt ở bên cạnh và sau đó là với cả một nước khá mạnh là nước Xiêm. Các chúa Nguyễn thường thắng trận và mở mang thêm đất đai phía nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Tây Sơn

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.

Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655).

Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó.

Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.

Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n#cite_note-1
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất.

Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông.

Chính sự họ Nguyễn ngay từ thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định.

Sang thời Trương Phúc Loan nắm quyền, dân Đàng Trong càng bị bóc lột nặng nề hơn. Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân.

Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền họ Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa.

Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771.

Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa . Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo".

Năm 1773, Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ, cai quản hai huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Nguyễn Thung xưng là Đệ nhị trại chủ, Huyền Khê xưng Đệ tam trại chủ, coi việc quân lương.

Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.

Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn.

Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
 

abcd1234

Xe hơi
Biển số
OF-60163
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
120
Động cơ
443,326 Mã lực
Em chẳng nhơ ji, có sao ko các cụ ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1774, chúa Nguyễn đem quân đánh nhà Tây Sơn. Đến tháng 10 cùng năm, bất ngờ chúa Trịnh (ngoài Bắc) đem quân đánh chúa NGuyễn ở Phú Xuân sau 100 năm hòa bình. Chúa NGuyễn chạy vào Quảng Nam lại bij quân Tây Sơn đánh. Chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định (Sài Gòn).

Quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn thua trận. Trước tình thế "lưỡng đầu thọ địch" (phía Nam, ở Phú Yên, quân Nguyễn đánh ra), Nguyễn Nhạc xin giảng hòa với quân Trịnh, trên danh nghĩa đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức cho Nguyễn Nhạc.

Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên, quân Nguyễn tan vỡ.

Từ đó thế lực của Tây Sơn được củng cố. Hoàng Ngũ Phúc đánh xin chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc là Tây Sơn Hiệu Trưởng tiên phong tướng quân, rồi dâng biểu về triều, xin về Thuận Hóa, nhưng rồi Ngũ Phúc bị bệnh, mất trên đường về. Từ đó toàn bộ khu vực đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về nghĩa quân Tây Sơn. Trịnh Sâm phải phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Nam.
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,422
Động cơ
420,226 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Nhà em hóng cụ để hiểu thêm tý ạ!
 

ngvutrung

Xe hơi
Biển số
OF-85254
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
105
Động cơ
410,830 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ngàn năm ô hợp
Gớm cụ cụ thớt làm gì mà chém chuối phầm phật thế? Quần áo iem rách tả tơi vì cụ mất rồi, cụ chém như sách giao khoa lịch sử nước nhà, iem nghe mà thất kinh! Dưng mà iem mà gặp Ngô Sỹ Liên thì iem phải mắng cho cụ này một trận, ai đời chính sử lại đưa truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh ... vào bao giờ! Có mấy chú sử ra đương đại như Lông Văn Lươn (à quên Lê Văn Lan) thì có bao giờ tắm đâu mà bàn chuyện sử sách! Iem nói thật lịch sử dân tộc Việt hoành tráng hơn các cụ nghĩ nhiều, bọn Tàu chẳng qua cũng chỉ là cháu chắt chút chít của người Việt thôi, iem qua Tàu chém chúng nó ngồi im thin thít, cấm cãi được câu nào! Iem thề, iem có dẫn chứng đàng hoàng qua hệ gen, biến động vỏ trái đất và các di vật khảo cổ. Các cụ cần iem sẽ chứng cho các cụ xem, còn tạm thời iem chủ chém đến đây thôi để vốn còn buôn tiếp không thì phá sản như kinh doanh bất động sản, vợ con iem đứng đường!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ:

Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn nhiều lần đánh thành Gia Định, vì ko còn phải lo phòng bị từ phía Bắc nữa. Tháng 3/1776, Nguyễn Lữ từng hạ được thành, cướp được nhiều lương thực mang về QUy NHơn. Chúa NGuyễn lúc đó là NGuyễn Phúc THuần từng phải chạy ra TRấn Biên.

Từ năm 1777 trở đi, cứ mùa gió thuận lợi, quân Tây Sơn lại tiến đánh GIa Định, khiến mấy đời chúa NGuyễn khốn đốn. Quân Tây Sơn quyết diệt dòng NGuyễn Phúc.

NHưng cứ chiếm được thành, quân Tây Sơn lại rút. Quân Chúa NGuyễn tụ tập lại, tái chiếm thành.

Thaáng 4/1777, sau khi Chúa Nguyễn bị quan Tây Sơn bắt, Một cháu trai là Nguyễn Ánh, con của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nguyễn Ánh được tướng Đỗ Thanh Nhân (Nhơn) đón và lập làm chúa Nguyễn mới (1778).

Ánh tụ tập lại lực lượng trung thành, khởi binh từ đất Long Xuyên, đánh đuổi quân trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định, lấy lại thành Sài Côn.

Bấy giờ Nguyễn Ánh mới được các tướng tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh tập trung củng cố lực lượng. Tháng 5 năm năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình thuận. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Những năm sau đó, NGuyễn Huệ nhiều lần tiến quân đánh NGuyễn Ánh. Thường là NGuyễn Ánh thua, có lần phải trốn chạy lênh đênh trên biển mấy ngày.

Đến tháng 3/1872, Nguyễn Huệ đem quân đánh Gia Định lần nữa. lần này Nguyễn Ánh thua to, phải chạy ra đảo Phú Quốc sau khi sai Nguyễn Hữu Thụy sạng Xiêm cầu viện.

Khi cơ bản chinh phục được họ Nguyễn, tăng cường sức mạnh và uy thế, năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ của nước Chiêm Thành), đổi tên thành Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không ràng buộc với chúa Trịnh nữa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La.

Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Bangkok. Theo quan điểm của các tác giả Việt Nam hiện đại là Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh.

Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.

Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Tuy nhiên, do ỷ thế đi đến đâu quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên bị dân chúng oán hận.

Ngay cả chúa Nguyễn Ánh cũng phải nói trong 1 bức thơ gởi cho linh mục J. Liot: "Nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhân tài vật, túng sát bất dung lão thiếu. Vậy nên Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy. Cớ ấy qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi, các giai hội tản”...

Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trận Rạch gầm-Xoài mút

Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm.



Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút.

Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy.

Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.

Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt quân Xiêm, chỉ sót được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường bộ về Xiêm La, 4000 quân chỉ còn lại 800. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy.

Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".

Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lật đổ chúa Trịnh

Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết. Con nhỏ Trịnh Cán được lập. Phe người con lớn là Trịnh Tông (hay Trịnh Khải) làm binh biến, giết quan phụ chính là quận Huy Hoàng Tố Lý (cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương (1782-1786).

Một tướng cùng phe với quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm.

Bắc Hà ngày một suy yếu. Kinh thành Thăng Long bị quân kiêu binh - những kẻ có công tôn lập chúa Trịnh - càn quấy, tàn phá. Sau khi đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi lãnh thổ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn).

Năm 1786, ông cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc.

Về phía Trịnh, năm 1775, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về Bắc, để lại Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân, sau đó không lâu qua đời.

Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Cầu bỏ mặc Thể chết trận, dâng thành hàng Tây Sơnhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n#cite_note-22
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thăng Long tiến

Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.

Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn.

Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.

Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông.

Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ.

Do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống.

Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúa Trịnh từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lập chính quyền chúa Trịnh.

Vua Lê Chiêu Thống đang muốn chấn hưng nhà Lê bèn mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng.

Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Họ Trịnh mất hẳn, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành như chúa Trịnh trước kia.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top